Xem Vảy Gà Bể Biên / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles-design.edu.vn

Luận Về Các Loại Vảy Gà Tốt ( Vảy Vấn Cán, Bể Biên, Khai Hậu, Gà Độ…)

Những đặc điểm và cách luận một số loại vảy gà tốt và hiếm và phổ biến sẽ có tại chúng tôi mời các bạn và quý vị bắt đầu bàn về vảy gà.

Vảy độ ở gà chọi đôi khi có một hàng, đôi khi hai hàng, nếu chân này một hàng, chân kia hai hàng thì dở, “hàng độ” và “hàng hậu” lấn hết chỗ, để không có “hàng kẽm” thì xấu, rất khó ăn độ, “đường hậu” và “đường độ” đụng nhau thì nan giải lắm. “Hàng độ” luôn luôn nghiêng về mặt tiền thì tốt.

Vảy kẽm sát cựa nhỏ, to dần đi lên gối, nếu hai hàng kẽm của hai chân thật giống nhau như đúc là quá tốt. “Kẽm” và “độ” cùng song song đi lên đừng thiếu nhau là tốt. Hàng độ có phân chia vảy độ ra thì phải thua.

Chân vảy độ hai hàng trơn tru, rõ ràng sạch sẽ, nếu tướng cũng tốt thì gà hay, đá có nhiều thế khác nhau.

“Hàng độ” đóng nhiều hàng, vảy nhỏ lăn tăn thì không tốt(độ tấm). “Hàng độ” đóng càng cao càng nhỏ dần và ngả về “hàng quách”, là đúng cách nhất. “Hàng độ”, hai phân cao thấp không đều, coi chừng có thua….

“Hàng kẽm” phải song song với “hàng độ”, và dài hơn “hàng độ” lên tận gối mới tốt, khỏe gà. Hàng kẽm và độ đều nhau, song song, nhưng nếu kẽm thiếu một vảy với hàng độ, vảy thứ mấy, độ thứ ấy phải thua.

Chân gà chọi có một “hàng kẽm” và một “hàng độ” gọi là độ “song khai”.

Độ tam tằng

Gà có một “hàng độ” và hai “hàng kẽm’, gọi là “tam tằng”, đá khá lắm. “Hàng kẽm” có một cái chấm, và một vảy yếm ở cuối hàng kẽm và độ nhập lại, vuốt đuôi có một vảy chính giữa gọi là chấn, con gà có hai thứ ấy nên dùng, chỉ có một cũng dùng, nếu thiếu cả hai thì không nên xài.

Độ liên ba:

Với vảy gà độ liên ba thì ở gà chọi có một “hàng độ” và ba “hàng kẽm”.

Độ tam trái:

Gà độ tam trái có một “hàng độ” và một “hàng kẽm”, thêm có ba vảy chụm lại hình chữ “phẩm” nằm ngang, không lớn không nhỏ, chẳng thấp, gà này không phải trả độ (không thua). Gà một chân có độ “tam tằng”, chân kia “song khai” như vậy không đúng cách, hay thua bậy.

Ở gà bể biên khai hậu thì “Đường quách” có một vảy nứt ra chia làm hai. Đồng thời “đường hậu” lại có một vảy khai ra rõ rệt, gà ấy là gà hay, gọi là “bể biên khai hậu”. Vậy vảy khai hậu tốt hay xấu?

Biên hoặc chu vi

Biên một hàng không đứt quãng rất tốt, thượng sách, vảy chữ nhật hoặc vuông, gà vảy mặt tiền loạn, thì hàng liên hai và ba hàng cũng dùng tốt.

– Gà nào “hàng quách” loạn thứ loạn lớp, mà “hàng độ”, “hàng kẽm” minh bạch, biên liền lạc, ngay thẳng một hàng, gà này vào hạng ưu tú, ăn liền mấy độ, khó thua.

– Gà hàng thành, quách như một lùm, một chân có hai hàng, còn một chân có điểm đốm chính giữa từ trên xuống khỏi cựa, ấy là văn võ toàn tài, khó ăn được gà này.

– Nếu có vảy “huỳnh kiền” đóng từ vảy thứ 2 đến 5 đều tốt. Vảy thứ 2 ăn vảy thứ 5, thứ 3 ăn thứ 4 v.v… “Huỳnh kiền” có ăn độ rồi đá với gà “huỳnh kiền” chưa ăn độ, thì như chưa ăn độ.

Vảy gà Vấn Cán – Gà chọi quý hiếm

Vảy vấn cán hoàng khai

đóng trên thì đá ngang, đóng tại cựa thì đá cần cổ, nếu vảy “vấn cán hoành khai” có thêm “xuyên giáp”, thường hay ở hàng quách, dưới cựa, có vậy gà thường đi trên, ưa lòn xuống dưới, giỏi đá nhiều thế.

Vấn cán hoành khai, ở trên có ba hoặc bốn cái, ở dưới có vảy “nguyệt tà”, gà ấy cứng đòn, ưa đá hầu, dọc, ngang.

Vấn cán hoành khai dưới cựa có vảy “hàm cốt”, xuyên giáp hay “lạc mai” gà hay đá mé.

Nếu gà có “án thiên” II hoặc III đã thắng độ, không nên đá với gà có “phủ địa” chưa thắng độ.

Gà hai chân đều có “phủ địa” hoặc I, II, III không đồng bậc, gà này phải thua gà có “tứ trực”. Nếu “phủ địa” liền bốn cái, thì không phải cách.

Tất cả những vảy, những chấm, những điểm đốm, đều theo: đỏ ăn đen, đen ăn xanh, xanh ăn lợt, lợt ăn bán sắc.

Những ngón chân thì vảy phải xếp quay đầu ra phía trước, gốc về sau mới đúng cách.

Hậu phải từ 14 vảy đổ lên mới tốt.

Có những vảy tài vảy tốt thường đóng ở chân trái mới đúng cách, vì vảy tài chân trái ăn vảy tài chân phải.

Chẳng thà không có vảy tốt, còn nếu có “án thiên”, “phủ địa”, “bản phủ kích giáp”, “ám long”, mà không đúng cách và nhất là hàng độ và kẽm chẳng may thì không nên xài.

Vày gà đá hay – lục đinh lục giáp

Gà “lục đinh lục giáp” mỗi chân có quấn thêm ba cái quấn ngang cựa, cũng gọi là “tam cường”, ấy cũng là gà độc, đá hay.

+ Gà chọi lục đinh có những điểm đốm nhỏ, ẩn trong vảy lớn, màu đỏ hoặc xanh, đá dữ, ăn đòn trả đòn ngay, điểm đỏ ăn điểm xanh.

+ “Hàng hậu” của gà lục đinh lục giáp phải cùng xếp lên mới đúng cách, tránh vảy lên vảy xuống, cần tránh chia đôi chia ba. Gà có “hàng hậu” thật đúng cách như thế đã tám phần mười hay rồi, “hàng hậu” cho đến cựa vẫn to và rõ.

Một nửa hậu úp xuống, một nửa úp lên, trái lại nó thêm hay đôi chân đều khá lắm, gọi là “bán phản hậu”.

Thới hoa đăng – vảy gà tốt

“Thới hoa đăng” rất cần thiết cho vảy gà. Vảy “thới hoa đăng” tốt là từ thới lên đều đến cựa và được một vảy của “hàng quách” chặn lại tại đó, cả đôi chân cũng thế, khá lắm.

Ngoài ra nếu lên thẳng đến gối thì càng quý, nhưng tránh lên quá cựa “giữa cán” rồi bị đứt quãng từ đó. Đôi thới đúng cách nhất ta đếm được 1-2 vảy mỗi bên, bằng không đều thì chân trái hơn chân phải mới nên dùng.

Tìm hiểu thêm: Đặc điểm các loại vảy gà chọi xấu (Không Nên Chơi)

Xem Vảy Gà Chọi: Vảy Độ, Hàng Kẽm

Xem vảy gà chọi

Chia sẻ những kinh nghiệm dân gian về cách xem vảy gà chọi, bao gồm vảy độ và hàng kẽm. Mong sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc với thú vui chọi gà dân gian.

Vảy độ

Khi xem vảy gà chọi, từ cựa có hai ba hàng vảy nhỏ trong đó có một hàng vảy nhỏ ở từ cựa trên lên là vảy độ.

Nếu cựa lục đinh thì bỏ một vảy gần cựa.

Vảy độ càng cao, càng vuốt nhỏ càng tốt.

Độ xuyên vào hàng quách hay kẽm không đúng cách. Phải ngay thẳng.

Con nào một vảy độ cao, một vảy độ thấp gọi là cách độ, tuy thắng độ nhưng phải trả độ.

Vảy độ hai hàng cũng như một hàng, nếu một chân có một hàng, bênkia hai hàng thì ít thắng độ. Không tốt, đá độ lớn thì thua.

Độ không có hãng kẽm thì không tốt, gọi là độ nhập hậu. Có thắng cũng khó khăn.

Vảy độ vuông thì tốt hơn vảy độ tròn

Vảy độ hơi nghiêng về phía trước thì tốt

Hàng độ đóng quá nhiều thì không tốt

Độ hai chân đóng cao thấp không đều, tuy có thắng độ, nhưng phải trả độ.

https://youtu.be/xPCwk3ILhI4

Hàng kẽm

Hàng kẽm thì trên cựa trở lên, dưới nhỏ trên to đi song song với hàng độ cuối vảy mướt, đuôi càng cao càng lớn. Vì vậy, vảy độ càng nhỏ đầu càng thấp, hãng kẽm mà cao hơn hàng độ thì đá lớn mới thắng mà khoẻ, còn vảy độ lớn, cao hơn vảy kẽm thì cũng trả độ.

Hàng kẽm phải rõ ràng ràng, nếu thiếu vảy ngang với hàng độ thứ mấy thì độ đó phải thua, vảy độ đóng trệch ra hàng quách thì độ ấy huề.

Vậy độ một hàng, kẽm một hàng gọi là độ song khai.

Vảy kẽm có chấm và vảy yểm của gà chọi

Khi xem vảy gà chọi, cuối vảy hàng kẽm và hàng độ, quy vào gọi là vảy yểm hàng độ và hàng kẽm, vòng gần tới vảy mốc đuôi có một vảy chính giữa gọi là vảy chấm. Con ấy nên dùng.

Nếu thiếu một trong hai vảy thì còn được, còn như thiếu cả hai thì không nên dùng.

Gà có một hàng độ hai hàng kẽm gọi là độ tam tằng.

Gà có một hàng độ và hàng kẽm gọi là độ liên ba.

Gà có một hàng độ và một hàng kẽm kế trên có ba dãy chấm lại thành hình chữ phẩm nằm ngang không lớn không nhỏ gọi là độ tam trái, gà này không trả độ.

Gà nào có hai chân đúng cách thì dùng, còn một chân có độ công khai, một chân có độ tam tằng, tức là hai chân không đồng thì không nên dùng vì gà chọi này hay thua.

Dùng gà chẳng những độ, kẽm phảp phép mà hàng thành quách, hàng nội cấn, hàng chu vi đều được đúng cách mới tốt.

Hàng chu vi, phía ngoài có vảy nhỏ, một, hai hay ba hàng gọi là hàng chu vi. Vảy ấy có một hàng không đứt đoạn liên tục mới tốt. Hàng chu vi cho ta thấy phần nào sự độc hiểm. Gà nào hàng chu vi chỉ có một hàng thì gà ấy có biệt tài, càng nước khuya càng ra đòn độc.

Nếu ở hàng thành quách giữa hai hàng từ trên gối có điểm gọi là thân giáp. Gà nào từ chân trở xuống có điểm một hàng khỏi cựa minh bạch thì gọi đó là điểm liên chu. Nếu có điểu 5-6 thì gọi là vỏ giáp.

Gà nào hàng quách loạn thứ, loạn lớp mà độ kẽm minh bạch, chu vi liền lạc ngay thẳng, gà này đá khá, sẽ thắng được nhiều độ mặc dù thể xác có thua sút đối thủ phần nào.

Gà thành quách một lùm, một chân có hai hàng, chân kia có điểm luôn chính giữa xuống tận cựa thì văn võ toàn tài, đá không thua ai.

Tìm hiểu các loại độ của gà chọi

Độ song khai: một hàng độ, một hàng kẽm.

Độ tam tằng: Một hàng độ, hai hàng kẽm.

Độ cường: Chỉ phẩm hai độ, một kẽm.

Độ liên ba: Một hàng độ, ba hàng kẽm.

Độ nhập hậu: Độ kẽm chỉ duy nhất một hàng.

Anh/Em Xem Phải “Độc Biên” Không?

Tác giả

Bạn cứ nuôi nhốt chuồng rộng cho ăn đủ chất để con gà phát triển bình thường là ok, mấy tháng nữa nó ra đủ lông thì rõ ngay. Gà này của bạn vẫn non choẹt, đã thay lông mẹ đâu mà lo. 3 tháng nữa đuôi lại như bó chổi ý mà

Người sửa: ôlong – 10/06/2010 lúc 9:58pm

xqvghy Nhi đồng

Gia nhập: 30/03/2010Khu vực: hung yenTình trạng: OfflineĐiểm: 54

Ngày đăng: 11/06/2010 lúc 12:07am

Đúng gà độc biên rồi,công nhận gà của bạn đẹp đấy .

con thu 2 cahn trang mong trau do son lai dc cai kín mắt con ga nao kín mắt đảm bảo có đòn độc đầu tư vào con thứ 2 y,con chan vàng có điểm đen o đẩu vẩy chơi cũng dc nhưng tôi thích con chân trắng hơn

hihi!dep wa!doi vai thang nua post len lai thu di.

con này ko gọi là độc biên mà là…1 biên ,hehe

gà chọi thì hàng biên càng ít càng tốt , theo mình thấy thì độc biên độc chân , biên giở duyên trường , 2 biên chững trạc , 3 biên…: quẹc ( chúa ghét gà 3 biên , hjx )

gà chọi hay thôi chưa đủ…

xloi_tinh_yeu Nhi đồng

Gia nhập: 30/05/2010Khu vực: ha noiTình trạng: OfflineĐiểm: 323

Ngày đăng: 26/06/2010 lúc 10:17am

em chân trắng nhìn kết quá

mình thì chỉ có mỗi một em đó thôi nên cũng chưa biết sao nữa hichic

hichic!khoe ca hai lun,hehehe.noi chu minh do ga cho anh chup do chu k ku no dau chiu dung chúng tôi chan vang nay da du long rui ma van k cat 1 tieng gay,minh keu no la ga bede hihihi.

Ngày đăng: 01/07/2010 lúc 5:23am

Gà độc biên thường là gà hay, nhưng còn phải xét tổng thể, tông dòng nhà nó nữa. Đa phần gà danh thủ thường độc biên. 2 biên bền chịu nhưng ít đòn, 3 biên ngu nhưng nặng đòn, ít gà chúng tôi này độc biên nhưng lại lục đinh, hơi thất cách, nhưng ko sao, gà hay sẽ vẫn là gà hay.

Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.

hic!mà sao nó lớn rùi mà k chịu gáy zayj mấy anh?phải bê đê thật k ta?

Guests Guest

Ngày đăng: 01/07/2010 lúc 5:34am

Cũng tuỳ, độc biên phải hai hàng chơn. Chứ vấn sáo mà độc biên thì đầy.

Có những thứ ngày thường mình có đc. Lúc mất rồi , mơ ước cũng = không. 🙂

Xem Vảy Gà Chọi Độc

Vảy gà chọi độc và hiếm thường đi kèm với những chiến kê tài giỏi mà bất cứ dân chơi gà nào cũng muốn sở hữu. Vảy gà chọi được tạo nên với nhiều hình thù khác nhau, đặc trưng về lối đá, thế đá và bản lĩnh của mỗi chiến kê. Thế nhưng, nếu là một người mới chơi gà thì việc nhận biết các loại vảy gà quý là tương đối khó. Bởi gần như các loại vảy gà chọi đều có nét tương đồng với nhau. Chính vì vậy, trong bài viết này sẽ đề cập đến các loại vảy gà hay, vảy gà độc, hiếm và cách nhận biết đối với từng loại vảy này.

Tổng hợp những loại vảy gà chọi độc và hiếm:

Vảy ở chân lớn hơi tròn nằm ở hàng nội (hàng quách) nó mọc từ cựa trở xuống ngón thì được gọi là lạc ma hàm cốc. Gà có loại vảy này đá mé, đá ngang rất tốt nhưng khi gặp các cao thủ chuyên đá cựa hiểm hốc khác thì có thể dể bị thua vì dòng gà này chỉ hay thủ ít công.

Là một vảy nhỏ nằm ở chính giữa hàng nội gần với cựa được gọi là huyền trâm. Gà có vảy này đá rất hay và có kỹ năng dùng cựa khá tốt và hiệu quả. Đây cũng là vảy tốt đáng để chơi.

Vảy đại giáp

Vảy này lớn được hợp và tạo thành bởi 3 vảy nhỏ dính liền ở hàng nội thì gọi là đại giáp (đại giáp nằm ở giữa cựa là tốt nhất). Gà có vảy này có nhiều đòn độc cực kỳ nguy hiểm làm đối phương chết tại chỗ là chuyện bình thường.

Vảy tiểu son

Gồm những tấm vảy nhỏ liti (như đầu hạt gạo) được nằm giữa trong kẽ của các ngón chân và có màu đỏ hoặc hồng thì những vảy đó được gọi là TIỂU SON (Hồng Sa & Tấm son). Gà có vảy này thường ra đòn rất chắc, mạnh và hiểm hốc.

Vảy Khai vương

Có thể nhìn thấy nó được tạo thành từ 4 vảy vuông góc hình chữ nhật được nằm phía dưới gần chậu hình giống chữ vương. Gà có vảy này đá rất hay, ra đoàn khá hiểm nên ít có đối thủ.

Là loại vảy được hợp và tạo thành bởi 4 chiếc vảy (2 vảy nằm ở trước và 2 vảy nằm ở phía sau) nhìn kỹ thì trông giống như một chiếc cung. Theo đánh giá thì vảy này nếu nằm ngay cựa thì mới tốt đá hay còn nếu vảy đóng chỗ khác thì cũng bình thường.

Gà Chọi: Phép Xem Vảy

Gà chọi khi đá địch thủ cần có bộ giò. Bộ giò có lượt vây bên ngoài. Theo những tay thạo chơi gà, bộ vảy rất ảnh hửng tới con gà, hay nói đúng hơn tới sự chiến đấu của nó.Mộng Lang – chúng tôi Tàng Kinh Các Màu sắc chân gà ăn theo bộ vảy, và bộ vảy này có đủ màu sắc, đen, hồng, xanh, trắng, đỏ, vàng. Mấy màu này nổi lên để phân biệt, chứ thật ra không phải những màu gà có những vảy sắc hòn toàn đúng với những màu sắc thiên nhiên này, gọi là đen nhưng chỉ là màu chì, gọi là trắng nhưng chỉ màu phơn phớt trắng.

Ðã có màu sắc, nhưng bộ vảy, theo sự khám phá của giới chơi gà, có rất lắm kỳ hình, nhiều bộ vảy có đường nét giống như những chữ nho. Qua những kỳ hình, những tay chơi gà đã đoán tướng gà như các thầy tướng xem tướng tay vậy. Những con gà được gọi là linh kê hoặc thần kê thường có những vảy chân đặc biệt.

Những loại vảy được phân biệt theo nghệ thuật chọi gà:

1. Vảy rồng: Vảy trông như vảy trên mình rồng 2. Vảy hàm long: Những chiếc vảy trông như hàm rồng 3. Vảy giao long: Những chiếc vảy giao nhau từng đôi một như hai vảy rồng giao nhau 4. Vảy lưỡng long: Từng hai cặp một giao nhau như bốn vảy rồng giao nhau 5. Vảy bán nguyệt: Mỗi chiếc vảy giống như nửa mặt trăng 6. Vảy nguyệt cung: Mỗi chiếc vảy trông như một mặt trăng tròn 7. Vảy tam tinh: Những hàng vảy xếp như ba ngôi sao một 8. Vảy khai vương: Mỗi chiếc vảy trông như chữ vương 9. Vảy nhật thần: Mỗi chiếc vảy trông như chữ thần 10. Vảy linh khẩu: Mỗi chiếc vảy trông như chữ khẩu..

11. Vảy linh chủ: Mỗi chiếc vảy trông như chữ chủ

12. Vảy triết quế: Mỗi chiếc vảy trông như chữ quế bị gãy 13. Vảy công tự: Mỗi chiếc vảy trông như chữ công..

14. Vảy sổ nội: Vảy nhỏ nằm liền ngay trên hoặc dưới cựa 15. Vảy đệm: Vảy trông từa tựa như mặt chiếc đệm 16. Vảy vuông: Vảy hình vuông 17. Vảy vân sáo: Vảy giống như vảy chim sáo 18. Vảy vân khâu: Mỗi chiếc vảy giống như chiếc khâu vàng đeo tay 19. Vảy hai hàng trơn: Chân gà có hai hàng vảy từ trên xuống dưới 20. Vảy huyền châm: Giữa hai hàng vảy trơn có thêm hàng vảy nằm giữa 21. Vảy dép: Vảy ở dưới bàn chân, vảy loại này thật hiếm. 22.Vảy án nhãn: Vảy nằm ngang cựa, khi đôi gà chọi nhau, vảy này thường đâm vào mắt địch 23. Vảy xà cốt: Hàng vảy trông giống như bộ xương khô của con rắn 24. Vảy yến son: Những chiếc vảy hồng ẩn khuất dưới chân, nơi trên bốn ngón, khi gà co chân lên cuốn chân xuống mới thấy được. 25. Vảy vòng móng: Loại vảy nhỏ ở dưới gối, bị lông gối phủ lên khi vạch lông gối mới thấy được 26. Vảy độc đao: vảy giống như một thanh đao 27. Vảy song đao: Vảy giống như hai cây đao 28. Vảy tam tài: ba vảy liền nhau 29. Vảy tứ vi: Bốn vảy đấu đầu 30. Vảy bát nhân tự: Vảy ở tám ngón chân đều có chữ nhân..

31. Vảy công hậu: Hàng vảy ở phía sau chân.

Ba hàng sát chậu

Nguyễn Tuấn Anh @ 22:35 22/09/2014 Số lượt xem: 8030