Gà Chọi Bị Kén Đầu / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles-design.edu.vn

Gà Chọi Bị Kén Đầu Thì Phải Chữa Như Thế Nào

Các nguyên nhân gà chọi bị kén đầu

Các nguyên nhân khiến gà chọi bị kén đầu thường rất đa dạng, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình vệ sinh, môi trường sinh hoạt có sự hình thành của vi trùng, vi khuẩn hoặc chế độ dinh dưỡng của gà không phù hợp. Khi gà bị thương ở đầu, có vết thương hở nhưng lại không được vệ sinh đúng cách, đây là lúc tạo điều kiện cho sự hình thành các loại vi khuẩn và làm cho dễ hình thành kén. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của thức ăn như thiếu một số loại vitamin, sắt, hay các chất dinh dưỡng cần thiết, chế độ sinh hoạt không điều độ, đảm bảo vệ sinh thì cũng là nguyên nhân gây hình thành kén.

Nếu để lâu thì vết kén rất khó chữa trị và hồi phục, vì vậy bạn nên lưu ý nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời.

Cách chữa trị gà chọi bị kén đầu Chữa trị bằng cách mổ

Nếu gà chọi bị kén đầu dạng nước, thì bạn có thể lựa chọn phương pháp mổ. Bạn cần mổ vết kén ra và hút hết nước dịch ra ngoài để loại bỏ sự tích tụ và hình thành vi khuẩn. Bạn có thể kết hợp tiêm vào một ít dung dịch lincomycin để vết kén nhanh được phục hồi nhất. Vết kén khoảng 5 ngày sẽ khô lại và bạn chỉ cần bóc nhẹ nhàng ra là được.

Chữa trị bằng thuốc

Bạn có thể tìm mua các loại thuốc chuyên dụng trên thị trường được bày bán tại quầy thuốc thú y, các loại thuốc giảm sưng, chống viêm. Bạn có thể tham khảo loại thuốc tiêu kén gà chọi bị kén đầu của Thái Lan, thuốc tiêu kén Violet, thuốc tiêu kén dạng tiêm, dạng bôi, dạng uống.

Đối với thuốc tiêu kén dạng tiêm, bạn chỉ cần tiêm trực tiếp vào vết kén, vết kén sẽ nhanh chóng thu lại và khô, có tác dụng khá nhanh. Đối với thuốc dạng uống, bạn lấy một liều lượng thuốc phù hợp hòa với một ít nước và cho gà uống hai lần mỗi ngày. Loại thuốc này hỗ trợ rất tốt cho việc giảm sưng, phù nề, viêm nhiễm. Đối với thuốc chữa kén dạng bôi, đầu tiên bạn nên dùng nước muỗi loãng để vệ sinh vết kén sau đó để khô ráo và bôi vào chỗ kén 2 lần/ ngày.

Cách Điều Trị Dứt Điểm Gà Chọi Bị Kén Mép

Gà bị kén mép là loại bệnh mà mép mỏ gà xuất hiện kén. Nguyên nhân khiến gà bị kén khá đa dạng. Môi trường sinh hoạt có chứa nhiều vi khuẩn, trùng bệnh có thể khiến gà mặc bệnh. Hoặc khi gà chọi thiếu vitamin cũng khiến gà mọc kén. Nguyên nhân phổ biến nhất là quá trình thi đấu làm gà bị thương nhưng không được vệ sinh đúng cách.

Bởi đây là những bộ phận thường hoạt động nhiều. Nên khi gà bị kén mép ở đây thì vết kén cũng lâu hồi phục hơn. Đối với các vị trí khác còn lại thì thường dễ chữa trị gà bị kén mép hơn.

Cách chữa trị gà bị kén mép

Để chữa trị kén ở mép gà, người nuôi có thể mổ kén hoặc dùng thuốc điều trị từ từ. Hình thức chữa trị nào thì phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của kén. Cụ thể:

Trị gà bị kén mép bằng cách mổ

Nếu là người có kinh nghiệm, các sự kê hoàn toàn có thể lựa chọn cách mổ kén. Cách này phù hợp nhất với kén nước. Sư kê chỉ cần chích một lỗ nhỏ cho nước chảy ra. Sau đó, dùng ống tiêm để hút hết dịch ra ngoài.

Lưu ý

Cách làm này có thể gây nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Kén gà còn quá non cũng không nên mổ. Vì khả năng tái phát cao. Do đó, người nuôi nên để kén gà lớn một cục và khi nắn thấy cục kén chạy đi chạy lại. Thì lúc này bắt đầu mổ gà bị ké là thích hợp nhất. Cách trị ké này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Trị gà bị kén bằng thuốc

Thuốc có thể có tác dụng với kén như giảm sưng, chống phù nề, giảm đau, chống viêm. Sau khoảng 2 ngày sử dụng, kén gà sẽ giảm đi trông thấy. Cách chữa kén cho gà chọi này vô cùng hiệu quả và dễ dàng.

Gà bị kén mép không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, kén sẽ khiến gà gặp khó khăn trong việc ăn uống và luyện tập. Về lâu dài sẽ dẫn đến sức khỏe giảm sút. Bởi vậy, sư kê nên nhanh chóng chữa trị để gà khôi phục sức khỏe bình thường.

Mới Mổ Kén Lá Đỉnh Đầu Xong

Chiều nay 07/07/2013 e quyết định mổ kén cho con gà tơ 7 tháng, gà bị kén được tròn 3 tuần do bị ăn thái bục đầu nhưng ko kịp thời xử lý nên lên kén. E lập topic này với mong muốn chia sẻ ít kinh nghiệm cá nhân và nhận được thêm đóng góp của ae để hoàn thiện kỹ năng mổ kén của bản thân.1. Chuẩn bị: Bông y tế, cồn 90 độ, dao lam/dao mổ, kìm y tế, kéo, kim khâu y tế (loại kim móc), chỉ y tế hoặc chỉ thường (nếu dùng chỉ thường phải sát khuẩn bằng cách ngâm trong cồn), thuốc sát khuẩn (PVP iodine 10% hoặc ae có thể dùng thuốc của Thái cũng được nhưng nếu ko dùng thuốc Thái thì dùng PVP tốt hơn xanh metilen), thuốc gây tê, thuốc cầm máu, thuốc chống phù nề (Anphachuay).2. Thực hiện:– Xác định thời điểm mổ: Kén lá đỉnh đầu được cho là dễ điều trị nhất trong các loại kén vì nó có chân và đóng thành mảng khi kén già dễ dàng lấy ra cả mảng mà ko bị xót lại, ae dùng tay đẩy cục kén nếu nó di chuyển thì chân nó đã lóc ra khỏi sọ con gà, đây là lúc có thể mổ được. Thời gian từ lúc bị kén cho tới lúc mổ ko xác định mà phụ thuộc vào cơ địa con gà, mức độ bị kén và nước nuôi của chủ.– Ngâm tất cả các dụng cụ (dao lam, kìm, kéo, kim chỉ, …) ngập trong cồn 90 độ, cho gà uống 1 viên thuốc cầm máu trước khi mổ 30 phút (ae ra hiệu thuốc Tây bảo e tự tiểu phẫu ở nhà cần cầm máu họ sẽ bán cho).– Lấy kim tiêm chích 1 liều thuốc tê tại 2 đến 4 vị trí xung quang cái kén, tiêm thuốc tê làm gà đỡ đau và đỡ giãy khi mổ.– Trước khi rạch lấy dây buộc chân gà, dùng bông thấm đẫm cồn lau sạch chỗ mổ, sau khi rạch máu sẽ phun ra rất nhiều nên phải luôn có sẵn bông khô để thấm máu.Thường gà bị kén lá trên đầu là do bị đâm thủng đầu và chỗ thủng chính là lỗ kén sau này, ae dùng dao lam rạch 1 đường thằng dọc theo đầu gà, đường này đi qua lỗ kén. Đường rạch này dài khoảng 2cm – 3cm tùy vào kích thước kén nhưng khuyến cáo ko nên rạch quá dài vừa khó khâu vừa dễ nhiễm trùng.– Kén này thường là hình tròn, dùng tay miết đều xung quanh viền kén để cho kén thật lóc rồi dùng mấy đầu ngón tay miết mạnh 1 cái cho kén lòi ra khỏi vết rạch (gần như nặn trứng cá mủ). Xong xuôi lấy tay ấn, rà lại xem có còn xót kén ko, nếu ko còn thì có thể khâu lại. Trước khi khâu cho bông vào để thấm thật sạch máu mủ bên trong (vê bông lại thật chặt, nếu bông tơi dễ dính lại bên trong luôn).– Khâu vết thương: Khâu từng mũi, phải thật chặt tay. Ca này mình rạch chưa đến 3cm và khâu 4 mũi.– Khâu xong dùng PVP nhỏ đều dọc theo vêt mổ (lặp lại 2 lần). Sau đó mỗi ngày nhỏ 2 – 3 lần để sát khuẩn và mau lành. Thuốc này rất tốt, thường dùng để bôi cuống rốn cho trẻ sơ sinh nên mọi người yên tâm dùng.– Cho uống 2 viên chống phù nề (anphachuay), có thể dùng thêm kháng sinh nếu cần (riêng e ko dùng kháng sinh vì rất hại thể lực gà).3. Hồi phục: Ae cho ăn uống bình thường, nên cho ăn nhiều rau xanh, trái cây (dưa hấu, cà chua, …), thời gian đầu ko cho ăn tanh (lươn, cá, thịt sống, …) vì ăn mấy cái này dễ mưng mủ. Ngày đầu sau mổ cho uống 4 viên phù nề, từ ngày thứ hai trở đi mỗi ngày uống 2 viên. Phần này e thôi ko đề cập nhiều.The end.Vì chỉ có 1 mình vừa chuẩn bị, vừa làm nên ko có nhiều ảnh cho ae, xong xuôi mới chụp được vài cái, ae xem tham khảo. Chúc mọi người thành công. http://upanh.com/view/?id=bvp3dj7sbpv –

http://upanh.com/view/?id=cvpeaj6sbpe –

http://upanh.com/view/?id=3vp6ejesfwv –

http://upanh.com/view/?id=6vp1ej8s9wk –

http://upanh.com/view/?id=fvp5fjaz0va –

Thuốc Tiêu Kén Gà Chọi

Giới thiệu đến các sư kê một số thuốc tiêu kén gà chọi. Đặc trị các triệu chúng gà bị ké mép, gà bị ké lườn, gà bị ké đầu, gà bị ké trong cổ họng. Với những mức giá, công dụng và chi tiết cách sử dụng. Để sư kê tham khảo và chữa trị gà chọi bị ké nhanh chóng khỏi, không bị tái phát bệnh.

Một số loại thuốc tiêu kén gà chọi Thuốc tiêu kén gà chọi Violet

Công dụng:

Thuốc dùng khi gà bị soi mỏ, rách mỏ sau khi đa gà, vần gà.

Gà bị kén mép, gà bị kén lườn hoặc gà bị kén đầu, cổ họng.

Giúp các vết thương mau đóng vảy, khô và nhanh lành.

Có thể dùng để bôi cho các vết thương ngoài da hoặc khi cắt tai tích cho gà chọi.

Cách dùng:

Khi gà bị kén mép, soi mỏ. Sư kê dùng nước muối ấm rửa sạch vết thương cho gà. Sau đó bôi dung dịch thuốc lên phần mép bị kén rách. Mỗi ngày bôi 2 lần và bôi liên tục khoảng 3 – 5 ngày là lành.

Thuốc tiêu kén gà chọi Thái Lan.

Công dụng:

Đặc trị gà chọi bị kén mép, gà bị kén lườn.

Đẩy nhanh quá trình kén vón cục và làm tiêu két nhanh. Khi kén đã cứng lại thì sư kê dễ dàng rút kén ra.

Gà chọi bị cựa đâm, bong vảy, bong móng hoặc bị trầy xước. Có thể dùng thuốc này giúp vết thương khô và mau lành.

Cách dùng:

Khi gà bị kén mép hoặc gà bị thương ngoài da. Thì sư kê bôi thuốc vào chỗ bị kén ngày 2 lần, sau khi cho gà ăn.

Sử dụng trong 3 – 5 ngày thì gà sẽ giảm.

Thuốc trị kén mép cho gà chọi V.O

Công dụng

Đặc trị gà bị kén mép trong, mép ngoài.

Chữa gà bị soi mỏ, rách mỏ sau khi đá gà, vần gà.

Giúp các vết thương mau chóng khô và đóng vảy.

Cách dùng

Dùng nước muối loãng để vệ sinh phần mép bị kén, cổ họng cho gà chọi.

Bôi thuốc 2 lần/ ngày vào chỗ bị kén mép, vết rách.

Bôi liên tục khoảng 3 – 5 ngày.

Thuốc tiêu kén gà chọi dạng tiêm W-5000

Giá tham khảo: 130.000 vnđ.

Công dụng:

Đặc trị các loại kén ở gà chọi như kén mép, kén hầu, kén đầu….

Tác dụng nhanh, giúp thu kén lại hiệu quả.

Thuốc không gây ra những ảnh hưởng phụ khác.

Cách dùng:

Tiêm 0,5cc thuốc cho gà 1 lần/ ngày.

Thuốc tiệu kén gà chọi Thái Lan

Công dụng:

Thuốc tiêu kén gà chọi chữa gà bị soi mỏ, rách mỏ, kén mỏ

Giúp các vết thương ngoài da nhanh lành hơn.

Cách dùng:

Vệ sinh vết thương, chỗ xuất hiện các loại kén bằng nước muối loãng.

Bôi thuốc lên chô bị kén 2 lần/ ngày.

Thuốc tiêu kén gà chọi uống EN 150

Công dụng

Giúp tiêu kén, giảm sưng và phù nề.

Có công dụng giảm đau, giảm sưng và hạn chế vết thương bị viêm nhiễm.

Ngoài ra còn có thể giúp chữa gà bị sổ mũi, cảm cúm.

Cách dùng.

Lấy lượng thuốc bằng 1 viên con nhộng hòa với 3 – 5 cc nước. Khuấy đều và cho gà uống. Mỗi ngày cho uống 2 lần và kéo dài 3 – 5 ngày.

Thuốc trị gà chọi bị kén dạng uống.

Giá tham khảo: 55.000 vnđ.

Công dụng:

Đặc trị gà bị kén đầu, gà bị kén lườn, gà bị kén cổ hoặc hầu….

Giúp thu nhỏ kén hoặc tiêu kén tố với những con gà bị kén nhẹ, kén nhỏ.

Hỗ trợ giảm viêm, tiêu sưng và phù nề.

Cách dùng:

Cho gà uống 1 viên/ ngày. Uống liên lục trong 3 – 5 ngày.

Thuốc không gây tác dụng phụ.

Thuốc tiêu kén gà chọi Lampam.

Công dụng.

Đặc trị các loại kén ở gà.

Thích hợp chữa gà chọi bị kén nhẹ đến nặng.

Cách dùng

Nhỏ 1 giọt vào mỏ của gà sau khi ăn. Bôi đều thuốc lên mép mỏ trong 3 – 5 ngày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu kén gà chọi

Khi gà chọi bị kén mép, gà bị kén mỏ, gà bị kén đầu. Hoặc xuất hiện gà bị kén ở cổ họng. Thì các sư kê cần phát hiện và chữa gà bị kén càng sớm càng tốt. Thuốc sẽ có tác dụng tốt hơn khi điều trị cho những con mới xuất hiện bệnh.

Việc gà bị kén không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gà chọi. Tuy nhiên khiến gà khó chịu, khó khăn trong việc ăn uống, di chuyển. Bên cạnh đó cũng dễ dẫn đến những căn bệnh, biến chứng nghiêm trọng khác.

Những loại thuốc trị kén cho gà chọi có thể tìm mua tại các cửa hiệu thú y. Nhưng một số loại thuốc Thái Lan thì sư kê nên tìm mua tại những địa chỉ chuyên bán thuốc gà đá, thuốc nuôi gà đá.

Cách nuôi gà xuất hiện các loại kén.

Gà thường xuất hiện kén mép, đầu… sau các trận đá gà, vần gà. Hoặc do sư kê vệ sinh sạch sẽ cho gà chọi. Do đó, việc giữ vệ sinh chuồng trại và cho gà chọi là điều cần lưu ý.

Trong quá trình chữa kén gà chọi. Sư kê cũng cần dùng nước muỗi loãng hoặc thuốc sát trùng để vệ sinh sát trùng vết kén cho gà chọi. Giữ để vết thương vết kén không bị nhiễm trùng.

Những con gà bị kén nặng cần phải mổ để lấy sạch kén ra. Sau đó mới dùng thuốc. Thời gian phục hồi của chúng cũng sẽ lâu hơn những con mới bị.

Chúc các sư kê thành công trong việc nuôi gà đá.!!!

Cách Trị Gà Bị Kén Mép Đạt Hiệu Quả Cao

Gà bị kén mép phải xử lý thế nào cho triệt để mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng của gà. Ngoài vị trí mép thì gà chiến có bị kén ở các vị trí nào khác nữa hay không? Nếu chưa biết cách chữa gà bị kén mép an toàn thì hãy bắt đầu với 2 cách chữa gà bị kén mép bằng thuốc và bằng cách mổ kén đơn giản ở ngay dưới đây. Các cách chữa này sẽ áp dụng với cả gà tre, gà nòi và gà thịt nên mọi người cần chú ý.

Kén gà là tình trạng gà xuất hiện một cục khá lớn ở dưới lớp cơ mà cơ thể gà không bị xây xát gì. Nó có thể xuất hiện ở nhiều vị trị khác nhau như đầu, cần cổ, mép gà…Nhưng tại sao gà bị kén thì lại có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Gặp nhiều nhất vẫn là ở gà chọi chiến là chủ yếu. Và có khá nhiều loại kén mà người chơi gà cần phải chú ý.

Như cũng đã nói ở trên thì có nhiều loại kén khác nhau mà gà có thể gặp phải. Mỗi triệu chứng lại có thời gian phục hồi và mức độ chữa trị nhanh hay chậm là khác nhau. Một số triệu chứng kén ở gà ví dụ như:

Trong các loại kén thì kén cổ và kén lườn là chữa trị khó nhất. Các loại triệu chứng như gà chọi bị kén đầu, kén mép…thì chữa dễ hơn và nhanh khỏi hơn.

Kén gà bao lâu thì mổ được?

Để chữa gà bị kén mép hay các loại kén khác ở gà cũng không thể vội vã mà cần phải đợi cho lúc nào mảng ké đó dồn lại tại một điểm thành một cục cứng tay. Sau đó bấm cục ké thì thấy chạy đi chạy lại thì lúc đó mới là thời điểm thích hợp để mổ kén hoặc dùng thuốc. Nếu mổ quá sớm thì sẽ không hiệu quả mà có thể bị lại ngay sau đó

Gà bị kén ở mép có thể được chữa trị bằng cách mổ hoặc sử dụng thuốc. Tùy theo kinh nghiệm của mỗi người mà sẽ chọn cách chữa khác nhau. Nhưng mục đích chính vẫn là mang lại hiệu quả tốt nhất đối với gà bị kén. Cùng bắt đầu đi tới từng phương pháp trong việc chữa kén cho gà.

Chữa gà chọi bị kén mép bằng phương pháp mổ

Đối với phương pháp mổ kén thì cần phải trao đổi những kinh nghiệm từ các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm chữa kén theo phương pháp mổ. Bởi cách mổ kén cho gà chọi bắt đầu bằng việc rạch thịt để lấy kén thì không quá khó khăn nhưng việc chăm sóc gà sau khi mổ kén lại rất quan trọng. Đặc biệt là cách điều trị gà bị kén đầu, nếu không biết cách mổ rất dễ gây tổn hại cho vùng đầu. Vì vậy luôn đòi hỏi những kiến thức đầy đủ trước khi lựa chọn phương pháp mổ kén hay không.

Nếu là người chưa mổ kén bao giờ hoặc không biết cách chăm sóc gà sau khi mổ kén thì không nên thực hiện phương pháp này ngay. Vì sẽ làm hại tới sức khỏe của gà, thậm chí có thể khiến gà chết do bị suy nhược.

Chữa gà bị kén mép hoặc kén đầu, kén cổ…bằng thuốc là cách chữa trị hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất. Bởi dùng thuốc tiêu kén gà chọi mang đến nhiều tác dụng có lợi cho gà như:

Thuốc chống sưng phù nề cho gà

Có tác dụng giảm đau, viêm nhiễm vết thương sau khi đá hoặc vần

Tiêu sưng, giảm phù nề

Có thêm tác dụng cảm cúm, sổ mũi

Có tác dụng rất tốt trong việc tiêu sưng, kén, mủ, u nhọt

Sau khi uống 2 ngày là kén và các vết sưng tiêu rất nhanh mà không cần phải mổ. Giúp giảm thiểu được việc viêm nhiễm và quá trình chăm sóc sau điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.Cách chữa kén mép cho gà chọi này sẽ rất thích hợp cho những người không có kinh nghiệm mổ hoặc người mới chơi không có kinh nghiệm để chăm sóc gà tốt nhất sau khi mổ.

Quy trình chữa sẽ tuân thủ theo mức độ bệnh và tình trạng bệnh trên các cá thể gà. Để giúp cho gà nhanh khỏi mà lại không làm gà bị sốc thuốc.

Lấy một lượng thuốc trị kén gà LamPam với lượng bằng một viên thuốc con nhộng hòa tan vào 3 – 5cc nước khuấy đều. Rồi sau đó bơm thẳng cho gà uống. Điều trị từ 3 – 5 ngày thì kén sẽ từ từ bị tiêu.

Hoặc dùng thuốc tiêu kén cho gà chọi B80 chấm vào các cục kén 2 lần 1 ngày (sáng, chiều) sau bữa ăn. Một vài ngày sau, kén cũng sẽ dần bị mất đi

Lưu ý: Cần được thực hiện liên tục theo đúng liều lượng không nên ngắt quãng nếu không hiệu quả đạt được sẽ không cao.

Dùng 1 thìa café hòa ½ lít nước cho đàn gà uống trong ngày. Dùng liên tục từ 3 – 7 ngày. Trong trường hợp mức độ bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì liều lượng thuốc tăng gấp 2 trong 7 ngày. Thay nước thường xuyên và không để dưới ánh nắng mặt trời.

Khi bệnh gà nặng hơn thì liều lượng thuốc cũng phải tăng lên để chắc chắn gà có thể khỏi sau một vài lần sử dụng thuốc.

Lấy một viên lượng thuốc chữa kén bằng 1.5 viên thuốc con nhộng hòa vào 3 – 5cc nước khuấy đều bơm trực tiếp cho gà uống 2 lần một ngày sáng và tối. Trong thời gian từ 3-5 ngày.

Lấy một lượng thuốc bằng 1.5 thìa café hòa với ½ lít nước để gà uống trong ngày. Cho uống liên tục từ 3-7 ngày. Lưu ý nên thay nước hàng ngày để không để cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào nước thuốc. Khi thấy lượng bị nhiễm bụi bẩn hoặc thức ăn hoặc phân gà rơi vào thì cũng nên thay để tránh gà bị nhiễm thêm các bệnh như bạch lỵ, cầu trùng…

Gà bị kén mép chữa trị hiệu quả khá tốt khi chọn đúng loại thuốc, liều lượng thích hợp. Phương pháp này rất thích hợp cho những người không có kinh nghiệm rạch mổ lấy kén. Hoặc không biết cách chăm sóc gà bị kén mép, kén cổ…sau khi đã được mổ. Phương pháp sử dụng thuốc sẽ thích hợp hơn đối với gà tre và gà thịt.

Đối với cách trị ké cho gà ở dạng nước thì khá là đơn giản. Nếu mới phát hiện tình trạng lên kén ở gà thì tiến hành chích một lỗ nhỏ cho nước dịch chảy ra. Tiếp theo đó dùng kim tiêm cỡ lớn hơn để rút dịch ra. Sau đó bơm lincomycin vào và lại tiếp tục rút ra. Kết hợp với việc tiêm 1/3 ống lincomycin trong vòng 5 ngày. Cuối cùng khi vết kén đã cứng lại và để cho thật già thì dùng tay nặn cho hết kén là được. Cách chữa gà bị sưng mép ở dạng nước cũng được áp dụng y như vậy.

Gà bị kén mép được chữa trị theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc gà sau khi mổ kén của mỗi người. Riêng đối với gà chọi thông thường sẽ chọn phương pháp mổ kén để tránh làm ảnh hưởng đến thể trạng của gà. Vì sẽ tốn ít thời gian điều trị hơn. Nếu chưa có kinh nghiệm chữa kén thì học hỏi thêm từ những sư kê