Gà Goobne / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Gà Tre , Gà Nồi, Gà Mỹ, Gà Lamborgini, Gà Lông Xù, Gà Quý Phi.gà Rừng. Gà Lai Cá. Gà Serama

Loại gà đen này có tên gọi Ayam Cemani, hay thường được gọi với cái tên dân dã là gà đen Indo hay gà “Lamborghini” (một thương hiệu siêu xe nổi tiếng thế giới) để chứng tỏ độ quý hiếm, đắt đỏ của chúng.

Hiếm và đắt bởi gà Lamborghini đen toàn phần, đến cả nội tạng và máu cũng đen. Chúng có nguồn gốc từ đảo Java (miền Trung Indonesia) và được nhiều đại gia trên thế giới săn lùng. Bên cạnh vẻ bên ngoài độc đáo, người dân Indonesia coi nó là một trong những loài vật nuôi đem lại may mắn cho chủ nhân.

Gà đen hay còn gọi là gà mặt quỷ, có giá hơn 55 triệu đồng/con

Một con gà Indonesia thường chỉ đẻ được 70-80 quả trứng/năm nhưng ấp nở thành công thì rất thấp, thường là nở không quá 50%.

Hiện giống gà này có 2 loại là gà lông xù và gà lông mượt, người mua thường chọn gà lông xù để nuôi làm cảnh. Gà trưởng thành nặng 2-3kg có giá khoảng 2.500 USD (tương đương với hơn 55 triệu đồng/con).

2/ Gà lông xù 10 triệu/con vẫn hiếm hàng

Gà lông xù hay còn gọi là gà Silkie là giống gà rất đặc biệt bởi chúng sở hữu một bộ lông xù cực kỳ lạ mắt và đáng yêu. Gà lông xù có đủ các loại màu sắc từ như màu vàng, trắng, đen,… Mỗi con gà trưởng thành nặng từ 1,5-2 kg, vòng đời có thể kéo dài tới 7-8 năm, nếu chăm sóc tốt có thể sống được 9 năm.

Gà Silkie hay còn gọi với cái tên dân dã là gà lông xù đang được rất nhiều người lùng mua.

Gà lông xù có giá 10 triệu đồng/con.

Loại gà này đẻ rất ít trứng, chúng chỉ đẻ từ 7-10 quả trong một chu kì. Đây chính là lí do khiến số lượng loại gà này trở nên hiếm hoi trên thị trường sinh vật cảnh Việt Nam. Giống gà này đang trong tình trạng khan hàng do rất nhiều nhà giàu ở Việt Nam đặt mua. Có người phải chờ nửa năm, không thì cả năm trời mới có hàng.

Hiện một con gà bố mẹ có giá tới chục triệu đồng, gà con 2 tháng tuổi giá 1 triệu đồng/con.

3/ Săn cả gà rừng có tên trong sách Đỏ

Nhậu thịt gà rừng và nuôi gà rừng làm cảnh đang là “mốt” của nhiều người, nhất là các “đại gia” lắm tiền, nhiều của.

Gà rừng đỏ thường được cung cấp từ các đầu mối tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Phổ biến nhất trong các loại gà rừng đang được nuôi làm cảnh là gà đỏ với tai trắng, màu lông sặc sỡ, cựa nhọn, dáng thon. Giá gà rừng đỏ khá cao, loại thuần chủng, trưởng thành và đã quen nuôi nhốt thường được chào bán từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng/con, giá gà mái rẻ hơn gà trống.

Gà đang trong giai đoạn sinh sản sẽ có giá khoảng 1,6 triệu đồng/cặp. Riêng gà rừng mới bẫy chưa thuần hóa có giá cao hơn hẳn, thông thường là 1,2 triệu đồng với một con mái và 1,5 triệu đồng với một con trống.

Là giống đặc hữu tại Việt Nam, các loài gà lôi rừng có giá bán rất cao và đã được đưa vào sách đỏ để bảo vệ

Đắt đỏ và hiếm hơn hẳn là một số giống gà rừng được đưa vào sách đỏ Việt Nam như gà lôi hồng tía, gà lôi lam mào trắng hoặc các loài gà đặc hữu như gà lôi vằn. Nhỏ con hơn gà lôi giống nhập ngoại. Giá các giống gà thuần Việt này lên tới 3-4,5 triệu đồng/cặp, tùy vào độ thuần chủng, tức là gấp khoảng 10-15 lần so với gà lôi Tây.

4/ “Gà lai… cá” giá bạc triệu

Gần đây, gà vảy cá (hay còn gọi là gà lai cá, tên quốc tế là gà Sebright), đang trở thành một vật nuôi “độc” dành cho những người mê sinh vật cảnh Việt Nam. Điểm đặc trưng của chúng là những chiếc lông vũ tròn trịa có viền đen bao quanh, trông rất giống vảy cá. Đây là giống gà tre có nguồn gốc từ Anh, được nhân giống từ thế kỷ 19.

“Gà lai… cá” giá bạc triệu

Tại Việt Nam, gà vảy cá còn khá hiếm và có giá rất cao. Để sở hữu một cặp gà, chủ nhân sẽ phải trả từ 6-7 triệu đồng. Đặc biệt, với những chú gà màu sắc rực rỡ, cân nặng lý tưởng, dáng đẹp… giá thành có thể đội lên cao hơn rất nhiều.

Nhiều người cho rằng, gà vảy cá là giống gà tuyệt vời để nuôi kiểng, một bầy gà vảy cá cần rất ít thức ăn so các giống gà khác. Khi nuôi, có thể thả rông chúng trong sân, vườn hoặc ngoài đồng. Do kích thước gà vảy cá nhỏ nên việc ôm gà rất dễ dàng và trẻ em có thể chơi với chúng. Điều đặc biệt, khi gà càng được chơi nhiều thì chúng càng dạn người.

5/ Dân sành chơi săn gà Quý Phi

Giới sành ăn chơi hiện nay rất thích giống gà Quý Phi. Đây là giống gà quý, vừa để thịt, đẻ trứng và làm cảnh, mang lại giá trị kinh tế cao. Giống gà này được nhập từ Anh về nhưng rất phù hợp khi nuôi ở khí hậu Việt Nam.

Gà Quý Phi có bộ lông đẹp, mào đứng như quả phật thủ

Gà Quý Phi có màu lông đẹp, mã sắc, sức đề kháng tốt nên được một số dân chơi gà chọn làm cảnh. Ngoài màu lông đẹp, gà có mào thẳng đứng nhiều múi như quả phật thủ, tích dài, mắt hồng, cựa sắc nhọn. Gà cảnh có giá 500.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/con. Thậm chí, con đẹp mã còn được khách nước ngoài trả chục triệu đồng.

6/ 30 triệu đồng một chú gà nhỏ nhất thế giới

Được xem là giống gà nhẹ nhất thế giới, mỗi con gà Serama trưởng thành chỉ có trọng lượng từ 300-500g. Tuy nhỏ bé, khó nuôi và rất tốn công tập luyện để có được dáng đứng chuẩn, nhưng những chú gà này vẫn được giới nuôi sinh vật cảnh Hà Nội và chúng tôi yêu thích.

Gà con giá khoảng 2,5 triệu đồng/cặp, còn một chú gà trưởng thành được đánh giá là đẹp có thể dao động từ 600 USD đến hơn 1.400 USD, tương ứng từ 12 đến hơn 30 triệu đồng.

Những chú gà cảnh Serama chỉ cao bằng gang tay nhưng có giá hàng chục triệu đồng.

Dáng đứng vương giả, ngực nở, cánh thẳng hầu như chạm đất và thân hình thon gọn, ban đầu ở Việt Nam, gà Serama được nuôi phục vụ sở thích chơi chọi, đá gà. Tuy nhiên, vì cấu trúc cơ thể đặc biệt, gà Serama dần được nuôi chỉ để tham dự các cuộc thi “nhan sắc”. Giá của những chú gà chiến thắng có thể lên 50 đến cả 100 triệu.

Cách Xem Tướng Gà Đá, Xem Tướng Lưng Gà, Đuôi Gà, Mặt Gà

thegioiga – Cách xem tướng gà đá hay qua việc xem tướng mặt gà chọi. Xem tướng đuôi gà, lưng gà đá hay nhất. Cách xem tướng gà đá hay cực độc đáo cho những sư kê. Ngoài việc xem chân gà, xem vảy gà. Thì việc xem đuôi gà, mặt gà, lưng gà cũng quan trọng không kém. Tham khảo cách xem tướng gà đá hay tại thegioiga.net.

Gà chọi đá hay cần có phàn lưng gà xuôi theo cần cổ. Kéo dài đến đuôi gà đá. Phần lưng gà và cánh gà phải thẳng theo lưng gà. Và nhỏ dần xuống dưới.

Lưng gà đá hay và tốt cần phải xuôi theo cần cổ tiếp tới đuôi gà đá, lưng gà và cánh cần phải thẳng theo lưng, nhỏ dần dần phần đuôi xéo xuống dưới.

Những con gà chọi có tướng lưng gà cong như đuôi tôm. Lưng gà cong vòng xuống hoặc bị gù. Thường là gà chọi đá không hay, tướng gà xấu.

Gà chọi có bộ lông mã dày rậm. Và kéo dài xuống hai bên hông gà, sát với phần đuôi thì thường là gà đá hay. Gà chọi có lông mã mọc hai bên đùi thì có sức khỏe tốt, dai sức khi đá gà. Nếu lông mã ở gà chọi nhìn giống như lông con chim công thì là gà chọi quý. Nhanh nhẹn và có tài đá gà cực độc đáo.

Gà có vai gồ lên trên là gà hay. Có khả năng đứng nước khuya. Khi tham gia cáp độ đá gà thì rất lì đòn, hung hăng.

– Gà chọi có mắt trắng ngà. Gà chọi này thường là chiến kê thực thụ. Hung dữ, lì đòn khi tham gia cáp độ đá gà. Có lối đá gà linh hoạt và nhanh nhẹn. Đòn đá mạnh mẽ, càng đá thì càng hăng và gan lì.

– Gà chọi mắt bạc: gà lanh và rất nhanh nhẹn trong khi sử dụng đòn đá.

– Gà chọi mắt vàng thau: lì đòn, hung tợn khi ra đòn và có những đòn đá hiểm, độc đáo.

– Gà chọi mắt ếch: gà có màu nâu và có đốm đen. Rất háo thắng và hung tợn khi ra trận đá gà.

– Gà chọi mắt trắng dã: có nhiều đòn đá hiểm. Nhanh nhẹn, né tránh đòn tốt.

– Gà chọi mắt vàng đất: mắt có những đốm đen, còn được gọi là gà chọi mắt rắn hổ.

– Gà chọi mắt lửa: khá hung hăng, màu mắt có màu đỏ như ngọn lửa.

– Gà chọi mắt sao: có đòn đá đẹp mắt, lực đá mạnh. Khá khôn ngoan và nhanh nhẹn khi đá gà.

– Gà chọi mắt xanh: nhìn giống như mắt có ngả chút màu xanh nhạt. Thường lì đòn, hiếu chiến.

Cánh gà chọi là một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho gà chọi trong quá trình đá gà. Vừa giúp gà bay lên để ra những đòn đá từ trên cao. Vừa giúp gà ra những đòn quất vào mặt đối thủ. Và né, đỡ được các đòn tấn công từ đối thủ.

Theo cách xem tướng gà đá, thì gà chọi đá hay thường có phần cánh gà với lông dày. Lông cánh được xếp đều, dày dặn là tốt nhất.

Gà chọi có cánh che phủ cả phần lưng, chỉ chừa ra một khoảng nhỏ. Và che được phao câu là những con gà chọi tốt. Có những đòn đá từ trên không rất tốt, lực đá mạnh gây thương tích nghiêm trọng cho gà chọi đối thủ.

Gà chọi có hai lưng cánh bằng phẳng, hai bên vai gồ lên. Và đầu cánh khép sát vào hông là gà tốt.

Theo cách xem tướng gà đá, gà chọi có lông đuôi càng dày thì đác càng hay. Nếu đuôi gà dài chạm đất, cong xuống thì đẹp. Gọi là phụng vĩ, khá bền sức và hiếu chiến khi đá gà.

Gà chọi nếu có phần đuôi ngắn và mỏng. Thì sẽ gặp khó khăn trong việc “nạp”, “xạ”.

Gà chọi có một vài cọng lông quăn lại, gọi là “phản vỹ”. Thì đây là gà chọi đa shay, có tài đá gà độc đáo. Có nhiều phần thắng khi đi cáp độ đá gà.

Gà chọi có lông voi, lông nhím. Thì đây là một trong số những thần kê dị tướng, gà chọi thần kê. Gà chọi này có tài, gan lì, đòn đá hiểm và vô cùng linh hoạt, may độ đá gà.

Trong cách xem tướng gà đá hay, thì mặt cũng là một yếu tố. Giúp cho các sư kê chọn được gà đá hay. Các tướng mặt gà chọi:

Gà chọi mặt hình chữ nhật: gà chọi đá hay, có vóc dáng oai phong và đẹp. Gà chọi có tướng mặt này thường có lối đá bất ngờ. Nếu sư kê biết cách huấn luyện thì có thể trở thành một chiến kê thực thụ.

Gà mặt góc tre: Giống gà này rất gan dạ, thà thua chứ không bỏ chạy giữa chừng. Khá lầm lì và hung dữ khi ra trận.

Gà mặt cú: Hung dữ và hiếu chiến.

Gà mặt ó: đa số những gà chọi mặt ó thường là gà tốt. Khá hung hăng khi ra đòn tấn công đối thủ.

Gà mặt lục (lục giác): gà chọi có mặt hình lục giác thì đá hay, đá dở con tùy con. Và tùy vào cách nuôi, cách huấn luyện của sư kê.

Gà mặt điền (vuông): gà chọi có mặt chữ điền thường là giống gf đòn. Nếu gà có phần mắt hõm sâu thì rất lì đòn, có đòn đá độc và hiểm hóc.

Gà mặt tròn: Nhanh nhẹn trong việc ra đòn tấn công. Nhưng sức khỏe không tốt, dễ xuống sức khi đá.

Gà mặt cóc: rất gan lì, dù bị thương nặng vẫn nhân cơ hội phản công đối thủ.

Gà mặt lọ: sức bền tốt, nhanh nhẹn khi né đòn đối thủ.

Gà mặt quạ: đá hăng, hung dữ khi đá gà.

Bài viết chia sẻ về cách xem tướng gà đá hay, cách xem tướng gà chọi. Chọn gà chọi đá hay qua việc xem tướng lông gà, cánh gà, đuôi gà và mặt gà. Xem tướng gà chọi tốt xấu. Đặc điểm các tướng mặt, cánh, mắt gà đá hay sư kê nhất định phải biết.

Gà Asil ( Gà Rặc, Gà Rap, Nhập, Nòi Mỹ)

Một trong những giống đá gà cựa sắt khá nổi tiếng với lối đòn, chọi gà rất hay được nhiều người quan tâm đó là .

Gà Asil rất nổi tiếng, đặc biệt ở các tỉnh miền nam, Giống gà Asil này có nguồn gốc từ Ấn Độ, được chuyên dùng để đi chọi. Gà đá Asil nổi tiếng với cách đưa đòn hay, lối đánh tấn mạnh.

Những ngày đó, người ta chỉ có thể vận chuyển hàng bằng chân, lừa, ngựa, lạc đà hay xe kéo! Phương tiện hiện đại được đưa vào Ấn Độ (kể cả Pakistan và Bangladesh) từ năm 1852 khi khánh thành tuyến xe lửa đầu tiên. Xe hơi xuất hiện từ năm 1900. Dịch vụ vận chuyển hàng không xuất hiện từ năm 1912. Phương tiện vận chuyển hiện đại khiến cho việc trao đổi mua bán gà Asil dễ dàng hơn trên khắp Ấn Độ, kể cả Pakistan và Bangladesh.

Gà Asil Mỹ: Được lai tạo với giống gà Mỹ bản địa. Tuy trọng lượng nhỏ hơn (2 – 2,5kg )nhưng nhanh, mạnh hơn nhiều, xung trận hay. Gà siêu mỹ đá cựa sắt này được các sư kê rất thích khi chúng tham gia thi đấu.

Dòng Reza Asil: ó nhỉnh hơn 1 chút so với trọng lượng gà Asil Mỹ (từ 3kg). Ở dòng gà này lại tiếp tục chia thành các loại nhỏ khác dựa theo màu sắc như Siyah Rampuri, Kal Tatiya, Jawa…

Vì dòng thuần chủng luôn có những đặc điểm tốt, bản lĩnh chiến đấu cực cao. Thế nên các dòng gà chọi Asil rặc 100 luôn là sự lựa chọn của các sư kê. Khi chiến đấu tại trận gà chọi Asil đá cựa tròn, cựa sắt.

ĐẶC ĐIỂM THẦN KÊ ASIL – ĐÁ SIÊU HAY

Chắc hẳn với dân đá gà chuyên nghiệp không thể không biết đến giống gà Asil ( gà tre / lai Mỹ) bởi chúng có lõi ra đòn mạnh mà cực kì không khéo. Tuy nhiên, người không chuyên chưa chắc đã phân biệt được chính xác loại gà đá siêu mạnh này.

Đoạn nối giữa đầu và cổ có lối “thắt sọ” điển hình. Mặt thường đỏ. gà Asil mặt lọ xuất hiện ở Nam Ấn. Mô trên mặt phải là mô cơ. Mặt gà với nhiều mô mỡ không có lợi khi thi đấu. Mô mặt sẽ nhanh chóng sưng phồng và che lấp mắt. Tích phải triệt tiêu, chỉ còn lại dấu vết.

Kiểu mồng, Kiểu mỏ, Mắt của gà Asil rặc

Khi nói về Bắc Ấn nghĩa là tính cả Pakistan và Bangladesh.

Loại Gà Asil Bắc Ấn có mồng dâu ba khía và mỏ tương đối lớn, tương tự như mỏ ưng. Asil Nam Ấn thường có mỏ ngắn, rộng bản như tam giác.

Gà chọi Asil Bắc Ấn (kể cả Reza) và Nam Ấn phải có mắt trắng – ngọc trai. Mắt đỏ hay vàng là lỗi. Mắt phớt vàng có thể thấy ở gà tơ nhưng sau chuyển thành trắng-ngọc trai. Đôi khi mắt vằn tia máu. Có những nhà lai tạo nội địa chuộng loại mắt “vằn tia máu” này. Đấy là dấu hiệu của sinh khí. Mắt phải nằm sâu trong hốc mắt và được bảo vệ bởi gò lông mày và gò má lồi.

Gà Asil có cán như thế nào?

Những màu chính ở gà Asil bao gồm trắng ngà, vàng, đen, xám và xanh lục. Cán sẫm màu thường thấy ở Asil Nam Ấn. Một số cá thể vảy rất sần sùi, hơi vênh lên một chút. Nhưng đây không phải là dấu hiệu của bệnh “sùng chân”.

Một số nhà lai tạo nội địa chuộng loại vảy thô ráp như thế này bởi chúng sẽ tăng thêm tổn thương cho đối thủ! Cán của những con gà Asil không được tròn mà phải vuông vức.

Gà Asil phải nói là cực kì nhạy bén, chúng được đánh giá là giống gà đá hay nhất nhì trên thế giới. Những chú gà Asil có thể thể hiện sự tinh tế của mình trong mọi trận đấu.

Đây là giống gà đá rất lỳ đòn. Bên cạnh thể lực sung mãn, chúng còn sở hữu sự hiếu thắng khiến cho mọi loại gà khác đều khiếp sợ

Gà asil lai mỹ thường cực kỳ gan lỳ, dai sức và mạnh khỏe. Điều này tùy thuộc vào loại gà Asil. Từ quan điểm thể hình như vậy, chúng được cản theo hướng cực kỳ gọn gàng.

Loại gà này được cản để đá thể loại cựa sắt như cựa dao và cựa tròn. Hướng lai tạo tập trung vào các phẩm chất chiến đấu như tốc độ và sự nhanh nhẹn.

Với gà Asil lai tạo ở châu Mỹ sẽ có đủ loại biến thể hình dạng và thân. Những biến thể này được lai tạo với mục đích tối ưu hóa thể loại cựa (sắt hay plastic), chẳng hạn như cựa tròn, cựa dao hay cựa tháp. Gà Asil sử dụng cựa nhân tạo phải tốc độ, nhanh nhẹn và thật chính xác.

Bán gà tre asil rặc 2018

Video giới thiệu về gà đá Asil đẳng cấp

Dòng gà đá Asil thường thiên về đá cựa dao. Hiện chúng đã và đang được lại tạo nên các dòng gà mới có những đặc điêm ưu việt hơn.

Về địa điểm bán gà này thì miền Bắc rất khó tìm nhưng tại miền Nam thì lại rất dễ dàng. ạn có thể tìm được gà Asil lai mỹ, gà rặc tại bất cứ đâu trên thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các giống gà khác như gà Đông Tảo, Gà tre lai Mỹ, Gà Tân Châu… cũng có thể được tìm mua dễ dàng.

Tìm hiểu thêm: Giai thoại về gà cao lãnh

Gà Che Hay Gà Tre?

Gà che (gà tre) là một giống gà bản địa đã từng khá phổ biến tại khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ.

Đây là giống gà có trọng lượng nhẹ từ 300- 500g, thường được nuôi làm cảnh hoặc để những đứa trẻ chọi vui. Hiện nay, từ “gà che” hoặc “gà tre” còn rất nhập nhằng, chưa biết tên gọi nào đúng.

Một số người cho rằng do nói ngọng nên từ “tre” biến thành “che”. Thực tế có phải là vậy chăng?

Trong quyển sách “Phong lưu cũ mới” của nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Vương Hồng Sển xuất bản năm 2004 (Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai ấn hành) có nhắc đến loài gà này.

Ở phần thứ 3 “Thú chọi gà”, trang 107, dòng thứ 3 có viết: “gà cỏ tức là gà rừng nhỏ con, khi gọi gà ri, gà che, lâu ngày biến thành gà tre tưởng nó ở bụi tre, kỳ thực gà che do chữ Miên Mon che (gà rừng xứ thổ)”.

Tác phẩm “Phong lưu cũ mới” được Vương Hồng Sển viết vào khoảng năm 1958-1961, 296 trang được Nhà xuất bản Xuân Thu ấn hành năm 1970. Cho đến nay, quyển sách này được nhiều nhà xuất bản cho in và tái bản.

Còn như theo tôi được biết, qua nhiều chuyến đi ở đồng bào người Khmer Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu thì họ vẫn bảo từ “gà che” là chính xác.

Các cụ cho rằng “gà che” thực chất là danh từ vay mượn từ tiếng Khmer là “Mon-che” (như cụ Vương Hồng Sển giải thích). Danh từ này thường tồn tại ở những tỉnh thành nơi có nhiều người Khmer sinh sống.

Người Khmer trước đây chỉ nuôi 2 giống gà trong nhà là gà nòi hoặc gà che (gà tre). Người Khmer không nuôi gà tàu vàng vì họ quan niệm rằng con gà tàu sức đề kháng rất yếu nên dễ bị chết toi.

Ngay cả chính ông tôi cũng khẳng định là gà che có nguồn gốc từ xa xưa chứ không phải do nói đớt mà nên. Mặt khác, cần nhắc lại rằng gà che (gà tre) xuất xứ từ Nam Bộ chứ không phải ở Bắc Bộ nên cần dựa vào nơi khởi sinh để hiểu rõ tên gọi.

Như vậy từ “gà che” có nguồn gốc rõ ràng, rất lâu đời chứ không phải vì nói ngọng. Đồng ý rằng người miền Tây Nam Bộ thường nói đớt từ “tr” thành “ch” nhưng trong ngữ cảnh này thì có lẽ là không.

Tuy nhiên, trong một số sách báo hiện nay thường viết “gà tre” hơn là “gà che”.

Ở Đại Từ điển tiếng Việt của Bộ GD- ĐT- Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên) thì giải thích gà che và gà tre đều là: “Loại gà nhỏ như gà rừng, rất háo chiến, nuôi để chọi”.

Vấn đề “che” hay “tre” gây rất nhiều tranh cãi trong giới chơi chim cảnh, chưa có lời giải thích thỏa đáng. Chính tác giả viết bài này cũng dựa vào một số tư liệu để nói lên một nguồn gốc của loài gà này chứ không có ý khẳng định từ nào đúng, sai.

Dù sao, “gà che” hay “gà tre” cũng là một tên gọi. Có thêm một từ đồng nghĩa nữa âu cũng là điều hay, thú vị, nhằm làm sinh động và phong phú tiếng Việt nước ta.

Cho nên không cần bàn cãi tên gọi nào hợp lý, vì từ nào cũng hay cả. Điều quan tâm hiện nay là giống gà này ở Tây Nam Bộ suy giảm số lượng rất nhiều. Bởi do gà che (gà tre) không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân không mặn mà.

Một số do thả lan, không tập trung nên gà che (gà tre) giao phối với các giống gà khác rồi dần dần hình thành gà che lai (gà tre lai).

Hiện nay xuất hiện giống gà cảnh khác như gà che Tân Châu (gà tre Tân Châu) mà thực ra là một sản phẩm lai tạo từ gà che Nam Bộ (gà tre Nam Bộ) với các giống gà khác của những người nuôi gà cảnh vùng An Giang, gà Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản,… đã thúc đẩy những người nuôi gà cảnh ít ỏi còn lại từ bỏ giống gà che (gà tre) nguyên thủy hoặc lai tạo chúng với các giống gà trên càng làm cho giống gà này tiến nhanh đến nguy cơ tuyệt chủng.

Gà che (gà tre) là một nguồn gien độc đáo của Việt Nam nhưng do không được quan tâm nên số phận chúng đã gần như mai một và lãng quên.

ĐẶNG TRUNG THÀNH