Gà Lôi Láu Táu Mổ Nhầm Hạt Mưa Nghĩa Là Gì / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles-design.edu.vn

Gà Lôi Là Giống Gà Gì?

by Minh Nguyệt on December 12, 2023

1. Gà lôi là giống gà gì?

Gà lôi còn có tên gọi khác là Gà tây. Gà lôi có xuất xứ châu Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Gà lôi đã giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo và có thu nhập cao.

Đặc điểm hình dáng

Gà lôi có ngoại hình to lớn, to hơn so với các giống gà ta nhiều lần. Gà lôi nổi bật với bộ lông dày có màu xám đen hoặc xám trắng. Con trống có ngoại hình nổi bật hơn so với con mái, con trống có tích màu đỏ tươi, mào dài lòng thòng còn con mái tích, mào không mấy phát triển.

Thức ăn chính của gà lôi là cỏ, giun đất, tổ mối, lục bình, bắp, lúa, côn trùng,… Gà lôi rất thích ăn cỏ nên để tiết kiệm chi phí thức ăn, bạn có thể trồng thêm các loại cỏ như: Cỏ razi, cỏ thuộc họ đậu,… Ăn thức ăn từ tự nhiên, đặc biệt sạch sẽ không tăng trọng nên thịt gà dai, tỉ lệ nạc cao và tỉ lệ mỡ thấp. Thịt chất lượng nên giá bán gà lôi khá cao. Trong dịp lễ tạ ơn, noel và các dịp lễ tết gà lôi rất được săn đón.

Phát triển và sinh trưởng

Một con gà lôi trống trưởng thành có cân nặng từ 8 – 10kg, con mái từ 3.5kg. Người chăn nuôi cần nuối từ 28 – 30 tuần để gà có thể đạt cân nặng trung bình. Trong thời gian này, gà lôi mái bắt đầu đẻ trứng. Mỗi lứa gà đẻ từ 10 – 12 quả. Gà mái rất năng ấp trứng còn gà trống rất giỏi nuôi con. Trung bình, mỗi năm năng suất trứng từ 70 – 80 quả. Gà cho trứng rất sai và đều.

Tuy là giống gà nhập ngoại nhưng chúng đã có thời gian dài ở Việt Nam nên rất dễ thích nghi. Người nuôi chỉ cần tuân thủ kỹ thuật chăn nuôi, cung cấp đầy đủ thức ăn, chăm sóc sức khỏe thì gà sẽ phát triển.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý một số điều như gà lôi rất sợ các tiếng động lạ như sấm chớp, mưa bão,… Môi trường ẩm ướt cũng dễ khiến gà bị bệnh. Và cần chăm sóc gà chu đáo vào 3 tháng đầu tiên. Trải qua giai đoạn này chúng sẽ phát triển khỏe mạnh.

2. Thịt gà lôi có lợi cho sức khỏe như thế nào? Tăng cường miễn dịch

Trong đùi gà lồi có chứa protein, selen, kali có tác dụng phát triển cơ bắp và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Hàm lượng selen cao giúp cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn.

Cân bằng tâm trạng

Thành phần tryptophan trong thịt gà lôi tiết ra serotonin. Chất này lan truyền đến thân kinh trong não, tiểu cầu, đường tiêu hóa góp phần cân bằng tâm trạng. Bạn sẽ giảm thiểu được tình trạng cáu gắt, mệt mỏi và luôn vui vẻ, thoải mái.

Bên cạnh đó, chất này cũng giúp cho tình trạng đau đầu, mất ngủ, căng thẳng giảm xuống. Sức khỏe tâm lý, tinh thần ổn định.

Góp phần làm giảm cân

Gà lôi chủ yếu ăn rau xanh và thức ăn tự nhiên nên tỉ lệ mỡ rất thấp. Những bạn đang trong quá trình ăn kiêng, giảm cân nên bổ sung thịt ức gà lôi. Một khẩu phần ức gà cung cấp đủ năng lượng, giúp bạn no lâu mà không cần phải ăn nhiều. Từ đó góp phần giảm cân hiệu quả.

Tốt cho xương và răng

Với hàm lượng vitamin D, K, phốt pho cao, thịt gà lôi góp phần giúp xương và răng phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, thịt gà tây hay gà lôi còn hàng loạt các công dụng như: Tốt cho bệnh nhân thiếu máu, tiểu đường, tăng cường trao đổi chất, tốt cho đôi mắt…

Gà Lôi Lam Mào Đen – Là Gì Wiki

Gà lôi lam mào đen (danh pháp hai phần: Lophura × imperialis) là một loại gà lôi thuộc họ Trĩ, bộ Gà, có màu lam thẫm, cỡ trung bình, thân dài đến khoảng 75 cm, đầu trụi lông với da đỏ, mào lam, chân đỏ thẫm, và bộ lông bóng. Con mái màu nâu với mào lông ngắn dựng đứng, đuôi và lông cánh sơ cấp màu đen.

Được Delacour & Jabouille mô tả năm 1924 từ mẫu một đôi chim bị bắt thu được tại Việt Nam. Tuy nhiên tần suất bắt gặp là rất thấp. Nó được tái phát hiện năm 1990, khi một con trống choai bị một người nông dân thu hái mây bẫy được. Một con trống choai khác bị bắt vào tháng 2 năm 2000. Đến gần đây, qua xét nghiệm ADN, người ta đã xác định được nó là con lai nguồn gốc tự nhiên của gà lôi trắng (L. nycthemera) với gà lôi lam mào trắng (L. edwardsi) hoặc gà lôi lam đuôi trắng (L. hatinhensis) chứ không phải là một loài thực sự. Vì vậy nó đã bị BirdLife và IUCN đưa ra khỏi danh sách loài bị đe dọa.

Gà lôi lam mào đen được tìm thấy trong các cánh rừng của Việt Nam và Lào. Nó trông tương tự như một loài chim bí ẩn khác của Việt Nam là gà lôi lam đuôi trắng, nhưng to hơn về kích thước, có đuôi dài hơn, mào và các lông đuôi màu lam sẫm toàn bộ trong khi gà lôi lam đuôi trắng có mào và các lông đuôi trung tâm màu trắng.

Tham khảo

Hennache A., Rasmussen P., Lucchini V., Rimondi S., Randi E. (2003) Hybrid origin of the Imperial Pheasant Lophura imperialis (Delacour and Jabouille, 1924) demonstrated by morphology, hybrid experiments, and DNA analyses. The Linnean Society of London, Biological Journal of the Linnean Society, 2003, 80, 573-600.

Red Data Book

Template:Động vật cấp E-Sách đỏ Việt Nam Template:Chú thích trong bài

× Thể loại:Chim tại Việt Nam Thể loại:Chim Lào

Template:Galliformes-stub

Chọi Gà Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm

Chọi gà là gì?

Tương tự: đá gà Chọi gà hay đá gà là một trò chơi dân gian phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, trò chơi này đã xuất hiện từ thời nhà Lý, do những quân sĩ của Lý Thường Kiệt đem về sau những cuộc chinh phạt Chiêm Thành. Nhiều nước vì lý do bảo vệ súc vật cấm đá gà, như tại Brasil từ năm 1934, tại Anh quốc từ năm 1835.

Các giống gà

Tương tự: đá gà

Mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Miền Nam có gà Chợ Lách(Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Điểm… Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà nòi (không đá gà kiến, gà pha, ga ri…).

Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh; đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng.

Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài; đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).

Các chọn gà

Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà giống mẹ” là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, và còn xem chân gà và mắt long cung tiếng gáy phải là gáy khét.

Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.

Cổ to, dài, thẳng.

Lưng rộng, cánh dài.

Đùi to, phần đùi dài hơn phần cánh.

Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.

Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài. Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”. Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:

Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:

Gà ô chân trắng mỏ ngà. đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.

Gà ô chân trắng mỏ ngà.đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.

Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà tức nhau tiếng gáy” là do đó mà ra. Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh có 2 cựa rung rinh gà ấy mới qúy; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…

Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.

Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.

Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.

Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả. Chăm sóc gà rất khó đòi hỏi sự siêng năng. Khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn. Khi cho ăn cần đãi sạch lúa, đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. Ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long… Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao, xuyên tạc, huyền trâm, hàm long, địa giáp.. vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.  

Chế độ ăn

Gà thử đòn 1 hoặc 2 trận là chuyển sang nuôi chế độ gà đá, tiêu chuẩn ăn và luyện tập gắt gao hơn, thức ăn hàng ngày chủ yếu là lúa khô (thóc) đem luộc cho nứt vỏ chấu, để nguội. Lúa ngâm cho nảy mầm rồi cho gà ăn. Làm như vậy để cung cấp đầy đủ lượng chất xơ và vitamin, gà cũng dễ tiêu hoá, thức ăn, ngoài lúa ra thì hàng ngày còn có lượng chất tươi cho gà như rau cỏ xanh, lươn, gân bò, bảo đảm 200g/ 2 ngày. trong tháng thì cho ăn thêm 1-2 con thạch sùng để lông gà mượt và dẻo,mỗi ngày cho gà ăn 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều để tránh gà phải luyện tập khi no, lúc đá thì có thể thay đổi lịch cho ăn theo giờ trận đấu để đảm bảo gà khoẻ.

Luyện tập

Hàng ngày buổi sáng trước lúc mặt trời mọc thì cho gà khởi động 20 phút bằng cách cầm tay dưới ức gà, tung gà lên cao chừng 150 nhịp, độ cao khoảng 30 – 60 cm, từ mặt đất, mặt đất có trải một lớp rơm dày chừng 10 cm để tránh làm ảnh hưởng xấu đến gân và xương của gà,ban đầu tung nhẹ nhàng rồi lên cao dần,những ngày đầu chỉ tung 20 – 30 cái rồi tăng dần cường độ lên, sau khi khởi động sáng thì cho gà nghỉ ngơi 30p, cho uống nước và cho ăn, nước cho gà uống nên lấy nước mưa,(nước đun sôi để nguội dễ thiu) và thay nước mới hàng ngày, riêng thức ăn thì cho gà ăn chừng 30 là bỏ ra sử dụng việc khác phần dư, tránh không để lại thức ăn dễ gây bệnh cho gà, đồ đựng thức ăn cần vệ sinh hàng ngày.

Trong 1 tuần cho gà chạy bu một lần. Dùng hai con gà cùng độ tuổi (tránh dùng gà già và gà non làm gà non sợ, dễ bạt đòn) nhốt gà mồi ở bu nhỏ phía trong, đặt thêm một bu lớn phía ngoài sao cho 2 bu cách nhau chừng 20– 30 cm là được rồi thả gà cần cho chạy bu ra ngoài, gà thấy mặt nhau sẽ cùng chạy vòng tròn vờn nhau nhưng không đá vào nhau được, tránh làm tổn thương đến mỏ, cánh và lông gà, rèn luyện cho gà sức khoẻ cơ chân, hơi thở đều ổn định, khi nào cho gà chạy bu thì buổi sáng cho khởi động nhẹ để dành sức chạy bu, trong tháng thì cho gà đá buông với nhau 1 trận,

Khi đá buông thì bịt mỏ gà bằng bao da, quấn băng bông ướt quanh chân gà, thả gà vào xới cho đá chừng 5 hồ rồi rửa sạch sẽ vệ sinh các vết xước cho gà bằng cồn, bông, sau khi cho đá buông thì nghỉ 5 ngày rồi mới cho gà tập khởi động lại, cứ sau mỗi tháng thì tăng dần số hồ đá buông cho gà 12 dai sức và lỳ đòn, chú ý là sau mỗi trận đánh cần vệ sinh bằng cồn thật sạch và nuôi gà nơi thoáng mát thì gà không bị nấm da và mốc.

Chăm sóc

Hàng ngày thì phơi nắng buổi sáng cho gà chừng 2h lúc trời nắng nhẹ sau đó cho gà vào nơi thoáng mát, hàng tuần nên bóp da và tỉa lông một số nơi như cổ, đầu và ức rồi bóp thuốc, thuốc là rượu ngâm giềng và nước tiểu trẻ con làm cho da gà đỏ và dày lên, khi bóp da thì dùng bàn chải cước thấm thuốc rồi chà lên da gà để da ngày càng cồ dày và mọng đỏ, khi nhốt gà trong bu cần chú ý dùng rơm khô làm chỗ lót chân cho gà đứng và thay rơm hàng ngày, không để gà dẫm lên phân mình, cứ 4 ngày thì vào buổi tối cần ngâm chân gà trong nước muối ấm (40 độ) pha loãng (35/1000 gần mặn như nước biển) 10p rồi dùng bàn chải đánh răng mềm cũ đánh sạch từng kẽ chân gà, làm chân gà săn chắc và không bao giờ bị hà chân, khớp chân. Nuôi gà chừng 12 tháng là bắt đầu cho gà ra xới được.

Trước khi cho gà đi đá 1 tuần nên đặt gà ở cạnh xới 2- 3 lần để làm quen với tiếng động và môi trường xới, sau đó mới mang gà đi đá. khi đó gà khoẻ nhất và hăng, không sợ hãi. Hôm đi đá chỉ cho gà khởi động sáng nhẹ 10p cho ăn ít, trước khi đá 2h cho gà ăn nhẹ bằng 1/3 bữa chính. trong giờ nghỉ giữa các hồ là 5p thì nên cho gà uống 1 hớp nước mát nhỏ để sạch đờm, xoa bóp chân, cánh,cổ bằng khăn lạnh,

Kết thúc trận đánh nên vệ sinh cổ gà cho sạch đờm, lau sạch vết máu vết thương bằng cồn, khâu lại các vết rách lớn và nuôi nơi cao ráo thoáng mát sạch sẽ, cho gà nghỉ tập luyện ít nhất 2 tuần sau trận tuỳ theo thời gian và thương tích sau đó tập nhẹ lại dần dần,nếu gà mau liền thì 6 tuần sau có thể cho đá tếp trận sau, nếu nặng hơn thì để hơn 2 tháng, tuyệt đối không cho gà mới đá xới về chưa nghỉ ngơi khoẻ mạnh lại đã bị con khác đá,khi đó gà rất yếu và trấn thương nhiều bên trong, bị đòn dễ làm gà bạt đòn hoặc kệt sức và ốm chết.

Gà thi đấu giai đoạn đỉnh cao nhất là từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 3. Sau đó có thể để lại làm giống tuỳ theo mức độ hay của gà,thời gian gà còn thi đấu thì không thả cùng gà mái, 1 tháng có thể cho gà đạp mái 1 đến 2 lần nhưng cách ngày thi đấu ít nhất 1 tuần để bảo đảm gà xung nhất khi ra trận. Gà đá thường hay bị bệnh phân xanh, mốc da, kén dưới da. Tuỳ vào mức độ để chữa trị bằng các loại lá thuốc thông thường như lá ổi tàu chữa bệnh đường ruột, nửa quả cau chữa sán, om Nghệ cho gà giữ cân và đẹp da, mổ kén gà lấy cặn ra khỏi kén và khâu lại,rửa sạch bằng cồn và để gà nghỉ một thời gian.

Người đăng: dathbz Time: 2023-08-10 16:06:14

Gà Lôi Trắng Là Gì? Đặc Điểm Sinh Sản Và Giá Gà Lôi Rừng

Gà lôi trắng là một loài chim lớn, có chiều dài khoảng 125 cm. Khi còn nhỏ gà trống và gà mái đều mang chung 1 màu lông, đó là màu nâu ngoài ra có những dải lông màu đen.

Ở bài viết này Chim Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm sinh sản của Gà lôi trắng, phân biệt gà lôi trắng mái và giá gà lôi rừng hiện nay trên thị trường.

Phân biệt gà lôi trắng trống và mái

Gà lôi rừng mái giữ nguyên màu lông này nếu có thay đổi cũng không đáng kể suốt cuộc đời mình, thường chuyển sang màu oliu.

Gà lôi trống đến tuổi thành niên sẽ bắt đầu thay lông để chuyển sang màu trắng, Thông thường phải mất gần 2 năm tuổi,gà lôi trống mới thành thục hẳn lúc đó mào có màu đen dài, cằm và họng đen.

Gà lôi trắng trống có đặc điểm là bụng hơi xanh đen, hoặc trắng đây là giống gà lôi rừng trắng tìm thấy tại Việt Nam. Phần còn lại của cơ thể là màu trắng.

Đuôi của gà lôi trắng trống khá dài thông thường từ 40 đến 80 cm. Mặt có màu đỏ nhung với 2 dải mào phủ kìn, ghân gà có màu đỏ tía. Gà lôi trắng sống ở các khu vực rừng miền núi ở lục địa Đông Nam Á và Trung Quốc trong đó có.

Các giống gà lôi trắng

Hiện nay đang có 15 phân loài gà lôi trắng được công nhận phân bố từ đông Myanma đến Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Hầu hết các phân loài còn phổ biến trong hoang dã, riêng các phân loài whiteheadi ở Hải Nam, engelbachi ở nam Lào và annamensis ở miền Nam Việt Nam khá hiếm và đang bị đe dọa.

Đặc điểm của giống gà lôi Việt Nam

Theo nghiên cứu của Sở Khoa học Công nghệ Ninh Bình tại Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lập và điều tra số lượng gà Lôi trắng tại rừng đặc dụng Cúc Phương được 20 tuyến, số cá thể gà lôi phát hiện được là 86 cá thể, mật độ TB1.3 con/ha, điều kiện sinhn cảnh thường gặp (41.5 % là rừng thứ sinh, 58.5% là trảng cỏ, cây bụi).

Nhóm cũng đã sưu tập được 20 gà lôi trắng 24 tháng tuổi, trong đó có 10 trống và 10 mái đủ tiêu chuẩn làm giống, đàn gà được nuôi nhốt tại trại gà giống Cúc Phương, bước đầu thích nghi tốt trong điều kiện nuôi nhốt.

Theo nghiên cứu, bước đầu đã xác định được một số đặc điểm ngoại hình của gà Lôi trắng từ giai đoạn sơ sinh cho tới 24 tuần tuổi.

Gà Lôi trắng mới sinh có trọng lượng tương đối nhỏ, trung bình đạt 35 gram/con, tuy nhiên đến gia đoạn 24 tuần tuổi trọng lượng gà đã đạt TB 397 gram/con. Đàn gà theo dõi sinh trưởng và phát triển tốt.

Gà Lôi trắng mái đẻ trung bình 9 quả/mái/năm, Tỷ lệ có phôi 84.1%, tỷ lệ con sơ sinh khi ấp bắng mấy ấp công nghiệp đạt 75.5%, tỷ lệ khoẻ mạnh 92.5%. Mùa sinh sản của gà lôi trắng được ghi nhận bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch hàng năm. Thời gian ấp trứng kéo dài từ 23-24 ngày.

Gà có khả năng kháng bệnh cao, việc sử dụng vắc xin lasota và vắc xin newcatson phòng bệnh cho gà Lôi trắng bước đầu cho hiệu quả nhất định, qua theo dõi chưa thấy xuất hiện bệnh gà rù trên đàn gà nuôi nhốt tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

Giá gà lôi trắng trên thị trường

Gà lôi trắng mái: Giá từ 500.000đ đến 750.000đ/kg tùy lứa tuổi.

Gà lôi trắng trống: Giá từ 950.000đ đến 1.300.000đ/kg tùy lứa tuổi và độ thuần chủng.

Chim Việt Nam

Ý Nghĩa Giấc Mơ Gà Lôi

Một con gà lôi thường được tìm thấy ở nông thôn, do đó, điều quan trọng là phải xem xét tất cả các ý nghĩa được liên kết với giấc mơ này.

Giấc mơ của một con gà lôi thường đại diện cho các mối quan hệ thuận lợi và thời điểm thay đổi quan trọng.

Con chim cũng biểu thị sự tự phát triển. Trước đây, cách giải thích cổ xưa về giấc mơ tập trung rất nhiều vào việc nắm bắt một điều gì đó trong cuộc sống của bạn có ý nghĩa quan trọng.

Thông điệp của giấc mơ này: bạn có thể cách mạng hóa rõ ràng suy nghĩ của mình để có thể tự tin tiếp cận các tình huống mới.

Trong giấc mơ này bạn có thể có

Bắt một con gà lôi.

Ăn một con gà lôi.

Nhìn thấy một con gà lôi.

Được cho một con gà lôi.

Những thay đổi tích cực đang diễn ra nếu

Bạn ăn gà lôi.

Gà lôi đã ở trong tự nhiên.

Bạn bắt được gà lôi.

Ý nghĩa chi tiết giấc mơ

Mặc dù điều này nên có trong từ điển mê tín, điều quan trọng là phải đưa ý nghĩa này vào từ điển giấc mơ bởi vì một người nông dân có thể đi qua con đường của trạng thái giấc mơ hoặc thế giới thức giấc.

Nếu một con chim trĩ băng qua đường của bạn khi lái xe hoặc đi bộ được liên kết với mặt sáng tạo của bạn. Có rất nhiều tham vọng mà bạn yêu quý trong lòng, và việc vượt qua những con chim trĩ có nghĩa là bạn có thể đạt được mục tiêu của mình. Gà lôi cũng đã được liên kết với nuôi dưỡng.

Giấc mơ này gắn liền với những kịch bản sau đây trong cuộc sống của bạn Cảm giác mà bạn có thể đã gặp trong giấc mơ của một con gà lôi

Quy tắc. Quy định. Bị kích thích. Lo lắng. Sợ hãi. Pháp luật.