Tại Sao Gà Mỹ Lại Cắt Mồng / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles-design.edu.vn

Các Dạng Mồng Gà, Cách Cắt Mồng Và Lắc Tai Tích Gà

Mồng lá: tương đối mỏng,sơ đối mỏng, phần thịt nhẵn nhụi và mềm, gốc mồng kéo dài từ mỏ cho đến đỉnh đầu, phần trên cùng bao gồm 5 đến 6 gai mồng chóp chính giữa can hay chóp, chóp chính giữa cao nhất so với các chóp phía trước hay sau, tạo thành hình nửa ôvan khi nhìn tổng thể. Mồng phải luôn dựng thẳng, mồng gà trống to và dày hơn mồng gà mái; mồng gà mái có thể thẳng hay siêu vẹo tùy giống gà. Mồng được chia làm 3 phần: trước, giữa và sau hay lưỡi mồng, tức phần kéo dài ở sau đầu.

Mông trà: mồng đặc, rộng, gần như bằng phẳng trên nóc, ít thịt, phần cuối có chỏm kéo dài, mà nó có thể ngóc lên như ở giống Hamburg, gần như nằm ngang như ở giống Rosecomb Leghorn, hay cong theo dáng đầu như ở giống Wyandotte. Mặt trên ở phần chính phải hơi phồng và lởm chởm những gai tròn nhỏ. Hình dáng thay đổi tùy giống gà.

Mông dâu: mộng thấp, độ dài trung bình, đỉnh đâu có ba khía, khía chính giữa hơi cao hơn hai bên, đính khía hoặc trơn lỳ hoặc có gai nhỏ; đặc điểm này được tìm thấy ở các giống gà Ameraucana, Brahma, Buckeyes, Cornish, Cubalaya and Sumatra.

Mồng chạc: mồng có hai nhánh, giống như sừng nối với nhau ở gốc chẳng hạn như Houdan, Polish, Crevecoeur, La Fleche và Sultan.

Mồng trích: dạng mồng thấp, gọn và tương đối nhỏ, nó phải thật nhẵn nhụi, không lồi lõm và không phát triển quá phần đỉnh đầu.

Mồng vua: bao gồm một lưỡi mồng mọc từ giao điểm giữa đầu và mỏ, hơi ngả về sau thành hình vương miện, nằm ngay chính giữa đỉnh đầu. Vành của vương miện được chia đều bởi các chóp và kết thúc ở phía sau. Chóp mọc từ giữa vương miện là lỗi nghiêm trọng.

Mồng đậu: dạng mồng thấp, gọn và tròn trĩnh. Ngả nhiều về trước và phần sau không vượt quá giữa đỉnh đầu.

Mồng ác: gần như tròn, đôi khi phồng, chiều rộng lớn hơn chiều dài; đỉnh gấp nếp xen ngang bởi răng cưa nhỏ, lởm chởm ở phần trước và giữa mồng. Đôi khi, có hai hay ba chóp nhỏ phía sau bị mào che, đôi khi không có chóp nào.

Mồng óc: dạng mồng đặc, bề mặt gấp nếp trông giống như hạt óc chó.

Mồng thường là đặc điểm để nhận dạng các giống gà khác nhau. Chẳng hạn mồng vua là đặc điểm của giống gà Buttercup và mồng óc là đặc điểm độc đáo của giống gà ác (Silkie). Ở một số giống gà như Lơ-go (Leghorn) và Rhode Island Red, có cả các biến thể mồng lá lẫn mồng trà. Hơn nữa, màu của mồng biến thiên từ đỏ tươi cho đến tím, cũng tuỳ vào mỗi giống gà.

Mồng lá là loại mồng phổ biến nhất và thường được thấy ở gà. Nhìn chung, mọi hình ảnh và biểu về gà (như cúp, con giáp…) đều thể hiện loại mồng này. Nó là một tấm thịt mỏng, nhẵn nhụi, mềm, kéo dài gốc mỏ cho đến đỉnh đầu. Đỉnh mào thường bao gồm nhiều gai (thường 5 hay 6) hoặc chóp.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với mồng lá đó là các chóp thường có xu hướng bị đông cứng và đổ khi khí hậu quá lạnh. Điều này khôn ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm hỏng dáng gà. Nhiều người chơi gà bảo vệ mồng bằng cách bôi keo paraffin vào mùa lạnh. Paraffin bảo vệ mồng và chống đông cứng.

Gà trống của một số giống gà chẳng hạn như gà chọi Anh (Old English), Modern English, gà chọi Mỹ (American Game) phải được tỉa mồng trước khi đem triển lãm. Tất cả các giống trên đều có mồng lá. Cắt mồng bao gồm việc loại bỏ tất cả những bộ phận gắn với đầu như mồng, tích và dái tai. Điều này cũng tương tự như việc cắt đuôi ở một số giống chó nhất định. Quy trình này thường được thực hiện bằng giải phẫu khi gà trống đạt trên 5 tháng tuổi. Nhờ phần này không thể mọc lại được nên chỉ cần thực hiện một lần đối với mỗi con gà.

Có thời, nhiều trại gà chủ động cắt mồng của tất cả gà khi chúng còn non để tránh bị thương và nhiễm trùng về sai, điều làm giảm giá trị thương mại của gà.

Mồng cũng thể hiện sức khoẻ của gà. Nếu nó xuất hiện nhạt hay đậm hơn bình thường hoặc có vẻ nhăn nhúm hay xiêu vẹo, thì đó thường là dấu hiệu gà bị bệnh. Khi tham dự triển lãm, mồng tốt là dấu hiệu gà “mạnh khỏe”. Mồng gà chiếm 5 điểm trong điểm 100 của trọng tài. Thêm nữa, mồng đỏ tươi ở gà mái tơ thường có nghĩa gà sắp sửa đẻ trứng.

Do vậy, mồng được sử dụng vào vô số mục đích từ Thể hiện sức khỏe, độ sung mãn, chức năng giải nhiệt cho đến hấp dẫn gà mái. Nó có thể được dùng để hỗ trợ con người dưới nhiều hình thức. Sau cùng, nó dường như góp phần đem lại giá trị thẩm mỹ cho gà và một cái mồng to, đỏ tươi như để tuyên bố rằng chú ta thực sự “oai nhất xóm”.

Trong cách chơi gà chọi thì việc hớt mồng gà hay lắc tai tích cho gà không phải chỉ là xảo thuật làm cho con gà gọn gàng, đẹp ra sau khi được làm phẫu thuật nhưng chính là để giúp cho con gà được lợi thế khi lâm trận. Bên phía gà đòn, thì chủ kê thường chỉ hớt tai gà (mọc ở 2 bên mang dưới lỗ tai) và 2 cái tích mọc ở dưới mỏ dưới của gà.

Ở gà đòn không ai đi hớt mồng gà và hầu bò (phần da mọc dưới cổ họng) dù mồng gà có lớn như loại gà mồng lá (mào cờ), chủ kê vẫn để nguyên hình dáng của mào, vì mào gà được xem như “Mão thủ”, nó nói lên cái uy phong của con gà dưới dạng gà Văn hay gà Võ. Ít người biết hay để ý là mào gà là một trong những bộ phận giúp gà giải nhiệt trong người và là cái nhiệt kế đo thời tiết nóng lạnh ngoài trời giúp gà tùy cơ mà thích ứng. Riêng bên phía chơi gà cựa thì ngoài việc hết tại tích, chủ kê còn hớt luôn cả mồng gà do một số dòng gà đá dao, đá căm như gà Mỹ, gà Philippines, ở một số nước nói tiếng Tây Ban Nha và một số quốc gia ở Nam Mỹ có dạng mồng gà rất lớn. Chúng ta có thể hiểu được lý do là các dòng đá ở các nước nói trên hầu hết có hình dáng của mồng lá nên việc hớt mồng là cần thiết để giúp gà không vướng víu, gọn gàng khi giao đấu và tránh được gà đối phương ghim cựa vào mồng. Trong thi đấu mà gà bị ra và mất máu thì không những mất lợi thế và phần thua kế như nắm trong tay.

Ở Việt Nam, dù là gà đòn hay cựa thì việc cắt tai và tích đều được áp dụng. Phía chơi gà cựa thì đa số gà Việt có hình dáng mồng dâu, mồng chà, mồng trích, còn gà cựa có mồng lá phải nói là hiếm và rất ít, tuy thế nhưng việc hớt mồng lá ở bên phía chọi gà cựa cũng ít áp dụng vì mồng gà dễ tạo ấn tượng” và đặc thù riêng của dòng gà đó nên cũng ít người cắt gà có mồng lá.

Vậy gà ở vào tuổi nào thì việc cắt tai tích, xem là thuận tiện?

Nên tránh việc cắt tai tích, mồng gà ở lứa tuổi quá sớm vì làm như vậy gà sẽ mất sức và chậm lớn lại do việc gì phải bồi dưỡng vết thương. Gà trống choai vào lứa 7 tháng tuổi là bắt đầu học gáy, đây là lúc kích thích tố nam tính (hormone) được tạo ra nhiều để giúp gà phát triển hình dáng, mồng gà, thị tích, bộ lông. Đợi cho gà hoàn tất việc thay lông mồng và tai tích mọc dài ra, mặt gà đỏ gay, tiếng gáy rõ ràng như gà lớn – khoảng chừng 2 tháng tính từ lúc gà học gáy, lúc đó bắt đầu việc cắt tai tích và hớt mồng là vừa.

Áp dụng cách cắt tại tích mồng gà nào cho dễ và an toàn nhất ?

– Cách thứ nhất: muốn cắt tại tích cho gà thì kê cho 2 con gà vần xổ 1 hồ từ 10 đến 15 phút cho gà hung lên. Sau đó đem gà ra hớt tai và tích. Chuẩn bị băng bông để khử trùng vết cắt, lấy muối pha với bột than ở đít nồi bôi lên vết cắt, cũng có thể lấy cây cỏ mực gọi là cây nhọ nồi giã lấy nước cho gà uống và bã đắp lên vết cắt. Tuy nhiên cách mau lành nhất vẫn là lấy chỉ khâu vết thương lại và khử trùng vết cắt bằng cồn.

– Cách thứ hai: nhiều kỹ thuật khó giải thích như cho gà uống thuốc bổ B1, đến loại thuốc bổ khác, canh con trăng mọc, cắt vào buổi chiều trước khi cho gà vào chuồng ngủ, vv…

Việc cắt tại và tích cho gà chọi rất đơn giản và vết thương không quá nguy hiểm nên sử dụng cách thứ nhất rất an toàn và nhanh gọn. Tuy nhiên nếu phải cắt mồng gà thì cách thứ nhất không được xem là an toàn vì mồng gà lớn và có nhiều mạch máu hơn, nếu không biết cầm máu con gà dù có sống được nhưng sẽ bị mất sức và vết thương lâu lành. Cho nên nếu mồng gà cần phải cắt bỏ thì cách sau đây được xem là an toàn và mau lành nhất.

Trong cách cắt mồng an toàn này có 2 bước:

Bước chuẩn bị: Trước khi cắt mồng gà nên chuẩn bị một số việc và thuốc men như sau: thuốc viên Vitamin K, thuốc bột cầm máu, dao hay kéo phẫu thuật, bông bằng và cồn khử trùng.

Bước làm phẫu thuật: cho gà uống 1 viên vitamin K 1 tiếng trước khi làm phẫu thuật. Lau dao, kéo Bằng cồn, xong khử trùng bằng cách hơ trên lửa xanh đốt bằng cồn. Nên tránh việc cắt mồng gà bằng dao lam vì lưỡi dao quá mỏng, yếu chịu nên dễ lạng làm vết cắt không thẳng. Cắt xong lấy thuốc bột cầm máu và rắc lên vết thương. Thuốc bột sẽ giúp cho máu sinh sợi huyết và chỗ bị cắt máu sẽ đặc lại nhanh hơn. Cắt xong thả gà đi lại trong bội để dễ quan sát và chăm sóc khi cần. Nhốt chỗ thoáng mát một vài ngày đến khi vết cắt có mày khô (màu đen) sau đó thả gà đi lại tự nhiên. Tránh tắm gà trong lúc vết thương trên đầu chưa tróc lớp mày.

Tại Sao Người Thái Không Cắt Lông Gà

Tác giả

không chỉ riêng người thái,mà xem trên mạng,chỉ thấy việt nam mình là cắt lông,mà theo như mình thấy thì người thái chơi gà còn chuyên nghiệp đẳng cấp hơn mình chứ.cũng có nhiều lý do cho việc cắt lông như dễ ôm bóp,vô nghệ,vệ sinh vết thương,thế sao người thái họ ko phải cắt,họ có phải om,vô nghệ không,họ vệ sinh vết thương ntn?,bên thái lan họ còn nóng hơn VN mình nhiều chứ.sư kê nào biết giải thích hộ cái,mình mới chơi,không om gà bao h,chỉ rửa nước chè,mùa đông lạnh cũng ko muốn cắt lông,mùa hè thì muỗi

Theo e thì chac o ho da ga nhanh an k co do tai don nhu ga m nen k can phai cắt lông.hoặc là bên họ có nhiều loại thuốc gà ó thể fdieeuf trị nên k cần thiết cắt lông

Nguoi thai om van con ky cong hon mjnh nhiu ban ah .ng ta om kg can phai don long

Chỉ Còn Mình Anh Nhi đồng

Gia nhập: 26/08/2023Khu vực: ttTình trạng: OfflineĐiểm: 28

mình cũng không hiểu lắm, nhưng với mình đó là nét đặc chưng ko thể thiếu của giống gà đòn việt nam. Có như vậy thì chúng ta cũng dễ dàng nhận ra đó là cách tỉa lông đặc trưng của người Việt cho chú gà chiến

Là do Thái lan từ khi thả gà đến khi thua thắng chủ kê không được sờ vào gà…Còn ở mình thì nó con cà con kê, hết 1 hồ khâu vá, rút, hút, nước nôi, vỗ, xoa day bóp rồi mới hồ 2, rồi 3, rồi 4, rồi 5 , rồi 6, rồi 7, rồi 8, rồi 9, rồi 10, rồi 11, rồi 12, rồi 13, rồi 14, rồi 15, rồi 16, rồi 17, rồi 18 rồi, rồi, rồi….tằng tằng tằng….

Rất đậm đà chất dân tộc hợp với nông nhàn của đất nước cổ điển, dân Thái toàn sống và chơi tranh thủ ngủ vội vàng nên nhịp sống hiện đại nó k cho phép kê cà lâu thế…

Nhất tướng – Nhị tông – Tam lông – Tứ vảy

vãi cả tằng tằng tằng hahaha

khỏi ốm chưa mà sung thế anh

em nghĩ là gà việt đá về lần sau chơi tiếp

gà thái về thịt luôn thì om bóp vs cắt lông làm gì 😀

Phân phối độc quyền keo silicone gia laiTư vấn thi công điện mặt trời áp mái

0946 30 4577

Cái này cũng khó hiểu nhưng lên youtube thấy họ om gà kỳ quoái lắm.

vẫn không có câu trả lời ah các bác,thấy có nhiều bác mua gà thái,sang thái,cam đá gà mà,sao ko hỏi họ nhỉ

andytue Thiếu niên

Gia nhập: 22/02/2013Khu vực: bình phướcTình trạng: OfflineĐiểm: 1312

theo mình coi trên tube thì gà đòn Thái họ ko gắn cựa sắt nhưng nó đá cũng nhanh ăn nhanh thua lắm, cặp nào cao cũng khoảng 2 hiệp (15 phút 1 hiệp) là cùng. có thể dòng gà họ nhanh hoặc họ cho uống kick lực. (theo phán đoán của mình)

Hãy sống trên thao trường và chết trên chiến trường…

pqtrivn Nhi đồng

Gia nhập: 02/11/2010Tình trạng: OfflineĐiểm: 373

câu hỏi này cách đây hai năm mình có hỏi một sư kê bên mỹ, anh ta trả lời, thứ nhất là để hạn chế bị cựa đâm, thứ hai, quan trọng hơn, là giữ độ ẩm (bên thái họ làm nước ước gà), gà mát không bị thở.

Bạn nói thế không chưa đúng rồi. Người Thái người ta xảo quệt hơn mình nhiều. Người ta dùng Doping cho gà thì mình có biết đâu. Những năm trước người Thái nhờ cò gà Việt Nam mang gà Thái sang đá với dân chơi miền Băc, trong mấy ngày người ta dùng gà Doping đá cho gà Việt Nam thua hết. Dân máu mặt những năm đấy đều thua tiền tỷ cả. Sau đó họ về nước rồi mình mới biết họ dùng Doping, các cò gà Việt nam phải giải nghệ hết vì ra sới bị nhận ra mặt thì chắc bị cắt tiết thôi. Người ta thủ đoạn thế thì thử hỏi xem có ai dại gì mà mang gà sang Thái Lan đá. Còn vf sao người ta không cắt lông thì mình cũng không biết, cái đấy chắc phải từ từ tìm hiểu vậy.

tubachai viết:

Bạn nói thế không chưa đúng rồi. Người Thái người ta xảo quệt hơn mình nhiều. Người ta dùng Doping cho gà thì mình có biết đâu. Những năm trước người Thái nhờ cò gà Việt Nam mang gà Thái sang đá với dân chơi miền Băc, trong mấy ngày người ta dùng gà Doping đá cho gà Việt Nam thua hết. Dân máu mặt những năm đấy đều thua tiền tỷ cả. Sau đó họ về nước rồi mình mới biết họ dùng Doping, các cò gà Việt nam phải giải nghệ hết vì ra sới bị nhận ra mặt thì chắc bị cắt tiết thôi. Người ta thủ đoạn thế thì thử hỏi xem có ai dại gì mà mang gà sang Thái Lan đá. Còn vf sao người ta không cắt lông thì mình cũng không biết, cái đấy chắc phải từ từ tìm hiểu vậy.

Trả Lời Câu Hỏi: Có Nên Cắt Mồng Gà Đá Và Cắt Thế Nào Cho Đúng?

Có nên cắt mồng gà đá hay không chính là câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn và thắc mắc. Vì nhiều giống gà, mồng gà bị đổ và che mất tầm nhìn của gà.

Giúp cho gà chọi giải nhiệt: Giống như đôi tai của con voi, mồng gà là nơi giúp cho gà giải nhiệt bằng cách làm mát các dòng máu lưu thông qua mồng gà, tích gà.

Biết được tình trạng sức khỏe của gà: khi gà bị bệnh, mồng gà thường có màu nhạt, đậm hơn so với bình thường, có dấu hiệu nhăn nhúm hoặc nổi những đốm trắng.

Xem tướng thông qua mồng gà: mồng gà có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng mỗi loại lại mang đặc điểm riêng của từng con gà. Đây là cách xem tướng rất hay của các sư kê.

Chính vì quan trọng như thế, người ta mới phải cân nhắc rất kỹ có nên cắt mồng gà đá để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tướng gà.

Có nên cắt mồng gà không và phải làm như thế nào?

Cắt mồng gà không hề làm thay đổi đòn và lối đánh của gà, tuy nhiên lại làm cho nó đau đớn và có thể bị nhiễm trùng. Thêm nữa, vết cắt sẽ rất hay bị rách hoặc có thể lan rộng hơn khi các con khác mổ vào.

Tuy nhiên, nếu như có kinh nghiệm và làm theo những bước sau thì việc cắt mồng không còn là vấn đề quá nghiêm trọng:

Nên chọn ngày cuối tuần trăng để gà ít dồn màu lên đầu và chọn cắt vào buổi tối để gà được bình tĩnh hơn ban ngày.

Cho gà uống Vitamin K trước khi cắt tỉa.

Kéo sắc, cồn sát trùng, bột hoặc thuốc cầm máu, khăn để lau vết cắt.

Xác định đúng vị trí và hình dáng cần cắt vì sẽ không thể lấy lại được vết cắt nếu như quá tay.

Nên là hai người thì tốt nhất, tốt hơn khi có bác sĩ thú ý hỗ trợ.

Quấn chặt gà vào một chiếc khăn to để hở đầu và chân đồng thời giữ thật chắc gà để tránh cựa quậy.

Tiến hành sát trùng giao và mồng sau đó cắt, nên cắt non trước sau đó mới tỉa dần để cho đẹp và ưng ý.

Lấy khăn ẩm ép vào vết cắt sau đó rắc thuốc cầm máu vào vết cắt. Khi máu đã đông lại thì thả gà vào chuồng.

Sáng hôm sau nên kiểm tra lại xem máu khô có làm bịt mũi của gà không. Nếu có thì lau đi và cho gà uống thuốc kháng sinh từ 1-2 lần/ ngày để tránh viêm nhiễm.

Trong khoảng thời gian gà bình phục là từ 2-3 tuần, không được để gà chọi nhau và tránh làm gà kích động vì rất dễ có thể nó sẽ chúi đầu vào chuồng gây ảnh hưởng đến vết thương.

Vì Sao Tổng Thống Mỹ Lại Phải Ân Xá Cho Gà Tây?

CNN đưa tin, ông Obama đã tổ chức buổi lễ ở Vườn Hồng cùng với hai người cháu là Austin và Aaron Robinson. Lý do hai con gái của ông, Sasha và Malia không có mặt như mọi khi được ông đưa ra là: “Hai con gái tôi đã không thể chịu nổi những câu chuyện đùa của tôi thêm được nữa”. Sau đó, Tổng thống Obama lại chuyển đề tài từ “bầu cử cho đến vật nuôi” khi tiến hành nghi thức truyền thống.

Năm nay, hai “cô gà” may mắn có tên là Tater và Tot, đã “bay” tới Washington từ Iowa. Dù đây là lần cuối cùng ông Obama đón Lễ Tạ ơn tại Nhà Trắng nhưng ông cho biết mình sẽ không từ bỏ truyền thống này sau khi rời nhiệm sở, hay nói theo cách của ông là ông sẽ không từ bỏ những “con gà tây đông lạnh”.

Tổng thống Obama cũng thể hiện sự hài hước của mình qua bài phát biểu: “Hãy để mọi thứ kết thúc bởi mọi người đều biết rằng giao thông trong ngày Lễ Tạ ơn có thể khiến họ mang tâm trạng lơ lửng như chim.

Tôi muốn nhân cơ hội này để công nhận rằng những con gà tây lớn thường không may mắn khi chúng không được đưa lên đĩa để rưới nước sốt, trong khi những chú gà tây khác đối mặt với số phận bằng lòng dũng cảm và đức hy sinh cũng như chứng minh rằng chúng không phải là gà”.

Ông Obama cũng không quên thay mặt cho gia đình mình cảm ơn người dân Mỹ vì đã đặt niềm tin vào ông, đồng thời nhắc nhở mọi người rằng: “Chúng ta có nhiều điểm chung hơn là những điều gây chia rẽ”.

Truyền thống lâu đời của Tổng thống Mỹ

Tater và Tot đã góp tên vào những chú gà tây có mặt trong buổi lễ truyền thống của các đời Tổng thống Mỹ. Nhiều lời đồn đoán cho rằng truyền thống này có từ thời Tổng thống Lincoln khi con trai bé của ông xin nuôi một chú gà tây vốn dĩ dùng để làm bữa tối cho ngày Lễ Tạ ơn.

Tuy nhiên, theo nghi chép của Hiệp Hội Gà tây quốc gia, những chú gà tây được đưa đến cho gia đình Tổng thống Mỹ từ năm 1947. Buổi lễ ân xá gà tây được thực hiện từ thời Tổng thống Harry Truman. Ông Truman là người đầu tiên nhận gà tây từ hiệp hội nhưng ông đã không thả những chú gà tây này.

Lễ ân xá gà tây trở thành nghi lễ thường niên tại Nhà Trắng từ năm 1989. Cựu Tổng thống George H.W. Bush là người đã khôi phục lại buổi lễ này tại Vườn Hồng.

Tater và Tot được nuôi tại trang trại Domino ở phía Tây Bắc bang Iowa. Hiệp hội gà tây quốc gia Mỹ đã cung cấp cho trang trại 25 chú gà tây 6 tuần tuổi từ hồi tháng 8. 25 chú gà tây này được hưởng những điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất như cho ăn bằng tay, tắm rửa, nghe nhạc rock ballad.

Cuối cùng, hai chú gà tây 18 tuần tuổi đã được lựa chọn và được học sinh địa phương đặt tên là Tater và Tot. Sau đó, người dân Mỹ đã chọn thông qua Twitter với 51% người “bỏ phiếu” cho Tot và 49% cho Tater.

Ông Obama đã đặt cho Tater biệt danh là TOTUS đắc cử, có nghĩa là gà tây đắc cử của Hoa Kỳ, còn Tot góp mặt với vai trò là gà tây thay thế nếu có vấn đề xảy ra với Tater.

Sau buổi lễ, cả hai chú gà tây chiến thắng sẽ có một căn nhà mới ở triển lãm tại Virginia, nơi chúng sẽ được các sinh viên và bác sỹ thú ý tại khoa Khoa học động vật và vật nuôi chăm sóc.

Vì Sao Người Mỹ Lại Ăn Gà Tây Trong Lễ Tạ Ơn?

Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ truyền thống của Hoa Kỳ, một ngày quan trọng để các thành viên gia đình sum họp với nhau, cùng thưởng thức một bữa tối đầm ấm với một con gà tây thơm phức.

1. Lễ Tạ Ơn ở Mỹ diễn ra vào ngày nào?

Lễ Tạ Ơn truyền thống của Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày thứ Năm của tuần thứ tư trong tháng 11.

Lễ Tạ Ơn được Tổng thống Franklin D. Roosevelt thiết lập thành luật vào năm 1939 và được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn vào ngày 26/11/1941.

Trong khi ở Anh, người ta chỉ coi lễ Tạ Ơn như là một dịp để “khởi động” mùa Giáng Sinh thì ở Mỹ người dân coi ngày lễ này cũng quan trọng giống như ngày Giáng Sinh, thậm chí trên thực tế, nhiều người Mỹ tổ chức ăn mừng lễ Tạ Ơn hơn là làm Giáng Sinh.

Lễ Tạ Ơn được cho là bắt nguồn từ lễ kỷ niệm tại Plymouth, Massachusetts, Mỹ – nơi những người hành hương tị nạn tôn giáo Anh đã mời người da đỏ bản địa đến một bữa tiệc thu hoạch sau một mùa vụ mùa bội thu để tỏ lòng biết ơn.

Vụ thu hoạch của năm trước bị thất bát và vào mùa đông năm 1620, một nửa số người hành hương bị chết đói. Những người sống sót may mắn được các thành viên của bộ lạc Wampanoag địa phương dạy cách trồng ngô, đậu, bí đỏ và đánh bắt cá hải sản.

Bữa tiệc được tổ chức kéo dài trong 3 ngày, gồm các món như ngỗng, tôm hùm, cá tuyết và nai.

Ở Anh quốc, lễ Tạ Ơn ( Thanksgiving Day) ngày xưa có tên là Lễ hội thu hoạch (Harvest Festival) , được các nhà thờ cử hành trên khắp nước vào ngày Chúa Nhật để đánh dấu vụ mùa tại địa phương chấm dứt. Tới năm 1863, Harvest Festival được đổi tên là Thanksgiving hay Thanksgiving Day, được tổ chức vào thời điểm công việc mùa màng đã xong.

4. Vì sao người Mỹ lại ăn gà tây trong lễ Tạ Ơn?

Cho tới ngày nay, chưa ai xác định được chính xác vì sao gà tây lại được chọn làm món ăn truyền thống trong ngày lễ Tạ Ơn ở Mỹ, các nhà sử học có một vài giả thiết.

Trong những lá thư của các cư dân tới Mỹ thời kỳ đầu, bữa ăn lịch sử giữa những người khai phá và bộ tộc Wampanoag có thịt bò và một loại thịt gà. Sau này, bữa ăn đó được biết tới như là lễ Tạ Ơn đầu tiên. Tuy không xác định được loại gà nào được sử dụng trong bữa ăn nhưng trong một lá thư của người hành hương Edward Winslow thời ấy có viết về một bữa ăn nổi tiếng vào năm 1621 đề cập đến một cuộc đi săn gà tây trước bữa ăn tối.

Một giả thuyết khác về món gà tây trong lễ Tạ Ơn là món ăn này được truyền cảm hứng từ Nữ hoàng Anh Elizabeth I. Trong thế kỷ 16, Nữ hoàng Elizabeth nhận được tin một đội tàu chiến của Tây Ban Nha đã chìm trên đường tấn công nước Anh, trong khi đang ăn tối, bà vui mừng đến mức đã yêu cầu phục vụ thêm một con ngỗng quay. Một số người cho rằng, lấy cảm hứng từ sự kiện này, những người định cư đầu tiên ở Mỹ đã quay một con gà tây.

Một số khác cho rằng, sở dĩ gà Tây trở thành món truyền thống trong lễ Tạ Ơn bởi gà tây hoang dã có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.

Một bữa ăn lễ Tạ Ơn truyền thống sẽ gồm các món:

– Gà tây: có thể thêm hoặc không thêm thịt giăm-bông, ngỗng và vịt hoặc turducken (món nhồi ba loại gia cầm: gà – vịt – gà tây, một con gà nhồi vào một con vịt rồi lại nhồi vào một con gà tây).

– Stuffing: là một hỗn hợp gồm bánh mì, cần tây xắt nhỏ, cà rốt, hành tây và cây xô thơm nhồi bên trong gà tây rồi đem đi nướng. Đôi khi hạt dẻ, thịt xông khói xắt nhỏ hoặc xúc xích, nho hay táo cũng được làm hỗn hợp để nhồi.

– Các loại bánh nướng: phổ biến nhất là bánh ngô ngoài ra còn có bánh táo, hồ đào, khoai lang và patê cũng khá được ưa chuộng

6. Lễ ân xá gà tây của Tổng thống Mỹ

Tại Hoa Kỳ, hơn 50 triệu con gà tây được đưa lên bàn ăn mỗi năm và hầu hết để phục vụ cho lễ Tạ Ơn.

Mỗi năm, ít nhất một con gà tây sẽ được Tổng thống Hoa Kỳ ‘ân xá’. Năm nay, Tổng thống Obama đã ân xá cho một trong hai con gà tây tại Nhà Trắng vào ngày 23/11.

Năm sau, Tổng thống tân cử Donald Trump sẽ quyết định có tiếp tục nghi lễ này không, hoặc ông sẽ chọn một hình thức khác.