Gà Sao Có Đặc Điểm Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Gà Nòi Đòn Giống Có Đặc Điểm Gì?

Hội tụ tất cả những ưu điểm vượt trội của một chiến kê thực thụ, gà nòi có sức mạnh, tốc độ, lối ra đòn nhanh nhạy và tinh thần hiếu chiến cao nên được rất nhiều các sư kê yêu thích. Chính vì lẽ đó, mà hiện đã có rất nhiều cơ sở bán gà nòi đòn giốn g để đáp ứng nhu cầu cho các dân chơi đam mê đá gà.

1.Gà nòi là gì?

Ngoài gà tre và gà rừng ra thì gà nòi cũng là một trong ba cái tên nổi tiếng trong các giống gà chọi của Việt Nam. Được xuất khẩu ra thế giới từ thập niên 1990, thuộc nhóm gà trọc đầu có khả năng chiến đấu cao. Gà nòi có khí chất cương mãnh, vóc dáng hùng dũng với những bước đi oai vệ, tạo sự e dè cho các đối thủ với lối ra đòn hiểm hóc. Hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều giống gà chọi nòi ra đời từ việc lai giống mang những nét đặc trưng riêng biệt, tạo nên những chiến kê thực thụ đá hay và mang tước đẹp khiến nhiều người phải muốn sở hữu được chúng ngay.

2.Gà nòi giống có đặc điểm gì?

a.Đầu mặt, ngoại hình của gà nòi:

So với các giống gà chọi khác thì p hần đầu của gà chọi nòi thường có kích thước lớn hơn, phần đỉnh đầu bằng và có bản lớn.

Khuôn mặt gà nòi rộng, có xương gò má cao.

Ánh mắt của gà toát lên hung dữ và đầy sát khí, nên thường các sư kê chọn chiến kê tốt sẽ dựa vào mắt.

Chân của gà nòi giống thường có vảy khô, lớn và đều nhau. Quan sát kỹ sẽ thấy giữa hai hàng chân có một đường chỉ chạy dọc, những con gà chọi nòi thường gà ba hàng vảy hoặc bốn có khả năng đá rất hay.

b.Đặc điểm da và kích thước quản gà:

Quản gà là một trong những vị trí trọng điểm để giúp gà chọi tấn công tốt hay không? Vì vậy, quản gà cần phải cứng chắc và lớn.

Các xương khớp liền mạch và đều nhau, tùy vào kích thước của thân gà mà xương có chiều dài hay ngắn phù hợp.

Gà nòi thường có kích thước từ 2,5-4kg, chân có ngón vuốt sắc, bàn chân to nên gà nòi có lối đá chủ yếu dựa vào đòn.

Nhờ các sư kê vào nghệ nên gà chọi nòi sẽ có màu da đỏ tươi, da dày, được xếp thành các lớp như hình gợn sóng. Ccá lớp lông ở cố thường được cắt tỉa gọn gang giúp cho cổ gà chắc và tạo nên lực mạnh hơn để ra các đòn đè, đẩy.

c.Vóc dáng:

Gà nòi có thân hình chắc chắn, giống gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn. Khi tham chiến sẽ thấy rõ được sự nhanh nhạy, sức bền, dẻo dai cùng tính gan lì nên luôn là đối thủ đáng gờm cho đối phương.

3.Đặc tính riêng biệt giữa gà nòi đòn giống với các giống gà khác

Ngoài những đặc điểm chung được nêu ở trên, thì gà nòi đòn giống Việt Nam sẽ có những đặc tính riêng biệt khác nữa, để giúp bạn dễ dàng phân biệt được với các giống gà khác.

a.Đùi gà nòi đòn:

Phần đùi sẽ có phần nở nang và kích thước dài hơn phần quản.

b.Chân gà nòi đòn:

Gà nòi đòn thường có hai loại hình dáng chân là vuông và tam giác, chân gà khá cao nên rất được ưa chuộng.

c.Đuôi gà nòi đòn:

Lông đuôi cứng, có hình dáng quạt giúp cho việc bay nhảy ra đòn của gà trở nên dễ dàng hơn.

d.Bộ lông của gà nòi đòn:

Bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau như: ô, điều, nhạn…bộ lông của gà nòi đòn thưa ở phần đầu, cổ, đùi.

đ.Tiếng gáy:

Chỉ cần nghe tiếng gáy là nhận biết ngay đó là giống gà nòi đòn vì âm thanh trầm hùng và vang xa, khác hẳn tiếng gay cỉa các giống gà Thái, gà Tàu. Với những đặc điểm của giống gà nòi đòn giống trên, thì bạn sẽ dễ dàng phân biệt được đâu là giống gà đá hay hay không, để lựa chọn được những chú gà đạt tiêu chuẩn nhất.

4.Kết luận

Để sở hữu được những chiến kế với lối ra đòn thông minh, quyết đoán thì bạn cần tìm ngay cho mình địa chỉ bán gà nòi đòn giống uy tín để đảm bảo chất lượng, có ngay chú gà ưng ý nhất.

Đặc Điểm Gà Sao Giống Thuần

Gà Sao lông xám đen, điểm màu trắng nhạt; thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp; đầu không có mào mà thay vào đó là các mấu sừng, các mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành mấu sừng cao 1,5 – 2 cm.

Da mặt và cổ gà không có lông, lớp da trần này màu xanh xa trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng, chân không có cựa. Ở một ngày tuổi, gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân, mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy. Giai đoạn trưởng thành, gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều nốt chấm trắng tròn nhỏ. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại, một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, một loại hình lá hoa đá rủ xuống.

Gà Sao lúc còn nhỏ nhút nhát, sợ người, sợ bóng tối, sợ tiếng động, khi lớn chúng có thể bay lên cao cách mặt đất 6 – 10 m. Nếu được nuôi theo dạng công nghiệp thì gà mái đẻ nhiều trứng, mỗi con mái có thể đẻ 80 – 100 quả trứng, kéo dài khoảng 6 tháng. Mùa đẻ trứng của gà thường từ tháng 4 đến tháng 10. Gà mái có nhược điểm là yếu kém khả năng nuôi giữ con.

Thịt gà Sao ngon, bổ dưỡng nên được người tiêu dùng ưa chuộng; tiêu thụ mạnh nhất hiện nay tại các quán ăn, nhà hàng.

Triển vọng

Gà Sao xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ 19, do người Pháp đưa vào nuôi ở Đà Lạt và Nam bộ. Ban đầu, chúng được nuôi làm cảnh, do có ngoại hình đẹp. Thời gian gần đây gà Sao được nuôi lấy thịt, trứng. Tháng 4/2002, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) nhập 3 dòng gà Sao từ Viện Nghiên cứu tiểu gia súc Godollo (Hungary) về nuôi thử nghiệm. Sau 5 năm nghiên cứu, chọn lọc nâng cao năng suất, đã khẳng định gà Sao có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái Việt Nam và có sức sản xuất khả quan. Năm 2007, Trung tâm đã hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng gà Sao (chăm sóc, nuôi dưỡng, ấp trứng nhân tạo và thú y, phòng bệnh); đồng thời xây dựng các mô hình chăn nuôi sinh sản và lấy thịt có hiệu quả kinh tế ở các tỉnh miền Bắc.

Thời gian gần đây, tại một số tỉnh (Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Tiền Giang…) đã có những mô hình chăn nuôi gà Sao cho hiệu quả cao.

Gà Cao Lãnh Có Những Giai Thoại Và Đặc Điểm Gì ?

GÀ CHỌI CAO LÃNH VÀ GIAI THOẠI KHI XƯA

Gà Cao Lãnh có xuất xứ ở vùng đất Cao Lãnh thuộc Đồng Tháp, từng được xem là một giống gà quý hiếm và ưu chuộng của vùng đất Lục Tỉnh Nam Kỳ ngày xưa. Mặc dù ngày nay có nhiều giống gà có thể trạng hay kỹ năng tốt hơn nhưng gà chọi Cao Lãnh vẫn luôn có chổ đứng nhất định trong lòng người chơi gà bởi những đặc điểm rất riêng của mình. Trong những giai đoạn cực thịnh của gà chọi Cao Lãnh, giống gà này được đánh giá một trong những chiến kê xuất sắc ở xứ Lục Tỉnh Nam Kì lúc bấy giờ. Sở hữu lối đánh hay, nhanh nhạy, tinh anh cùng cách ra đòn cũng rất bài bản, vượt trội hơn hẳn những giống gà chọi lúc bấy giờ. Gà Cao Lãnh khi thi đấu cựa sắt thường tung những đòn độc, hay dùng vỉa tối, vỉa sáng hoặc tung cước song phi hai cựa, mang đến những cảm giác mãn nhãn cho người xem.

Trong những giai đoạn hoàng kim, gà chọi Cao Lãnh có thể tung những cú đá chém một cách liên tục kết hợp với những cú song cựa, phi đao…Chính vì vậy, mà thời điểm bấy giờ gà Cao Lãnh gần như không có đối thủ xứng tầm. Các trận đấu có mặt của dòng gà này cũng được rất nhiều người quan tâm, đến xem bởi những cú đá đẹp mắt, gay cấn và thú vị. Tuy nhiên, theo thời gian việc lai tạo và chăm sóc không tốt nên giống gà chọi Cao Lãnh đã dần bị mai một đi.

GÀ CAO LÃNH CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GÌ

Gà Cao Lãnh có nguồn gốc là sự lai tạo giữa giống gà chọi Việt và giống gà Miên, do đó mà giống này này có được lối đá chém đặc trưng của gà Việt cũng như sự bền đòn của gà Miên. Thể trạng của gà Cao Lãnh cũng không quá cao lớn, chỉ vừa tầm. Với chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện tốt thì khoảng 1 năm sau đã có thể đem đi đá được.

Tuy nhiên, nhược điểm của gà chọi Cao Lãnh đó chính là màu lông của con trưởng thành có màu lông chuối không được nhiều người đánh giá cao do bị phá tướng. Tuy nhiên, một đặc điểm khác khá thú vị về giống gà này đó chính là nếu thấy được hai con gà Cao Lãnh cùng màu lông giống nhau trong cùng một trang trại thì khi con kia đá, cho con này gáy lừng ở ngoài sẽ giúp trận chiến đó lợi thế hơn, tỷ lệ thắng rất cao. Đặc tính của gà chọi Cao Lãnh thường rất hung hăn, máu chiến cùng với lối tung cước đẹp mắt, lối đánh tinh anh, thông minh cùng sức khỏe và khả năng bền đòn rất tốt. Ngoài ra còn có các đặc điểm khác như sau : + Cựa gà rất nhạy, có thể đá chém liên tục + Có thể tung một lúc hai cựa tấn công đối thủ như cặp phi đao. + Thế đánh nhanh và hiểm cùng nền tảng sức khỏe, thể lực rất tốt. + Hay thực hiện vỉa sáng, vỉa tối đặc trưng.

GIÁ BÁN GÀ ĐÁ CAO LÃNH BAO NHIÊU, MUA Ở ĐÂU

Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người ưu chuộng về giống gà chọi Cao Lãnh từng khuấy động các tỉnh Nam Kì xưa kia. Do đó mà vẫn còn nhiều các trại nuôi giống gà này bởi cách chăm sóc, nuôi dưỡng không quá khó nhưng giá bán lại tốt. Giá bán của gà Cao Lãnh cũng tùy vào từng con, phụ thuộc nhiều vào hình thể, kỹ năng, lối đánh…mà việc định giá sẽ khác nhau. Địa điểm bán gà Cao Lãnh nổi tiếng nhất và tốt nhất phải kể đến chợ Lách ở Bến Tre khi gà ở đây luôn có những lối đánh hiểm, đòn cáo cùng sự tinh anh, nhanh nhẹn trong các cú ra đòn. Tuy nhiên, để có được một chú gà chọi Cao Lãnh tốt cũng nên phải quan tâm yếu tố tông dòng, các đời trước ra sao để lựa chọn.

Ngoài ra, còn có các trại gà nổi tiếng khác như trại gà Đồng Tháp, trại gà Thu Hà, Gò Công (Tiền Giang), Phong Điền (Cần Thơ), Long Hồ (Vĩnh Long)…Các bạn có thể đến trực tiếp xem gà cũng như nhờ sự tư vấn thêm của những người chủ trại bởi các hoạt động ở những trại gà này rất tập nập, đông đúc.

KỸ THUẬT XEM VẢY GÀ CAO LÃNH QUÝ HIẾM

VẢY THẤT ĐAO THIÊN

Đây là loại vảy gồm 7 vảy nhỏ gộp nên, hình giống như xiên đao mọc từ gối đến cựa, gà chọi Cao Lãnh khi sở hữu loại vảy này được đánh giá là Sát Kê trong mọi đấu trường. Các đòn đánh nhẹ nhưng rất hiểm và cáo cùng lối đá linh hoạt, nhanh nhẹn nhưng cũng dứt khoát, mạnh mẽ, từ đó mà có thể hạ đo ván đối thủ trong thời gian ngắn.

VẢY KÍCH GIÁP

Có hình dạng giống vảy quấn cán, mọc cách gối 4 hàng vảy. Khi gà chọi Cao Lãnh sở hữu loại vảy này thì khả năng ra đòn rất nhanh nhẹn, uy lực, hạ gục đối thủ nhanh chóng cho dù đáng gờm tới đâu.

VẢY GIÁP VI ĐAO

Đây là loại vảy gồm 3 vảy nhỏ gộp lại, nằm ở hàng nội nhìn giống như đầu nhọn của mũi đao. Khi gà Cao Lãnh sở hữu loại vảy này sẽ có những cú đòn cáo, đòn hiểm cùng lối đánh liên tục, lấn áp đối thủ. Từ đó khi giao chiến dễ dàng đánh gục và dành chiến thắng một cách nhanh chóng.

3 HÀNG VẢY TRÊN CÁN

Gà Cao Lãnh sở hữu 3 hàng vảy trên một cán và xếp song song với nhau là một trong những chiến kê hiếm thấy, văn võ song toàn. Khi thi đấu gần như bất bại trên các trận đấu bởi những cú tung đòn có thể làm trọng thương hoặc khiến đối thủ tử vong tại chổ.

Gà Đòn Có Những Đặc Điểm Nào Và Nhận Biết Gà Đòn Ra Sao

Gà đòn được xem là giống gà được ưa chuộng nhất Việt Nam với lối đá thông minh kỹ thuật cuốn hút bao ánh nhìn từ các sư kê, dân chơi gà chọi luôn muốn săn lùng 1 chiến kê để mang ra đấu trường đá gà cựa dao quốc tế.

Gà không cựa

Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết xử dụng cựa.

Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền trung thích chơi gà đòn, – một độ dầu ăn hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra đựơc.

Nói chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.

Đầu và diện mạo

Cổ lớn, da dày và nhăn

Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp và các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc. Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc đặt câu hỏi: “gà nòi trụi lông cách tự nhiên hay bị hớt ?” Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những lọai gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những lọai có lông phủ đầy mình. Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 1 tuổi nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu nóng ấm như Việt Nam. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. Các tay chơi gà thường om và vào thuốc tẩm làm cho lớp sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại khiến cho các chân lông bị khô khiến lông khó mọc lại. Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi.

Chân và vảy

Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh.

Mắt ếch

nếu gà nòi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và linh động khi ra trận. Nếu gà nòi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được xem là hợp cách rất qúy. Các tay chơi gà thường truyền tụng câu ca dao:

“Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy”

Những Đặc Tính Khác

Đùi: Nở nang và thường dài hơn phần quản

Chân: Tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác thường đựơc các sư kê ưa chuộng.

Mình: Rắn chắc và dài đòn. Phần bụng nhỏ và không phát triển.

Da: Dày và đỏ.

Thịt: thịt gà nòi là lọai có cơ bắp lớn nở nang do năng vận động và tập luyện. Chính vì thế mà thịt gà nòi trở nên dai, phải “hầm” lâu hơn gà thường mới ăn được !

Xương: gà nòi có bộ xương rất lớn và nặng ký do đó cần có thời gian lâu cho gà phát triển. Trung bình hơn 1 năm gà nòi mới đủ thể lực và cứng cáp để có thể ra trường.

Đuôi: đuôi gà nòi ngắn, lông ống cứng có hình cánh quạt để chống đỡ khi nhảy, té. Gà có lông “Mã chỉ” thường có thêm lớp lông vũ phủ thêm bên ngòai lớp lông ống.

Cựa: Loại cựa đơn là thông thường nhất. Tuy nhiên có lọai gà nòi có từ 2 đến 6 cựa chột như đầu đinh nơi chân được gọi là gà “Nhị Đinh”, “Tam Đinh”,… “Lục Đinh”. Đây là những lọai gà nòi giòng khác biệt. .

Bộ Lông: Lông rất thưa thớt ở phần đầu, cổ và đùi. Lông cứng, dòn và dễ gãy. Gà nòi có nhiều sắc lông chính như xám, ô, nhạn, điều và vàng. Các con gà có sắc lông pha trông rất rực rỡ và đẹp mắt như xám son, ô điều (tía), chuối và ó.

Trọng lượng: gà nòi có trọng lượng từ 6 tới 11 pounds (khoảng 2.8 kg tới 5 kg)

Tiếng gáy: Gà nòi không gáy nhiều như các lọai gà tre, gà Thái hay gà Tàu. Tiếng gáy của gà nòi trầm hùng.

Tánh nết: Đặc tính của gà nòi là can đảm, lì lợm và bất khuất. .

Địa điểm: Gà nòi đòn nổi tiếng hiện nay được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung như : Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đà Nẵng và nhiều vùng cao nguyên. Gà nòi cũng được phát triển rộng rãi các tỉnh, vùng ngòai Bắc như : Lạng Sơn, Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ), Hà Nội, Nam Định,vv… Trong miền Nam gà nòi được biết nhiều qua các địa danh như : Bà Rịa, Đồng Nai (Biên Hòa), Sàigòn, Bà Điểm, Long An, Cao Lãnh,v.v,…