Bạn đang xem bài viết Xóm Ga Mỏi Mòn Chờ Sổ Đỏ được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xóm Ga nằm cạnh ga Ninh Hòa, thuộc tổ dân phố 3 phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có 58 hộ sinh sống ổn định 60 năm nay. Điều ngạc nhiên là cho đến tận bây giờ, những gia đình này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người dân chịu nhiều thiệt thòi
Ông Nguyễn Quang (tổ dân phố 3, phường Ninh Hiệp) cho biết, khoảng năm 1958, bố vợ ông tên Đoàn Thính (cán bộ ga Ninh Hòa) được Ty Ốc lộ Sài Gòn cho thuê đất tại vị trí đối diện ga Ninh Hòa. Sau đó, ông Thính cải tạo đất ruộng, mở rộng thêm thành tổng diện tích gần 1.200m2. Mặc dù ở ổn định hơn 60 năm nay, có đóng thuế nhà đất nhưng toàn bộ khu đất này vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Sau khi ông Thính qua đời, khu đất này được chia cho các con, xây nhà ngăn vách ra để ở. Đến năm 1961 – 1962, có nhiều cán bộ, công nhân ở Ty Ốc lộ Sài Gòn về đây sinh sống, tạo nên xóm Ga như bây giờ.
Khu vực ga Ninh Hòa (bên phải) và xóm Ga (bên trái).
Bà Đoàn Thị Kim Huệ (con gái ông Đoàn Thính) chia sẻ, ngôi nhà bà đang ở được bố mẹ làm từ năm 1961, là nơi sinh sống của cả gia đình hơn 10 người trong mấy chục năm qua. Khi các con khôn lớn, lập gia đình, ra ở riêng, ngôi nhà chỉ còn vợ chồng bà cùng em gái và 2 đứa cháu sinh sống. Ngót 60 năm tồn tại, do ngày xưa không có xi măng, chủ yếu làm từ cát trộn vôi nên đến nay toàn bộ tường nhà đã bị bủng mục. Trên mái ngói âm dương cứ vá chỗ này lại thủng chỗ kia. Chưa kể nền nhà hiện đã thấp hơn mặt đường cả mét; mỗi lần mưa lớn, không chỉ dột từ mái, nước từ ngoài đường còn chảy vào nhà lênh láng. “Nhiều năm trước, bố mẹ tôi đã gõ cửa nhiều nơi hỏi về thủ tục làm sổ đỏ nhưng đều bị từ chối vì đây vẫn là đất của đường sắt. Đến đời chúng tôi cũng không hiểu vì sao đất đai người dân sử dụng ổn định 60 năm qua mà vẫn không được trao quyền sở hữu?”, bà Huệ nói.
Một góc Khu tập thể đường sắt bên cạnh ga Ninh Hòa.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Mai Hữu Chí (từng là Cung trưởng Cung đường sắt Ninh Hòa, nay là Tổ trưởng tổ dân phố 3) về xóm Ga từ năm 1996 theo diện được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cấp đất, hóa giá, nhưng đến nay ông vẫn chưa thể làm được sổ đỏ. Thời điểm năm 1996, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cấp đất, nhà cho rất nhiều cán bộ, công nhân đường sắt tại xóm Ga, nâng tổng số hộ từ vài chục lên đến gần 60 hộ như hiện nay.
Ông Võ Biệu – Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hiệp cho biết, không có sổ đỏ, người dân bị hạn chế giao dịch dân sự, việc vay vốn để làm ăn gặp khó khăn, công tác quản lý của địa phương cũng nhiều bất cập. Không có sổ đỏ, người dân xin cấp giấy phép xây dựng không được nhưng vẫn tự xây nhà.
Truy tìm nguồn gốc đất
Theo lãnh đạo phường Ninh Hiệp, nhiều năm trước, phường nhận được đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của các hộ ở xóm Ga. Qua rà soát, các trường hợp này đều do Công ty Đường sắt Phú Khánh bán thanh lý tài sản trên đất hoặc cho thuê đất, cấp đất cho nhân viên đường sắt quản lý, sử dụng. Thống kê hiện có 58 hộ đang ở ổn định lâu dài trên đất của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, trong đó hộ ít nhất chỉ khoảng 10m2, hộ nhiều nhất hơn 1.000m2.
Mới đây, thị xã Ninh Hòa triển khai dự án mở rộng, nâng cấp đường Võ Văn Ký. Có 4 hộ ở xóm Ga bị ảnh hưởng bởi dự án này. UBND thị xã Ninh Hòa đã đền bù vật kiến trúc trên đất, nhưng không có cơ sở đền bù đất bị thu hồi và giải quyết tái định cư. Theo ông Nguyễn Sơn Vũ – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa, qua rà soát, phòng đã báo cáo UBND thị xã Ninh Hòa xem xét, kiến nghị tỉnh và cơ quan cấp trên để sớm giải quyết việc chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân nơi đây nói chung và 4 hộ bị ảnh hưởng bởi tuyến đường Võ Văn Ký nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là đất hỏa xa cần được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vào cuộc mới giải quyết được tận gốc vấn đề.
Kiến nghị nhưng chưa được trả lời
Theo UBND thị xã Ninh Hòa, các hộ dân nơi đây sử dụng đất ổn định từ trước năm 1975 đến nay, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch sử dụng đất. Từ năm 2023 đến nay, thị xã đã liên tục có văn bản gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị việc thu hồi, bàn giao đất tại khu vực ga Ninh Hòa.
Bà Đoàn Thị Kim Huệ trong ngôi nhà xập xệ được xây từ năm 1961.
Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã 2 lần gửi văn bản đến Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về việc bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở tại khu vực ga Ninh Hòa với tổng diện tích hơn 11.000m2 cho UBND thị xã Ninh Hòa để xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo quy định của pháp luật. Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, mới đây, sở đã tổ chức lấy ý kiến của các sở, ngành về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ ở xóm Ga, đồng thời xin ý kiến về việc bồi thường, tái định cư cho 4 hộ bị giải tỏa thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp đường Võ Văn Ký. Sở Tư pháp cho rằng, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải có văn bản bàn giao khu đất này thì mới có căn cứ để xem xét thực hiện bồi thường, tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng.
Mới đây nhất, ngày 21-8, UBND tỉnh tiếp tục có văn bản đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở tại khu vực ga Ninh Hòa (trong đó có trường hợp thuê đất của Hỏa xa Việt Nam từ năm 1958 và năm 1961) chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để UBND thị xã Ninh Hòa có cơ sở xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vẫn chưa có văn bản trả lời.
VĂN KỲ – CÔNG ĐỊNH
Gà Đông Tảo Được Chăm Sóc Đặc Biệt Chờ Tết
Gà Đông Tảo được chăm sóc đặc biệt chờ Tết
Gà Đông Tảo là một trong những đặc sản của Hưng Yên đắt khách trong dịp Tết cổ truyền. Thời điểm này, còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán nên nhiều hộ dân trong huyện Khoái Châu đang dồn sức chăm sóc để chuẩn bị cung cấp cho thị trường những con gà đẹp nhất, ngon nhất đáp ứng nhu cầu của người dân.
Vào dịp Tết, mỗi con gà trống Đông Tảo làm quà biếu có giá từ 1,5 triệu đồng trở lên
Từ lâu, xã Đông Tảo đã là miền quê nổi tiếng với giống gà Đông Tảo hay còn gọi tên khác là gà Đông Cảo. Ấn tượng đặc biệt nhất về gà Đông Tảo là đôi chân “khủng”. Một số con có chân to bằng bắp tay người lớn, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg/con gà trống và hơn 3,5kg/con nếu là gà mái. Đây là “thú cưng” của nhiều người thích chơi gà cảnh, đồng thời là một món ăn hàng đầu được lựa chọn trong ngày Tết.
Chính bởi vậy, ngay từ đầu tháng 11 âm lịch cho đến những ngày giáp Tết, lượng khách từ khắp nơi tìm đến xã Đông Tảo càng nhiều với mong muốn mua được những con gà đẹp để biếu, tặng hoặc để ăn.
Mấy chục năm nuôi gà Đông Tảo, giờ đây ông Nguyễn Văn Thấm ở thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo có hẳn một cơ ngơi khang trang, tất cả là nhờ… gà. Với diện tích khu chăn nuôi rộng trên 3.000m2, hiện nay gia đình ông Thấm có khoảng 2.000 con gà Đông Tảo. Ông chủ yếu nuôi gà sinh sản nhưng dịp Tết này ông có khoảng 100 con gà làm quà biếu và hàng tấn gà thịt.
Ông Thấm cho biết: “Chất lượng, mẫu mã vượt trội hơn so với các giống gà khác, nhưng gà Đông Tảo không dễ nuôi. Đặc biệt, để có được những con gà chân “khủng” phải có bí kíp riêng của từng chủ trại. Trước tiên là phải chọn được gà bố mẹ là gà Đông Tảo thuần chủng, chân to, vảy xù xì, mã đẹp và có sức khỏe tốt. Thông thường, trong số hàng trăm con giống chỉ chọn nuôi được được khoảng 10 – 20% con gà chân to. Đó là những con có hình dáng thanh thoát, đầu to (hình củ tre), chân đỏ, tròn, bụ bẫm, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngón chân ngắn, mình nở, lườn trắm, mào xít… Nhưng nếu trong quá trình nuôi, gà không đẹp sẽ phải chuyển sang chăm sóc theo chế độ gà thịt”.
Đối với gà thịt muốn cho thịt ngon, ngọt và dai thì thức ăn chủ yếu của gà phải là thóc, ngô trộn rau đan xen từng thời kỳ. Đặc biệt, chuồng trại phải được thiết kế rộng, có khoảng không cho gà “vận động”. Riêng đối với gà cảnh, gà làm quà biếu Tết, ông Thấm cho biết việc chăm sóc kỳ công hơn gấp nhiều lần: “Thức ăn của gà cảnh thường là thóc mầm, nước sạch và được uống thuốc bổ định kỳ để tăng cường sức đề kháng…”.
Ông Thấm chủ yếu cho gà Đông Tảo ăn ngô, thóc để chất lượng thịt ngon
Hiện nay một con gà Đông Tảo (gà trống) đẹp có giá khoảng 1,5 – 2 triệu đồng, cá biệt có con lên tới 4 – 5 triệu đồng. Những con không đủ tiêu chuẩn gà biếu thì bán gà thịt với giá khoảng 250.000 đồng/kg. Trung bình một con gà nặng khoảng 4 – 5kg trở lên. Toàn xã hiện có trên 1.500 hộ chăn nuôi gà Đông Tảo. Dịp Tết Nguyên đán năm nay, cả xã sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 con gà làm quà biếu và 20.000 con gà thịt.
Gà Đông Tảo được nuôi theo ba loại: gà thịt, gà làm quà biếu và gà cảnh. Khó nhất là nuôi gà cảnh. Chia sẻ về bí quyết chăm sóc, cho ra những con gà đẹp, anh Lê Quang Thắng, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo cho biết: “Khi còn nhỏ, gà Đông Tảo vốn rất ít lông nên sức chịu đựng và sức đề kháng cũng kém hơn các giống gà thông thường. Muốn gà khỏe mạnh, có chất lượng thịt ngon, các hộ chăn nuôi phải chăm sóc khá tỉ mỉ như: tiêm phòng đầy đủ vắc-xin cho gà, giữ ấm cho gà vào mùa đông, cho ăn thóc, ngô, uống nước sạch, cho uống thuốc bổ tăng sức đề kháng, phun thuốc khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi, khi trời rét phải luộc chín thóc cho gà ăn, bảo đảm chuồng trại cao ráo ấm áp…”.
Gia đình anh Văn Khắc Chung ở thôn Cẩm Bối, xã Liên Khê dịp này cũng có nhiều khách hàng đặt mua gà Đông Tảo phục vụ Tết Nguyên đán. Anh Chung cho biết: “Gà Đông Tảo khó nuôi hơn các giống gà khác, đối với gà thịt phải nuôi từ 8 tháng trở lên còn gà biếu, gà cảnh phải nuôi từ 12 tháng trở lên mới có thể xuất bán. Giống gà này rất khó tính, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi. Ngoài ra, người nuôi chỉ nên cho gà ăn thức ăn công nghiệp trong vài tháng đầu, sau đó cho gà ăn ngô, thóc, rau xanh… Có như vậy, thịt gà mới ngon, ngọt, khối thịt ức ngồn ngộn, đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau. Năm nay, tôi chuẩn bị khoảng 100 con gà biếu để phục vụ dịp Tết, dự kiến giá bán từ 1,5 – 2 triệu đồng/con và khoảng 4 tấn gà thịt bán với giá 180.000 đồng/kg”.
Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu: Hiện nay, toàn huyện có tổng đàn gà là 820.000 con, trong đó gà Đông Tảo là trên 50.000 con, trên 500.000 con gà lai Đông Tảo, được nuôi tập trung ở các xã: Đông Tảo, Dạ Trạch, Bình Minh, Tân Dân, Bình Kiều… Dự kiến dịp Tết Nguyên đán năm nay, nông dân trong huyện sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 4.000 – 5.000 con gà Đông Tảo làm quà biếu và hàng trăm tấn gà Đông Tảo thịt thương phẩm.
Ông Phan Văn Hiếu, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu cho biết: “Thời điểm cuối năm, thời tiết diễn biến thất thường, rét đậm, rét hại kết hợp mưa ẩm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho gà Đông Tảo. Vì vậy, người nuôi phải giữ ấm cho đàn gà, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng. Ngoài ra, cần chú ý tăng khẩu phần ăn từ 10 – 15% so với mùa hè, tăng lượng protein, bổ sung thêm vitamin nhóm B, C, K, bổ sung thêm điện giải… để tăng sức đề kháng cho gà…”.
Bệnh Sổ Mũi Truyền Nhiễm (Coryza) Trên Gà
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (coryza) là một bệnh hô hấp cấp tính của với biểu hiện đặc trưng bởi hiện tượng chảy nước mũi, khó thở, sưng phù đầu mặt . . . . Bệnh được tìm thấy trên toàn thế giới, với mức độ đặc biệt nghiêm trọng do bệnh xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi Avibacterium paragallinarum, một vi khuẩn Gr – là nguyên nhân gây ra căn bệnh này
“› Phương pháp chăn nuôi gia cầm hiệu quả
Ngoài coryza gây các biểu hiện trên đường hô hấp còn có một số bệnh khác cũng có những biểu hiện trên như Newcastle, Gumboro, CRD …
Gà mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm (coryza)
Vi khuẩn gây bệnh là Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi là Avibacterium paragallinarum, là một vi khuẩn hiếu khí, Gr -, khi nuôi cấy trong môi trường thạch máu sau 24h cho ra những khuẩn lạc nhỏ tách rời như hạt sương.
Vi khuẩn được chia làm 3 serotype A, B và C có tương quan về các receptor.
Gà là động vật cảm thụ chủ yếu, đôi khi vi khuẩn vẫn gây bệnh cấp tính trên chim trĩ và gà lôi.
Vi khuẩn có thể tồn tại 2 – 3 ngày ngoài môi trường, nhưng dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt, các chất khử trùng thông thường.
Chim hoang dã được cho là nơi lưu trữ mầm bệnh và là nguyên nhân xảy ra các ổ dịch tại các trại chăn nuôi .
Con đường truyền lây và dịch tễ học
Bệnh xảy ra với nguyên nhân do các loài chim hoang dã lây nhiễm hay do vi khuẩn tồn tại và lưu trú trong môi trường. Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh tuy nhiên mức độ nhạy cảm tăng dần theo tuổi tác.
Khi gà mắc bệnh thời gian ủ bệnh ngắn 1 – 3 ngày, độ tuổi mắc bệnh thường 2 – 3 tuần. Trong điều kiện thông thường bệnh càng kéo dài càng có nhiều những tác nhân kế phát xuất hiện.
Bệnh được lây lan từ gà ốm sang gà khỏe, do gà tiếp súc với mầm bệnh ngoài môi trường. Các trang trại có nuôi hỗn hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.
Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể sau 1 – 3 ngày ủ bệnh gà có các triệu trứng ban đầu sau 2 – 3 ngày chúng nhanh chóng lây lan ra toàn đàn thông qua dịch tiết mang mầm bệnh hay phân gà bị bệnh, kết quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi cả về sản lượng trứng lẫn tỉ lệ hao hụt đầu con.
“› Cách chẩn đoán bệnh trên gà thông qua phân tích các vấn đề của trứng
Tiến trình có các biểu hiện lâm sàng– Gà giảm ăn, ủ rũ.
– Sưng đầu và sưng mặt( phù đầu hay phù mặt).
– Dịch viêm chảy ra từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.
– Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần nhỏ. Do đó gà không ăn uống được và chết.
– Các biểu hiện bệnh có thể kéo dài 2 tuần.
– Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100 nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà khi khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới.
– Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và ho(do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở). Tỷ lệ chết tăng nhanh chóng do nhiễm trùng kế phát.
Đầu, mặt gà sưng do nhiễm bệnh coryza
Gà mắc bệnh coryza
Mào tích gà sưng do nhiễm bệnh coryza
– Mổ ở xoang mũi thấy dịch viêm lúc đầu trong sau đặc trắng như bã đậu.
Bã đậu tìm thấy trên gà nhiễm bênh coryza
– Tổ chức dưới da, đầu và tích bị phù thũng.
– Xoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.
– Các biểu hiện bên trong nội tạng thường do kế phát với các bệnh k có các bệnh tích đặc trương trong các cơ quan nội tạng.
Khí quản xuất huyết và chứa nhiều dịch nhầy
Mổ khám xoang mũi gà mắc bệnh coryza
Buồng trứng gà nhiễm bệnh coryza trên gà đẻ
Hiện nay bệnh chủ yếu xảy ra trên gà đẻ và có thiệt hại to lợn cho chăn nuôi gà đẻ trứng. Bệnh lây nhiễm nhanh trên đàn gà đẻ, đặc biệt là gà đẻ nuôi nền như ở nước ta hiện nay. Thiệt hại chủ yếu là hiện tượng giảm đẻ nhanh chóng, ban đầu là 5 – 10% sau tăng dần lên 40% nếu để lâu gà sẽ dừng đẻ (100%).
Tuy nhiên sau khi điều trị thành công tỷ lệ đẻ tăng lên rất chậm, cần phải mất 3 – 4 tuần để đàn gà lấy lại tỷ lệ đẻ như ban đầu. Trên gà thịt thiệt hại chủ yếu tới tốc độ tăng trọng, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa ghi nhận những con số thống kê cụ thể những thiệt hại do bệnh này gây ra.
“› Giá gà tại Tiền Giang giảm sâu, người nuôi gặp khó
Đối với bệnh Coryza việc kiểm soát bệnh cần chú ý 2 vấn đề chính.
– Kiểm soát bằng chăm sóc, nuôi dưỡng và an toàn sinh học.Trong kiểm soát sự lưu hành của vi khuẩn gây bệnh Coryza chúng ta cần lưu ý, ngoài các biện pháp an toàn sinh học như những bệnh truyền nhiễm khác ta cần đặc biệt chú ý tới việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi và phương pháp quản lý “cùng vào cùng ra”.
Do vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường 2 – 3 ngày nên việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh ra khỏ trại.
Việc tiến hành “cùng vào cùng ra” hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều trang trại để kiểm soát bệnh Coryza. Ngoài ra việc phun thuốc sát trùng định kỳ cho trại cũng là phương pháp cần được chú y tới.
“› Lịch vacxin cho gà đẻ
“› Lịch vacxin cho gà thịt hiệu quả
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và mạng lại hiệu quả cao. Vaccine phòng bệnh Coryza cần được chủng ngừa trước 4 tuần khi vi khuẩn tấn công vào cơ thể gà. Lịch tiêm được khuyến cáo nên chủng ngừa lần một vào tuần 6 tuy nhiên tại một số khu vực có áp lực dịch cao nên chủng ngừa lần một vào tuần 4 để bảo vệ đàn gà thịt cũng như gà đẻ giai đoạn hậu bị, chủng ngừa lại lần 2 được khuyến cáo sử dụng trước khi gà lên đẻ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình nuôi.
Các chủng được sử dụng để làm vaccine hện nay gồm có chủng A, B và chủng C, tuy nhiên ở nước ta chủng B được bảo hộ chéo bởi 2 chủng A và C vậy việc đưa vaccine chủng B ra thị trường không mang lại hiệu quả, bổ sung chủng B vào vaccine làm tăng giá thành vaccine mà không mang lại hiệu quả rõ rệt. Vậy nên sử dụng vaccine chủng A và C của các công ty sản xuất có uy tín để bảo vệ đàn gà.
Trên thế giới hiện nay vaccine chủng A và C không đạt được khả năng bảo hộ được ghi nhận duy nhất tại Nam Phi, đang có nhưng nghi ngờ về sự hình thành chủng vi khuẩn mói của bệnh này. một số nghiên cứu tại Nam Phi cũng cho thấy vaccine chủng A và C không có khả năng bảo hộ được vi khuẩn chủng B. Do vậy việc có thêm các nghiên cứu về chủng mới và khả năng bảo hộ chéo giữa các chủng của vi khuẩn gây bệnh Coryza.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng vaccine các chủng quốc tế có hiệu quả không tốt bằng sử dụng các chủng được phân lập tại địa phương, tuy nhiên thông tin trên vẫn đang có nhiều tranh cãi chưa thống nhất.
Xử lý đàn gà khi nhiễm bệnhHiện nay Amoxcicylin ở nước ta vẫn đang điều trị rất có hiệu quả. Ngoài ra các loại khánh sinh sau đây cũng đang được khuyến cáo sử dụng Streptomycin, Dihydrostreptomycin, sulphonamide, Tylosin, Erythromycin, Flouroquinolones và Gentamycin (khi sử dụng Gentamycin thường làm cho đàn gà có dấu hiệu mệt hơn nên cần nâng cao sức đề kháng trước và sau khi sử dụng kháng sinh). Tuy nhiên để điều trị thành công và hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra ta cần chú ý
“› Tổng hợp các trường hợp kháng kháng sinh bạn nên biết
– Cần luôn quan sát và quản lý đàn gà để kíp thời phát hiện bệnh sớm. Cần tách dần những con nghi nhiễm (dựa vào triệu trứng lâm sàng).
– Bổ sung các chất nâng cao sức đề kháng cho gà. Sử dụng các chất điện giải, vitamin C nâng cao khả năng miễn dịch và sức khỏe để chống chịu lại bệnh.
– Bắt từng con và tiến hành cho uống kháng sinh. Trong trường hợp số lượng ít và mang tính nguy cấp. (với những đàn dưới 3.000 con nên sử dụng phương pháp này để nâng cao khả năng điều trị và giảm chi phí điều trị).
– Sử dụng thêm các chất long đờm. Trong điều trị bệnh Coryza việc sử dụng các hoạt chất có tác dụng long đờm là vô cùng cần thiết và quan trọng, do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên gây tăng chất nhờn làm ch ông thể hô hấp bình thường được. Vì vậy việc giúp gà có thẻ thở được sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc điều trị và nâng cao sức khỏe đàn gà từ đó nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên của gà từ đó dề dàng vượt qua dịch bệnh và giảm thiệt hại kinh tế
Kết hợp tăng cường phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần
Bài viết có sử dụng tài liệu của đồng nghiệp
Bật Mí Cách Nấu Gà Kho Gừng Sả Thơm Nức Mũi Hàng Xóm “Phát Điên”
Nguyên liệu nấu gà kho gừng sả cho 3 người ăn
Cách làm gà kho gừng sả ớt với mùi hương thơm lừng quyến rũ, thịt gà vàng ươm cùng chút cơm nóng hổi, thật ngon, thật hấp dẫn làm sao.
+ 450 gram thịt ức gà hay loại nào bạn thích, cắt miếng vừa ăn
+ 4 tsp sả băm
+ 25 gram gừng cắt sợi
+ 1/2 tsp tỏi băm hay bột tỏi
+ 2 trái ớt hiểm bỏ hột, băm nhỏ hay cắt lát (không bắt buộc)
+ 1 tsp muối
+ 1 tsp hạt nêm nấm
+ 2 tbsp đường
+ 1 tbsp dầu ăn (không cần hoặc ít hơn nếu dùng thịt gà có da)
+ 1/2 tsp tiêu xay
+ 3/4 cup nước nóng
Cách nấu gà kho gừng sả thơm nức mũi cả nhà thích mêMón thịt gà kho gừng sả chắc hẳn không còn xa lạ với các bà nội trợ nhưng mình nghĩ rằng rất ít người biết cách kho thịt gà với gừng sả ngon. Gà kho gừng sả với thịt gà dai béo vừa dễ chế biến, vừa giàu đạm, vitamin và khoáng chất như chất sắt, selen, kẽm cùng các vitamin B rất tốt cho sức khỏe. Để có được món ngon từ thịt gà, các bạn hãy thực hiện theo 5 bước như sau:
+ Bước 1: Ướp thịt gà với 2 tsp sả băm, 1/2 phần gừng sợi, 1/2 tsp bột tỏi, 1/2 tsp muối, 1/2 tsp bột nêm nấm trong 20 phút
+ Bước 2: Bắt chảo lên bếp, cho vào 1 tbsp dầu ăn và 2 tbsp đường để thắng nước màu. Bạn có thể thay dầu bằng nước nếu như dùng thịt gà có da.
+ Bước 3: Nên để lửa ở mức trung bình hoặc dưới trung bình vì đường rất nhanh cháy. Khi đường đã tan hết và chuyển sang màu nâu vàng là đạt. Để đường không bị cháy, nhanh tay cho phần sả, gừng còn lại và ớt vào đảo đều.
+ Bước 4: Cho gà đã ướp vào xào cho thịt săn lại. Cho vào 3/4 cup nước nóng, nêm thêm 1/2 tsp muối, 1/2 tsp bột nêm, 1/2 tsp đường hay gia giảm cả 3 gia vị trên tùy khẩu vị của bạn. Đừng quên là khi hoàn tất món gà kho gừng sả sẽ đậm đà hơn lúc này vì hơi nước sẽ bay đi bớt. Đậy nấp và nấu trong 20 phút.
Cách nấu món gà kho sả gừng công thức thứ 2
Các bạn cần chuẩn bị nửa con gà ta, sả, gừng, tỏi và một số gia vị như muối, tiêu, đường, bột nêm, nước hàng. Sau đó thực hiện nấu món thịt gà kho sả gừng như sau:
+ Bước 1: Thịt gà cho vào tô cùng với sả, gừng, tỏi, gia vị trộn đều lên rồi ướp – gà 20 phút cho thịt thấm gia vị.
+ Bước 2: Bắc chảo hoặc nồi lên bếp cho dầu ăn vào, dầu nóng thì cho tỏi, gừng vào phi thơm sau đó cho thịt gà vào xào lửa to cho thịt săn lại.
Tags: cách làm món thịt gà kho gừng sả, gà kho gừng sả, gà xào gừng sả, thịt gà rang gừng sả ớt
Cập nhật thông tin chi tiết về Xóm Ga Mỏi Mòn Chờ Sổ Đỏ trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!