Xu Hướng 6/2023 # Xem Tướng Gà Nòi Linh Kề Chính Tông # Top 13 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Xem Tướng Gà Nòi Linh Kề Chính Tông # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Xem Tướng Gà Nòi Linh Kề Chính Tông được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

chúng tôi  sẽ chia sẻ toàn bộ hay của mình với một số, phương pháp chọn gà chọi nòi hay mà chính tôi đúc kết trong nhiều năm mình, giúp các bạn để mang đến những trận đấu hay, hấp dẫn.   

Cách chọn gà chọi mái chính tông.

Muốn có gà chọi hay điều đầu tiên bạn phải có gà mái đúc chuẩn có đến 70-85% là do mái dòng, đặc biệt, gà bố và gà mẹ không được cùng huyết thống sẽ mang lại chiến thắng.

Trước hết chúng ta, phải cố chọn cho mình con gà mái nòi, nếu mái cựa thì phải đúng là gà cựa, và nếu đòn thì phải rặc gà đòn (Lưu ý: Gà trống hay có thể mua, bán, nhưng gà mái hay thì bạn có trả giá cao người ta không bao giờ bán ra). Quan trọng đó, phải xem tướng mạo, xem lông , vảy thấy tốt  đạt yêu cầu không mới chọn nuôi.

Bạn chỉ cần chọn những con gà đủ tiêu chuẩn như sau “Nhất thủ, nhị vĩ, tam hình, tứ túc”.

Nhất thủ: Nghĩa là đầu gà chọi phải linh hoạt, không thể nháo nhác hay ngô nghê được

Nhì vĩ: Tức là màu sắc lông của gà, các cụ có câu nhất điều ô ( màu gà điều), nhì xám khô ( gà màu xám nhưng lông không bóng ), 3 ô ướt ( lông gà màu đen bóng nhoáng).

Tam hình: Hình dáng gà chọi vững chắc khỏe mạnh, khi bê gà lê tay thân hình phải liền lạc, không thể lỏng lẻo.

Tứ túc: Xem tướng gà qua chân vảy phải mỏng đánh như điện giật nhanh thần tốc, bàn ngón rộng, chân đế mỏng giúp già lịnh hoạt tốt.

Cách chọn gà chọi con – Phân biệt gà trống, mái từ lúc nhỏ

Cách lựa chọn một chú gà chọi mới nở trông giống nhau y rặc và giống như một cục bông biết chạy vậy. Điều gì sẽ quyết định khi bạn cần mua một con gà trống hay gà mái con chuẩn về nuôi từ nhỏ. Theo kinh nghiệm chọn gà con của mình thì có 3 bước này sẽ giúp bạn phân biệt chính xác 97%:  

Bước 2: Bạn cầm chân gà và dốc chúng ngược gà con xuống, nếu là gà mái quãy và cố lấy thằng bằng trong khi gà trống lại năm yên, hoặc nún gáy con gà và nhấc lên, nếu gà con xuôi chân thì đó là gà trống, còn nếu co chân lên thì đó là gà mái, đây là những phản ứng theo giới tính ở gà con.

Bước 3: Xem tra lông cánh cũng là một cách chọn gà chọi con theo kinh nghiệm của Phát Tài Rồi. Gà con được vài ngày tuổi, lông cánh của gà mái thường mọc cái dài cái ngắn xen kẽ nhau và chỉ có một lớp lông duy nhất, còn lông cánh của những chú gà trống sẽ mọc đều hơn và có 2 lớp lông.  

Cách chọn gà chọi hay linh kê trong truyền thuyết

Bạn người đam mê chơi gà ắt hẳn đều muốn sở hữu cho mình một gà chọi hay? Vậy làm cách nào để nhận diện và chọn được thần kê trong truyền thuyết?

Sau đây là cách nhận biết gà chọi hay được nhận diện qua tướng mắt, mỏ, dáng ngủ, tiếng gáy, dáng đi đứng, chân, vảy. Nếu cẩn thận hơn thì bạn nên xem cả màu lông để đánh giá màu mạng, sự tương sinh tương khắc.

1. GÀ DỌC MÉ

Thế đá dọc mé là một thế đá rất phổ biến của gà đá trong trường đấu gà mà các bạn hay gặp nhiều nhất. 

Hàng vảy trên cán phía ngoài là hàng ngoại, phía trong là nội. Chân gà có 4 ngón ngón chúa, ngón ngoại, ngón nội và ngón thới.

Với một con chiến kê thì con gà đá dọc thì có đặc điểm như sau: Khi gà đứng nhìn từ mặt trước, nếu trên phần cán vảy hàng ngoại lấn vảy hàng nội thì đòn chủ đạo của con gà là đòn dọc. Như hình vảy trường thành và vấn sáo cũng xếp vào trường hợp đặc biệt của loại này…  

Gà đá mé:

Với một con chiến kê thì gà mé thì vảy trên phần cán và vảy hàng nội lấn vảy hàng ngoại, lối đá gà ở đây giải thích theo cấu tạo xương chân..(hề hề cơ sở sinh học nữa đây)

Với con gà có chân mà hai hàng khó phân định hàng nào lấn thì con gà đó đá cả dọc mé. Phải nói là loại này thường nhiều lối đá.

Với gà có thế đá dọc, mé thì khi ta bồng gà lên đôi cán khép lại chữ V là tốt nhất, báo hiệu gà đá tin chân. Gà đá tin chân hay thật chận không cũng có thể kiểm tra ghim gà nếu khít cỡ ngón tay không vừa thì tốt, cân thì càng tốt.

Mang thuận của gà:

Dựa vào mào gà chúng ta cũng có thể xác định gà thuận bên mang nào tuyệt đối chính xác 95% để ghép gà hoặc chọn mua.  -  Mào gà không đổ thì gà thuận hai mang.  – Mào gà đổ bên phải thì thuận mang phải. – Mào đổ bên trái thì thuận mang trái. Lưu ý: Gà mà ít lối thì chúng ta lên chọn mào đổ là tốt nhất.  

2. GÀ ĐÁ HẦU

Gà đá hầu: Một loại gà chiến thông thường mổ phần hầu của gà đối phương để đá, hoặc mổ vị trí nào đó trên đầu đối phương rồi đá vào hầu.

Đặc điểm của gà đá hầu: Có diềm thịt dưới hầu nếu không có thì gà thiện dọc, như con gà phần da mỏng này càng nhiều thì đá hầu càng nhiều..“Con gà nó cũng có tính khôn ngoan, có cái gì hơn ta lên chọn mua“

Lưu ý: Đây là vị trí mà con gà hầu muốn đá vào địch thủ, ví dụ gà lối chui vỉa cánh nếu mổ đầu thì điểm mà nó sẽ đá là mé hầu.  

3. GÀ CÓ ĐÒN ĐẤM

Gà đấm: Đây thuộc loại gà đám phá khi vào kèo nó ôm vai, đầu cánh, mu lưng, cổ nhỏ của đối thủ để đá. điểm đến đòn đánh của gà dớ là lườn, vai cổ nhỏ, đầu cánh và cả hai bên hông của gà đối phương.

Đặc điểm của con gà đấm: Khác với gà đá dọc mé, thì gà đấm khi ta bồng gà lên thì đôi chân để rất tự nhiên song song, loại này khi đá nếu không đấm thì rất khó trúng đối thủ.

Gà mà có đôi chân khi bồng lên co lại sát hẳn vào thân thì nước đấm cực tốt, đôi khi buông nhiều và mỗi cú đá có thể xoay chuyển cả mình gà đối phương hoặc làm đối phương ngồi hẳn xuống.

Những loại mà chân khép chữ V co lên thường là gà bị bức lối sinh thế ôm đấm hoặc tự nó đẩy lối, loại này nguy hiểm.

Gà ôm đấm thường có kết cấu bộ xương chắc chắn xương to, cần cổ lớn nhìn ngoại hình tinh liền lạc oai vệ, thế đứng của nó thường là đứng đòn cân, lông đuôi gà này thường cong vút, tuy nhiên cũng có một số con gà đứng giọt mưa hiếm.

Gà ôm đấm còn có một đặc điểm nổi bật nữa là nếu anh em giữ nó lại đúc mái nó cho ra đàn con đa số mang thế của cha (thượng con trống thì được 03 con thế giống cha) loại này gen trội, giống như gà sâu đo vảy dép, cánh lợp.  

4. GÀ VỈA

Loại gà vỉa này rất hay gặp: Khi giao đấu thường chui đầu vào cánh đối phương, rồi có thể túm 1 vị trí nào đó trên mình đối phương đá.

Đặc điểm: Loại này phần cánh xếp bằng ngang với lưng, và bằng ngang với 2 cái ót, khoảng cách 2 ót hẹp.    Cách nhận dạng một con gà vỉa như sau:

Mào đứng là gà thuận 2 mang

Có diềm thịt là đá hầu

Cánh xếp bằng vai là vỉa

Đuôi cong, khung bệ tốt là có đấm

Cần dựng , trơn là đi trên đá đầu mặt

Sắc lông 4 loại sắc

Cánh mũi hở tốt

5. GÀ THÔNG HẲN

Thông thường những con gà thông hẳn sẽ đá vỉa do cũng đạt đủ đặc điểm của gà đá vỉa, Gà này khi giao đấu chui qua lườn đối phương rồi quay lại mổ đá

Đăc điểm: Gà có cánh chắp xếp nhô hơn lưng, tại vị trí 2 ót thì cánh tạo với điểm đầu cần cổ dạng chữ V, gà này thường đứng đòn cân.  

6. GÀ CƯA ĐÈ

Loại này khá khó nhận biết nếu chưa xem qua đá. Khi gà đứng lấy tay sờ lên phần cần cổ gà từ đầu xuống  và nổi lên 3 cái ụ thì con gà đó biết cưa, nổi rõ hẳn lên thì nó cưa nghiệt “kiệt”.

Gà này thế đứng thường là đòn cân, khi đứng bình thường phần gốc cần thường gần vuông với ức vai. Cổ gà mà dài thì cũng hay gặp các ụ này.

7. GÀ ĐÁ MU LƯNG

-Loại thứ nhất:

Gà đá mé mu lưng: Trường hợp đặc biệt của gà loại mé khi mà hàng nội lấn nhiều sang hàng ngoại giống như trường hợp vảy trường thành nhưng ở đây là hàng nội lấn “trường hợp lấn ít gà hay đá mé tảng”.

Gà cưa đè đá mu lưng: Loại này chủ yếu cưa đè, thuận theo chuyển động của đối phương tạo ra thế đá mu lưng.

Đặc điểm: Cần cổ có điểm giống gà cưa đè, thế đứng đòn cân, kiểu lườn tàu.

Gà thông vỉa đá mu lưng: Loại gà này sau khi chui qua lườn đối phương thì nhanh chóng túm gáy đối phương đá thốc lên mu lưng: 

Đặc điểm: Vai cánh giống gà thông vỉa, phần cổ tương đối dài để túm gáy đối phương, phải mau mỏ.

– Loại thứ hai :

Gà mổ mu lưng: Đây là loại gà hiếm, xem là cách tân của ôm đấm đặc điểm thì giống gà ôm đấm, mỏ đoản, đuôi cong vút, con gà này vừa dùng mỏ để làm điểm tì để đá, loại gà này khi giao đấu vào kèo, nó lấy mỏ mổ mu lưng của đối thủ, để vừa đá vừa day, dứt, giựt khiếm mu lưng con gà đối phương thủng một lỗ to toé máu, càng ra máu thì nó càng mổ

Tiện đây PHÁT TÀI RỒI xin nói thêm 1 kiểu nữa cũng là mổ nhưng là gà mổ mắt, mí mắt loại gà này là 1 loại cực nguy hiểm gà giao đấu với loại này mù mắt như chơi có thắng nó cũng chỉ làm gà phu.

8. GÀ LÙI QUĂNG TẠT ĐÁ MÉ

Gà lùi quăng tạt đá mé: Loại gà mà khi giao chiến nó ít khi chịu vào kèo mà cứ dang ra xa, vừa lùi vừa đá quăng, dọc, hầu, hầu mé vào đối thủ. Điểm đánh của đòn đá loại này thường là phần đầu gà, đôi khi cả chẳng ba.

9. GÀ MANG LÊN, MANG XUỐNG 

Loại gà khá phổ biến chiếm tới hơn 70%. Có lẽ cũng không cần nói nhiều các anh em có thể suy luận dựa vào 1 số lối ở trên

Ví dụ: Gà mào đổ 1 bên đứng gọt mưa + Thông + vỉa..vv

10. GÀ QUẤN

Vậy gà quấn là gì: Là khi giao đấu chạy quấn quanh đối thủ và đầu sát vào hai bên.

Đặc điểm: Gà này thường chậm mỏ, nhanh chân, đứng giọt mưa.  

11. GÀ ĐÁ ĐẦU MẶT

Gà đá đầu mặt điểm đánh tới đầu mặt của đối phương, thường có thân hình nhảnh “hơi mảnh” cổ dài, mặt nhỏ, chân thon, đùi to vừa phải, quản dài và nhỏ, các ngón nhỏ và mót. Dáng đi thanh thoát, miệng rộng, mỏ vừa phải “thường là mỏ trơn”.  

12. GÀ CẮN GỐI

13. GÀ TRỤ

Thông thường thì con gà trụ có thế đứng giọt mưa thân hình dài liền lạc, khá đặc biệt và chỉ khi đá với con gà có đòn xe thực thụ thì mới biết nó là gà trụ, còn nếu đá với con gà kiệu lỡ thì cũng khó phân biệt được.  

14. GÀ KIỆU

Gà kiệu lại này mình cũng chưa có thông tin nhiều nên cũng không dám nói “anh em chờ  bổ xung sau nhe”.  

15. GÀ THẾ(Lối)

Gà thế biết vận dụng từng cách đánh phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau để hạ đối thủ một cách nhanh nhất và ít bị thương. nó là sự kết hợp tất cả tinh hoa các loại thế lối gà đá, nhiều trong một để làm nên con gà có thế lối hoàn hảo nhất.

Bài viết còn rất nhiều một số thế gà khác nữa nhưng hẹn các bạn bổ sung sau.   Nguồn bài viết:

Nguyễn Hoài Nam

Thuốc gà chọi Nam Cận

“  

Kết thúc

Theo một số kinh nghiệm đá gá của Phát Tài Rồi chia sẻ đây cũng là một cách để hình dung được kỹ thuật xem tướng gà chọi, những cách này áp dụng được choi cả gà lớn và gà chọi con. Tuy nhiên, với gà con, thì cần có thêm thời gian quan sát làm thước đo chọn gà chọi đá hay cho mình. 

Phương Pháp Xem Tông Và Tướng Gà Chọi Hay Nhất

Hướng dẫn phương pháp xem tông và tướng gà chọi để mọi người có thể hiểu hơn về cách xem gà chọi hay nhất bây giờ. Hiện nay có rất nhiều sư kê trong dân gian cũng như những sư kê thành danh trong cộng đồng gà chọi Việt Nam. Mỗi sư kê có một cách chơi gà khác nhau và phần lớn trong số họ có lưu giữ những dòng gà chọi hay riêng biệt.

Để đánh giá một chiến kê đá gà cựa sắt hay có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đa số vẫn dựa vào kinh kê diễn nghĩa do cha ông để lại và thêm một vài kinh nghiệm thực tế của các sư kê. Người viết đã sưu tầm một số bài viết khác nhau và xin đúc kết lại cách chọn ra một chú gà chọi hay dựa theo những yếu tố sau:

Bởi thú chơi gà chọi có từ lâu đời, nên việc cha ông ta, những tiền bối sành chơi gà đã gây giống và lựa chọn ra những dòng gà chọi hay nhất, bản lĩnh nhất có chân đòn và sức chịu đựng cao, những dòng gà đó được gọi là có tông dòng xuất xứ.

Cho nên, yếu tố đầu tiên là gà chọi phải có tông dòng, tức bố mẹ nó ra sao, hoặc ít nhất anh em nó có thành tích như thế nào, tránh tình trạng thắng đòn nhưng thua bản lĩnh dẫn đến chạy ngang trên đấu trường.

Nhất thủ – Xem tướng đầu mặt gà chọi

Thường khi nhìn vào một con gà, ánh mắt đầu tiên chúng ta sẽ nhìn vào đầu mặt của nó. Một chú gà chọi hay thì vẻ mặt, ánh mắt phải toát lên sự gan lì và linh hoạt, không thể nháo nhác hay ngô nghê được. Để chi tiết trong phần này chúng ta có thể tham khảo kinh kê, nhưng xin sơ lược một số đặc điểm sau:

Mặt gà chọi: Nhật linh hoạt, mặt ó gan lì, mặt tam giác giữ dằn, da mặt đỏ bóng, má phình, sọ thắt ( nhìn từ trên đầu gà xuống, xương sọ nhỏ hơn xương gò má). Tảng lồi gà đánh đầu trên, gáy dài gà chui luồn đầu dưới.

Mào gà chọi: Mào vua, mào công thường gà đi trên, mào hộp gà chui luồn, nên chọn gà có mào công, mào vua hoặc mào chỉ thiên ( hình ảnh)

Mắt gà chọi: hốc mắt cao để bảo vệ mắt, màu mắt lựa chọn là mắt trắng dã, mắt ếch ( trắng dã điểm đen), mắt vàng thau, gà mắt rắn hổ, con ngươi càng nhỏ càng tốt. Hình dáng hốc mắt lựa chọn là: mắt xếch hung dữ, mắt chữ nhật gan lì, mắt hạt cau nhanh nhẹn hoạt bát, phải có đuôi mắt và ánh mắt càng trong càng tốt.

Mỏ gà chọi: mỏ to khỏe càng tốt, không dùng mỏ ngắn và mỏ thẳng, hàm rộng ( hàm tối thiểu sâu tới mắt).

Hầu gà chọi: gà hầu bò thường phải nhanh đầu và không để đối phương cắn hầu nó. Gà vét hầu thì đòn thế thao lược.

Tai gà chọi: trong giao đấu hay gặp phải đối thủ săn đầu mặt, nên chọn gà lỗ tai nhỏ và được phủ kín lông, giảm thiểu khả năng ù tai.

Cần cổ gà chọi: Xương cổ liền lạc, tức là dùng tay nắn vào xương cổ không có đốt xương. Xương cổ càng to càng tốt, độ dài trung bình trở lên, nếu cần cổ to dài thì không có chằng cần sẽ tạo thế linh hoạt hơn. Nếu xương cổ gà trung bình nhất thiết phải có chằng cần, gà có 2 chằng cần càng quý. Thế của cần cổ thường chọn là thế nghiêng 45 độ.

Sắc Lông: Nhất điều ô ( màu gà điều), nhì xám khô ( gà màu xám nhưng lông không bóng ), 3 ô ướt ( lông gà màu đen bóng nhoáng).

Hình dáng: Lông mã càng dài, phủ rộng xuống hông và đuôi càng tốt. Lông cánh rộng bản, dài tối thiểu chớm phao câu, nếu bao trùm phao câu thì tốt. Lông đuôi nhiều, dài giữ thăng bằng cho gà.

Tam hình – Xem hình dáng gà chọi

Đây là yếu tố quan trọng nhất, một chú gà chọi hay thì tối thiểu phải có thân hình vững chắc khỏe mạnh. Khi cầm gà lên thân hình phải vững chắc liền lạc, không thể lỏng lẻo được.

Lườn gà sâu như lườn tàu gà trường sức khỏe mạnh, không chọn gà vẹo lườn, phao câu to dính liền vào thân gà, ghim gà khít tối đa chỉ cho phép vừa một ngón tay, nếu ghim hở gà sẽ bở hơi và đánh kém tin đòn.

Đùi gà to khỏe nặng đòn, nếu đùi gà hướng về trước ngực gà sẽ đi trên, đùi gà so với thân có hướng gần với phía đuôi hơn gà sẽ chui luồn chạy dưới.

Thế đứng của gà cũng rất quan trọng, gà đứng trùng kheo đá sâu chân nặng đòn, nếu đứng chạm gối đá tin chân, đứng thiết lĩnh tướng quý… không chọn đầu gối gà có hình dáng như củ lạc.

Tứ túc – Xem tướng gà qua Chân vảy

Về cách xem chân gà các bạn có thể tham khảo kinh kê để chi tiết hơn, nhưng tóm lược những điểm chủ đạo như sau:

Nếu chân tròn vảy phải mỏng đánh điện giật nhanh thần tốc, chân vuông sắc cạnh vảy có thể dày hơn nhưng không được dày quá đánh đau nhưng lâu giải quyết trận đấu, chân vảy phải khô như chân gà chết. khoản rút ngắn, hình thắt cổ chày.

Bàn ngón rộng, chân đế mỏng giúp gà linh hoạt. cựa đóng sát cụm bàn ngón, không nên chọn cựa lục đinh sẽ làm mất đi một đòn đâm cựa hiểm độc của gà.

Về vi vảy, nên chọn gà có vảy mặt tiền sạch sẽ. Tốt nhất là 2 hàng trơn, no hậu, hàng biên hàng kẽm đầy đủ sáng sủa thẳng hàng. Nếu độc biên càng tốt, độ nổi thẳng hàng, vảy khô như gà chết.

Dị Tướng Của Gà Linh Kê

Gà link kê – thần kê thuộc vào dòng gà quý hiếm với nhiều biệt tài cùng các thế ra đòn độc đáo và hiểm hóc. Đã gọi là gà hiếm thì rất khó bắt gặp khi không biết các dấu hiệu nhận biết. Điều này cũng khiến cho bạn dễ bỏ qua những con gà hiếm mà không hay biết. Và một trong những dị tướng để nhận biết gà linh kê, thần kê là những đặc điểm nào. Muốn biết thì tìm hiểu ngay dưới đây.

12 dị tướng đại diện cho gà linh kê – thần kê

Gà chọi hay luôn có những đặc điểm dị biệt, nhưng cũng chính vì thế mà khiến cho nhiều người vô tình bỏ qua. Linh kê dị tướng nhận biết dành cho người đam mê gà đá được trình bày như sau:

Gà lưỡi rùa ý nói là gà có lưỡi ngắn hoặc thụt sâu vào bên trong nên thường được gọi tắt là gà chọi không lưỡi. Khi gáy phát ra âm thanh rất lạ. Thường chỉ là những tiếng rít một hơi dài. Ngoài ra, tiếng gáy của gà Đoản Thiệt còn được ví như tiếng cá sấu kêu và đây là đại diện của gà Thần Kê.

Lông voi ở gà thường chỉ có 1 hoặc 2 cái ở cánh hoặc đuôi. Gà lông voi thì thuộc vào dòng gà Linh Kê rất quý. Lông voi thì có 2 dạng:

Gà chọi lông nhím: lông cứng, hơi cong to bằng sợi kẽm nhỏ và không bị biến dạng khi bẻ cong

Gà lông thép: lông to, cứng có hình zic-zac hoặc xoắn lại như lò xo

Gà đá song sinh là trường hợp đặc biệt khi trứng có hai lòng đỏ và từ hai lòng đỏ nở thành hai con gà. Khi thi đấu, một con vào đá, một con nhốt lồng ở ngoài gáy vang lừng hoặc vỗ cánh thì con còn lại như được tiếp thêm sức mạnh. Gà song sinh thuộc vào Top gà chọi quý hiếm, tính đến thời điểm này mới phát hiện được 3 cặp gà song sinh mà thôi.

Gà Linh Kê Tử Mỵ là gà thường ngủ dưới đất, hai cánh sã, đầu nằm xuống đất, chân duỗi chân co giống như gà chết. Với biệt tài đánh lừa đối thủ khi vào đá nước đầu thì mắt lim dim, thỉnh thoảng lại nằm gục đầu. Nhưng sau khi vỗ nước vào đá tiếp thì thế trận hoàn toàn thay đổi. Từ hồ 4 ra đòn nhanh như chớp, mạnh như búa, khôn ngoan và thế ra đòn vô cùng hiểm hóc.

Gà Nhật Nguyệt có cựa hai màu, một cựa đen và một cựa trắng. Gà loại này ra đòn hiểm ác và rất độc. Có thể giết chết đối phương nhanh chóng mà không hề do dự.

Gà Thư Hùng Kê là gì? Là gà có chân hai màu hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là các màu như một chân đen, một chân trắng hoặc một chân xanh một chân vàng. Ngoài các màu chân kể trên thì không được gọi là gà chọi thư hùng kê.

Gà Lưỡng Nhãn có phải gà linh không? Thì câu trả lời sẽ là có. Đặc điểm mắt của gà chiến có hai màu khác nhau. Chứ không phải là một màu như gà bình thường.

Gà lưỡng nhãn có tốt không? Vốn là loại gà được xếp vào hàng Linh Kê với khả năng di chuyển, ra đòn linh hoạt và cực kỳ chính xác. Đồng thời gà chọi lưỡng nhãn còn có khả năng né đòn siêu đẳng mà hiếm loại gà có thể sánh được.

Gà Lục Đinh là loại gà có 6 cựa. Trên dưới hai cựa chính là cựa phụ ở mỗi bên, cựa phụ mà rung rinh được thì càng tốt.

Gà lục đinh có tốt không? Loại gà cựa Lục Đinh đại diện cho loại gà hiếm, có tài đá đâu thắng đó.

Gà Địa Giáp là loại gà có vảy sừng dày, to ở dưới bàn chân. Vị trí xuất hiện vảy thường là tại lòng bàn chân, tại ngón hoặc cả hai. Do vậy, loại vảy này được giới chơi gà gọi là “vảy dép”.

Gà chọi 2 Bình Dầu có biệt tài đá đâu thắng đá và vô cùng gan dạ. Với đặc điểm có hai bình dầu ở vùng phao câu rất dễ nhận biết. Nếu gà hai bình dầu có tốt không thì phải gọi là loại gà quý hiếm và cực khó tìm. May ra 1000 con gà chiến hay nhất chỉ có 1 con mà thôi. Loại gà hai bình dầu có hay không thì chỉ cần hở ra là mất chứ chẳng chơi, như thế là đã nói lên được mức độ quý hiếm của nó là như thế nào.

Loại gà có bầu diều nằm hoàn toàn ở bên trái thay vì nằm bên phải như các loại gà đá thông thường.

Gà lão kê thần đồng tướng mạo trông rất già làng nhưng thực tế chỉ đang là gà tơ ở độ sung sức. Nhìn mặt rất nhăn nheo nhưng thân hình lại là gà tơ rất lạ.

Còn đối với việc nhận dạng gà chọi thần kê, gà chọi linh kê qua vảy thì cần chú ý đến cấu tạo, đặc điểm của từng vảy. Với việc nhận dạng vảy gà chọi thần kê thì được nốt lại trong bài viết: ” Cách xem vảy gà chọi tốt – xấu từ các sư kê lão làng“. Từ đó sẽ chọn lựa kỹ càng hơn, để may mắn chọn được một chú gà đòn thần kê quy hiếm không thì cũng có được những tốt vượt trội hơn hẳn các con gà khác.

12 dị tướng nhận biết linh kê, thần kê đã được chia sẻ cụ thể trong nội dung phần trên. Nhưng bên cạnh đó thì cần kết hợp cùng các cách xem vảy gà cho chính xác hơn nữa. Hy vọng sẽ tạo ra cơ hội để bạn biết được đâu là gà tốt, đâu là gà hiếm đáng để cho bạn chọn lựa.

Cách Xem Tướng Gà Đá Nhận Biết Ngay 9 Linh Kê Nức Tiếng

Linh kê hay Thần kê được vinh danh nằm trong dòng giống gà quý hiếm với những dị tướng và năng lực chiến đấu khó ai sánh kịp. Vì hiếm có, khó tìm thấy nên cách xem tướng gà đá để xác định chúng cũng khá là phức tạp. Để không phải hối tiếc nếu có lỡ bắt gặp linh kê mà không sở hữu được, hôm nay Đá Gà BLV sẽ mách bạn những dấu hiệu Nhận biết Linh kê qua cách xem tướng gà đá.

Gà Đoản Thiệt

Gà Đoản Thiệt (đoản lưỡi) hay con gọi là gà linh kê lưỡi rùa. Nếu muốn áp dụng cách xem tướng gà đá với giống này bạn cần quan sát lưỡi của chúng. Sở dĩ nói như vậy là do cấu tạo lưỡi của nó bị thụt sâu vào trong khoang miệng hoặc ngắn hơn so với các giống gà khác. Những con gà Đoản Thiệt này thường có giọng gáy rất lạ. Nó giống tiếng rít dài, nghe có phần tương tự tiếng cá sấu kêu.

Tác giả Phan Kim Hồng Phúc nổi tiếng với tác phẩm “Bí truyền về cách chọn và nuôi gà đá, gà chọi”. Là một người có thâm niên về xem tướng gà chọi, ông đánh giá gà Đoản Thiệt được xếp vào hàng gà chọi thần kê. Mặc dù miệng của gà Đoản Thiệt có mùi hơi hôi nhưng lại có biệt tài “may độ”. Chúng có sức chiến đấu tốt, bền bỉ khi thi đấu. Khả năng ra đòn liên tiếp đầy sức mạnh.

Gà chọi Lông Voi hay có tên gọi khác là gà Tượng Mao, được xếp vào hàng linh kê quý hiếm. Đối với cách xem tướng gà đá, chúng có một đặc điểm dễ nhận biết nhất đó là trên thân mọc lông xoắn lại như lò xo bị giãn. Những chiếc lông này có kích thước giống như sợi kẽm, dài khoảng 3 – 5 cm. Nhưng chỉ mọc 1 hoặc 2 cái ở phần cánh hoặc đuôi của gà. Cũng có con mọc ở đùi.

Lông voi được các sư kê chuyên nghiệp chia làm 2 dạng:

Gà chọi lông nhím: khá cứng, có kích thước tương đối giống với dây kẽm nhỏ. Loại lông voi này có độ bền tốt, dù có bị bẻ cong ra sao thì cũng không bị biến dạng mà trở về trạng thái ban đầu.

Gà chọi lông thép: loại này thì cứng hơn lông nhím ở trên, kích thước cũng lớn hơn. Hình dáng tựa như một dường zic zac hoặc xoắn lại như sợi tóc ngứa. Loại lông này thường thấy hơn so với lông voi trên.

Gà chọi Lông Voi được xếp vào hàng linh kê hiếm thấy khó tìm, trong cả trăm ngàn con gà chọi may ra mới có một con sở hữu chiếc lông voi quý báu này. Tuy nhiên, các sư kê lại thích những con gà mái chọi có lông voi hơn là gà trống. Bởi vì những con gà này được cho là rất quý. Được dùng để đúc mái là chính. Nó sẽ đúc ra thế hệ gà chọi con có tướng tốt và có khả năng đá gà hay hơn.

Gà Song Sinh

Giống gà Song Sinh hay gà Sinh Đôi được tạo ra bởi trường hợp đặc biệt khi mà một trứng có tới 2 lòng đỏ. Từ đó nở ra thành 2 gà con giống nhau. Theo như những sư kê dày dạn kinh nghiệm chơi gà thì khi mang gà chọi thi đấu chỉ nên mang một con đi đá. Còn con thứ hai thì nên nhốt lại trong lồng.

Nếu gà Song Sinh là con trống thì được xem là gà quý, gà chiến tốt. Ngoài việc là gà trống song sinh có nhiều lợi ích cho quá trình thi đấu. Thì chúng còn có thể hỗ trợ tinh thần cho nhau, bằng cách một con thi đấu, con còn lại ở ngoài cổ vũ bằng việc gáy và đập cánh. Ngoài những lí do trên thì việc chúng đồng thời ra đời mà không triệt tiêu nhau cũng được cho là gà quý hiềm rồi. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ mới phát hiện 3 cặp gà song sinh được công khai mà thôi.

Gà Tử Mị là giống gà tiếp theo mà bạn có thể áp dụng cách xem tướng gà đá của chúng tôi để nhận biết. Tử Mị chắc hẳn là cái tên quen thuộc, không ai trong nghề chơi đá gà chọi này mà không biết đến chúng. Nổi danh với đặc điểm thường xuyên giả chết. Linh Kê Tử Mị thường không bay lên trên cây ngủ như những con gà bình thường. Mà lại có sở thích ngủ dưới đất.

Tướng khi ngủ hai cánh thường buông lỏng ra hai bên hoặc xòe ra như lúc phơi nắng. Gà nằm rạp xuống đất, đầu gối trên đất, một bên chân thì duỗi thẳng, bên còn lại thì co quặp lại nhìn trông như gà đã chết vậy. Nếu gà ngủ trên cây thì đầu gà chúi xuống dưới đất, ngủ say nhìn như đã chết ngoẹo đầu.

Trong những hồ đầu khi tham chiến, gà tử mị thường khiến cho người xem hú vía vì tướng đánh lim dim, thỉnh thoảng lại gục đầu trông như sắp thua trận đến nơi. Lối đánh thiếu ngủ, suýt bại này của chúng chỉ là vỏ bọc, đánh lừa đối thủ mà thôi. Sau khi vào nước Linh kê Tử Mị mới chiến đấu như đúng cái tên của chúng. Những đòn tấn công hiểm hóc, tàn độc khiến đối thủ không thể nào đỡ đòn kịp, thậm chí phải bỏ chạy vì sợ và nhận thua.

Nhờ những lối đá linh hoạt, hóc búa nên gà Tử Mị giành được nhiều chiến thắng, ghi điểm trong lòng người hâm mộ đá gà. Mặc dù có bộ vảy không đẹp nhưng chúng vẫn được đông đảo sư kê yêu thích và săn đón.

Gà Nhật Nguyệt

Gà Nhật Nguyệt nổi tiếng với cặp cựa đặc biệt không giống các dòng gà chọi thông thường khác. Một cựa đen và một cựa trắng là thương hiệu riêng của dòng này. Gà này ra đòn hiểm độc và nhanh lẹ. Chúng có thể kết liễu đối thủ chỉ trong một cái chớp mắt. Gà Nhật Nguyệt có khả năng thi đấu linh hoạt. Đối với thi đấu cựa sắt thì chúng ra đòn mạnh mẽ, tấn công vào các điểm yếu “chết gà” của đối thủ. Còn đối với thi đá gà đòn thì có thể đánh gãy cần cổ đối phương.

Gà Lưỡng Nhãn

Gà Lưỡng Nhãn lại là một giống gà linh kê khác được xếp vào hàng gà chiến quý hiếm. Gọi là Lưỡng Nhãn bởi vì chúng có hai màu mắt khác nhau. Chúng được nhiều sư kê ưa chọn để huấn luyện thành một cao thủ trong làng đá gà. Là dòng gà mạnh mẽ, lì đòn, biết tránh né và tinh khôn khi ra cước.

Gà Lục Đinh

Cách xem tướng gà đá của Đá Gà BLV sẽ giúp anh em nhận biết được linh kê gà Lục Đinh. Lục là 6, Đinh là cựa, gà Lục Đinh tức là gà chọi có 6 cựa. Ở mỗi bên trên và dưới hai cựa chính là cựa phụ, nếu cựa phụ rung rinh được thì càng tốt. Đây là một trong hơn 70 loại cựa gà chọi đẹp. Được nhận xét là giống gà chọi có tướng tốt, đá hay, khỏe và sức bền tốt. Có thể chiến đấu tiếp với gà khác sau khi được nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng.

Gà Móng Cổ

Gà Móng Cổ còn được các sư kê gọi với cái tên khác là gà Giáp Cần. Đây cũng là giống gà chọi rất hiếm thấy với đặc điểm có vảy ở phía dưới cổ. Gà chọi Móng Cổ thường đứng nước khuya giỏi. Nếu trận đấu càng diễn ra khuya thì gà Móng Cổ lại càng có cơ hội chứng tỏ năng lực của bản thân. Không hổ danh là linh kê, chúng cũng sở hữu riêng cho mình những lối đánh độc đáo, khiến đối thủ khó lòng phản kháng. Một số gà chọi có vảy mỏng ở mồng hoặc gần mồng thì được gọi là Gà Giáp Mồng.

Gà Địa Giáp

Trong các cách xem tướng gà đá ngày hôm nay, giống gà linh kê mà chúng tôi muốn đề cập cuối cùng là gà Địa Giáp. Địa là đất, Giáp thì được hiểu là phần vảy bảo vệ phía dưới chân. Gà Địa Giáp là gà chọi có nhưng chiếc vảy ở phía dưới bàn chân. Đây cũng là một trong những loại vảy hiếm thấy trong làng gà chọi. Cần tránh nhầm lẫn với những chiếc sừng nhỏ mọc ở lòng bàn chân hay các ngón chân, chúng không phải là vảy gà.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xem Tướng Gà Nòi Linh Kề Chính Tông trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!