Gà Đông Tảo Chữa Bệnh Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Phòng Và Chữa Bệnh Crd Ở Gà Đông Tảo

Bệnh CRD ở giong ga dong tao có biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là một bệnh rất phổ biến xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, mưa nhiều hoặc quá nóng. Bệnh xuất hiện trên mọi lứa tuổi, đặc biệt gà đông tảo 1-2 tháng tuổi, gà mái và gà trống sắp trưởng thành cũng dễ mắc bệnh, gà nuôi nhốt nhiều không vệ sinh sách sẽ cũng dễ mắc bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu cách phòng và chữa bệnh CRD ở gà Đông Tảo:

Nguyên nhân gây bệnh CRD ở gà Đông Tảo:

Bệnh CRD ở gà Đông Tảo là do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galliseptium gây ra. Mycoplasma ở trong cơ thể gà và gây bệnh khi có tác nhân gây stress như thời tiết thay đổi đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, tiêm ngừa… Mycoplasma chỉ sống được 1-3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi), trong dịch nhầy chúng tồn tại lâu hơn (khoảng 4-5 ngày) trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày. Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt Mycoplasma như: phenol, formol, propiolactone, methiolate, chế phẩm sát trùng chuồng trại BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPTcủa Công ty BIO rất hiệu quả. Các loại kháng sinh có tác dụng điều trị thuộc nhóm Tetracycline, Macrolides và Quinolones từ thế hệ thứ 2.

Đường lây truyền. + Gà mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào không khí, gà bệnh chỉ truyền cho gà khỏe khi ở chung đàn hay cùng chuồng trại. Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn gây bệnh. + Một đường lan truyền bệnh nguy hiểm nữa là mầm bệnh có thể truyền qua cho thế hệ sau do trứng đã bị nhiễm trùng. + Gà khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang trùng, nếu chủng vaccin Mycoplasma, hoặc nhiễm trùng kế phát, bệnh sẽ trở lại rất nặng. Bệnh rất dễ lây lan ra cả đàn ra khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao. Khi đàn gà mắc các bệnh khác, sức đề kháng suy giảm vì nhiều nguyên nhân khác nhau cũng khiến đàn gà mắc bệnh. Biểu hiện mắc bệnh CRD: Khi giống gà Đông tảo mắc bệnh CRD sẽ có biểu hiện hay vẫy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm, ủ rũ, mắt chảy nước sùi bọt, nước mũi, hắt hơi, thở khò khè. Gà giảm ăn, chậm lớn, giảm đẻ, tỷ lệ trứng ấp nở thấp, gà con nở ra yếu và khó phát triển.

Cách phòng và chữa bệnh CRD ở gà Đông Tảo:

Với kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo lâu năm chúng tôi có cách phòng bệnh cho gà Đông Tảo: Bệnh CRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gia cầm bị suy giảm sức đề kháng, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước như sau: – Chuồng trại phải thông thoáng, sát trùng định kỳ, sát trùng máy ấp thật tốt. – Bổ sung thường xuyên đầy đủ các loại vitamin, các chất điện giải nhằm nâng cao sức đề kháng. + Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD. + Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà. + Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin ngừa bệnh. Tuy nhiên việc tiêm phòng CRD đôi khi có thể làm cho đàn gà phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm CRD. + Nhiều nhà chăn nuôi thường dùng kháng sinh để phòng bệnh, sau một thời gian dài sử dụng, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline…

Điều trị bệnh CRD ở gà Đông Tảo.

+ Sử dụng ngay khánh sinh nhạy cảm với CRD. Đặt biệt cần chọn lựa các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng với Mycoplasma vừa có tác dụng trên vi trùng E.Coli. Các chế phẩm BIO-SPIRACOL, BIO-TYLANFORT rất được ưa chuộng đễ điều trị thể kết hợp này. Dùng chất điện giải: BIO VITA-ELECTROLYTES, BIO-VITASOL hoặc BIO-C.ELECTROLYTES và các loại vitamin nhằm tăng sức khánh bệnh cho đàn gà. + Đối với các vùng mầm bệnh đã đề kháng với các loại kháng sinh trên, nên chuyển qua sử dụng BIO-TOBCINE,BIO-MARCOSONE, BIO-GENTA-TYLOSIN để điều trị sẽ cho kết quả tốt hơn. Trích 1 trong 3 khánh sinh trên đồng thời pha nước cho uống BIO-BROMHEXINE.

Trang trại chúng tôi còn cung cấp huou giong tot nhất

bởi

Gà Đông Tảo Là Gì ?

– Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc- Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.

– Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.

– Trại gà Đông Tảo thuần chủng lớn nhất Việt Nam hiện nay hiện nằm ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt[1].

Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3-6 kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.

– Gà Đông Tảo đang được giữ giống bằng nhiều phương cách, nhất là qua chương trình “Bảo tồn quĩ gen vật nuôi” do Nhà nước Việt Nam hỗ trợ kinh phí, lúc đầu từ 5-6 triệu đồng để nuôi 40-50 con, đến năm 1994 nâng lên 10-15 triệu đồng để nuôi giữ 100-150 con. Từ đó gà thuần chủng đã nhân ra hàng chục nghìn con/năm, cung cấp cho một số địa phương ngoài tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lạng Sơn… để lai tạo với gà địa phương tạo ra gà thịt thương phẩm tăng trọng nhanh, giá trị kinh tế cao

Tài sản quốc gia

Điều khiến các nhà khoa học nước ngoài bất ngờ là những giống gà quý vừa mục sở thị lại được con người bắt từ rừng về, thuần hoá, chọn lọc và nhân giống. Như loài gà này chẳng hạn: gà rừng hoang dã có hai loài, từ đó con người đã chọn nên hơn 3.000 giống và trong số đó lại vô vàn dòng… Văn bản thế giới ghi rõ, giống vật nuôi là sản phẩm của trí tuệ, nhiều nước xem chúng là tài sản quốc gia, đó cũng là lý do các nhà khoa học nước ngoài dành cho những “nhà khoa học nông dân” xã Đông Tảo cái nhìn ngưỡng mộ.

Cách đây vài năm, đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Nhật điện hỏi viện trưởng viện Chăn nuôi là có phải gà Đông Tảo đã tuyệt chủng do cúm gia cầm? Viện trưởng bảo tôi đưa ngay vị đại sứ xuống xem. Sự quan tâm đặc biệt đó không phải không có cơ sở. Năm 2005, khi được lệnh bảo toàn các giống gà Việt Nam trong dịp cúm gia cầm, 4 giờ chiều khi văn bản chưa ráo mực thì chúng tôi đã lấy xe đi thẳng xuống xã Đông Ngạc, tới phòng thú y, chi cục Thú y Hưng Yên để truyền đạt công lệnh: “Gà Đông Tảo là đối tượng cuối cùng nếu phải diệt”.

Chuyện khách VIP từ phương xa quan tâm đến gà Đông Tảo Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn gen những loài vật nuôi quý hiếm, bởi ở nhiều nước chúng được xem là tài sản quốc gia.

Gà Đông Tảo Là Gì ? Cách Nhận Biết Gà Đông Tảo?

Ở đâu đó bạn đã nghe cái tên gà đông tảo nhưng bạn vẫn chưa hình dung ra được gà đông tảo nhìn như thế nào và tại sao lại có tên kỳ lạ như thế ? bài viết này sẽ giúp bạn giải thích và nhận biết rõ dàng về gà đông tảo !

Gà đông tảo là gì? Nguồn gốc và xuất xứ của gà đông tảo?

Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quí hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

Đặc điểm nhận dạng của loài gà đông tảo?

Ai đã từng nuôi loại gà này thì đa số đều biết gà Đông tảo là loài gà có điểm nổi bật nhất là đôi chân rất to và thịt xù xì.

– Gà đông tảo thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc- Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.

– Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.

– Trại gà Đông Tảo thuần chủng lớn nhất Việt Nam hiện nay hiện nằm ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt[1].

Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3-6 kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.

– Gà Đông Tảo đang được giữ giống bằng nhiều phương cách, nhất là qua chương trình “Bảo tồn quĩ gen vật nuôi” do Nhà nước Việt Nam hỗ trợ kinh phí, lúc đầu từ 5-6 triệu đồng để nuôi 40-50 con, đến năm 1994 nâng lên 10-15 triệu đồng để nuôi giữ 100-150 con. Từ đó gà thuần chủng đã nhân ra hàng chục nghìn con/năm, cung cấp cho một số địa phương ngoài tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lạng Sơn… để lai tạo với gà địa phương tạo ra gà thịt thương phẩm tăng trọng nhanh, giá trị kinh tế cao.

Gà đông tảo ngày càng được nhiều người ưa chuộng mua để biếu trong dịp lễ tết vì thế nếu bạn có ý định nuôi giống gà này để làm kinh tế tôi nghĩ bạn nên triển khai ngay hôm nay!

Phòng Bệnh Cho Đàn Gà Đông Tảo Vào Mùa Đông

Mactech – Mùa đông ở miền bắc nước ta có nhiệt độ thấp hơn những tỉnh miền nam, đặc biệt là những tình vùng núi có nhiệt độ rất thấp, có những nơi nhiệt độ xuống 5-6 độ C. Đối với những giống gà bình thường nhiệt độ có thể chịu được là khoảng 10 độ C nhưng đối với gà Đông tảo cũng như gà chọi, gà nòi thì chúng không chịu được nhiệt độ thấp đặc biệt là những con gà nhỏ và gà mới lớn vì chúng rất ít lông.

Kể cả những con gà Đông tảo mới lớn cũng rất ít lông.

Chính vì đặc điểm ít lông này nên gà Đông tảo chịu lạnh kém hơn gà ta hay một số giống gà khác vì thế chúng dễ bị mắc bệnh hơn. Để khắc phục điều này bà con nên che chắn chuồng trại cẩn thận để nuôi gà mùa đông không bị lạnh, tránh bị gió lùa vào ban đêm. Sàn chuồng nên giải chấu cho gà ấm, ban đêm nên thắp điện cho gà sưởi ấm. Đối với gà con thì nên thắp đèn cả ngày. Đối với gia cầm thả vườn cần thả gia cầm mộn và nhốt sớm hơn.

Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B.Complex giúp cho gia cầm khoẻ mạnh tăng sức đề kháng. Ngoài vacxin cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vacxin thông thường như: Marek gà; Gumboro; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.

Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà với 10-15 lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm.

Cách nuôi gà Đông tảo bố mẹ

Nuôi gà Đông Tảo 1 tháng tuổi