Giai đoạn này ta sử dụng những con gà sau khi đã qua vòng sơ tuyển về “nhan sắc” để đánh giá tiếp về khả năng ra đòn cũng như thế đá để đưa vào chế độ nuôi. Thông thường thì trước khi làm việc này thì ta phải nuôi sơ sơ, với cách gọi là Pre-keep trong tiếng Anh, để gà có thể phát huy đúng khả năng của mình sau khi đã hội đủ về yếu tố sức khoẻ cơ bản. CPCOM sẽ viết về quá trỉnh Pre-keep này sau phần này để anh em hiểu rõ hơn, tuy có thể không áp dụng, bỏ qua giai đoạn này nhưng nếu được nuôi cả trong quá trình Pre-keep và Keep thì chắc chắn gà sẽ đạt được thể trạng tốt hơn.
gà lai chúng ta chỉ nhấp khoảng vài ba giây là bắt ra, chúng ta có thể thả xổ tiếp nhưng hiếm để gà vô gai. Và chưa kể những con gà dữ, ăn độ xổ với nhau thì mình lại phải hạn chế tối đa chuyện xổ sâu, vì với những cú ra đòn chết người thì chuyện gà bị trọng thương là chuyện không cần phải bàn. Các anh em đừng nghĩ với đồ bịt cựa mà khi xổ gà không bị ảnh huởng, vẫn bị như thường, đồ bịt cựa chỉ hạn chế bớt chứ không thể ngăn ngừa bị thương. Và hơn nữa thanshon thường không bịt cựa cho những lần xổ vì thanshon nghĩ với kiểu đó gà sẽ học được kinh nghiệm nhanh hơn bịt cựa, nhưng cũng tuỳ trường hợp mà áp dụng chứ không phải luôn để cựa chốt (đã cưa) khi xổ. Do đó, việc xổ sâu rất ít xảy ra, nhưng đó cũng chỉ là kinh nghiệm riêng của mỗi người mà thôi.
Phải nhìn nhận một con gà tốt thì sẽ tiến bộ sau mỗi lần xổ vì gà sẽ tự rút kinh nghiệm, nhưng lý giải cho việc không xổ sâu với những lý do sau: thứ nhất không có ích cho sức khoẻ gà, nguy cơ bị thương sẽ cao và đặc biệt gà khi xổ lâu sẽ có nảy sinh các tật xấu như chui, lủi, đứng so không chịu đá… với những con gà chưa xổ lần nào hay chỉ vài đợt.
Vì thế, để hạn chế những thói xấu mà gà sẽ học thì khi xổ gà không xổ gà lâu, đứng so là phải bắt ra, cho giao nạp lại (nếu muốn), hạn chế xổ ở cự ly xa cho gà mới mà phải thả gần để gà nhấc chân đá liền chứ không cần phải chạy đà để nạp (vì chưa đến lúc cần phải thả xa, trong khi tập luyện sẽ có phần thả xa). Anh em chơi gà Việt phải lưu ý điểm này vì gà Việt mình thế đá và tính nết khác rất nhiều với gà Mỹ nên chuyện thả xa, thả nhanh hay thả chậm sẽ tuỳ thuộc vào thế đá của từng con, vì hiện tại mình đang trình bày dựa trên nguyên tắc là con
Trước khi xổ nên đánh số, phân loại trình độ đá như loại 1, 2, 3…, cho gà tức giận bằng cách cho cắn nhau, nhử và thả gần (gần như vô 3 lần gần khi đá) để gà nhấc chân đá liền khi được thả ra, nhưng chỉ nên cho đá vài chân (nếu 2 con so phải bắt ra ngay). Sau đó bắt ra, khoảng 30 giây sau cho nhấp lại như lần đâu với cự ly gần. Ghi chú lại trình độ xổ của gà vô sổ theo dõi với số đã đánh.
Việc nhận biết được loại nào thì hoàn toàn tuỳ thuộc ở anh em, việc này không thể diễn đạt bằng lời ra sao cho loại 1, loại 2…
Phần này ta buộc phải có gà phu, gà phu có nhiều hơn 1 con thì tốt, nên khác màu lại càng hay. Việc cầm gà phu để cho gà sau khi chọn đá cũng có sự khác biệt lớn giữa cách cầm của người Mỹ và người Việt mình, mình thường ôm con gà 2 bên hông, nhưng người Mỹ họ cầm 1 tay bằng phần đùi + đùi trên. Tác dụng của cách cầm này là dể dàng xoay chuyển gà phu và không bị đá gà trúng.
Cách cầm: lòng bàn tay ôm sát với phần đùi và cánh gà, 4 ngón tay được đưa thẳng vô giữa phần đùi và mình gà, nói bình dân là kẹt háng, ngón cái ôm trọn phần trên (bên ngoài). Đừng sợ gà đau hay dãn cơ đùi… vì điều đo chắc chắn sẽ không xãy ra nếu ta cầm đúng cách, vả lại đó là gà phu thì chuyện bị hư cũng không đáng nói. Nhưng với cách cầm trên thì anh em có thể cầm với bất kỳ con gà nào thay vì bợ lườn.
Cầm gà phu với xu hướng đầu dốc xuống đất, ngang ngang đầu gối, nhứ nhứ để gà cần tập bay lên đá, trong lúc gà bay lên, nên hạ gà phu xuống 1 tí để gà tập đá trúng mình, hay có thể đá trúng phần lưng (tập đá lưng), nhưng bắt buộc gà tập phải đá trúng gà phu. Sau đó đem gà phu khỏi tầm đá của gà tập ngay, đưa phần đuôi của gà phu để gà tập đá từ phía sau lên. Điều này giúp cho gà tập làm quen được với mọi góc độ đá, có thể đá bất cứ góc độ nào nếu thấy lông, và đặc biệt làm cho gà xung và dữ hơn.
Khối lượng tập đề nghị: 2 lần đá đầu và 1 lần đá đuôi.