Gà Nướng Muối Ớt Tân Kỳ Tân Quý / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Gà Nướng Muối Ớt Ngon Tân Phú, Bình Tân

Món Gà vốn dĩ không còn xa lạ với người Việt. Thế nhưng Gà lại được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Giờ đây, bạn có thể thưởng thức món gà nướng ngon tuyệt cùng bạn bè, gia đình vào những ngày cuối tuần hay các dịp lễ quan trọng. Đặc biệt, đến với Gà Nướng Muối Ớt 264c Phan Anh, bạn có thể thoải mái khám phá hương vị tuyệt vời, đậm đà, mang đậm chất đồng quê chắc hẳn mang đến cho bạn những trải nghiệm ẩm thực thú vị và đặc sắc.

Có thể nói, món gà nướng được xem là đặc sản của quán. Để tạo được sức hấp dẫn của món ăn, người đầu bếp đã rất kỳ công trong cách chế biến và lựa chọn nguyên liệu. Từ những con gà với trọng lượng chỉ từ 1 – 1,3kg, nên sẽ giữ được phần thịt mềm, ngọt và ngon nhất. Với mỗi sự lựa chọn, bạn sẽ dần dần khám phá hương vị đặc sắc, ngon tuyệt.

Ấn tượng cuốn hút đầu tiên với nhiều thực khách là màu vàng cánh gián hấp dẫn, bóng mượt. Sau đó là hương vị nóng hổi hay giòn giòn trong từng thớ thịt tẩm ướp gia vị đậm đà, hay lớp da bên ngoài kích thích vị giác khiến bạn không thể chần chừ mà phải nếm thử ngay lập tức. Từng miếng gà thấm đẫm gia vị thơm ngon, chín đều… là sự kết hợp tuyệt vời của ẩm thực Việt. Bạn có thể ăn kèm với phần bánh mì cũng giúp xoa dịu cơn đói.

Với độ nướng chín vừa phải, gà ta chín tới với lớp da vàng ươm, phủ lớp bột ớt đỏ rực hấp dẫn… Ăn kèm là các loại rau chấm với muối ớt xanh mang đến cho bạn những trải nghiệm ẩm thực thú vị đến khó quên.

Gà Nướng Muối Ớt 266 Phan Anh chuyên phục vụ món gà nướng muối ớt chỉ 150k/con, áp dụng mô hình mang đi hoặc giao hàng tận nơi. Các món ăn đều được chế biến từ nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện, chu đáo.

Quán Gà Nướng Ngon Quận Tân Phú

Đến đây, bạn sẽ được chọn 1 trong 5 loại chế biến gà nguyên con: Gà quay/ Gà chiên nước mắm/ Gà hấp hành/ Gà tiềm ớt hiểm/Gà hấp hèm. Những chú gà ta khỏe mạnh được chọn lọc kỹ càng, qua sơ chế sạch sẽ vệ sinh, các gia vị “gia truyền” được ướp vào gà rồi chế biến. Dù là món gà gì đi nữa thì vẫn giữ được hương vị, rất ngọt thịt và hương thơm thấm vào từng sớ thịt thơm nức, thật không thể bỏ sót được phần nào.

Gà quay ngọt, mềm, thơm lạ miệng khi thực khách được thưởng thức những miếng thịt nướng vàng rợm, lớp da giòn tan . Bí quyết làm nên món ngon của quán là nhờ kỹ thuật ướp, phương pháp chế biến nước sốt, sự tỉ mỉ trong kỹ thuật lựa chọn thịt gà tươi, dai để đảm bảo khi quay xong miếng thịt gà vừa chín tới, ngọt, mềm, da giòn, thơm và không bị khô.

Bên cạnh món gà nguyên con, bạn có thể gọi các món chế biến từ chân gà, cánh gà, mề gà… Đặc biệt, quán có món chân gà rang muối ở đây đúng điệu ngon, từng chiếc khá to, vàng rộm, giòn tan, béo ngậy lại đậm đà vị muối rang ăn mãi không ngán. Vị dai, vị giòn kết hợp với nhau, quyện trong cái sánh ngọt ngọt, chua chua của nước chấm làm xực lên trong khoang miệng vị đê mê đến lạ.

Bên cạnh đó, quán còn phục vụ các món 3 miền hấp dẫn như dê, bò, vịt, hải sản tươi sống... với giá chỉ từ 36k – 85k. Đến với Quán Gà Tây Nướng , bạn được trải nghiệm môt không gian ẩm thực tinh tế và đặc sắc. Các món ăn tại quán là sự kết hợp tinh tế giữa ba miền Bắc – Trung – Nam nên vô cùng phong phú. Menu của quán vô cùng phong phú và đa dạng từ các loại ốc tươi ngon được bày bán đến cách chế biến điêu luyện món, Quán Gà Tây Nướng chính là điểm hẹn bình dân, hấp dẫn dành cho các tín đồ “nghiện” ốc.

Để hấp dẫn thực khách, các quán ốc luôn coi trọng 2 yếu tố: nguồn hàng tươi sống và hương vị nước chấm phải đặc trưng. Nguồn hàng tươi sống và cách chế biến độc đáo là một thế mạnh của Quán. Nhưng chừng đó thôi chưa đủ, bởi nước chấm cũng là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của món ốc. Cũng là gừng, tỏi, ớt, chanh, tắc, sả… nhưng để có một chén nước chấm “không lẫn vào đâu được”

Tọa lạc tại 89 Thống Nhất, P. Tân Thành, Tân Phú , Quán Gà Tây Nướng có không gian rộng rãi, thoáng mát, khu vực sân trước mát mẻ dành cho các bạn thích không khí nhộn nhịp, cho bạn tận hưởng một không khí sôi động, cực kỳ ý nghĩa và thoải mái, tràn đầy sức sống, thích hợp cho việc tổ chức sinh nhật, liên hoan, gặp gỡ bạn bè… Với các món ăn thơm ngon hấp dẫn, mang hương sắc ẩm thực Việt, Quán Gà Tây Nướng luôn sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu ẩm thực phong phú của thực khách. Được ngồi quây quần bên những người thân, bạn bè thưởng thức những món ăn từ gà nướng đặc sắc cùng những món 3 miền hấp dẫn, còn gì tuyệt vời hơn. Bên cạnh đó phục vụ thực khách mua mang về nhanh chóng chỉ 5 – 10 phút tùy từng món ăn.

Các trang công ty liên kết đăng:

https://www.diadiemanuong.net.vn/chi-tiet/xem/14/43700-quan-ga-nuong-ngon-quan-tan-phu

#Cách Làm Gà Nướng Muối Ớt

Gà nướng muối ớt là một món ăn có hương vị tuyệt vời và được rất nhiều gia đình ưa thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chuẩn bị gia vị, ướp và nướng gà ngon chuẩn như ngoài hàng.

1. Gia vị ướp gà nướng

muối ớt

Dầu ăn: 2 thìa.

Rượu trắng: 1 thìa cà phê.

Muối: 2 thìa.

Ớt và tỏi băm: 2 thìa.

Mật ong: 2 thìa.

2. Cách ướp gà nướng ngon

Bước 2: Rửa sạch và sơ chế các loại gia vị vừa chuẩn bị.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp để làm khô chảo sau đó cho dầu và cho tỏi ớt đã băm vào trong chảo. Đảo trộn đến khi xuất hiện hỗn hợp có màu vàng và có mùi thơm. Tiếp theo hãy tắt bếp và tiếp tục cho các loại gia vị đã chuẩn bị còn lại vào chảo đảo đều đến khi hỗn hợp thật sánh thì dừng lại.

Bước 4: Để nguội hỗn hợp và sử dụng để rưới lên bề mặt gà, ướp gà ít nhất 3 tiếng. Tuy nhiên có một chú ý dành cho bạn đó là nên sử dụng dao để khứa vài đường lên thịt gà để gia vị ngấm đều hơn. Còn đối với phần chân gà thì bạn nên sử dụng tay để xoa đều gia vị lên chân. Việc này sẽ đảm bảo chân gà thấm muối ớt hơn đó.

3. Hướng dẫn nướng gà bằng lò nướng

Bước 1: Lấy gà đã được ướp gia vị vào trong khay nướng có lót giấy bạc.

Bước 2: Dùng chổi quét để quét mật ong lên mình gà.

Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ của lò là 200 độ để nướng gà.

Bước 4: Nướng khoảng 20 phút rồi chuyển sang chế độ lửa trên và tiếp tục quét mật ong lên bề mặt gà thêm một lần nướng. Sau đó tầm 2 phút lật lại gà và nướng đến khi gà chín có màu vàng.

Bước 5: Để gà nướng rồi chặt gà thành từng miếng và bày ra đĩa.

Bước 6: Thưởng thức gà cùng cơm hoặc bún đều rất ngon miệng.

4. Cách nướng gà bằng than hoa

Bước 1: Mồi để bếp lên lửa và chờ đợi để cho than hoa chuyển sang màu hồng.

Bước 2: Sử dụng xiên nướng để kẹp gà và bắt đầu cho xiên gà lên bếp

Bước 3: Nướng gà

Thời gian để gà chín đều và thơm ngon là khoảng 2,5 tiếng. Ngoài ra trong lúc nướng bạn cần cho một chút mật ong quét lên miếng gà sẽ khiến cho món gà nướng muối ớt của bạn trở nên cực kỳ thơm ngon hấp dẫn và kích thích vị giác mọi người hơn đó.

Tân Kỳ, Chú Trọng Sản Xuất Vac Hữu Cơ

Vài năm trở lại đây, HLV huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã hướng dẫn hội viên, nông dân sản xuất nông sản sạch, hạn chế tối đa sử dụng phân và thuốc trừ sâu hóa học; tăng cường sản xuất phân hữu cơ vi sinh; sử dụng thức ăn hữu cơ để chăn nuôi gia súc, gia cầm và xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, sản xuất VAC ở Tân Kỳ thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Ông Tô Anh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Kiều Phương, đi thăm và kiểm tra đàn bò.

Làm giàu bằng “mọi cách”

Anh Lê Hồng Long, sinh năm 1989, xóm 2, xã Tân Hưng, cho biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ Thông tin, thấy công việc không thuận lợi, anh quyết định về quê, vì ở đó gia đình có 2,6ha đồi rừng, có thể phát triển kinh tế bền vững.

Buổi đầu, khi sắp xếp lại trang trai, anh nhận thấy, ở thành phố cũng như ở thôn quê, người dân dần quay lưng với gà công nghiệp, vậy là anh mua 1,3 vạn con gà Ri giống ở Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương (Hà Nội) về nuôi.

Giai đoạn đầu, khi gà mới được vài ngày tuổi, cho ăn cám công nghiệp, sau đó cho ăn ngô bản địa, thóc, rau xanh trộn cám gạo và cơ bản là thả trên vườn đồi, nên gà đạt chất lượng thịt cao. Sang năm thứ 2, cho gà Ri lai tạo với gà chọi địa phương, để vừa đảm bảo độ ngon của gà Ri, vừa có năng suất của gà chọi. Vì vậy, bình quân gà trống nặng 2,5kg, gà mái 2,0kg, với giá bán tại vườn 70.000 đồng/kg. Đầu ra đã ký hợp đồng với các hợp tác xã trên địa bàn, ngày xuất nhiều nhất lên tới 1-2 tấn gà, còn lại, trung bình 3-5 tạ/ngày; mỗi năm 2-3 lứa, mỗi lứa 1 vạn con, thu lãi 200-300 triệu đồng/năm.

Ngoài gà, khu vườn đồi của Long còn trồng cây lâm nghiệp như: xoan ta, keo, tràm 5-10 năm mới cho thu hoạch.

“Hiện, Tân Kỳ còn có 3-4 trang trại chăn nuôi gà ta sạch của những thanh niên năng động, đã tốt nghiệp các trường đại học chính quy ở Hà Nội”, Long chia sẻ.

Cùng hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch như Long, anh Đậu Tiến Sỹ, xã Tân An, cho biết, anh có 3ha đất đồi gò bạc màu, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp và chăn nuôi bò. Để cải tạo đất, anh tham gia phong trào sản xuất phân hữu cơ vi sinh (HCVS) từ phân chuồng và các phụ phẩm nông nghiệp do Hội Làm vườn huyện phát động.

Theo đó, gia đình anh Sỹ đã duy trì việc sản xuất phân HCVS từ năm 2009 đến nay. Với 6 con bò, cùng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đậu, mỗi năm gia đình anh sản xuất khoảng 30 tấn phân hữu cơ. Cách ủ phân khá đơn giản, cây tươi thì cắt ngắn, cây khô thì cắt ngắn rồi ngâm nước vôi khoảng 20 ngày, sau đó trộn đều với men vi sinh, rỉ mật mía (có rất nhiều ở Tân Kỳ), và tỷ lệ đạm, kali vừa đủ. Thời gian ủ 30-45 ngày thì sử dụng.

Lượng phân HCVS do anh Sỹ ủ đủ bón cho 1ha cây ăn quả, bao gồm: cam Vinh, bưởi, quýt; 1 mẫu ruộng và 1ha cao su của gia đình. Ngoài ra, anh còn trồng xen bơ, táo, ổi với cao su nên lượng phân HCVS được rải đều trong vườn. Nếu phải mua phân bón ngoài thị trường tiêu tốn gần 90 triệu đồng, tự sản xuất chỉ khoảng 20 triệu đồng. Dùng phân HCVS không những năng suất, chất lượng cây trồng tăng, mà còn tiết kiệm chi phí, đặc biệt là góp phần cải tạo đất gò đồi.

Liên kết chuỗi chăn nuôi bò thịt

Ngoài trồng trọt và chăn nuôi gia cầm, vùng bán sơn địa Tân Kỳ còn thích hợp với chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đây là một trong những thế mạnh đang được địa phương tích cực khai thác.

Theo bà Lê Thị Lương (xã Nghĩa Hợp), bà nuôi 33 con bò sữa từ năm 2014 đến nay, được Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) thu mua, giá sữa ổn định 14.000 đồng/kg loại 1, thấp nhất 7.000 đồng/kg, nếu chất lượng thấp hơn sẽ phải dừng hợp đồng để khắc phục, tuy nhiên, gia đình bà hiếm khi gặp trường hợp như vậy. Do có diện tích chăn thả rộng và các phụ phẩm làm thức ăn phong phú nên bò sữa đã giúp bà có thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm. Ngoài lao động chính là 2 vợ chồng, bà Lương còn phải thuê thêm 1 lao động, trả thù lao quanh năm với mức 4,5 triệu đồng/tháng.

Song, do quy mô nhỏ, cả xã chỉ có 5 hộ nuôi bò sữa như bà Lương, các gia đình phải đưa sữa đến điểm thu mua tại huyện Nghĩa Đàn, cách nhà 23km, chi phí khá tốn kém. Mặt khác, Tân Kỳ đã có điểm liên kết chăn nuôi bò thịt vỗ béo của Công ty TNHH Kiều Phương, nên bà và các hộ nuôi bò sữa đang chuyển sang nuôi bò thịt.

Từ đầu năm 2023 đến nay, bà Lương đầu tư thêm 34 con bò thịt (giống Úc), mua tại Công ty Kiều Phương. Trong đó có 10 con 4 tháng tuổi, giá 12,6 triệu đồng/con; 24 con gần 1 năm tuổi, 17,6 triệu đồng/con, con số này sẽ còn tăng, do bà đang giảm dần đàn bò sữa. Đầu ra của bò thịt sẽ do Kiều Phương đảm nhận, thậm chí, công ty còn ứng trước 60 triệu đồng cho gia đình bà Lương.

Được biết, ngoài hộ bà Lương, còn có hộ ông Nguyễn Văn Ngoạn (Nghĩa Đồng), ông Hường (Tân Phú), ông Khả (Nghĩa Hoàn), ông Thuận (Nghĩa Bình) cũng tham gia mô hình liên kết với Kiều Phương. Do hài hòa lợi ích, trong năm 2023, số hộ liên kết chăn nuôi bò thịt với doanh nghiệp sẽ còn tăng.

Ông Tô Anh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Kiều Phương, cho biết: “Công ty hiện có gần 700 con bò thịt, bò sinh sản giống Úc, gây dựng cách đây 4 năm. Thị trường tiêu thụ là TP. Vinh và các địa phương phía Bắc như Hà Nội, Bắc Giang; khách buôn về tận địa phương mua hàng. Hiện, đã có trên 200 con bò thịt xuất chuồng, trọng lượng 5 – 5,5 tạ/con, với giá bình quân 72.000 đồng/kg, khi cao điểm lên tới 74.000 – 76,000 đồng/kg, trước mắt cung chưa đủ cầu. Thời gian tới, công ty sẽ kết hợp với nhiều gia đình tại địa phương cùng phát triển chăn nuôi bò thịt”.

Ngoài bò thịt, năm 2023, xã Tân Phú còn phát triển 15 mô hình trồng cam hữu cơ, với diện tích 38ha, toàn bộ sản phẩm được doanh nghiệp bao tiêu.

Xây dựng Hội ngày càng vững mạnh

Theo ông Trần Tử Bá, Chủ tịch Hội Làm vườn Tân Kỳ: “Phong trào ủ phân vi sinh để cải tạo đất và sản xuất sạch ở Tân Kỳ đã được phổ biến gần 1 thập kỷ qua, với sự hỗ trợ của tỉnh Nghệ An. Hiện, đã sản xuất được khoảng 250.000-300.000 tấn, với hàng ngàn hộ dân tham gia, hộ ít nhất vài tấn, nhiều nhất 30-35 tấn/năm. Nhiều địa phương như: Tân Phú, Tiên Kỳ, Kỳ Sơn, Nghĩa Hành đã biết tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh để sản xuất phân HCVS. Ngoài ra, đa số hộ chăn nuôi gia cầm đều làm đệm lót sinh học, xử lý đất, xử lý môi trường, ủ chua thức ăn cho gia súc. Các phong trào trên đã đem lại lợi ích thiết thực, nên thu hút nhiều nông dân tham gia Hội, từ chỗ chỉ có 4.646 hội viên năm 2023, nay tăng lên 5.216 hội viên”.

Đặc biệt, sau Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2012-2017, do sáp nhập Hội Phân bón, Hội Giống cây trồng vào Hội Làm vườn, nên số lượng hội viên tuy không tăng nhiều, nhưng chất lượng cán bộ được chọn lọc, tinh gọn. Nhất là hội viên từ huyện đến xóm, bản được củng cố và nâng cao về chất, đây là điều kiện thuận lợi để Hội hoạt động có hiệu quả hơn.

Mặt khác, tổ chức Hội tiếp tục được củng cố, 95% số Chủ tịch HLV xã là cán bộ chủ chốt của Hội Nông dân; 100% chi hội trưởng xóm do chi hội trưởng nông dân kiêm khuyến nông thôn, bản đảm nhận. Phương thức chỉ đạo linh hoạt hơn, do có sự gắn kết về mục tiêu và nhiệm vụ chính là đưa khoa học công nghệ đến với nông dân, để phát huy hiệu quả sản xuất VAC gia đình, VAC trang trại và VAC sinh thái.

Theo ông Bá, điểm nổi bật nhất về xây dựng tổ chức Hội là, ý thức của hội viên về vai trò, vị trí HLV trong mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương được xác định. Thứ hai là vai trò của kinh tế VAC rõ nét hơn trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là tiêu chí thu nhập bình quân đầu người.

Năm 2023, Hội tiếp tục thực hiện 3 chương trình ứng dụng KHCN của tỉnh, đã vận động sản xuất 2.262 tấn phân HCVS, làm 6.556m2 đệm lót chăn nuôi gà, lợn; xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng rau, quả 2.500.000m2 với tổng số tiền hỗ trợ gần 400 triệu đồng. Từ những kết quả đó đã đưa năng suất cây trồng tăng 15-18%; môi trường đất, nước, chuồng trại được bảo đảm, hạn chế dịch bệnh trên vật nuôi, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên.

Đặc biệt, nhờ sự hướng dẫn của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Tân Kỳ, hội viên đã biết dùng men hoạt tính để ủ chua thức ăn cho trâu, bò, vừa giữ được thức ăn xanh, vừa đảm bảo thức ăn trong kỳ giáp hạt, nắng hạn, mưa lũ kéo dài. Hoặc sử dụng EM để ủ phân chuồng mau hoai mục, xử lý hôi thối, xử lý nấm bệnh thường gặp trên rau màu…

Hoạt động Hội của Tân Kỳ phát triển mạnh do vừa xây dựng tổ chức, vừa sản xuất VAC, song hai mặt hoạt động này diễn ra chưa đồng đều, chưa cân đối. Mới có trên 50% số xã đảm bảo được 2 vấn đề trên, đó là Tân Hợp, Tiên Kỳ, Giai Xuân, Tân Phú, Nghĩa Hoàn, Tân long, Tân An, Nghĩa Hợp, Nghĩa Hành, Nghĩa Đồng, Tân Hương và Kỳ Sơn. Số còn lại hoạt động chưa mạnh, vai trò, vị trí Hội chưa thực sự rõ nét.

Vì vậy, thời gian tới, HLV huyện Tân Kỳ sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, để đạt mục tiêu VAC hữu cơ, VAC sạch, VAC công nghệ cao. Tiếp tục thực hiện các chương trình KHCN được tỉnh Nghệ An hỗ trợ, ít nhất là 80% số xã thực hiện, để sau năm 2023, khi ngân sách hỗ trợ không còn, hội viên vẫn tiếp tục thực hiện tốt.

Mặt khác, Hội sẽ mở rộng liên kết với doanh nghiệp để sản xuất tập trung các mặt hàng đang có thị trường tiêu thụ: Ớt cay, ngô ngọt, đậu tương, bí đỏ, sả và cỏ linh lăng (còn gọi là cỏ ba lá thập tự, họ Đậu). Tiếp tục vận động liên kết chăn nuôi bò thịt, vận động thành lập HTX chăn nuôi trên 50% số xã.