Cách Xem Vảy Gà Tốt

Cách xem vảy gà tốt 1. Vảy Ám Long

Vảy ám long còn có tên gọi khác là ẩn long hay vảy yến. Vị trí đặt ngay ở ngón giữa trước khi đụng vào các ngón còn lại. Nếu xem vảy gà đá hay mà thấy vảy đó có màu hồng thì đích thị đây chính là “Linh Kê Ẩn Sơn”.

2. Vảy Ác Nghiệt Hổ Báo

Với loại vảy này, móng của ngón ngọ nổi lên một chấm nhỏ màu đen hoặc xanh. Giống gà chọi có loại vảy này có đòn độc ác khiến đối thủ không muốn đối đầu với chúng.

3. Vảy Giáp Cần

Đây là loại vảy gà quý, mọc trên cần cổ gà, được che bởi lông rất kín đáo. Gà chọi này đứng nước cao, càng về khuya lại càng trổ tài rất hiếm khi gặp.

4. Vảy Hộ Khẩu

Loại vảy này có hình như miệng cọp từ phía trong cựa. Ở giữa sẽ có 1 lỗ hẫng chia vảy gà thành 2 phần bằng nhau và ngậm vảy của hàng thới. Loại gà có vảy này sẽ có đòn đâm rất độc mà hiểm. Và khả năng sử dụng cựa điêu luyện vô cùng chớp nhoáng và chuẩn xác khiến đối thủ không kịp trở tay. Vảy Hộ Khẩu là loại vảy gà chọi tốt rất đáng để các tay đam mê gà chơi.

5. Vảy Trễ Giáp

Hai vảy ở hàng Quách song sát với nhau và chỉ xuống phía cựa gà. Loại gà có cựa này thường có cách ra đòn rất nhanh, hay tạt hay quăng cực nhạy.

6. Vảy Mai Cựa

Mặt trước phía trong ở hàng biên gần sát với cựa có 4, 5 vảy dính lại với nhau giống trông rất đẹp mắt.

Xem vảy gà đá xấu cần tránh xa 1. Khai vuông tám vảy

Nếu gà có vảy khai vuông tám vảy đá rất dở mà sức bền lại kém. Gà có vảy này thường là các loại gà lai. Nếu cá độ vào chúng thì giống như cho tiền vào túi không đáy vậy.

2. Vảy dặm ngoại

Gà có vảy dặm ngoại là những chiến kê không có biệt tài, lại khá nhút nhát. Dù có tốn công huấn luyện được thì đá vẫn không hay.

3. Vảy bể biên nội

Vảy bể biên nội là đại diện cho những con gà lai. Chỉ dùng làm thương phẩm thì hợp hơn là đá. Bởi tố chất không dùng để đá thì huấn luyện.

4. Vảy khai hậu – nát hậu

Đây là đại diện cho giống gà chọi đã cuống bổn. Khả năng đá cực kém, có đâm cũng không trúng vào đối thủ được.

Cách xem hậu độ gà đá

Việc xem hậu độ cho gà luôn song hành với xem vảy độ gà. Cách xem vảy độ gà cần phục thuộc vào các yếu tố như sau:

Các bộ phận trên đều có thể quan sát bên ngoài hoặc khi xem gà đá đều thấy được. Tuy nhiên đây là cách xem khó hơn so với việc xem chân vảy gà chọi. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như màu mạng, ngũ hành, dáng gà đi đứng, màu mắt…

Xem Vảy Gà Tốt Cần Biết

Ngoài phần chọn về ngoại hình gà nói chung, người nuôi gà chọi cần chú ý lựa chọn bộ chân của gà và chú ý đến những chú gà đá có vảy tốt, ảnh hưởng nhiều đến đòn đá của gà.

Gà nòi đá hay hoặc dở phần lớn là do ở bộ chân. Chân phải vuông, sắc cạnh như cây thước kẻ, gân guốc, chắc chắn như một khúc roi song, trên đó có vảy thật tốt thì mới là gà dữ.

Người ta có thói quen, khi bồng con gà trên tay, trước hết là coi sơ cái mặt. xem nó có lanh lợi hay không, sau đó là quan sát kỹ bộ chân. Bộ chân tuy nhỏ nhưng lại có lắm cái để mình quan tâm. Tùy theo trình độ hiểu biết của mỗi người về vảy gà mà có mức độ lưu tâm chú ý khác nhau. Người biết sơ sịa thì nhìn tổng thể, kẻ rành rẽ thì nhìn từng cái vảy một từ trước ra sau, cân phân những cái hay cái dở… Có khi màu mè xem xét cả giờ vẫn chưa xong!

Nhưng cũng có người lý luận rằng:

– Con gà nòi đá thắng hay thua là do sức lực nó mạnh hay yếu, tài nghệ riêng của nó cao hay thấp,và trong vụ đó, còn phải kể đến sự may rủi nữa. Còn mấy cái vảy thì đâu có can dự vào? Lý luận như vậy đâu đảm bảo là sai!

– Đúng là con gà có lực tất nhiên phải đá thắng con gà sức yếu rồi. Gà mạnh thì đá đau đòn, có sức chịu đựng giỏi, đá nhau cả buổi chưa thấm mệt. Còn gà yếu sức, cất chân lên không muốn nổi thì còn mong đá ăn ai?

Đúng là khi xáp trận với nhau thì tất nhiên con gà nào có đòn độc hiểm là con đó thắng. Gà nào càng độc thì càng thắng nhanh. Kết thúc trận tranh hùng càng sớm.

Còn chuyện may rủi là chuyện miễn bàn vì thực tế nó là như vậy. Có nhiều con gà đá thật dữ đá đâu thắng đó, nhưng có trận phải thua vì một đòn đá hoảng của con gà tồi. Chuyện đó xưa nay vẫn thường xảy ra ở các trường gà.

Tất cả những chuyện vừa kể trên đều đúng. Nhưng có điều chúng ta phải nhìn nhận là những con gà tài, gà thắng trận ở trên thường là những GÀ NÒI CÓ VẢY TỐT. Trong khi đó, những con thua thường là những GÀ NÒI CÓ VẢY XẤU! Đó là chuyện không ai còn có thể nghi ngờ.

Con gà có vảy tốt mà thua con gà có vảy xấu có thể là nhiều lý do.

Có vảy tốt, nhưng vẫn thua gà vảy xấu nếu trước khi đá chủ cho ăn no bị tức bụng, hay bị đối phương chơi xấu bằng cách thuốc gà, hoặc lén giở trò ma giáo…

Chính vì những lẽ kể trên nên người ta phải lựa chọn thật kỹ một con nòi toàn bích về mọi mặt để nuôi, trong đó VẢY TỐT luôn luôn đóng vai trò quan trọng.

Chân gà nòi có nhiều dạng vảy: Vảy tốt lẫn vảy xấu. Vì vậy ta phải chọn những con vảy tốt mà nuôi, gà vảy xấu nên loại bỏ không thương tiếc.

Chuyện hình dáng bên ngoài của con gà thì ngay người mới vào nghề nếu được chỉ vẽ sơ sơ, họ cũng hiểu và nhớ được, chớ còn vảy gà thì ngay cả những người nuôi lâu cũng chưa chắc đã am tưởng tất cả.

Nuôi gà đá có vảy hai hàng trơn Cách chọn vảy ở chân gà đá

Gà đá cần ở nước khuya, tức là có thể đứng vững suốt trận đá. Muốn có gà như vậy thì ta phải chọn gà có vảy ở các ngón như sau:

– Ngón thới: phải có bảy vảy, nhiều hơn càng tốt. Ngón thời của gà rất quan trọng, được coi là cái cựa thứ hai của gà vì ngón thới cũng đâm.

– Ngón nội: phải có 19 vảy trở lên.

– Ngón ngoại: Phải 14 vảy mới tốt (xem hình)

– Gà nào ngón chân ngắn, không đủ số vảy cần thiết thì có thể đứng yếu, đá dễ té, và đứng lâu không bền.

Vảy dâu săn

Cách Xem Vảy Gà Chọi Có Hình Minh Họa (Các Loại Vảy Tốt)

Cách xem chân gà đá hay, xem vảy gà tốt

Đối với gà chọi kể cả gà đòn hay gà đá cựa sắt. Thì đôi chân cũng là bộ phận vô cùng quan trọng. Trong khi đôi chân được xem là vũ khí dùng để tấn công đối thủ. Thì bộ vảy của gà chọi được ví như bộ giáp để giảm lực tấn công từ phía những con gà chọi khác khi đá gà.

Theo cách xem chân gà đá hay, cách xem vảy gà chọi. Thì một con gà có đôi chân khỏe, vảy khô và rõ ràng. Các ngón chân sắc khỏe, không bị dị tật, cựa tốt và có những loại vảy quý, linh kê dị tướng. Nhất định là một con gà chọi đá hay. Và có khả năng ra đòn chính xác.

Cấu tạo chân gà chọi đẹp.

Một con gà chọi đẹp đá hay thì thường đôi chân sẽ có những đặc điểm sau:

Cẳng chân to hoặc nhỏ tùy giống nhưng phải cân đối.

Có hai hoặc 3 hàng vảy nhưng đều phải rõ ràng, vảy khô.

Ngón chân khỏe, không bị dị tật, cong queo.

Móng chân sắc nhọn.

Cựa gà tốt.

Có các loại vảy đẹp, cựa đẹp, linh kê dị tướng. (nếu có)

Cách nhận biết gà đá hay bằng cách xem chân gà đá.

Nhìn đôi chân và bộ vảy của gà chọi sư kê cũng có thể thấy được khả năng đá gà của chúng. Chân gà phải khô, không xuất hiện các búng thịt trên chân.

Chân gà to: đòn đá đau, khiến đối thủ bị tang. Thường đi dưới, đá tấn công vào chân, đầu cổ.

Chân gà nhỏ, thanh: đòn đá đay rát. Thường khiến cho gà chọi đối phương chếnh choáng, vết thương gây khó chịu. Thường tấn công vào lườn bụng, đầu mặt.

Vảy khô, đóng sát với nhau và khi sờ có cảm giác nham nhám. Thì đòn đá sẽ rát hơn so với những loại vảy khác.

Gà có chân vuông, vảy vuông đóng từ sát chậu và vảy nổi lên mới tốt.

Gà có chân trong, vảy mỏng và láng thì đòn đá thường chính xác.

Vảy to, kích thước lớn hơn các vảy hác. Nếu độc giáp nằm ở vị trí ngay cựa thì đó là gà tốt. Còn nếu vảy độc giáp nằm ở những vị trí khác thì đây là gà chọi bình thường.

Là 2 vảy thường dính lại với nhau. Nếu vảy liên giáp nằm ở hàng thành (hàng ngoại) thì đây là gà chọi xấu. Nhưng nếu vảy liên giáp nằm ở hàng vảy thứ tư tính từ gối xuống. Thì con gà chọi này có thể nuôi được.

Đại giáp gồm có 3 vảy thường dính lại với nhau. Nếu vảy đại giáp nằm ở ngay hàng thành thì được gọi là đại giáp ngoại. Còn nếu vảy đại giáp nằm ở trên hàng quách thì gọi là vảy đại giáp nội.

Những con gà chọi có đại giáp thường rất dung mạnh. Có đòn đá dữ đặc biệt là biệt tài đá cựa rất hay.

Vảy án thiên, phủ địa, vấn cán – Cách xem vảy gà chọi hay

Vảy án thiên: vảy án thiên là một vảy lớn nằm ngay sát gối. Nếu vảy nằm cách gối một hàng vảy thì gọi là vảy Án Thiên 2. Còn nếu cách gối 3 hàng vảy thì gọi là vảy Án Thiên 3. Gà chọi có loại vảy này thường có sức khỏe tốt, bền bỉ và ra đòn khá chính xác. Là loại gà chọi Tốt.

Vảy phủ địa: hình dáng khá giống Án Thiên nhưng vảy nằm dưới cựa, sát 4 ngón chân. Gà chọi có vảy phủ địa rất tinh ranh, né đòn tốt. Là loại gà chọi Tốt.

Vảy Vấn Cán: hình dáng giống với hai vảy trên. Nhưng lại nằm ở vị trí khác so với vị trí của Án Thiên và Phủ Địa. Nhưng nếu vảy Vấn Cán nằm trên cựa thì không tốt. Theo cách xem vảy gà chọi hay, cách xem vảy gà đá cựa sắt thì vảy này nên nằm ở gần gối, nếu có 4 vảy trở lên thì không nên chọn.

Vảy Hổ Khấu, Hàm Long – Cách xem vảy gà chọi hay.

Hổ Khấu (Hổ Khẩu): loại vảy liên giáp nội có hình dáng như miện cọp phía bên trong cựa. Ở giữa vảy có lỗ hủng vào, chia vảy thành 2 phần đầu hơi tròn bằng nhau. Chỗ hủng vào ngậm vảy của hàng thới đi lên.

Hàm Long: Vảy liên giáp nôi có hình dáng như mình rồng. Nhìn khá giống với vảy Hổ Khấu, phần hõm vào chia vảy thành 2 phần không bằng nhau.

Theo cách xem vảy gà chọi hay thì gà chọi mang vảy Hổ Khấu hay Hàm Long thường là gà hay. Sở hữu nhiều đòn thế hiểm hóc, khiến đối thủ khó lòng xoay sở.

Như cách xem vảy gà chọi, những con gà có đại giáp ngậm ngọc là gà quý. Gà chọi thường có tài và bản lĩnh đá gà tốt. Biết sử dụng cựa điêu luyện và có khả năng ra đòn nhanh chớp nhoáng lại chính xác.

Giáp vi đao là vảy nằm ở hàng quách (hàng nội). Có từ 3 vảy trở lên tạo thành. Vảy này có mũi nhọn giống như mũi dao chỉa thẳng vào cựa. Nếu chỉ có 2 mũi thì đây là vảy Song phủ đao.

Theo cách xem vảy gà chọi hay thì gà chọi có vảy Giáp vy đao thường có đòn khá hiểm. Sở trường là sát phạt tới tấp khiến cho gà chọi đối thủ né không kịp thở.

Vảy Nội hoa đăng

Vảy Nội hoa đăng thực chất là một hàng vảy ở hàng nội chạy thẳng tới cựa. Nếu hàng vảy này kéo dài đến gối và có luôn ở hai chân. Thì đây là con gà được xếp vào hàng thần kê hiếm có.

Những con gà chọi có vảy nội hoa đăng thường là gà hay. Sở trường là phá đòn của đối thủ, phản công bất ngờ. Khiến cho gà chọi đối phương trở chân không kịp. Ngoài ra, khi đấu xáp lá cà thì gà chọi có loại vảy nội hoa đăng thường thắng thế hơn hẳn.

Vảy Song phủ đao

Vảy song phủ đao nhìn giống với Giáp vy đao nhưng chỉ có 2 mũi nhọn. Gà chọi có vảy này thì có sở trường là đá gà cựa sắt. Sở hữu đòn đá mạnh và sử dụng cựa rất tốt. Đòn đá chính xác.

Theo cách xem vảy gà đá cựa sắt, cách xem vảy gà chọi hay. Thì đây là một chiến kê cực kỳ khó chịu. Nếu gặp phải con gà mạnh hơn, thì nếu không hạ được nó ngay lúc bắt đầu trận đấu. Thì cũng sẽ khó lòng giành lấy chiến thắng về mình, thậm chí là cũng ăn no đòn với nó.

Vảy Kích giáp

Vảy kích giáp nằm ở hàng vảy thứ 4 tính từ gối xuống. Có những vảy nhìn giống như quấn cán khá giống với Xiên đao, nhưng không phải là vảy Xiên đao.

Theo cách xem vảy gà đá cựa sắt thì gà choi có vảy Kích giáp cũng được xem là hàng tướng kê. Bởi thường thì chúng có tài đá hay. Khi ra sới gà thì luôn dung mãnh, thường ăn độ chớp nhoáng.

Vảy Thất đao thiên

Vảy Thất đao thiên gồm 7 vảy gộp lại (thất đao) từ cựa tính lên đến gối. Theo cách xem tướng gà đá cựa sắt thì gà chọi sở hữu loại vảy này thường đá vô cùng máu chiến. Được mệnh danh là sát kê với đòn đá nhẹ nhàng nhưng lại cực hiểm hóc.

Khi nhìn vào thì đòn đá cũng bình thừng, nhưng với cú nhảy chân đầu tiên đã có thể hạ đối phương ngay lập tức.

Giáp thới phòng đao

Giáp thới phòng đao là một vảy nàm tại hàng thới. Hàng vảy này ôm vòng quanh cựa. Gà chọi có loại vảy giáp thới phòng đao này không phải gà tầm thường. Nếu có vảy giáp thới phòng đao trên cả hai chân thì là gà rất tốt, được xem là tướng kê.

Như kinh nghiệm của những sư kê nhiều kinh nghiệm phép xem vảy gà chọi thì gà chọi có vảy này rất nhanh nhẹn. Sử dụng đòn đá và cựa thuần thục. Nếu gặp những con gà chọi ít kinh nghiệm thì chúng chỉ cần chưa hết một hiệp đã chiến thắng.

Vảy Lạc ma hàm cốc

Lạc ma hàm cố là vảy lớn và hơi trong nằm ở hàng quách (hàng nội). Từ cựa trở xuống ngón hàng nội.

Gà chọi sở hữu loại vảy này thường có sở trường là đá mé và đá ngang. Nhưng nếu gặp phải cao thủ có chân cựa ác thì dễ thua. Gà này thường thủ thế, nhưng để thắng nó cũng khó.

Điều đặc biệt ở những con gà chọi có vảy Lạc ma hàm cốc là tài biến hóa đòn thế. Giúp cho trận đá gà càng được kịch tính hơn.

Vảy Huyền trâm

Là một vảy nhỏ nằm ở giữa hàng thành (hàng ngoại) và hàng quách (hàng nội). Đồng thời nằm ngang với cựa gà.

Theo kinh nghiệm của các sư kê về cách xem vảy gà chọi. Thì gà chọi có loại vảy này thường ăn miếng trả miếng. Khi đá rất hung dữ, có tài dùng cựa. Nên được nhiều người nuôi yêu thích.

Vảy Tiểu son

Vảy Tiểu song được hợp lại từ nhiều vảy nhỏ có đầu như hạt gạo. Nằm ở giữa kẽ của các ngón và có màu đỏ hoặc màu hồng. Ngoài tên tiểu son thì vảy này còn được gọi là tấm son hay hồng sa.

Gà có vảy này rất được sư kê yêu thích. Bởi chúng có sở trường ra đòn chắc và khá hiểm hóc. Biết phòng thủ và lựa thời cơ phản đòn. Là loại gà chọi khá may độ khi đá gà.

Vảy Lộc điền nội

Là vảy được 4 vảy hợp thành. Trong đó 2 vảy nàm trên hàng nội còn 2 vảy nằm trên hàng ngoại. Hình dạng giống với cây cung tên.

Gà có vảy này nằm ngay ở cựa mới là tốt. Còn nếu nằm ở những vị trí khác thì cũng là loại gà thường. Khi chọn gà các sư kê cần lưu ý.

Vảy Linh giáp tử

Vảy linh giáp tử từ thới hoa đăng đi lên đụng 2 giáp đóng ngay cựa ở hàng nộ. Cùng mở miệng ngậm ngọc.

Những con gà có vảy Linh giáp tử khá hiếm. Là gà tốt đá hay, có khả năng ăn độ gà đại giáp và gà có Liên giáp nội.

Vảy Trường thành

Vảy Trường thành nằm ở hàng thành (hàng ngoại). Có thể lấn nhiều sang hàng quách (hàng nội).

Gà có vảy Trường thành không nhiều, lâu lắm mới thấy được một con. Do đó, các chuyên gia cũng xếp gà có vảy này vào loại gà quý.

Theo cách xem vảy gà đá thì gà này có tài ba xuất chúng. Đòn đá mạnh và rất chính xác. Tài quăng giỏi cũng là một đặc trưng khiến cho gà chọi đối thủ vất vả xoay sở.

Vảy Khai vương

Đây là loại vảy cực tốt. Được tạo thành từ 4 vảy có rãnh vuông góc, tạo thành hình chữ nhật. nằm ở ngay phía dưới chậu. Và nhìn khá giống chữ vương.

Theo cách xem vảy gà đá cựa sắt hay. Thì loại vảy này là một trong những loại vảy rất tốt đối với gà chọi. Gà có loại vảy này thường may độ. Khi đá gà thường tập trung vào những vị trí trọng yếu của đối thủ để tấn công.

Vảy Nhất thới (hàng hiếm)

Vảy nhất thới (nhật thới) là 1 cái vảy to có hình chữ nhật. Nằm ở hàng thới, từ móng vào khoảng 2 vảy.

Gà chọi có vảy này không nhiều, khá hiếm gặp. Chúng sở hữu đòn đá liên hoàn rất tốt, đặc biệt là đòn đá khiến đối thủ của mình mất mắt.

Vảy Nguyệt ám chỉ.

Là những vảy nằm ở sát gối, tính từ hàng nội quấn ngang sang hàng ngoại. Hình dáng như sợi chỉ, khá nhỏ. Nhưng chỉ có 2 hàng tính từ gối xuống thì mới gọi là Nguyệt ám chỉ. Gà chọi có vảy này khá hiếm thấy.

Gà chọi có vảy này thường luôn đá từ 2 – 3 đòn trở lên. Đòn đá có lực mạnh, bị trúng đòn này thì không bị tang nặng cũng gục ngay tại chỗ.

Lưu ý trong cách xem vảy gà chọi

Cách xem vảy gà chọi sẽ giúp các sư kê chọn lựa được những con gà chọi tiềm năng. Nhưng các sư kê cũng cần phải xem đòn lối khi đá của gà chọi trước khi quyết định chọn nuôi.

Bên cạnh đó, khi đã có được gà tốt. Thì cách nuôi gà đá đúng, hiệu quả cũng là điều quan trọng. Tránh vì cách nuôi sai mà làm hỏng gà.

Nhiều người mua được gà tốt nhưng nuôi không tốt. Gà tốt thành gà hỏng cũng là chuyện thường gặp ở sư kê ít kinh nghiệm nuôi gà.

Để biết cách xem vảy gà chọi và kinh nghiệm nuôi gà đá. Các sư kê có thể theo dõi những kinh nghiệm được chia sẻ tại chúng tôi Chuyên trang về gà chọi dành cho những người đam mê gà chọi và thích xem đá gà.

Chúc các sư kê thành công trong việc nuôi gà đá.!!!

Vảy Vấn Cán Tốt Hay Xấu? Cách Xem Vảy Gà Đá 1️⃣

Vảy gà là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá một con gà chọi có khả năng đá giỏi hay không. Bài này thuốc gà VIP sẽ giúp anh em cách xem vảy vấn cán chân gà chọi đá hay cực độc tốt xấu ra sao và các loại vậy gà khác giúp anh em hiểu thêm về vầy chân chiến kê, thần kê.

CÁCH XEM VẢY GÀ CHỌI

Để biết cách xem vảy gà chọi, các sư kê cần biết vảy gà là phần nào? Vảy gà là phần da cứng, tạo thành một lớp màng cứng có hình dáng giống như những chiếc vảy.

Vảy gà chỉ bao gồm phần vảy kéo dài từ đầu gối cho đến hết chân gà. Những phần phía trên đầu gối sẽ bắt đầu có lông. Vảy gà đặc biệt ở chỗ, hình dạng vảy được tạo bởi các đường vân rất phong phú và đa dạng. Với mỗi loại hình dạng này, những người chơi gà chọi đã đặt tên cho chúng.

Theo kinh nghiệm quan sát và đúc kết hàng trăm năm, các sư kê đã nhận ra rằng mỗi loại vảy khác nhau đều có ý nghĩa biểu thị khả năng đá giỏi hay không của gà chọi. Từ đó, xem vảy gà chọi cũng trở thành “kĩ năng” của các sư kê. Trong những lần đánh giá hay xem gà chọi, vảy cũng trở thành một loại tiêu chí quan trọng của gà chọi mang đi đá.

Đặc điểm vảy gà chọi – Cách chọn vảy chân gà đá hay

Có rất nhiều đặc điểm để đánh giá một con gà đá hay. Nhưng cách nhận diện gà đá hay qua vảy gà chọi phổ biến nhất. Chi tiết cách xem vảy gà tốt hay xấu.

Gà 3 hàng vảy loại này khá hiếm, bạn sẽ thấy 3 hàng vảy xếp đều song song với nhau cùng nằm trên cán. Loại gà này rất có tài bởi lối đá không biết cách dùng cựa linh hoạt được liệt kê vào loại văn võ song toàn. Khi gặp đối thủ mạnh nó mà tìm được sơ hở là con gà kia chỉ còn nước te tua vì vậy mà nó được rất nhiều sư kê muốn có

Vảy dâu săn có hình dáng mũi nhọn như tên trông giống như hình đậu bắp. Gà nòi mà đá đòn đau rất dữ rất được ưu chuộng. Gà nào khi trúng đòn thì gà kia đi không vững không thì kêu đau đớn. Chỉ gà có vảy săn dâu mới có khả năng như vậy.

Xem vảy gà vấn cán tốt hay xấu cho gà chọi. Vảy vấn cán có hình dạng khá giống với vảy Án Thiên và Phủ Địa nhưng lại nằm phía ngoài. Vảy gà vấn cán ngay trên cựa thì không tốt, xui rủi, đá kém sẽ không thắng độ, nhưng 3 vảy sát đầu gối là vảy kích giáp gà này tỉ lệ thắng độ ở mức cao đến già luôn, còn từ 4 vảy trở lên tuyệt đối không dùng gà để chọi.

Vảy vấn cán sáo(quý): cũng gần giống với vảy án thiên và phủ địa nhưng bắt đầu từ gối xếp dọc xuống chậu. Loại gà có vay van can kiều này này là gà quý, lanh lẹm tinh ranh, ra đòn rất chính xác.

Là loại vảy nhỏ vảy gà ém có giá trị bạch đầu chỉ, không nên nuôi loại gà này. Vảy gà ém gần giống với vảy huyền châm đóng dưới hoặc phía trên cựa. Gà có vảy này thường đá kém không nên huấn luyện gà này thành thành chiến kê.

Vảy cán trên này giữa cựa và gối. Vảy cán dưới nằm ở khoảng giữa chậu và cựa, không nên nuôi gà chọi chọi có vảy này khó mà huấn luyện thành gà đá hay.

Kinh nghiệm xem gà chọi đá hay qua từng bộ phận

– Chọn tông dòng gà chọi: Việc chọn tông dòng gà chọi rất quan trọng bạn cần lựa chọn những giống gà tốt nhất, bản lĩnh với sức chịu đòn cao nhất. Tránh tình trạng thắng đòn nhưng không có bản lĩnh chạy lung tung.

– Chân gà có nhiều hệ chân khác nhau thể hiện các khả năng đòn khác nhau như: Chân to ngắn, đùi dài loại chân này đá kiềng đòn mé chụp từ trên ở tầm đẳng cấp, đã có nhiều con có tên tuổi ở hệ chân này. Chân dài, kheo mèo chụm gối loại này mà đá mé, đá hầu dọc mặt chỉ có toét máu,… Dù là hệ chân nào đi nữa chân gà chọi đá hay đều phải có đặc điểm chung chân khô, ngón héo, không bủng nhủng, rắn chắc, có thịt ở chân sẽ hiền không dám đánh chết đối phương.

– Mỏ gà chọi: Con nào mỏ to khỏe càng tốt, mỏ thẳng, ngắn hàm rộng không nên dùng (hàm tối thiểu sâu đến mắt)

– Hầu gà, thân gà: con gà đá hay phải có mình dài, có chỗ để chịu đòn nhưng không được quá to, nên cân đối. Về hầu, gà vét hầu thường có đòn thế đá có chiến thuật. Gà hầu bò thường thường nhanh, tránh đối phương cắn vào hầu nó.

– Tai, mào gà chọi: Tai gà chọi hay thường nhỏ, lông phủ kín, tính tình trạng ù tai. Nên chọn những con gà có mào công, mào vau. mào chỉ thiện.

– Mặt gà chọi: Mặt ó gan lì, mặt tam giác giữ dằn, má phình, sọ thắt (xương sọ nhỏ hơn xương gò má).

VẢY VẤN CÁN CÓ TỐT KHÔNG?

Như đã nói ở trên, vảy vấn cán là vảy của hàng nội và hàng ngoại đối diện nhau dính lại nằm phía ngoài. Vảy vấn cán không thể đưa ra đánh giá tốt hay xấu khi chưa biết vị trí chúng nằm ở đâu. Theo kinh nghiệm của người chơi gà chọi chuyên nghiệp, nếu vảy gà là loại vảy vấn cán ngay cựa thì không tốt, xui rủi, đá kém sẽ khó có thể thắng trận. Ngược lại, nếu nằm dưới cựa thì đó vẫn là gà tốt.

Còn nếu vảy vấn cán nằm sát nhau ngay vị trí ngang cựa thì gọi là vảy kích giáp. Gà vảy kích giáp vốn nổi tiếng là mãnh tướng bất bại.

Như vậy, vảy vấn cán ngay trên cựa là một loại vảy không tốt. Gà chọi có loại vảy này trên chân rất khó có thể giành chiến thắng trong một trận đấu. Người nuôi gà, chơi gà chọi nên tránh lựa chọn những con gà chọi có loại vảy này trên chân để có được một con gà chiến thực sự tốt.

Đây chỉ là một trong những loại vảy gà cơ bản, từ những loại vảy này, kết hợp cùng vị trí mà chúng trên chân gà có thể giúp người chơi gà nhìn ra đâu mới là con gà chiến hay, đá tốt. Mỗi loại gà có loại vảy khác nhau không phải vảy gà nào cũng tốt điển hình là vảy vấn cán này chẳng hạn phụ thuộc vào vị trí vảy nằm ở đâu bạn sẽ biết được con gà đó đá tốt hay không có nên nuôi.

MỘT SỐ LOẠI VẢY GÀ

Vảy gà cũng phân chia tốt xấu. Tức là khi sở hữu loại vảy này, thì gà chọi sẽ có khả năng đá tốt, thậm chí là vô cùng tốt, được các sư kê săn lùng. Ngược lại, cũng có những loại vảy mà khi gà chọi có hình dạng vảy này khi khả năng đá bình thường hoặc không tốt.

Vảy độ ở gà chọi đôi khi có một hàng, đôi khi hai hàng, nếu chân này một hàng, chân kia hai hàng thì dở, “hàng độ” và “hàng hậu” lấn hết chỗ, để không có “hàng kẽm” thì xấu, rất khó ăn độ, “đường hậu” và “đường độ” đụng nhau thì nan giải lắm. “Hàng độ” luôn luôn nghiêng về mặt tiền thì tốt.

Vảy kẽm sát cựa nhỏ, to dần đi lên gối, nếu hai hàng kẽm của hai chân thật giống nhau như đúc là quá tốt. “Kẽm” và “độ” cùng song song đi lên đừng thiếu nhau là tốt. Hàng độ có phân chia vảy độ ra thì phải thua. Chân vảy độ hai hàng trơn tru, rõ ràng sạch sẽ, nếu tướng cũng tốt thì gà hay, đá có nhiều thế khác nhau.

“Hàng độ” đóng nhiều hàng, vảy nhỏ lăn tăn thì không tốt(độ tấm). “Hàng độ” đóng càng cao càng nhỏ dần và ngả về “hàng quách”, là đúng cách nhất. “Hàng độ”, hai phân cao thấp không đều, coi chừng có thua….

“Hàng kẽm” phải song song với “hàng độ”, và dài hơn “hàng độ” lên tận gối mới tốt, khỏe gà. Hàng kẽm và độ đều nhau, song song, nhưng nếu kẽm thiếu một vảy với hàng độ, vảy thứ mấy, độ thứ ấy phải thua.

Chân gà chọi có một “hàng kẽm” và một “hàng độ” gọi là độ “song khai”.

: Gà có một “hàng độ” và hai “hàng kẽm’, gọi là “tam tằng”, đá khá lắm. “Hàng kẽm” có một cái chấm, và một vảy yếm ở cuối hàng kẽm và độ nhập lại, vuốt đuôi có một vảy chính giữa gọi là chấn, con gà có hai thứ ấy nên dùng, chỉ có một cũng dùng, nếu thiếu cả hai thì không nên xài.

: Với vảy gà độ liên ba thì ở gà chọi có một “hàng độ” và ba “hàng kẽm”.

: Gà độ tam trái có một “hàng độ” và một “hàng kẽm”, thêm có ba vảy chụm lại hình chữ “phẩm” nằm ngang, không lớn không nhỏ, chẳng thấp, gà này không phải trả độ (không thua). Gà một chân có độ “tam tằng”, chân kia “song khai” như vậy không đúng cách, hay thua bậy.

Ở gà bể biên khai hậu thì “Đường quách” có một vảy nứt ra chia làm hai, đồng thời “đường hậu’ lại có một vảy khai ra rõ rệt, gà ấy là gà hay, gọi là “”bể biên khai hậu.

Biên một hàng không đứt quãng rất tốt, thượng sách, vảy chữ nhật hoặc vuông, gà vảy mặt tiền loạn, thì hàng liên hai và ba hàng cũng dùng tốt.

Gà nào “hàng quách” loạn thứ loạn lớp, mà “hàng độ”, “hàng kẽm” minh bạch, biên liền lạc, ngay thẳng một hàng, gà này vào hạng ưu tú, ăn liền mấy độ, khó thua.

Gà hàng thành, quách như một lùm, một chân có hai hàng, còn một chân có điểm đốm chính giữa từ trên xuống khỏi cựa, ấy là văn võ toàn tài, khó ăn được gà này.

Nếu có vảy “huỳnh kiền” đóng từ vảy thứ 2 đến 5 đều tốt. Vảy thứ 2 ăn vảy thứ 5, thứ 3 ăn thứ 4 v.v…

“Huỳnh kiền” có ăn độ rồi đá với gà “huỳnh kiền” chưa ăn độ, thì như chưa ăn độ.

đóng trên thì đá ngang, đóng tại cựa thì đá cần cổ, nếu vảy “vấn cán hoành khai” có thêm “xuyên giáp”, thường hay ở hàng quách, dưới cựa, có vậy gà thường đi trên, ưa lòn xuống dưới, giỏi đá nhiều thế.

Vấn cán hoành khai, ở trên có ba hoặc bốn cái, ở dưới có vảy “nguyệt tà”, gà ấy cứng đòn, ưa đá hầu, dọc, ngang.

Vấn cán hoành khai dưới cựa có vảy “hàm cốt”, xuyên giáp hay “lạc mai” gà hay đá mé.

Nếu gà có “án thiên” II hoặc III đã thắng độ, không nên đá với gà có “phủ địa” chưa thắng độ.

Gà hai chân đều có “phủ địa” hoặc I, II, III không đồng bậc, gà này phải thua gà có “tứ trực”. Nếu “phủ địa” liền bốn cái, thì không phải cách.

Tất cả những vảy, những chấm, những điểm đốm, đều theo: đỏ ăn đen, đen ăn xanh, xanh ăn lợt, lợt ăn bán sắc.

Những ngón chân thì vảy phải xếp quay đầu ra phía trước, gốc về sau mới đúng cách.

Hậu phải từ 14 vảy đổ lên mới tốt.

Có những vảy tài vảy tốt thường đóng ở chân trái mới đúng cách, vì vảy tài chân trái ăn vảy tài chân phải.

Chẳng thà không có vảy tốt, còn nếu có “án thiên”, “phủ địa”, “bản phủ kích giáp”, “ám long”, mà không đúng cách và nhất là hàng độ và kẽm chẳng may thì không nên xài.

Gà “lục đinh lục giáp” mỗi chân có quấn thêm ba cái quấn ngang cựa, cũng gọi là “tam cường”, ấy cũng là gà độc, đá hay.

Gà chọi lục đinh có những điểm đốm nhỏ, ẩn trong vảy lớn, màu đỏ hoặc xanh, đá dữ, ăn đòn trả đòn ngay, điểm đỏ ăn điểm xanh.

“Hàng hậu” của gà lục đinh lục giáp phải cùng xếp lên mới đúng cách, tránh vảy lên vảy xuống, cần tránh chia đôi chia ba. Gà có “hàng hậu” thật đúng cách như thế đã tám phần mười hay rồi, “hàng hậu” cho đến cựa vẫn to và rõ.

Một nửa hậu úp xuống, một nửa úp lên, trái lại nó thêm hay đôi chân đều khá lắm, gọi là “bán phản hậu”.

“Thới hoa đăng’ rất cần thiết cho vảy gà. Vảy “thới hoa đăng” tốt là từ thới lên đều đến cựa và được một vảy của “hàng quách” chặn lại tại đó, cả đôi chân cũng thế, khá lắm.

Ngoài ra nếu lên thẳng đến gối thì càng quý, nhưng tránh lên quá cựa “giữa cán” rồi bị đứt quãng từ đó. Đôi thới đúng cách nhất ta đếm được 1-2 vảy mỗi bên, bằng không đều thì chân trái hơn chân phải mới nên dùng.

Cám ơn anh em đã đọc bài viết của VIP!

Hướng Dẫn Chọn Gà Nòi Chiến Tốt Qua Cách Xem Vảy Chân

– Các anh em Việt nam khi chơi gà chắc hẳn ai cũng biết hơn nhau được điểm nào hay điểm đó đúng không? ví thử hai con gà ghép trạng với nhau tướng mạo như nhau, tông dòng như nhau, sức lực giống nhau chẳng hạn mà một con có nhiều vẩy tài hơn con kia thì có lẽ người cầm gà bên kia cũng phải lo sợ. Chính thành ra bài viết này sẽ giúp anh em đam mê gà chọi có một cái nhìn, tri thức tổng quát về cách xem vẩy gà chọi hay. Bài viết dựa trên sự tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau mong nhận được sự góp ý của anh em và đặc biệt là các cao thủ trong làng gà nòi để có thể tổng hợp lại cho bài viết hoàn chỉnh hơn.

2. Hình dạng và đặc điểm của các loại giáp

– Giáp vy đao ,Nội hoa đăng

Giáp vy đao là vảy của hàng quách (hàng nội) có mũi nhọn như mũi dao chỉa vào cựa, giáp vy đao phải từ 3 vảy trở lên. Nếu có 2 mũi thì gọi là song phủ đao. Gà có Giáp vy đao ra đòn ác độc, sát phạt tới tấp dọc ngang khiến đối phương không kịp thở.Nội hoa đăng là những vảy của hàng nội đi thẳng đều lên tới cựa ấy gọi là nội hoa đăng. Nếu hàng vảy này mà lên tới gối mà có ở cả 2 chân thì gà này được xếp vào hàng thần kê. Gà này có sở trường là phá đòn địch thủ khiến đối thủ gặp trở lực khi ra đòn, không những như thế khi xáp lá cà thì gà này thường thắng trận nhiều vì tung đòn liên hoàn làm đối phương trở tay không kịp chết tại chỗ là nhiều.

Vảy hàm longLà vẩy lớn hơn các vẩy khác trong cán…,có 1 đường nứt chính giữa đi ra phía ngoài (hàng nội hay hàng quách) và đụng 1 vẩy nhỏ nằm giữa thì gọi là ” HÀM LONG “. Còn ngược lại nếu đường nứt chính giữa đi ra phía ngoài (hàng nội hay hàng quách) mà không có vẩy nhỏ thì gọi là “HỔ KHẨU”. Giống nhưng hình trên của bạn do vậy vẩy đó là “HỔ KHẨU” chú ý nếu nó nằm ngay cựa thì mới có tài và tốt còn không thì cũng tuy theo con thôi nha bạnGà 3 hàng vảyĐược nói nôm na cho dễ hiểu là 3 hàng vẩy cùng nằm trên cán và đồng thời với nhau thì gọi là 3 hàng vẩy. Gà có 3 hàng vẩy này cũng rất hiếm, lâu lâu mới có 1 con. Gà này được các sư kê cho là văn võ song toàn vì sở trường và lối đá rất khôn có tài dùng cựa tùy cơ ứng biến. Gà chọi này nếu gặp đối thủ cao hơn nó thì cũng khó phân thắng bại vì nếu gà kia mà có sơ hở chút ít là chết ngay với nó liền. Nếu có ăn được nó thì củng te tua chứ chả chơi.Linh giáp tửLà những vẩy đường thới hoa đăng đi thẳng lên đụng 2 giáp đóng ngay cựa ở hàng nội và cùng mở miệng ngậm ngọc. Gà này được các sư kê xếp vào hàng thần kê, nếu gà nào 1 hay 2 chân đầu ăn được nó thì không còn gì để nói. Vì sở trường của gà này thường là những đòn ác độc ở nước cuối trở đi, nó mà chịu nhảy chân là buộc địch thủ phải ói chết tại chổ hoặc mang tật suốt đời hay chết sau trận đấu. Gà có vảy này rất là quý hiếm, vì các sư kê cho rằng vẩy linh giáp tử ăn đại giáp và liên giáp nội.Song phủ đao( Xem ảnh trên của Giáp vy đao chỉ khác có 2 vảy chụm lại hướng về cựa, còn giáp vy đao là có 4-5 vảy chụm lại hướng về cựa )Gà này chân cựa đâm rất nhạy, sở trường là trả đòn nhanh lẹ khiến cho đối phương ở thế bất ngờ và ra tay hạ gục một cách dễ dàng. Nhưng nếu gặp cao thủ mạnh hơn thì gà này sẽ chết ngay chân đầu lúc mới thả gà còn bằng không thì sẽ ăn đủ với nó chứ đừng giỡn chơiTrường thànhLà những hàng vảy của hàng thành (hàng ngoại) lấn nhiều sang phía hàng nội (hàng quách) thì gọi là trường thành. Loại gà này cũng thuộc vẩy hiếm lâu lắm mới thấy 1 con được các sư kê rất thích và cho vào hàng quý kê. Gà này tài ba xuất chúng ra đòn rất mạnh,chuẩn xác,hiểm, có tài quăng giỏi đã từng làm không ít hàng cao thủ võ kê ” hồn lìa khỏi xác ” cũng bởi tài quăng giỏi này của nó gây ra!Lạc ma hàm cốcLà 1 vẩy lớn hơi tròn nằm ở hàng nội (hàng quách) từ cựa trở xuống ngón hàng nội thì vẩy này được gọi là lạc ma hàm cốc. Gà có vẩy này thường đá mé, đá ngang rất tốt nhưng gặp cao thủ có chân cựa hiểm,ác thì gà dễ bị chết ở phút đầu vì gà hay thủ thế ít đá trước dễ bị thua. Nhưng cũng không phải con nào cũng dễ ăn được nó đâu lạng quạng sơ hở là chết với nó !Huyền trâmLà một vẩy nhỏ nằm chính giữa hàng nội (hàng quách) và hàng ngoại (hàng thành) nằm ngang với cựa thì gọi là huyền trâm. Gà có vẩy này thì đâm chém dữ lắm ăn miếng trả miếng quyết không thua ai có tài dùng cựa khi ra chiến trận. Đây cũng là vẩy tốt đáng để chơi.Vảy đại giápHướng dẫn xem vẩy gà chọi vẩy đại giáp. Là 1 vảy lớn được hợp và tạo thành bởi 3 vảy nhỏ dính liền ở hàng nội thì gọi là đại giáp (đại giáp nằm ở giữa cựa là tốt nhất). Gà có vảy này có nhiều đòn độc rất hiểm nguy làm đối phương chết tại chỗ là thường. Nếu đại giáp có mở miệng ngậm 1 vảy nhỏ thì gọi là ĐẠI GIÁP GIỮ NGỌC. Gà có vảy này cực kỳ quý hiếm rất khó độ vì nó hay hơn đại giáp nhiều !Vảy tiểu sonLà được hợp nhiều vẩy nhỏ (như đầu hạt gạo) được nằm giữa trong ké của các ngón và có màu hồng hoặc đỏ thì các vẩy đó được gọi là TIỂU SON (Hồng Sa & Tấm son). Gà có vẩy này ra đòn rất chắc, mạnh và hiểm. Khi ra trận khiến địch thủ xoành xoạch phòng vệ đòn thế của nó, ít có nhịp phản đòn là gà tốt.Vảy Khai vươngVảy này được tạo thành từ 4 vẩy có rãnh vuông góc hình chữ nhật được nằm phía dưới gần chậu hình giống chữ vương. Gà có vẩy này ra đòn rất ác nó mà chịu buông chân nhảy thì phần lớn là toàn vào chỗ hiểm khiến đối thủ khó mà chịu nổi!Lộc điền nộiCách xem vẩy gà chọi xem vẩy lộc điền nội. Là vẩy được hợp và tạo thành bởi 4 vẩy (2 vẩy nhỏ nằm ở hàng nội 2 vẩy lớn nằm ở hàng ngoại ) hình dáng nhìn giống cây cung có gài tên bắn địch thủ thì 4 vẩy đó được gọi chung là lộc điền. Hình thức vảy này giống lộc điền tự gà có vẩy này nếu nằm ngay cựa thì mới tốt chân cựa rất là nghiệt ngã còn nếu vẩy đóng chỗ khác thì cũng thường.Nhật thới ( hàng hiếm có )Là 1 vẩy to dính liền giống hình chữ nhật nằm ở hàng thới được đếm từ móng vào khoảng 2 vẩy đụng nó thì gọi là nhật thới. Gà này thuộc hàng hiếm lâu lắm mới thấy 1 con lối đá nhanh lẹ hay ra đòn liên hoàn ăn độ chớp nhoánh chuyên phá mắt địch thủ!