Gà Nòi Chiến / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Gà Nòi Là Gì? Chiến Kê Lịch Sử Việt Nam Có Những Gà Nòi Nào

Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận đá gà (chọi gà). Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên.

Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao với những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.

Trong nghệ thuật gà nòi, các tay chơi mới vào nghề tỏ sự kính trọng và khâm phục đến các sư kê và lớp đàn anh trong nghề lâu năm là một trong những đặc tính ‘bất di bất dịch’ trong võ thuật và truyền thống chơi gà nòi của người Việt Nam.

Qua kinh nghiệm và cách săn sóc luyện tập mỗi một con gà nòi ra trường đều mang niềm tự hào cho người chủ kê. Các tay chơi gà thường bỏ nhiều thời gian chăm sóc gà nòi và đôi khi dẫn đến sự ham mê thái quá. Khi nghe tiếng một con chiến kê tài giỏi thì dầu xa xôi đến đâu cũng tìm đến và nài mua cho bằng được.

Người chủ kê mà có một con chiến kê quý thì ngoài vấn đề tiền bạc bỏ ra, chủ kê còn dành nhiều thời gian để chăm sóc cho con gà của mình.

Đặc điểm ngoại hình gà nòi:

– Con trống có lông màu đỏ như lửa xen lẫn các vệt xanh biếc và màu xanh xám.

– Con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc.

Cách gọi vùng miền:

– Miền Bắc gà nòi được gọi là gà chọi. Chữ “chọi” theo tiếng miền Bắc có nghĩa là đánh lẫn nhau.

– Miền Trung gọi là gà đá. Chữ “đá” dùng để diễn tả cách gà nòi dùng chân để đá đối phương trong trận đấu.

– Miền Nam hầu hết mọi người đều dùng hai chữ “gà nòi”

Mặc dù dùng ba danh từ khác nhau để diễn tả. Nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau trên đất nước Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ của từng địa phương, và vui vẻ chấp nhận những danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa.

Giống gà nòi ba miền

Qua quá trình lai tạo và chọn giống, ở Việt Nam có một số giống gà nòi nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. Ở Việt Nam mỗi địa phương, vùng miền đều có giống gà nòi nổi tiếng:

Miền Bắc

– Gà trống, gà mái Thổ Hà – Bắc Giang

– Gà chọi Đồ Sơn – Hải Phòng

– Gà Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ – Hà Nội

Miền Trung

– Gà Phan Rang, gà chọi Vạn Giã Khánh Hòa

– Gà Dò Dúi – Phú Yên

– Gà Sông Vệ, Sa Huỳnh – Quảng Ngãi

– Gà nòi Bình Định

– Gà chọi Quảng Ngãi

Miền Nam

– Gà Chợ Lách – Bến Tre

– Gà Cao Lãnh – Đồng Tháp

– Gà Châu Đốc – An Giang

– Gà Bà Điểm

Thường một đám gà con giống khi lựa chọn tuyển ra cũng chỉ được một vài con gà tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, ngoài ra phải xem kỹ chân gà ( xem giò xem cẳng). Ngũ thường gồm:

– Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.

– Cổ to, dài, thẳng.

– Lưng rộng, cánh dài.

– Đùi phải to khỏe, phần đùi dài hơn phần cán chân.

– Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.

Gà nòi – chiến kê trong lịch sử Việt Nam

Những con gà nòi “danh thủ” nhất nhì Việt Nam mà chỉ cần nhắc tên gà, dân chơi sẽ biết ngay chủ nhân của nó như : Xám Messi (của anh Bình Vổ ở Thái Bình) ; Ô taxi (anh Chỉnh ở Trung Kính, Hà Nội); Tía Liên Chu (anh Thành ở phố Vọng, Hà Nội); Xám Thần (anh Thơ ở Sơn Tây); Nhạn Yến Thanh (bác Hiển ở Nhân Chính, Hà Nội); Ô Điên (người có biệt danh Cáo Chạy Kêu -Thái Nguyên);….

Chiến kê Xám Thần

Thành tích sở hữu: 23 kỳ

Xám thần với biệt tài đá nhanh như gió. Các đòn đá như sức nặng ngàn cân, khả năng tải đòn hạng nặng. Là một chiến kê không hề biết thua là gì, được coi là gà xám bất trị của giới gà chọi.

Xám Thần có biệt tài chuyên đá lưng, đá hầu. Những chiến kê nào kém không có khả năng tài đòn tốt chỉ cần 1 cú đá của Xám Thần có thể đã nằm gục rồi.

Ngoài ta, gà Xám Thần còn là một con gà chọi đẹp. Với hình ảnh gà chọi đẹp thường thấy là màu da đỏ với bộ lông màu xám tro. Cơ bắp rắn chắc và khuôn mặt hung tợn.

Chiến kê Tía King Kong

Thành tích sở hữu: 21 kỳ

Sở trường của gà đá Tía King Kong chuyên đá mu lưng. Nếu chiến kê đó đi dưới, còn chiến kê nào đi trên Tía King Kong sẽ đá vào hầu, mang tai. Đây là một lối đá khá khó chịu với các con gà chọi có kỹ thuật yếu và không nhanh nhạy. Việc đá vào hầu và mang tai có thể khiến cho đối thủ bị choáng váng nhất thời. Đây là một cơ hội để gà chọi Tía KingKong có thể giành lấy chiến thắng.

Chiến kê Xám Messi

Thành tích sở hữu: 19 kỳ

Sở trường của gà chọi Xám Messi thuộc dòng gà đá cả đòn lẫn lối. Với kỹ năng toàn diện giúp Xám Messi luôn trở thành tâm điểm mỗi lần ra trận. Các đòn đá tốc độ và vô cùng mạnh mẽ cũng tạo nên thương hiệu cho gà chọi Xám Messi trên các trường gà.

Kết luận Khuyến mãi hấp dẫn tại Ae888

Nhanh chân đăng ký ngay để nhận những khuyến mãi hấp dẫn đến 300% khi là thành viên mới và khuyến mãi hấp dẫn đối với đá gà trực tuyến.

Hướng Dẫn Cách Đặt Tên Cho Những Chú Gà Nòi Chiến

Thường thì những con gà ăn độ, đã có danh mới được chủ đặt cho một tên riêng cho dễ gọi phân biệt với những con gà khác trong chuồng.

Đây là sự biểu tỏ tình cảm của chủ đố với vật nuôi nói chung, cũng như có thói quen đặt tên riêng cho chó mèo, thậm chí cả trâu, bò, ngựa, dê nữa. Mặt khác, đặt tên riêng như vậy để dễ nhớ, để cho ăn, để sai bảo…

Với gà thì không thông minh như chó mèo, như trâu bò, ngựa, tên riêng đối vớii nó không cần thiết, nhưng người đời vẫn có thói quen đặt tên riêng cho nó, mục đích là để phân biệt con này với con kia, và cũng để tiện chăm sóc. Có nhiều con gà đá hay nổi tiếng, tên riêng của nó được đông đảo người ái mộ đặt cho, dù tên đó xấu hay đẹp chủ gà cũng hân hoan chấp nhận vì đó vinh dự cho gà, và cũng cho mình.

Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì việc đặt tên riêng cho gà nòi xưa nay thường bắt nguồn từ những lý do sau đây:

Dùng sắc lông mà đặt tên cho gà nòi

Những người có tính tình mộc mạc, hễ nghĩ sao nói vậy, hễ biết gì làm vậy nên họ thường dùng những cái tên mộc mạc để đặt cho chiến kê của họ. Chuyện này là chuyện thường tình của thời xa xưa. Vì vậy, khi nghe các vị sư kê lớn tuổi thuật lại “chiến tích” của những con gà nổi tiếng một thời của vùng kia, tỉnh nọ với những cái tên như con Điều, con Ô, con Chuối, hoặc con Ngũ sắc, con mồng Dâu… không cần nghĩ ngợi đâu xa, họ cứ căn cứ vào sắc lông của con gà mà đạt tên riêng cho nó. Trong trường hợp trong vùng mà có hai con Điều nổi tiếng ngang nhau thì người ta gọi tên gà kèm với tên người chủ. Ví dụ : con Ô của Hai Lúa, con Ô của Sáu Thanh ..

Dùng tên chủ nuôi đặt tên cho gà nòi

Với những con gà xuất sắc đá đâu thắng đó, nổi tiếng như cồn thì cái tên của nó thường là do người ngoài đặt cho, mặc dù nó đã được chủ nuôi đặt tên riêng cũng vậy. Cái tên mà người ái mộ đặt cho gà ý nghĩa hơn cả và cũng dễ nhớ hơn cả là cứ tên chủ nuôi mà đặt. Như vậy thì không lầm lẫn chút nào. Nếu ở địa hạt khác thì đây là chuyện hỗn hào, xách mé (người xưa vốn ưa dấu tên riêng), thế nhưng đây là chuyện danh dự, ai cũng chấp nhận. Ba bốn chục năm trước ở vùng Xuân Hiệp Thủ Đức đi đâu cũng nghe tiếng “mái Chín Cầu”, hay “mái Thợ Bạc”. Sau này đến miệt Bình Dương lại có tiếng “gà Năm Sô” … Gần như đến địa phương nào cũng được nghe những con chiến kê mang tên chủ nuôi như vậy

Dùng tên địa phương đặt tên cho gà nòi

Những con gà nòi mang danh tên địa phương là những con gà thiệt dữ, đá ăn nhiều độ đến nỗi chiến tích của nó vang xa khỏi địa phương nó sống. Những biệt danh này đa số là do người ái mộ của địa phương khác đặt cho. Chẳng hạn như Ngũ Sắc Xóm Thuốc (một địa danh ở Gò vấp), con Xám Khổ cầu Kho… Mang chuông đi đánh xứ người mà mà tiếng ngân vang xa được như vậy thì quí biết chứng nào ! Những con gà như vậy, danh tiếng của nó cả trăm năm sau vẫn còn có người nhắc nhở đến …

Dùng tướng tật mà đặt tên cho gà nòi

Người xưa nói câu : “Có tật có tài”. Trên đời, quả thật con gà nòi cũng như vậy. Thường những con gà có tật như thiếu đuôi (gà cúp), như lắc mặt … tuy không ai cũng có ý chê bai. Thế nhưng hãy coi chừng tài của những con gà đó ! Thì đó, những con đòn như sấm sét mà vóc dáng điệu bộ bên đâu có ra gì! Có điều gà xấu tướng, xấu tật mà tên tốt … nghe cũng không xuôi, nên thường có tật nào đặt cho nó tên đó: gà Gù, gà Cúp, gà Lắc mặt (mình có bệnh lác), gà Thiếu Cựa (do gãy mổ tuy xấu mà đá quá hay thì những tên tuổi nhắc mãi và chủ nuôi cũng hãnh diện.

Dùng tên “hương xa”

Có những con tên rất “kêu”, mặc dù tài nghề chưa hẳn đã xứng đáng. Đó là tên do chủ nuôi quá cưng con gà mà mang tên những địa danh nổi tiếng trên thế giới như Phú Sĩ, Cam Tuyền, Hy Mã Lạp Sơn …

Dùng thế đá mà đặt tên cho gà nòi

Có những con gà nòi nổi tiếng vì một vài thế xuất sắc nào đó. Nó thắng đối thủ bằng cú đá hóc hiểm đó của mình, và nó nổi danh như cồn. Thế là từ đó người ái mộ bằng chính tài nghệ của nó, mặc dù khi gọi tên nghe rất ngộ nghĩnh, buồn cười : con Quăng Mé, con Liên Cước, con Áp Thổ, con Hồi Mã Giao Long … chỉ cần nghe tên gà là đủ biết con gà đó ra sao.

Nói chung, tên riêng của gà hay dở ra để tâm thắc mắc, người ta chỉ ái mộ ở tài nghệ con gà nào thật sự nổi tiếng mà thôi.

Cùng Danh Mục: Nội Dung Khác

Chế Độ Ăn Cho Gà Chọi Chiến, Gà Nòi Chuẩn Như Các Sư Kê

Khi nuôi gà chọi bạn nên cho gà ăn vào hai bữa trong ngày, tốt nhất vào 9h sáng và khoảng 4 đến 5 giờ chiều. Với gà chọi con thì để thả rông và ăn tự do, gà chọi sau khi tách mẹ bên cạnh hai bữa chính thì cho tự đi kiếm ăn. Gà sau khoảng 6 tháng bên cạnh thức ăn chính nên bổ sung thêm các loại rau xanh, giá đỗ, cà chua, xà lách,…mỗi tuần có thêm từ 1 đến 2 bữa thịt bò băm nhỏ hoặc thịt lươn.

Thức ăn chính dành cho gà chọi là ngũ cốc, có thể là thóc hoặc ngô nhưng thóc tẻ sẽ tốt hơn vì trong ngô có thành phần chất béo cao hơn khiến gà chọi bị béo, tích mỡ. Khi cho ăn bạn cho gà ăn khoảng ¾ diều, tùy thuộc thể trạng của gà cho ăn làm sao để đến bữa sau sờ tay vào diều thấy thức ăn đã được tiêu hóa hoàn toàn.

Cám gạo: 10%

Ngô: 20%

Thóc: 30%

Cá tươi đã nấu chín: 20%

Rau (có thể là rau cải, rau muống, xà lách): 20%.

Từ giai đoạn mới nở đến lúc đạt 0,5 kg thể trọng, bạn vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp (chiếm 30%)

Khi gà đã được 1,8 – 2kg thì có thể bắt đầu chọn được những con gà chọi tốt nếu có được những đặc điểm như: mặt nhanh nhẹn, mắt sáng, quản ngắn, đùi dài…Các màu gà chọi thường được chọn là: đen tuyền (gà ô), đen vàng hoặc đen đỏ (gà ô tía), gà tía mơ, gà xám đất, gà tía mật.

Sau khi chọn được gà chọi thì chỉ nên cho ăn lúa ngâm (lúa ngâm khi đã nảy mầm sẽ giảm bớt chất dinh dưỡng, gà có thể ăn no mà không tích mỡ). Chế độ ăn của gà chọi làm sao để giúp gà chắc khỏe nhưng không nặng cân để vận động được nhanh nhẹn.

Chất đạm có thể bổ sung từ thịt bò, lươn, gân bò,… Bạn không nên cho gà ăn ếch, nhái vì đây là những thức ăn chứa quá nhiều đạm khiến gà chiến bở hơi kém bền khi giao chiến

Khẩu phần của gà chọi trống thi đấu/ngày:

Để có được một chú gà chọi hay thì đòi hỏi người chủ phải dành khá nhiều thời gian, công sức để chăm sóc cho gà. Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn cho gà chọi đầy đủ, hợp lý và khoa học thì người chơi gà còn phải tiến hành vần vỗ, om bóp thường xuyên, giúp gà có thể lực tốt và sức chịu đòn khi lâm trận.

Cách Lựa Vảy Gà Nòi Và Tài Nghề Gà Nòi

Nuôi gà nòi ai cũng muốn có trong tay những con gà có tài nghề thật hay, như vậy mới khỏi tốn công của một cách vô ích. Với người mới vào nghề thì gặp con gà nòi nào cũng vừa ý muốn nuôi, bất cần xét đến tài năng của chúng, nhưng với ai đã có kinh nghiệm thì thà nuôi ít hơn nuôi nhiều, miễn đó là gà tài là quí.

Sau khi chọn ngoại hình của gà để chọn ra những con gà có quí tướng, ta còn phải biết chọn lựa vảy gà nòi và phải xổ thử để xem đòn, thế của gà ra sao. Có cẩn thận trong công việc lựa chọn như vậy ta mới tìm ra được cho mình những con chiến kê thật quí để nuôi.

Những vảy gà nòi tốt

Đồng ý hễ cha mẹ thuộc dòng giống tốt thì sinh ra con tốt. Nhưng, điều này không có nghĩa là một lứa con thì bất kể con nào cũng tốt cả đâu. Gà mẹ đẻ trung bình 8 đến 9 trứng, nở ra được bảy tám con, thì quá lắm cũng lựa ra được ba bốn con là nhiểu. Số còn lại được coi là gà thịt.

Những gà con gọi là tốt đó, cũng có con hay con dở, ta cần phải chọn lọc lại nữa để lựa ra được những con thật đặc sắc nuôi. Trước hết là xem vảy của nó :

Chân gà có 4 ngón : 3 ngón trước và 1 ngón sau. Ba ngón trước có ngón ngoại, ngón chúa và ngón nội. Ngón sau tên ngón thới. Nên chọn gà có ngón dài mới có thể đứng vững chãi, như ngón ngoại phải lựa gà trên 14 vảy. Ngón nội cũng phải trên 14 vảy mới tốt. Ngón chúa trên 19 vảy, và ngón thới trên 7 vảy. Tất cả các ngón không bệnh tật gì mới tốt.

Thông thường chân gà có hai hàng vảy, hai chân giống nhau, nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp có con ba bốn hàng vảy (hoặc ba hàng lỡ) hay có một vài vảy dặm. Ít có trường hợp hai chân cùng giống nhau ở hàng vảy thứ ba, kể cả 3 hàng lỡ hoặc giống nhau ở vảy dặm.

Nên chọn gà có vảy hai hàng trơn vảy đóng hình chữ nhân (x) mới tốt. Hai hàng vảy này đi song song với nhau từ gối đến chậu, và các lóng vảy to đều như nhau. Thật ra vảy hai hàng trơn chỉ tốt trên mức trung bình, nhưng còn hơn là gà có vảy tốt hơn, nhưng lại có kèm những vảy khác xấu hơn.

Chân gà nòi có ba hàng vảy hai hàng vảy lớn bình thường có xen vào giữa một hàng vảy nhỏ hình lát chả gọi là vảy qui. Hàng vảy qui này cũng đóng từ gối đến sát chậu mới tốt, và nếu cả hai chân đều có vảy qui cả lại càng tốt hơn. Vảy qui chỉ có ở gà linh và gà dữ.

Ngoài ra, chân gà nòi còn có vảy ba hàng lỡ, thường là dạng vảy qui. Đóng từ gối trở xuống. Vảy ba hàng lỡ tốt hơn vảy hai hàng trơn, nên chọn nuôi.

Nếu ba hàng lỡ này lùi xuống ngang cựa (dù đòn hay cựa) lại càng tốt, chỉ có gà thật dữ mới có, vì cựa đâm đại tài. Tại đây, vảy này không còn gọi là ba hàng lỡ nữa mà có tên là tam tài huyền châm

Ngoài vảy tam tài huyền châm ra, gà nòi còn có nhiều vảy tam tài khác, cũng thường gặp, nhưng phải là gà dữ mới có, nên tìm nuôi :

Vảy TAM TÀI ÁN THIÊN mọc sát gối là vảy rất quí hiếm chỉ gà linh, gà dữ mới có vảy này. Gà có vảy này vừa đá hay lại vừa gặp may mắn.

Vảy TAM TÀI VẤN KHÂU là ba vảy lớn đóng ngay cựa mới tốt, Vảy này cũng ít gặp, chỉ gà thiệt dữ mới có. Nếu Tam Tài vấn Khâu đóng tại cựa thì dù là gà đòn cũng hay đâm. Nếu là gà cựa gặp vảy này nên chọn nuôi.

Vảy TAM TÀI KHAI DƯƠNG trông xa thì tưởng có ba vảy như vấn Khâu, nhưng thực ra đó là 6 vảy đấu đầu với nhau. Nếu 8 vảy đấu đầu lại là vảy xấu, không nên nuôi.

Vảy TAM TÀI NGUYỆT SA là ba vảy lớn đóng liền nhau và chênh chếch như trăng lưỡi liềm, vảy này chỉ có ở gà linh. Nếu vảy đóng ngay cựa thì gà có biệt tài cả đá lẫn đâm.

Vảy TAM TÀI ĐẠI LIÊN GIÁP là một vảy lớn gồm ba vảy nằm liền nhau, vảy này đóng ngay cựa cực tốt. chỉ gà thật dữ mới có vảy này. Nên chọn nuôi.

Vảy TAM TÀI PHỦ ĐỊA là ba vảy lớn đóng sát chậu. Tất nhiên vảy này tốt hơn vây Phủ Địa. Đây là vảy chỉ có ở gà thiệt dữ dằn : đứng khuya và tung đòn độc. vảy này ít thấy nên tìm nuôi.

Vảy TAM TÀI XUYÊN ĐAO là vảy rất quí, chỉ gà thiệt dữ mới có. Rất hiếm gặp, dù là gà đòn hay gà cựa, khi gặp đối thủ có vảy này tốt nhất ta nên tránh. Tam Tài Xuyên Đao mà đóng ngay cựa lại càng quí.

Vảy TAM TÀI ĐẠI GIÁP là 3 vây lớn nằm liền nhau nếu đóng ngay cựa lại cực tốt. Gà có vảy này là gà dữ, đá hay đâm cũng tài.

Và, sau đây là một số vảy tốt khác, quí vị nên cố tìm cho được mà nuôi :

Vảy ĐẠI GIÁP CHỈ là vảy lớn nằm giữa ngón chúa. Vảy này hiếm thấy, và chỉ gà đại tài mới có.

Vảy NHẬT THẦN chỉ là hai vảy lớn nằm cạnh nhau ở gần cuối ngón chúa, cũng gà thật dữ mới có. Gà có vảy này có nhiều đòn thế dữ dằn, lại thường gặp may.

Ít có trường hợp Đại Giáp Chỉ và Nhật Thần chỉ đóng trên cùng một ngón chúa, gặp gà có hai vảy này nên chọn nuôi.

Vảy CÚC BỒN CHẬU là vảy lớn đóng ngay tại chậu, gà có vảy này có biệt tài đứng khuya, lì đòn lại có đòn hiểm, Nếu cúc bồn đóng ngay cựa thì có tên là Cúc Bồn Cựa, hay đâm. vảy này hiếm thấy.

Vảy VẤN SÁO là những vảy lớn đóng từ gối xuống sát chậu mới gọi là tốt. Loại vảy này gà dữ mới có, mà thường hai chân đều giống nhau.

Vảy ÁN THIÊN là đại giáp đóng gần gối. vảy này khó tìm nên ai cũng chuộng. Chỉ có gà dữ mới có vảy này.

Vây ÁN TÂM cũng là một đại giáp như Án Thiên, đóng cách gốỉ hai hàng vảy, tức là nằm vào hàng thứ ba. gà có vảy Án Tâm đá đòn hiểm độc, ra trường thường thắng hơn thua.

Vảy ÁN VÂN cũng là một vảy lớn, nằm dưới vảy Án Thiên, tức là vào hàng vảy thứ hai tính từ gối trở xuống.

Nói chung, ba vảy ÁN THIÊN, ÁN VÂN, ẤN TÂM đều là vảy tốt, chỉ có gà thiệt dữ mới có. Nếu gà mà có ba vảy này đóng chung với nhau thì gọi là TAM TÀI ÁN THIÊN lại càng quí hiếm hơn nửa. Nhưng, trường hợp này thì may ra ngàn con mới có một.

Vảy ĐỘ TIÊN là vảy no tròn, rõ nét, đóng thật đều từ ngón nội lên đến mí cựa mới là gà hay. Nếu hàng vảy này bị nát hoặc đóng chưa tới mí cựa là gà dở đừng nuôi.

Vảy KHAI DƯƠNG CHẬU là 6 vảy đâu đầu đóng ở sát chậu. Đây là gà dữ nên chọn nuôi, Nếu có đến 4 cặp vảy đâu đầu, tức 8 vảy là gà dở, nên loại bỏ.

Vảy LIÊN GIÁP VẤN còn có tên là vảy NGHỊCH LÂN là một vảy to (gồm 3 vảy hợp lại), nếu đóng ngay vị trí cựa mới thật tốt. Vảy này chỉ có ở gà thật dữ, rất quí, nếu tìm được nên nuôi.

Vảy TAM GIÁP SỔ CHÙM là 3 vảy lớn kết hợp với nhau thành chùm, nên có nơi gọi là vảy TAM GIÁP CHÙM. Vảy này đáng tại cựa mới tốt. Vảy này hiếm gặp.

Vảy KlỀU LIÊN là một vảy lớn, trong hình vẽ thì vảy này nằm ở trên cựa (phần cán trên), nhưng nếu đóng ngay cựa thì tốt hơn. Vảy này rất quí, chỉ có ở gà rất dữ dằn, nên tìm nuôi.

Vảy YỂM TÂM hay GIÁC YẾN hoặc AN TINH là một vảy nhỏ đóng sát chậu, đôi khi nó ẩn mình nhìn sơ qua không thấy, phải bẻ cong ngón chúa mới thấy được. Vảy này rất hiếm thấy, chỉ có ở những gà thật dữ, nên chọn nuôi.

Vảy HẦM LONG đóng ở cựa như hình vẽ mới tốt. Vảy BÌA TIÊN cũng đóng ngay cựa mới tốt. Hai vảy này rất hiếm và chỉ có ở gà thật dữ. Biệt tài là đâm và ra đòn độc.

Vảy NHỰT THẦN là hai đại giáp đóng liền nhau, nếu ngay cựa mới tốt. vảy này rất hiếm thấy, chỉ có ở gà dữ mà thôi.

Vảy ÁN VÂN NGẲN CHÀI là một vảy lớn đóng ở vị trí của vảy Án vân. Vảy này cũng tốt ngang với Án Vân, nên chọn nuôi.

Vảy TAM LIÊN GIÁP HẬU đóng ở hàng vảy úp hậu. Đây là 3 vảy lớn đóng ngay cựa mới thật quí.

Vảy NGƯ KHẨU là một vảy lớn khi đóng ở cán trên. Nếu vảy này đóng ở cựa thì mang một tên khác ]à LIÊN GIÁP CỰA, tuy nhiên gọi là NGƯ KHẨU vẫn không sai. Đây là loại vảy hiếm quí, chỉ có gà dữ mới có, nên chọn nuô

Vảy GIÁC THẬP là 4 vảy đâu đầu với nhau, nếu đóng ở vị trí cựa như hình vẽ thì quí lắm. Đây là loại vảy hiếm nên ít thấy.

Vảy KIM GÚT là vảy rất hiếm quí (đừng lầm với NÁT GỐI) nên chọn nuôi. Nếu vảy này mà đóng tại cựa thì không gì bằng.

Vảy PHỦ ĐỊA là một vảy lớn đóng sát chậu. Vảy này rất quí mặc dầu không hiếm. Nên chọn nuôi vì gà gan lì, đứng khuya khó thắng được nó.

Vảy HUYỀN CHÂM là một vảy nhỏ đóng ngay cựa. Gà có vảy này có đòn độc hiểm và đâm cũng giỏi, vì vậy ai cũng chuộng nuôi. Cũng cái vảy này inà đóng dưới cựa thì không gọi là Huyền Châm mà gọi là Vảy Ém, rất vô duyên, ít ai dám dùng.

Vảy ĐỘC ĐAO là một vảy lớn có dạng lưỡi đao, nó còn có tên là XUYÊN ĐAO. Vảy này đóng ngay cựa mới tốt. Chỉ có gà dữ mới có vảy này.

Vảy HOA THỊ đóng sát gối. Các vảy phải rõ nét, đầy đặn như những cánh hoa mới tốt, nếu trái lại thì coi như NÁT GỐI loại bỏ đừng tiếc. Vảy này tốt hơn vảy KIM GÚT, chỉ có gà dữ mới có vảy này. Nên chọn nuôi.

TUYẾN CHỌN TÀI NGHỀ GÀ NÒI

Chọn vảy của gà tốt xấu ra sao, ta có thể chọn lúc chúng còn nhỏ độ một vài tháng tuổi. Còn chọn tướng gà thì ta phải chờ gà ở vào tuổi sáu bảy tháng trở lên, khi gà đã có giọng gáy rõ tiếng và đã bắt đầu biết túc mái. Vì rằng có nhiều con nòi sáu bảy tháng tuổi mà trông chúng vẫn còn ngô nghê, ngờ nghệch chẳng oai vệ chút nào !

Ở tháng tuổi thứ 7, ta có thể cho gà xổ để lắc tích. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để ta tìm hiểu tài nghề (đòn, thế) của gà hay dở ra sao …

Khi xổ gà cần phải tuân theo những điều kiện sau đây:

Chọn gà cùng chạng với nhau : bằng tuổi, bằng sức, bằng vóc dáng với nhau.

Phải bịt cựa để tránh thương tật một cách đáng tiếc

Thời gian xổ tùy vào sức gà, nhưng tối đa là 15 phút.

Khoảng cách giữa hai lần xổ từ hai tuần trở lên để gà còn dưỡng sức và lành thương tích.

Sau khi xổ vẫn phải vỗ hen, trị các vết thương nếu có.

Mục đích của việc xổ gà khổng phải là cho đá đến mức ăn thua, mà để tập cho gà dai sức, gân cốt được dẻo dai, làm quen với “trận mạc”, từ đó biết ứng biến đòn thế, vì vậy chọn hai gà đồng sức đồng chạng với nhau cho xổ là chuyện bắt buộc phải làm

Có người dám cho gà tơ xổ với con gà đã ăn độ, hoặc gà mình chạng ba mà mà lại cho xổ với gà chạng hai hay chạng nhất! Cách xổ như vậy có khác gì … Dắt con nít ra đánh với người lớn, cho kẻ tay ngang so găng với võ sư ! Giống gà hễ đau đòn là thua hoảng, có khi thành gà rót thật uổng biết chừng nào !

Xổ gà còn là dịp để ta quan sát tại trận xem đòn thế của gà ứng biến ra sao. Có nhiều con gà mới lâm trận đã … lên chân, có những cú đá hiểm độc. Ngược lại, có con càng về “khuya” mới trổ tài hay …

Con gà mới xổ một đôi lần chưa cho ta biết được thực tài của nó. Nhiều khi phải xổ đến sáu bảy lần ta mới đủ cơ sở kết luận là nên chọn nuôi hay loại bỏ.

Nhờ vào những đợt xổ như vậy, chủ gà mới biết rõ được tài nghề của mỗi con ra sao … Đó cũng là cách khi cáp độ sau này.

Cũng xin được nói thêm, không nên xổ mãi với một con gà từ kỳ này sang kỳ khác, mà nên bắt cặp với nhiều con khác nhau, miễn là cùng chạng, cùng tuổi với nhau là được. Mặt khác, lần đầu xổ ít giờ, những lần kế tiếp lâu hơn … và tử lần xổ thứ bảy, thứ tám trở đi thì xổ đúng thời lượng như đá thật sự vậy.

Không phải chỉ gà tơ mà ngay cả gà ăn độ rồi cũng vậy, nên xổ theo định kỳ, đó là cách tạp luyện gân cốt cho dẻo dai, cho sức lực bền bỉ. Người ta bảo “văn ôn võ luyện” là vậy…