Gà Chọi Pakoy / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Gà Chọi Đẹp , Gà Chọi Hải Dương, Gà Chọi Thịt Chất Lượng

Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được bán giết thịt.

Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.

Ðể có được con gà chọi hay đòi hỏi người phải có công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, gây giống, xem tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập,…

Ở miền Bắc, có những địa phương cung cấp giống gà nổi tiếng như Ðình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội). Ở Nam Bộ có gà Bình Định, Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa…

Trước đây, những dòng gà máu “chiến” (gà dữ) tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, như dòng gà cụ Tôn Thất Đệ ở Nha Trang, dòng “xám rách” của ông Bảy Đệ ở Vạn Giá (Phú Yên), hay dòng gà ở Mũi Né, Chợ Lầu (Phan Thiết),… Còn hiện nay, do các tay chơi trao đổi với nhau nên những dòng gà hay đã được rải đều ở khắp các địa phương trong cả nước.

Nhắc đến các giống gà chọi thiện chiến, người ta không thể không nhắc đến giống gà chọi Bình Giang với tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.

Ở giống gà chọi Bình Giang, các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá. Mặt gà gọn gàng, thường không có tích, tai ít phát triển. Mồng nhỏ và thấp. Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ. Mắt thường nhỏ và sâu, mí mắt dầy, màu mắt đa dạng.

Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 – 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 – 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 – 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.

Chọn gà tài phải bắt đầu từ thuở “sơ sanh”. Trong một bầy gà vừa nở, người ta sẽ chọn con gà tách bầy đi bắt sâu kiếm ăn một mình, hoặc đêm về không “rúc” vào nách gà mẹ ngủ mà lại nằm đối mặt với gà mẹ (gọi là gà chầu mỏ).

Nếu không chọn được con như vậy, người ta dựa vào tiêu chuẩn căn bản như: cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân sải cánh, duỗi cổ như chết).

Ngược lại, những con gà có biểu hiện “lập dị” như: chúm chân bước từng bước đi như diễu hành, mặt cứ lắc qua lắc lại liên tục, hoặc mỗi buổi sáng sau khi được phun nước cứ đi vòng quanh lồng (gọi là gà né lồng) thì dân chơi không bao giờ chọn. Dân chơi gà xưa nay đúc kết những điểm trên bằng mấy câu thơ sau: “Nhất thời chúm chím bỏ ra / Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”.

Tuy nhiên, qua kinh nghiệm, vẫn có ý kiến “kê đá, mã kỵ”, phải nhìn được chân đá thì mới xác định được gà hay gà dở, giống như chọn ngựa phải cỡi thử.

Nếu không chọn được con như vậy, người ta dựa vào tiêu chuẩn căn bản như: cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân sải cánh, duỗi cổ như chết).

Theo kinh nghiệm của những người chơi gà có nghề, khi chọn giống phải chọn được gà mẹ xuất thân từ dòng gà có sức chịu đòn tốt, gan dạ và nhất là không có thói xấu “trả độ”. Gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay. Hội tụ những yếu tố trên, đám gà con sinh ra thế nào cũng có được ít nhất một con gà tài.

Con bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp, được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc. Tuổi từ 1.5 – 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn.

Con mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt, đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi).

Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu.

Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối. Người ta thường tiến hành ghép phối vào cuối tháng chạp và đầu tháng giêng.

Theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài tác động của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.

Nuôi dưỡng và chăm sóc gà chọi

Chọn được gà ưng ý rồi nhưng nếu không nuôi đúng cách, huấn luyện không bài bản thì cũng chẳng nên gà chọi. Nhiều dân chơi gà ví von: chăm gà chẳng khác chăm một đứa con!

Nhiều dân chơi gà ví von: chăm gà chẳng khác chăm một đứa con!

Theo truyền thống, gà chọi được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,… Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,…. Khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp, đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa.

Theo những người có nghề nuôi gà chọi, nuôi quá kỹ gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt.

Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.

* Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do):

– Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.

* Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ngày:

– Rau, giá : 0.10 kg.

– Lươn, thịt bò : 0.10 kg.

Nhiều người còn cho gà ăn thêm giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối Xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu cho chúng.

Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%. Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau: quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn.

Từ lúc này ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò,… Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.

Theo những người có nghề nuôi gà chọi, nuôi quá kỹ gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt.

Ngày xưa “gà chấm niên” (đúng một năm) mới cho tập tành chuẩn bị “tham chiến”. Nay người nuôi thường lạm dụng thuốc men, cho gà nhập cuộc chơi sớm hơn nên tuổi thọ trong chiến đấu của gà vì thế cũng ngắn hơn.

Quản lý, huấn luyện gà thi đấu

Quá trình tuyển chọn và huấn luyện gà thi đấu cũng rất công phu. Thông thường, gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2,5 – 3 tháng tuổi. Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.

Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.

Khi gà đã đến tuổi chọi thì phải được “luyện võ”, cho đá “dợt” với gà cùng “lò” và dùng một con gà khác nhử trên không để tập thế đá. Nếu có được một con gà chuyên cắn lưng, đá ngực hoặc đâm đùi, xỏ đĩa thì chẳng còn gì bằng! Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.

Huấn luyện gà bằng các việc chính:

+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.

+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.

Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung (3.0 – 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên.

Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.

Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà.

Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được.

Nuôi gà chọi – Kinh nghiệm từ thực tế

Từ lâu, người ta biết đến xã Nhân Quyền với làng nghề làm nông, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn là một làng nuôi và chơi gà chọi nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn cả nước ngoài.

Gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng, tính “yêng hùng” cũng khác nhau nhất là gà điều, gà xám, gà ô, gà tía.

Nhiều gia đình nơi đây đã đổi đời, bởi có những con gà có giá tiền lên đến 18- 20 triệu đồng, thậm chí có con lên đến cả 60-70 triệu đồng, bằng cả gia tài của một người nông dân nơi đây.

Hầu hết, những khách hàng về đây đều thích những con gà được bàn tay người dân nơi đây chăm sóc và huấn luyện. Con gà nào được các lão nông chọn thì khỏi phải suy nghĩ vì chúng đã được tuyển bởi các con mắt rất tinh tường. Mấy năm trở lại đây nuôi gà chọi đã trở thành nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình. Khách khắp nơi từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định lên, Quảng Ninh, Lạng Sơn tìm xuống, thậm chí có năm còn có cả người chơi gà ở Trung Quốc, Campuchia, Lào tìm sang để xin thi đấu và mua bằng được những con gà có nguồn gen tốt nơi đây.

Gà được bán với giá từ 10- 20 triệu đồng bây giờ không còn chuyện hiếm ở làng nữa. Rất nhiều gia đình nơi đây có những con gà đã được khách nước ngoài trả đến 100 triệu đồng mà vẫn chưa bán.

Hầu như gia đình nào ở đây cũng nuôi gà chọi, họ nuôi để đem đi thi đấu để xua tan những phút giây lao động mệt nhọc. Họ mê gà đến quên ăn, quên ngủ và nhất là mỗi khi có gà nơi khác về thách đấu. Bất kể già trẻ lớn bé, trai hay gái, mỗi khi nói về gà thì như “lên đồng”.

“Đầu tiên phải chọn giống cho tốt, để sau này trong đàn tìm lấy một, hai con để “hồ” thành gà chiến. Với một chế độ chăm sóc đặc biệt theo một công thức riêng của từng người. Nhưng có lẽ để nuôi được một con gà đúng theo sở thích của mình thì chủ gà cũng bận và mệt hệt như đi.. cày”, ông Vũ Quang Giấy – một lão nông cho biết.

Còn với anh Vũ Quang Thuấn thì ngoài việc chăm sóc vườn hoa kiểng ra anh đã dùng thì giờ nhàn rỗi để nuôi khoảng chục con gà đá, mỗi tháng kiếm lời trên bạc triệu. Nếu săn thêm được một vài con hay, tung đòn giỏi thì tiền lời gấp bội. Đa số bà con nuôi gà đá hiện nay không phải để đá mà để làm kinh tế gia đình vì giá một con gà đá cao hơn gà thịt gấp nhiều lần.

Anh Thuấn cho biết một người có kinh nghiệm chăm sóc và biết xem tướng gà chỉ cần nuôi vài bầy gà giống, mỗi năm cũng có thể chọn ra hàng chục con gà chiến có giá trị từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/con. Còn như phát hiện được những con thiện chiến mang về thuần dưỡng, sau một thời gian có thể bán lại với giá hàng chục triệu đồng/con. Gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng, tính “yêng hùng” cũng khác nhau nhất là gà điều, gà xám, gà ô, gà tía.

Anh Thuấn một người chuyên nuôi gà đá : “Nuôi gà đá tuy dễ kiếm tiền nhưng rất cực và công phu, đòi hỏi người nuôi phải có bề dày kinh nghiệm, lão luyện, nhất là khả năng đánh giá về tướng mạo, chọn ra những con hùng dũng, sắc lông kỳ vĩ, cặp cán (chân) khoẻ mạnh, vẩy vi đều đặn và tiếng gáy oai phong. Ngoài ra họ còn phải biết o bế, chăm sóc và nâng niu gà như con”.

Hiện nay, ngoài việc nuôi dưỡng tại nhà còn có một lực lượng khá đông chuyên đi săn tìm những con gà độ để cung cấp cho các đại gia “mê gà”. Nhiều người mê gà không những ở tiếng gáy, ở ngoại hình nhất là bộ lông hấp dẫn mà còn ở cách đá. Mỗi thế đá của con gà độ đều có một bản lĩnh riêng. Có con tung đòn như vũ bão, có con lâm trận cả giờ, chân run rẩy nhưng vẫn lì lợm không đầu hàng.

Không chỉ là một thú chơi hấp dẫn, một nghệ thuật đòi hỏi lắm công phu, nuôi gà chọi đã được thực tế chứng minh là nghề có thu nhập hấp dẫn, đặc biệt là với những người thực sự đam mê, thực sự tinh tường và am hiểu về nghề. Tuy nhiên, nếu bản thân người nuôi hay người chơi chỉ coi các con gà chiến như một phương tiện để cờ bạc, cá độ, sát phạt lẫn nhau thì việc nuôi gà, thuần dưỡng gà sẽ chẳng còn ý nghĩa, làm mất đi những giá trị, nét đẹp văn hóa vốn có. Đó là điều đáng để cho tất cả chúng ta suy ngẫm…

Giống Gà Chọi Thiện Chiến Nhất: Gà Chọi Mã Lai

Lịch sử Chúng thuộc nhóm gà cổ xưa và phát triển ở châu Á sau khi giao thương Á Âu bị gián đoạn thời cổ đại. Dạng gà Malayoid từng tồn tại ở Đông Nam Á hàng thiên niên kỷ, gà Malay có thể bắt nguồn từ gà rừng khổng lồ (Gallus giganteus). Cùng thời điểm, dường như đột biến Malayoid bán trụi (semi naked) xuất hiện ở Bán Đảo Đông Dương, đặc trưng ở chiều cao và kiểu mồng gồm mồng trích và mồng dâu. Không hề có cá thể mồng lá, có ba đường cong, có những vùng trụi lông giống nhau: cổ, mặt trong của đùi và vài chỗ ở ngực, có nọng, gà vốn có hay không có tích, sở hữu phẩm chất gan lỳ (continued existence) trong trường đấu.

Khi người châu Âu thấy gà Malay một số nhà học giả đã có giả thiết về tổ tiên khác hẳn với gà rừng đỏ do hình dáng và tập tính sinh sống quá khác biệt so với loại gà Bankiva. Họ cho chúng là hậu duệ của một loại gà rừng trên đảo hoang thiên về cuộc sống ở mặt đất và đi bộ hơn là loài có thể bay như gà rừng đỏ. Các loài chim sống ở đảo hoang không có thú dữ thường tiến hóa tới một cuộc sống đi bộ, mất khả năng bay và kích cỡ lớn hơn. Mặc dù ngày nay các nghiên cứu về gene chỉ ra tổ tiên của gà nhà là từ gà rừng Đông Nam Á nhưng do các loại gà được nghiên cứu chỉ vài chục giống nên cho đến nay thuyết gà dạng Malay có tổ tiên là một loại gà rừng khổng lồ tuyệt chủng vẫn còn sức thuyết phục và nhiều người vẫn tin tưởng.

Giả thuyết gà Malay từ gà khổng lồ tuyệt chủng Gallus giganteus do ông Temminck đưa ra vào thế kỷ 19. Theo đó gà khổng lồ Gallus giganteus là một loại gà bị cô lập trên đảo hoang một thời gian dài. Môi trường là đồng cỏ, bụi rậm thay vì là cây cao do đó loại gà đảo này dần dần tiến hóa thành một loại gà thích nghi với cuộc sống ở mặt đất. Con người đem gà này về thuần hóa thành các loại gà dạng Malay. Finsterbusch tác giả của cuốn sách Cockfighting all over the world (1928) sau đó đưa ra các quan sát để cũng cố thuyết gà Malay do tổ tiên khác với gà Bankiva rất thuyết phục dựa trên các đặc điểm cơ thể và tập tính sinh sống.

Đặc điểm Giống gà Mã Lai to xác, gà trống Malay non chỉ nặng khoảng 5,5 lb (2,5 kg) ở sáu tháng tuổi. Một trống Malay trưởng thành sẽ nặng 9-10 lb (4,1-4,5 kg). Chúng trụi lông, đầu to, mắt lồi, to xác, chân đen, cẳng vuông, thịt đen. Mỗi khi xáp trận, giống gà này đá như điên nhưng không có miếng. Sức nó dai và lỳ đòn đến nỗi hai con đá nhau suốt 4 ngày liền, ngày đá đêm nghỉ, sáng đá tiếp cho đến khi cả hai con không đứng dậy nổi nằm nhẹp mà vẫn cựa quậy đôi chân về phía đối phương. Giống gà Malay to con, dai sức nhưng yếu võ[1]. Chúng cũng gặp vấn đề về chân.

Cổ của gà Malay to và dài, rút vào vươn ra ra dễ dàng. Đầu to kết hợp với cổ dài như dụng cụ sục sạo tiện lợi trong cỏ tìm thức ăn. Bắp thịt khô và nhiều thớ hơn do đó gà dạng Malay ít bị mệt do thiếu nước trong các trận đấu kéo dài. Gà dạng Malay cũng có khả năng lành các vết thương rất nặng nhanh chóng. Thân của chủng Malay ngắn, hông rộng và hẹp phần giữa vai. Ngực bè và rộng, thiếu độ sâu như loại chuyên bay (Bankiva) và cơ ngực mạnh. Cánh rất ngắn và không thích hợp để nâng cơ thể nặng nề. Đôi chân phần gắn đùi và hông có nhiều cơ bắp và cực mạnh. Xương ở những chổ này phát triển để tăng diện tích cho cơ bám vào bằng các rìa và mấu lồi. Xương của gà Malay nhất là xương chân rất rắn chắc và chứa toàn là tủy được củng cố bởi cấu trúc xốp.

Xương sọ cũng to và cứng. Mắt thụt sâu, da mặt dầy, mặt gà Malay được phủ bởi các lông cứng, tích và tai nhỏ và chắc do đó để chống cây cỏ đâm xước, vướng víu. Mỏ rộng ở gốc, hàm rộng để nuốt đồ lớn. Da hầu lớn. Cựa gà Malay mọc ở vị trí thấp, gốc cựa lớn, mọc thẳng hoặc chỉ địa. Đôi chân hợp với việc chạy hoặc bươi cào hơn cho việc đậu trên cành cây, gà Malay ưa bươi lỗ sâu. Gà Malay ăn nhiều động vật hơn như cua, ếch nhái, thằn lằn, côn trùng, có khi cả rắn. Bầu diều nhỏ ngắn và đường ruột ngắn nhưng khỏe là biểu hiện của tập tính ăn thịt. Gà Malay thích sống một vợ chồng.

Hình dáng của các loại gà Malay to lớn, nặng nề, ít lông làm người ta liên tưởng tới các loại chim có cuộc sống ở mặt đất như đà điểu. Với mào dâu hoặc mào trích, mặt dầy, mắt lõm. Sở dĩ có tên gọi Malay là vì người châu Âu thấy ở Ấn độ một loại gà to lớn có hình dạng khác hẳn gà châu Âu, được người Ấn gọi là gà Malay và nói là nó có nguồn gốc từ Malay. Về sau các loại gà có đặc điểm tương tự đều được xếp vào nhóm gà dạng Malay (Malayoid). Loại gà dạng Malay phổ biến khắp châu Á do đó còn được gọi là gà Á đông, gà phương Đông. Ví dụ điển hình: các loại gà đá ở châu Á như gà Thái, gà đòn Việt, gà Shamo.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Gà Chọi Chiến: Cách Nuôi Gà Chọi Chiến Hay Từ A

Gà chọi chiến hay gà đá là những chiến kê được dùng trong trận đấu. Chúng phải sở hữu sức khỏe, độ dẻo dai và lực bền cao. Với các thể võ hay chúng sẽ giành về phần thắng cho “chủ nhân” của mình.

Đá gà là bộ môn giải trí rất được yêu thích tại nước ta. Nên hầu như các thông tin về chăm sóc, nuôi dưỡng gà chiến luôn gây tò mò cho các sư kê. Đại Lý SV388 sẽ gửi đến bạn thông tin chi tiết, mời bạn đón đọc.

Gà chọi chiến tốt từ giống

Muốn sở hữu một chiến kê tốt thì yếu tố quan trọng đầu tiên sẽ là giống. Ông bà xưa từng nói “Chó giống cha, gà giống mẹ”. Do đó muốn sở hữu những con gà chọi máu chiến phải bắt đầu từ việc lai giống.

Da ga cua sat – Trang trực tiếp đá gà nhanh nhất hiện nay.

Nên chọn gà mái có bản tính hung hăng, sức khỏe, dữ dặn. Gà trống thì phải đá thắng ít nhất hai trận trở lên, sức bền và dẻo dai,… Con non sau khi phối giống thành công sẽ sở hữu những gen trội của cả bố lẫn mẹ.

Kỹ thuật nuôi gà chọi chiến chuẩn từ A – Z

Sau khi phối giống thành công nên tách gà ra khỏi đàn sớm. Cũng như cán mái để chiến kê không mất sức lực sớm. Tiếp theo các sư kê áp dụng phương pháp nuôi gà chọi chiến như sau:

Trong cách nuôi gà chọi chiến, không cho chiến kê uống nước linh tính. Thức ăn chủ yếu ngoài thóc, ngô,.. thì bổ sung thêm mồi, vitamin, protein và khoáng chất.

Sau mỗi bữa ăn thử kiểm tra bằng cách sờ tay vào bầu diều. Nếu thức ăn nhanh chóng tiêu hóa hết thì chứng tỏ sức khỏe tốt. Ngược lại nếu chiến kê ăn lâu tiêu thì nên giảm khẩu phần ăn lại. Kết hợp với dùng thuốc để cải thiện tình trạng.

Với chế độ ăn uống điều đặn, hợp lý. Chiến kê sẽ phát triển toàn diện, không quá gầy cũng không quá béo. Đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định, giảm thiểu bệnh tật.

2. Các bài luyện tập dành cho chiến kê

Giống gà tốt là một phần, chế độ dinh dưỡng và các bài luyện tập cũng cực kỳ quan trọng. Nên cho gà tập luyện điều đặn để tăng độ bền, sức chịu đựng cũng như có các thể võ hay. Đá có lực, đá hay, bách chiến bách thắng. Một vài bài luyện tập mà các sư kê có thể áp dụng như:

– Vần hơi: Tăng sức bền và khả năng chịu đựng của chiến kê.

– Chạy lồng: Tăng cơ bắp cho chân, giúp gà đá có lực.

– Quần sương dãi nắng: Giúp chiến kê thích ứng với điều kiện khí hậu bên ngoài, tăng cường sức khỏe.

– Thực chiến: Giúp chiến kê có những thế đấu riêng của mình, tăng độ hung hăng, máu lửa,…

Bên cạnh đó các sư kê nên kết hợp với vào nghệ, om bóp,.. để thể lực của gà ở trạng thái ổn định. Đặc biệt việc vào nghệ sẽ giúp chiến kê sở hữu làn da dày, giảm những đau đớn cũng như thương tích trong quá trình chiến đấu.

3. Chế độ chăm sóc cho gà chọi chiến

Nên cắt tỉa lông gà để chiến kê sở hữu ngoại hình ổn định nhất. Đồng thời tăng sự nhanh nhạy và khả năng phán đoán của gà đá.

– Đối với lông đầu, cần được tỉa và hớt sát. Trong quá trình chăm nuôi các sư kê dễ hút máu bầm và khâu vá khi bị thương. Đặc biệt là giảm khả năng bị đối phương núm lại khi chiến đấu.

– Đối với lông ở cổ và đùi gà nên hớt rồi vào nghệ và thuốc cho da gà săn chắc hơn.

Riêng đối với gà chọi đá cựa thì nên hạn chế việc cắt tỉa lông của chiến kê. Vì hình thức chiến đấu này sử dụng những cựa sắt, cựa dao sắc bén,.. Lông sẽ trở thành những “áo giáp” giúp gà chiến của bạn hạn chế những tổn thương khi trúng đòn.

Gà Chọi Việt Nam, Gà Chọi Ở Đâu Hay Nhất?

Gà chọi ở đâu hay nhất: Gà chọi Bắc Ninh

Khi được khảo sát gà chọi ở đâu tốt nhất? Nhiều người không ngần ngại cho rằng đó chính là giống gà chọi ở Bắc Ninh. Tại đây không chỉ nổi tiếng với những làn điệu quan họ mềm mượt, thanh niên trai tráng còn đặc biệt mê môn gà chọi.

Gà chọi Bắc Ninh nổi bật ở khả năng đá cựa và tung cước. Vì thế, người ta thường trang bị cho chúng cựa sắt hoặc cựa dao để tăng cường khả năng sát thương đối với những con đối thủ. Mặc dù có ngoại hình khá nhỏ nhắn, nhưng giống gà chọi này luôn có kĩ thuật luồn lách cực kì nhan nhẹn. Chúng thường khiến cho đối phương phải loay hoay không kịp xoay sở

Gà chọi ở đâu hay nhất: Gà chọi Thái Bình

Gà chọi Thái Bình từ trước đến nay vốn nổi tiếng bởi khả năng đá chọi cực kì tốt. Điểm nổi bật của giống gà này chính là thể lực. Chúng có thể thi đấu liền 10 – 15 hồ mà không hề biết mệt mỏi. Với ưu điểm này, chúng phù hợp với những trận đấu lớn, phải cọ sát trong nhiều giờ liền.

Về kĩ thuật đá, giống gà này cũng không chịu thua bất cứ giống nào khi biết cách chạy bo cực chuẩn, không bị đẩy ra khỏi hiệp đấu.

Cho đến nay, gà chọi Bình Định đã trải qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển. Từ thời Tây Sơn, vua quan và dân, lính đã thông thạo các hình thức giải trí bằng chiến kê. Nhờ có lịch sử hình thành sớm như vậy. thế nên các sư kê miền đất võ này luôn nắm giữ khá nhiều bí quyết huấn luyện gà chọi hay.

So với gà chọi ở những vùng đất khác, gà chọi Bình Định có ngoại hình khá ấn tượng với sắc vóc to lớn. Kèm theo đó, lối đá đẹp, thiên về võ, kĩ thuật. Điều đó đã khiến cho chúng ghi điểm nổi bật trong mắt người xem.

Gà chọi Bình Định có giá trị từ vài trăm cho đến vài triệu đồng một con. Với những con gà chọi có khả năng đặc biệt, giá tiền của chúng có thể được tăng lên rất nhiều.

Mỗi sư kê khi chơi gà đều nắm giữ cho mình bí quyết riêng về việc vần đòn, huấn luyện chúng. Vì thế, câu hỏi gà chọi ở đâu hay nhất dường như sẽ không có đáp án cụ thể. Nếu không biết cách tập luyện và kĩ thuật nuôi đúng chuẩn. Thì những con gà dù có tông nòi tốt thế nào cũng không thể đá hay, đá xuất sắc.