Hiện nay, gà rừng đá cựa sắt là một trong những hình thức đá gà được rất nhiều người ưa chuộng tại các trường gà. Những con gà chọi xuất sắc khi lai tạo với các giống gà rừng có sức khỏe, độ dẻo dai, sức mạnh và sự hoang dã của mình. Sẽ cho ra những chiến kê thế nào, khả năng đá ra sao?
Đặc điểm của gà rừng đá cựa sắt Đặc điểm hình thểTrong tự nhiên, gà rừng có trọng lượng khá nhỏ. Con trưởng thành chỉ khoảng 1-1,5 kg. Khác với con cái, dáng vẻ bề ngoài của con đực rất sặc sỡ.
Chúng có tính cảnh giác rất cao, mỗi khi cảm thấy có nguy hiểm chúng sẽ nhanh chóng bay đi nơi khác.
Nghe thì có vẻ hơi nhút nhát nhưng bù lại, gà rừng rất tinh khôn và linh hoạt. Thân hình nhỏ bé giúp chúng di chuyển rất nhanh.
Đôi cựa của con trống trưởng thành rất cứng và sắc bén giúp những cú đá có lực sát thương rất lớn cho đối thủ.
Gà rừng trống có tính hiếu chiến khá cao, đặc biệt vào mùa sinh sản. Chúng sẵn sàng chiến đấu tới cùng để tranh giành con mái và bảo vệ lãnh thổ.
Nhận thấy được những ưu điểm trên nên nhiều thầy kê đã chọn gà rừng để huấn luyện thành chiến kê đá cựa sắt.
Đặc điểm chiến đấuNhững con gà rừng đá cựa sắt thường có những đặc điểm chiến đấu như:
Hiếu chiến
Gan lì, chịu đòn tốt
Nhanh nhẹn và linh hoạt
Ít khi bỏ chạy trong khi đá
Bí quyết nuôi và chăm sóc gà rừng đá cựa sắt 1. Nuôi thả gà rừng giốngNhững con gà rừng đá cựa sắt được nuôi theo cách thức này bắt buộc phải có tuổi đời từ một tháng trở lên.
Đối với địa điểm thả gà rừng, chúng ta nên lựa chọn môi trường gần giống với môi trường sống tự nhiên của chúng. Nên chuẩn bị môi trường có nhiều cây cối, cỏ dại, gần bìa rừng, nương rẫy, thuộc vùng đồi núi thấp.
Không nên nuôi thả gà rừng rặc khi chưa được thuần dưỡng. Bởi vì chúng sẽ tìm cách tẩu thoát và bay đi nhất.
Nuôi thả gà rừng có những ưu điểm sau:
Giúp bảo tồn được những tập tính hoang dã của gà rừng rặc
Tỉ lệ sống của gà rừng nuôi thả rất cao, tính chiến đấu mạnh
Tiết kiệm chi phí thức ăn
2. Nuôi nhốt gà rừngCó hai việc rất quan trọng khi nuôi nhốt gà rừng là: làm chuồng và cho ăn. Cũng khá giống với khi nuôi gà chọi thông thường, chỉ có một vài điều lưu ý khác.
Chuồng nuôi
Khi làm chuồng, các bạn nên chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ. Kín gió vào mùa đông và tránh nóng vào mùa hè.
Chuồng nuôi không nên quá bé, bởi đặc tính của gà rừng hoang dã. Việc lập tức nuôi nhốt sau khi bẫy về thường khiến chúng khó chịu. Có thể làm hại đến lông, cánh, đuôi…
Chuồng gà phải được dọn dẹp thường xuyên và luôn khô ráo. Dù nuôi gà rừng đá cựa sắt hay gà chọi thông thường.
Về thức ăn của gà rừng, ngoài các loại côn trùng thì có thể bổ sung thêm ngô, lúa và một số loại hạt khác. Không nên chăn nhiều thức ăn tổng hợp, dạng viên.
Trong thời kỳ gà rừng đá cựa sắt thay lông. Bạn nên cho chúng ăn thêm 1-3 miếng thịt bò để bổ sung thêm dinh dưỡng.
Nước uống nên cho vào các máng và treo lên để tránh chúng làm đổ ra chuồng. Lưu ý là phải được thay mỗi ngày.
Khi nuôi nhốt gà rừng cũng cần phải tiêm chủng để tăng đề kháng. Đồng thời phòng các bệnh thường gặp khác. Nhất là bệnh lây nhiễm giữa các cá thể gà
Bạn có thể bố trí thêm các cành cây trong chuồng (nếu có thể) để gà đậu. Và tập làm quen khi mới nuôi nhốt.
Cách chọn gà rừng đá cựa sắtChọn gà rừng đá cựa sắt rất quan trọng. Muốn huấn luyện gà rừng thành một chiến kê có hiếu chiến, có sức chiến đấu tốt trước tiên các bạn phải chọn được gà rừng giống tốt.
Các sư kê thường chọn gà rừng đá cựa sắt theo các tiêu chí sau:
Chọn gà rặc huấn luyện: gà rừng thuần chủng trong tự nhiên, chưa bị lai tạp về giống. Gà rừng rắc có tính chiến đấu cao, khôn ranh và nhanh nhẹn.
Chọn gà chọi lai gà rừng: mang cả ưu điểm giữa gà rừng và gà chọi. Kích thước lớn hơn gà rừng rặc, rất hăng, hiếu chiến. Có thể tự lai tạo hoặc mua ở nơi bán gà rừng con uy tín.
Chọn dựa vào ngoại hình: bộ lông sặc sỡ, bóng mượt, lông đuôi dài. Cựa nhọn, cứng, có độ sắc Không bị dị tật.
Chọn dựa vào tiếng gà rừng rặc gáy: gà rừng đá cựa sắt thường có tiếng gáy to, có độ vang, trong trẻo.
Tóm lại, nuôi gà rừng đá cựa sắt là cả một quá trình, đòi hỏi các sư kê phải rất tỉ mỉ và kiên nhẫn. Cách nuôi không quá khác biệt so với nuôi gà chọi đá cựa sắt thông thường. Nên các sư kê có thể yên tâm để bắt đầu nuôi.
Hi vọng những chia sẻ kinh nghiệm trên của chúng tôi sẽ hữu ích với mọi người. Nhất là anh em có ý định thuần dưỡng gà rừng để phục vụ mục đích chọi gà.