Bạn đang xem bài viết Trang Trại Động Vật Hoang Dã Thanh Long được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THANH LONG
Tọa lạc cạnh một khu rừng tràm xanh tốt, trang trại động vật hoang dã Thanh Long (số 9, đường 11, khu phố 4, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM) khiến khách tham quan ngỡ ngàng với không gian xanh mát và tiếng chim hót ríu rít. Tất bật đi lại giới thiệu quy mô chuồng trại và hướng dẫn khách chọn con giống với thái độ hết sức niềm nở là ông Cao Thanh Long, chủ trang trại.
*** Khởi nghiệp ***
Khách tham quan thưa dần cũng là lúc chủ trang trại mới nhín chút thời gian tiếp chúng tôi. Cách nói chuyện đậm chất nông dân của ông Long dễ gây thiện cảm cho người đối diện.
Trước khi đến với nghề thuần hóa động vật hoang dã, ông Long từng làm nhiều nghề khác nhau nhưng không thành công. Năm 2006, khi lên thăm người thân ở Sông Bé (Bình Dương), ấn tượng với dáng vẻ bề ngoài của gà rừng nên ông mua một cặp về nuôi thử. Càng nuôi, ông Long càng mê bởi gà rừng dễ nuôi, lại ít bệnh. Một suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu ông Long: “Tại sao không gầy đàn gà rừng bằng việc ấp đẻ tự nhiên?”. Không chút kiến thức nên ông Long tự mày mò, học hỏi kỹ thuật chăm sóc, ép đẻ. Nỗ lực ấy cuối cùng cũng được tưởng thưởng khi từ cặp gà giống đầu tiên, chỉ sau 1 năm, đàn gà phát triển nhanh chóng với hơn 400 con. Khi có người hỏi mua về nuôi và bán được giá, ông Long mạnh dạn đầu tư kinh phí lập trang trại.
Từ năm 2007 đến nay, gà rừng đã trở thành thương hiệu của Trang trại Thanh Long. Nhiều khách hàng từ Bình Phước tìm xuống mua với số lượng 100-200 con nên có thời điểm trang trại không đủ gà để giao cho khách. Chịu khó lấy công làm lời, biết chắt chiu cơ hội và chiều khách nên chẳng mấy chốc tiếng tăm trang trại càng vang xa. Từ thành công bước đầu ấy, ông Long tự tin “lấn sân” nuôi chồn hương, dúi, nhím, cheo cheo, gà Đông Tảo, le le, chim trĩ, chim công…
*** Kiên trì ***
Hiện Trang trại Thanh Long nuôi khá nhiều loài động vật hoang dã nhưng nhiều nhất là dúi với khoảng vài trăm con. Dúi là một trong số động vật hoang dã được ông Long thuần hóa thành công nhất. “Dúi dễ nuôi, ít rủi ro, trong khi chi phí đầu tư chuồng trại, con giống, thức ăn thấp. Nguồn thức ăn của dúi rất dễ kiếm, chủ yếu là tre, các loại cỏ củ, thân cây cỏ voi… Việc chăm sóc dúi mất ít thời gian nên người nuôi có thể kết hợp làm nhiều công việc khác” – ông Long chia sẻ kinh nghiệm.
Kiên trì đeo đuổi đam mê và không lùi bước trước khó khăn là bí quyết thành công của ông Long. Sáng kiến thiết kế chuồng nuôi dúi thương phẩm thể hiện ý chí và đam mê ấy. Bỏ công quan sát tập tính sinh hoạt của loài dúi, ông Long đã thiết kế mỗi ô chuồng rộng khoảng 2m2 trở lên, xây tường cao 70 cm, bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch, nền bê tông hoặc lát gạch. Trong chuồng, ông Long cho đặt các ống cống nhỏ hoặc nhiều gốc cây để dúi trú ẩn, tránh không cắn nhau. Ưu điểm khác của loại chuồng này là người nuôi có thể dễ dàng tách dúi cái mang thai trước khi cho sinh sản. Sáng kiến trên cùng với việc dày công nghiên cứu chế độ dinh dưỡng hợp lý đã giúp dúi sinh sản tốt. Dúi con sau 6 tháng thả nuôi, mỗi con đạt trọng lượng từ 1,2-1,5 kg, có thể bắt đầu cho giao phối. Khi giao phối thành công, khoảng 50 ngày sau, dúi con ra đời. Mỗi năm dúi sinh sản khoảng 4 lứa, mỗi lứa từ 3-5 con. Mỗi con non từ khi sinh ra đến 2-3 tháng là có thể đem bán làm con giống. Hiện dúi giống có giá từ 1-1,5 triệu đồng/cặp với mỗi con có trọng lượng từ 500 g đến 1 kg. Dúi thương phẩm sau 5-6 tháng có trọng lượng trên 1,5 kg và có giá bán trên 600.000 đồng/kg.
//trangtraithanhlong.com
Luôn hướng đến sự hoàn thiện là tính cách ở ông chủ trang trại này. Ngoài lập website () để khuếch trương uy tín trang trại, ông Long còn từng bước chuẩn hóa quy trình nuôi động vật hoang dã một cách khoa học, trong đó có việc hoàn tất thủ tục đăng ký với Chi cục Kiểm lâm TP HCM. Với sự đầu tư nghiêm túc ấy, chất lượng con giống của Trang trại Thanh Long luôn được đánh giá cao. Ngoài các hộ nuôi cá thể, Trang trại Thanh Long còn có lượng khách ổn định từ những dự án nghiên cứu của các trường đại học, Sở Khoa học và Công nghệ, các khu du lịch sinh thái đến các chủ trang trại.
TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THANH LONG Chuyên cung cấp các loại con giống như :
CHỒN HƯƠNG, CHEO CHEO, DÚI, NHÍM, GÀ RỪNG, GÀ ĐÔNG TẢO, GÀ LÔI, GÀ TÂY, CHIM TRĨ XANH, CHIM TRĨ ĐỎ, CHIM TRĨ 7 MÀU, CHIM CÔNG, LE LE, BỒ CÂU v.v….
Địa Chỉ: Số 9, Đường số 11, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Website: //trangtraithanhlong.com/
Điện Thoại: 0908.315.999 ( Anh Long)
Lophura Diardi Động Vật Rừng
Thông tin chung
GÀ LÔI HÔNG TÍA là Chim tên la tin là Lophura diardi thuộc họ rĩ Phasianidae bộ Gà Galliformes
Tên Việt Nam: GÀ LÔI HÔNG TÍA
Tên Latin: Lophura diardi
Họ: rĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes
Lớp (nhóm): Chim
Hình ảnh
Đặc điểm
Con đực trưởng thành trên đỉnh đầu có mào dài (70 – 90mm) thường dựng hơi chếch về phía sau gáy, màu lam ánh thép. Đầu, cằm và họng màu đen. Phần dưới lưng có màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu đỏ tía ánh thép, lông bao đuôi dài, lông đuôi dài và cong xuống hình lưỡi liềm. Phần còn lại của bộ lông có màu lam ánh thép. Con cái lông màu nâu, mặt bụng có hình vẩy trắng nhạt, đuôi thẳng và tròn. Da trần ở mặt và chân màu đỏ, mắt nâu đỏ.
Đặc tính
Phân bố
Trong nước: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Tây Ninh. Thế giới: Lào, Cămpuchia, Thái Lan
Giá trị
Loài quý hiếm, chỉ phân bố rộng ở vùng Đông Dương, có giá trị khoa học. Bộ lông có nhiều màu sắc đẹp, làm cảnh.
Tình trạng
Trong vùng phân bố rừng bị khai thác mạnh, nơi cư trú bị thu hẹp nhanh, bị săn bắt bừa bãi, số lượng ngày càng bị giảm sút nên hiếm dần.
Phân hạng
VU A1a,c C2a
Biện pháp bảo vệ
Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), Danh lục đỏ IUCN (1996, 2000), Sách Đỏ Chim Châu Á. Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị định 48 /NĐ-CP (2002). Hiện nay số lượng cá thể ít, đang được bảo vệ tích cực tại nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia, hy vọng số lượng cá thể sẽ được hồi phục nhanh trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
Sách đỏ Việt Nam – phần động vật – trang 31.
Năm Dậu Nói Về Những Loài Gà Hoang Dã Đặc Biệt Quý Hiếm
Xuân Đinh Dậu – năm con Gà – đến với nhiều thuận lợi và thách thức mới không chỉ trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa… mà còn đặt ra với cả những người làm công tác bảo tồn thiên nhiên. Cùng bàn về những loài gà hoang dã với những đặc điểm nổi trội.
Những loài nguy cấp quý hiếm
Có tổng cộng 39 loài gà hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã (CITES) và 95% có phân bố ở châu Á. Đặc biệt, có tới 25 loài gà hoang dã thuộc Phụ lục I CITES – Nghiêm cấm buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại.
Đó là các loài: Gà mỏ đỏ Crax blumenbachii, Gà mitu Mitu mitu, Gà mào sừng Oreophasis derbianus, Gà cánh trắng guan Penelope albipennis, Gà lưng đen guan Pipile jacutinga, Gà đầu trắng guan Pipile pipile, Gà maleo Macrocephalon maleo, Gà lôi wali Catreus wallichii, Gà đuôi trắng Colinus virginianus ridgwayi, Gà lôi tai trắng Crossoptilon crossoptilon, Gà lôi tai nâu Crossoptilon mantchuricum, Gà lôi himalaya Lophophorus impejanus, Gà lôi trung quốc Lophophorus lhuysii, Gà lôi không mào Lophophorus sclateri, Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi, Gà lôi swinhoe Lophura swinhoii, Gà tiền napoleon Polyplectron napoleonis, Gà lôi elliot Syrmaticus ellioti, Gà lôi hume Syrmaticus humiae, Gà lôi mikado Syrmaticus mikado, Gà lôi caspi Tetraogallus caspius, Gà lôi tây tạng Tetraogallus tibetanus, Gà lôi blyth Trapogan blythii, Gà lôi calot Trapogan caboti, Gà lôi tây á Trapogan melanocephalus.
Gà so cổ hung.
Bên cạnh đó, bảy loài gồm: Gà lôi lớn Argusianus argus, Gà rừng sonnerat Gallus sonneratii, Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum, Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini, Gà tiền malawan Polyplectron malacense, Gà tiền bornean Polyplectron schleiermacheri, Gà gô đồng lớn attawae Tympanuchus cupido attwateri thuộc Phụ lục II CITES – Hạn chế buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại.
Ngoài ra, có bảy loài gà hoang dã do các quốc gia đề xuất thuộc Phụ lục III (kiểm soát buôn bán) gồm: Gà bướu xanh (Colombia) Crax alberti, Gà bướu vàng (Colombia) Crax daubentoni, Gà tây (Colombia) Crax globulosa, Gà lớn (Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras) Crax rubra, Gà ortalis (Guatemala, Honduras) Ortalis vetula, Gà mào (Colombia) Pauxi pauxi, Gà mào guan Penelope purpurascens, Gà nhỏ vùng cao nguyên (Guatemala) Penelope nigra.
Khác hẳn với gà nhà thường ngủ trong chuồng, nhiều loài gà hoang dã nguy cấp vẫn mang đặc tính của lớp chim: ban ngày kiếm ăn và ban đêm đậu (ngủ) trên cây. Đó là gà so ngực gụ, gà so ngực hung, gà tiền mặt đỏ, gà tiền mặt vàng, gà lôi lam hà tĩnh, gà lôi lam mào trắng và gà lôi hông tía.
Gà so ngực gụ có tên khoa học là Arborophila charltonii thường sống ở những khu rừng thứ sinh thường xanh ẩm, rậm rạp, rừng hỗn giao (tre và cây gỗ mọc xen lẫn), rừng phục hồi lâu năm ở các sườn núi, đồi và các thung nhỏ chân núi đá vôi có độ cao từ 50 đến 1.300m với độ dốc không quá 5%.
Không giống với những cá thể gà thông thường, gà so ngực gụ có tập tính đặc biệt ngủ trên cây. Đây cũng là loài gà ăn tạp, nghĩa là thức ăn của chúng gồm động vật (côn trùng, giun đất), thực vật các loại quả thuộc họ Đậu, hạt dẻ. Do các hoạt động khai thác gỗ, phá rừng làm nương rẫy và bị săn bắn liên tục nên gà so ngực gụ hiện nay đã thu hẹp vùng phân bố (chỉ có ở Đông Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta).
Các nước đã từng có phân bố như Indonesia, Myanmar, Malaysia và Thái Lan gần như đã tuyệt chủng gà so ngực gụ. Mặc dù chưa được đưa vào Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã (CITES) song gà so ngực gụ vẫn thuộc Nhóm IIB, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 31-3-2006 của Chính phủ – Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Với tên khoa học Arborophila davidi, loài gà thuộc họ Trĩ này cũng có tập tính tương tự như gà so cổ hung là ngủ trên cây vào ban đêm. Sinh cảnh ưu thích của gà so cổ hung chính là các sườn đồi, núi rừng (tre, nứa, vầu, lồ ô), rừng hỗn giao tre lẫn cây gỗ rậm rạp, có độ cao từ 200 đến 600m. Vùng phân bố của gà so cổ hung hiện đã bị thu hẹp ở các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Đây cũng là loài động vật bị hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ. Ngoài việc có phân bố ở Việt Nam, gà so cổ hung chỉ xuất hiện ở nước láng giềng là Campuchia.
Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum là loài động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Phụ lục II CITES. Đây cũng là loài động vật ăn tạp: các loại hạt, mối, trái cây và các loài động vật không xương sống. Gà tiền mặt vàng sống đôi hay đàn nhỏ 3 con ở các khu rừng thường xanh ẩm rậm rạp thứ, nguyên sinh, rừng hỗn giao (cây gỗ mọc xen tre, nứa, giang …) ở độ cao 50-1500m dọc các khe suối, sông, các thung lũng và sườn núi đá vôi. Gà tiền mặt vàng cũng có tập tính ban ngày kiếm ăn ở mặt đất ban đêm bay lên cành cây đậu ngủ. Đây cũng là loài có chiều dài thân lớn nhất trong các loài gà: 76cm.
Gà tiền mặt đỏ.
Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini sống ở rừng thường xanh và bán thường xanh, ban ngày xuống đất kiếm ăn , ban đêm bay lên cây ngủ. Đây cũng là loài thuộc Phụ lục II CITES. Vào mùa sinh sản, chim trống thường chọn một khoảng đất trống kêu tiếng gù gù đặc trưng và xòe đuôi múa thu hút chim mái. Mùa sinh sản của chúng là vào dịp xuân hè, mỗi lứa đẻ 3-4 trứng, thời gian ấp trứng khoảng 22 ngày. Thức ăn của chúng là các loại hạt, quả chín, giun, dế, châu chấu, sâu bọ.
Gà lôi lam hà tĩnh Lophura hatinhensis sống trong rừng thường sinh, nguyên sinh và thứ sinh trên vùng địa hình rừng núi thấp. Sáng chúng kiếm thức ăn trên mặt đất, tối bay lên cây để ngủ. Thức ăn của chúng là chuối chín, hạt ngô, hạt thóc, côn trùng và giun… Dù không thuộc CITES nhưng gà lôi lam hà tĩnh vẫn thuộc Nhóm IB, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ – Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại do số lượng còn rất ít trong tự nhiên.
Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi sống tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Thức ăn chính của Gà lôi lam mào trắng là côn trùng, giun đất, hạt và quả cây trong rừng. Gà lôi lam mào trắng sống đôi hoặc 3 – 5 con ở các vùng rừng thứ, nguyên sinh có độ cao trung bình và thấp 200 – 600m ở vùng phía đông dãy Trường Sơn của vùng Trung Bộ nước ta. Đây là loài cực kỳ nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES do số lượng còn rất ít trong tự nhiên.
Gà lôi hông tía Lophura diardi thường sống ở vùng rừng nguyên sinh, thứ sinh,bìa rừng , đặc biệt là các rừng cây họ dầu. Chúng sống thành đàn nhỏ từ 3-5 chúng tôi non trưởng thành bắt đầu sinh sản vào năm thứ 3, mỗi lứa đẻ từ 5-6 trứng. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại hạt lương thực, côn trùng, giun đất… Cũng như gà lôi lam hà tĩnh, gà lôi hông tía thuộc Nhóm IB, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ – Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại do số lượng còn rất ít trong tự nhiên.
Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum là loài động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Phụ lục II CITES – Hạn chế buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại. Gà tiền mặt vàng cũng có thể xòe đuôi rộng và lúc này trông không khác gì một chú công rực rỡ. Dù không hào nhoáng như chim công, gà tiền mặt vàng vẫn không kém phần quyến rũ với vẻ đẹp bí ẩn của những đốm sao xanh.
Đó là loài gà gô đồng Tympanuchus cupido attwateri phân bố ở bang Louisana và Texas (Hoa Kỳ). Chúng có hình dáng kỳ dị trong họ gà. Phần thân trên sọc đen và những sọc trắng, phần thân dưới có màu hơi trắng và có những sọc đen, viền trên mắt màu vàng sáng. Đặc biệt, chúng có hai túm lông trên hai bên đầu và có hai cái túi da màu vàng cam ở hai bên cổ.
Gà tiền mặt vàng.
Các loài gà hoang dã có phân bố ở Việt Nam thường có những tên gọi khác nhau. Gà tiền mặt vàng còn có tên khác: Gà sao, Công xám (Kinh), Nộc quang quả (Tày). Đặc biệt, gà tiền mặt đỏ là loài gà có nhiều tên gọi nhất như: Gà sao, Công đất (Kinh), Nộc quang quả (Tày), Nộc poong pốt (Thái). Gà lôi lam Hà Tĩnh còn có tên gọi khác như gà lôi Hà Tĩnh, gà lừng.
Trong các loài gà quý hiếm thuộc Phụ lục CITES, chỉ có ba loài gồm gà tiền mặt đỏ, gà lôi lam mào trắng, gà tiền mặt vàng có phân bố ở Việt Nam.
Đó là loài gà lôi nước Hydrophasianus chirurgus có ngón chân và vuốt ngón chân rất dài. Loài gà đặc biệt này chỉ có phân bố ở Ấn Độ, Đông Nam Á, và Indonesia. Chúng có khả năng đi được trên các cây thủy sinh mà không bị chìm. Do đó, chúng có thể dễ dàng kiếm ăn ở các vùng nước gần bờ.
Đây là một tập tính rất thú vị chỉ có ở nhiều loài gà mà các loài động vật khác không có. Nhiều trường hợp một cá thể gà trống chung sống với nhiều cá thể gà mái và ngược lại một cá thể gà mái chung sống với nhiều cá thể gà trống.
Các loài gà tiền thường là loài làm tổ đơn giản nhất. Chúng chỉ cần tìm một hõm đất có sẵn, lót một số lá khô, sợi cỏ vào là thành tổ. Bên cạnh việc làm tổ rất đơn giản, chúng cũng không biết dọn tổ khi tổ bị bụi bẩn hoặc lẫn lộn.
Xét về phương diện thời trang, bao giờ các cá thể gà đực cũng lấn át cá thể gà cái. Mào và cựa của gà trống lớn hơn gà mái. Bộ lông của gà trống bao giờ cũng sặc sỡ hơn gà mái. Đặc biệt, sự lấn át của cá thể đực còn thể hiện ở chiều dài lông đuôi, kích thước cơ thể…
Gà lôi lam mào trắng.
Gà là loài động vật nhạy cảm nhất với ánh sáng. Đây chính là loài đi kiếm ăn trước lúc mặt trời mọc và mùa hè đi kiếm ăn sớm hơn mùa đông. Trong cuộc sống thường ngày, người ta thường căn cứ vào tiếng gà gáy để bắt đầu ngày mới bình minh.
Gà Lôi Vằn – Lophura Nycthemera Annamensis Động Vật Rừng
Thông tin chung
GÀ LÔI VẰN là Chim tên la tin là Lophura nycthemera annamensis thuộc họ Trĩ Phasianidae bộ Gà Galliformes
Tên Việt Nam: GÀ LÔI VẰN
Tên Latin: Lophura nycthemera annamensis
Họ: Trĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes
Lớp (nhóm): Chim
Hình ảnh
Đặc điểm
Chim đực trưởng thành: Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen Một đặt điểm dể thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Nhữnglông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen. Mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng; đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía. Chim non 1 tuổi: Mặt lưng màu nâu, có vân mảnh màu đen. Mào màu nâu thẫm có điểm nâu đen. Phần dưới cơ thể màu nâu lẫn nâu đen, ở ngực có vệt nâu trắng. Đuôi có vạch nâu đen và đen trắng, những lông đuôi giữa có vân mảnh màu nâu trắng. Chim cái: Nhìn chung toàn bộ lông có màu nâu tối. Đuôi màu nâu hạt dẻ sáng, cằm và họng màu xám nhạt. Mào dài và có màu nâu thẫm. Lông bao cánh, vai và toàn bộ mặt lưng có những vệt hình mũi mác màu xám nhạt, những vệt này ở phía trên lưng có mép màu tối đục. Mắt nâu. Mỏ ngà. Chân đỏ tía.
Đặc tính
Cánh (đực): 225 – 250; (cái): 202 – 245; đụội (đực): 310 – 355; (cái): 215 – 255; giò: 75 – 80; mỏ: 23 – 30mn.
Phân bố
Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Plâycu và Phần đông Bắc Nam bộ. đây là loài chim đặc sản của nước ta.
Tài liệu tham khảo
Chim Việt Nam hình thái và phân loại – Võ Qúi – tập 1 trang 240.
source https://agriviet.org/dong-vat-rung/ga-loi-van-g112/
Chia sẻ:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Cập nhật thông tin chi tiết về Trang Trại Động Vật Hoang Dã Thanh Long trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!