Gà Ác Trắng Giống / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Giống Gà Ác Trắng Thuần Chủng

Dinh dưỡng học hiện đại cho rằng thịt gà ác ít lipid nhưng rất giàu protid và có khoảng 18 loại acid amin, nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, N12, E, PP) và các nguyên tố vi lượng (K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu…).

Nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng cho thấy thịt gà ác phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, cải thiện công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô cũng như khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.

Một số món ăn bài thuốc từ gà ác: 1. Gà hầm sâm, hồi, xuyên tiêu

Gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Gà làm sạch, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi.

2. Gà hầm thảo quả, bột nghệ, hồ tiêu, vỏ quýt

Gà 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g, hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.

3. Gà hấp hoàng kỳ

Gà 1 con, hoàng kỳ 60g. Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt không đều.

4. Gà trống hầm rượu

Gà trống 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai chóng mặt.

5. Gà hầm sâm quy

Gà giò 1 con, nhân sâm, đương quy, mỗi thứ đều 15g, muối ăn vừa ăn. Hầm chín nhừ. Ăn hết trong một vài lần. Dùng cho bệnh nhân nôn ói ra thức ăn, ăn vào nôn ra; viêm gan; phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ.

6. Gà hầm bách hợp

Gà 1 con, gạo trắng 100g và bách hợp 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị. Hầm nhừ, ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.

7. Gà hầm xíc tiểu đậu

Gà 1 con, xích tiểu đậu 30g, thảo quả 3g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi; đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần. Dùng cho các trường hợp thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay.

8. Gà hầm ngũ vị

Gà 1 con, sinh địa 15g, đương quy 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g, đổ thêm nửa cốc rượu, hầm nhừ. Ăn hết trong ngày. Chữa thiếu máu.

Sản Phẩm Bao gồm các loại: gà giống, vịt giống, ngan giống, ngỗng giống Địa Chỉ

Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

Thu Hà là một trong những địa chỉ đang được bà con chăn nuôi khắp cả nước tin cậy và mua con giống. Thu Hà được đánh giá có con giống tốt và chất lượng và dịch vụ khá tốt. Đặc biệt với những bà con ở xa có thể yên tâm khi mua giống vì có chính sách bảo hành trong quá trình vận chuyển

Giống Gà Mỹ Công Nghiệp Lông Trắng

Đặc điểm Lợi thế Các giống gà này có đặc điểm giống nhau là lông trắng, mào đỏ, siêu thịt, thời gian nuôi chỉ từ 3-4 tháng là đạt trọng lượng tối đa, con mái từ 2,5-3,5 kg, con trống từ 3-4,5 kg tùy từng giống. Đặc điểm Các giống gà này có đặc điểm giống nhau là lông trắng, mào đỏ, siêu thịt, thời gian nuôi chỉ từ 3-4 tháng là đạt trọng lượng tối đa, con mái từ 2,5-3,5 kg, con trống từ 3-4,5 kg tùy từng giống, chúng có sản lượng trứng đạt từ 160-180 trứng/năm. Gà công nghiệp thậm chí có thể nuôi 45 – 50 ngày Gà lông trắng chỉ cần nuôi từ 40 – 45 ngày là có thể đạt trọng lượng từ 2 – 2,5 kg/con. Nuôi gà trắng có ưu điểm là thời gian quay vòng ngắn (nuôi bình quân 40 – 45 ngày là xuất bán), tiêu tốn thức ăn ít hơn gà lông màu, để sản xuất ra 1 kg thịt thì gà lông trắng tiêu tốn thức ăn hơn 2,0 kg thức ăn. Nếu sản xuất 1 triệu tấn thịt gà thì mức tiết kiệm nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng giống gà chuyên thịt lông trắng sẽ là 400.000 tấn/năm. Thông thường, gà lông trắng chỉ cần nuôi khoảng 40 ngày, đạt trọng lượng từ 2 – 2,5 kg/con là có thể xuất chuồng, đàn gà nếu vượt quá trọng lượng đạt từ 4 – 4,2 kg mỗi con, không bán được nữa sẽ thành gà già, gà dai.

Sản Phẩm Bao gồm các loại: gà giống, vịt giống, ngan giống, ngỗng giống Địa Chỉ

Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

Thu Hà là một trong những địa chỉ đang được bà con chăn nuôi khắp cả nước tin cậy và mua con giống. Thu Hà được đánh giá có con giống tốt và chất lượng và dịch vụ khá tốt. Đặc biệt với những bà con ở xa có thể yên tâm khi mua giống vì có chính sách bảo hành trong quá trình vận chuyển

Giống Gà Ác Và Nuôi Gà Ác Thuần Chủng

Đặc điểm cụ thể của giống gà Ác

Gà Ác có hình dáng nhỏ, lông xước có màu trắng tuyền. Hầu như cả da, thịt, xương, mỏ và chân đều có màu đen. Gà trống thường có mào màu đỏ thẫm. Con mái cũng mào cờ nhưng mày sắc nhạt và nhỏ hơn, tích màu xanh. Chân ngũ ngũ trảo (5 ngón), có lông và tùy con có 4 chân hoặc không lông…

Tỉ lệ sống xót của gà Ác được đánh giá rất cao. Hầu như các đàn đều có tỉ lệ chết thấp, gần như 100% là sống sót.

Đây là giống gà được đánh giá là có khối lượng nhỏ nhất Việt Nam. Lúc mới nở ra, khối lượng của gà này chỉ khoảng 16,3-16,5g; Khoảng 2 tháng tuổi nặng 229g; 4 tháng tuổi mới chỉ nặng khoảng 639-757g.

Gà Ác có thể sinh sản từ rất sớm chỉ khoảng hơn 110 ngày. Tuy nhiên tỉ lệ trứng đẻ được thấp, trung bình mỗi gà mái chỉ đẻ được khoảng 70 – 80 trứng/ năm. Kích thước và khối lượng của trứng cũng rất nhỏ, chỉ khoảng nhỉnh 30g. Tỉ lệ tự thụ tinh cao trên 90%, tuy nhiên thụ tinh nhân tạo thấp chỉ khoảng hơn 63%.

Giống gà này có thích ứng theo 2 phương thức nuôi dưỡng cụ thể như sau: Nuôi quảng canh (Gà tự kiếm mồi) hoặc nuôi thâm canh đều phát triển tốt. Nếu chọn nuôi gà này các bạn có thể linh hoạt các cách nuôi dưỡng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện gia đình, quỹ đất hiện có…

Cách nuôi giống gà Ác thuần chủng

Hầu hết nuôi gà Ác thuần chủng đều sẽ vì mục đích là bán thịt. Do vậy, khi nuôi giống gà này các bạn cần chú ý một số điều như sau:

Đây là khâu đầu tiên khi thực hiện nuôi gà. Bạn cần chọn những lồng úm thoáng mát, sạch sẽ để đảm bảo gà con có môi trường sống tốt nhất. Thông thường lồng úm gà con sẽ như sau: Đế cao khoảng 0,4m, ở trên đất khoảng 0,2m. Nuôi 100 con gfa cần lồng úm dài 2m, rộng 1m, cao 0,5m.

Lồng úm được thiết kế đầy đủ hệ thống sưởi ấm, có máng ăn, máng uống nước. Tất cả cần được đảm bảo có thể vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Từ đó tạo môi trường cho gà sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng

Khi gà còn nhỏ, cần điều chỉnh và chăm sóc ở nhiệt độ cố định. Đảm bảo gà được sống trong môi trường sạch sẽ, tránh nhiễm bệnh. Nhiệt độ cần thiết như sau:

Từ 1 – 7 ngày tuổi: 34 – 35 độ C.

Từ 8 – 14 ngày tuổi: 30 – 31 độ C.

Từ 14 đến ra khỏi lồng úm (21 ngày tuổi): 28 – 29 độ C.

Sau 3 tuần tuổi có thể chăm thả gà tự do bên ngoài, nhiệt độ chuồng nuôi nên duy trì ở mức 25 – 28 độ C. Về thức ăn có thể duy trì thức ăn công nghiệp cho gà. Gà có thể xuất chuồng bán sau 5 tuần tuổi. Các bạn nên chú ý không để gà quá lớn vì sẽ khó bán ra.

Những biện pháp phòng bệnh cần thiết

Gà Ác cần đảm bảo một số yêu cầu tiêm phòng nhất định để không bị mắc một số bệnh đáng tiếc. Cụ thể là:

Từ 3- 5 ngày tuổi ngừa dịch bằng thuốc IB 1 liều/ con.

Từ 7- 10 ngày tuổi ngừa bệnh Gumboro 1 liêu/ con nhỏ vào mắt.

Từ 21 ngày tuổi ngừa dịch tả.

Ngoài ra, cần ngừa bệnh cầu trùng mắt bằng một số loại bệnh khác như anticoc, Acicoc, hay ESB khi gà từ 10 -13 ngày tuổi và 18 – 20 ngày tuổi.

Một số lưu ý khi bạn chọn gà giống là:

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể như trên đã cung cấp để chọn gà.

Nên chọn những con nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh, không mắc bệnh.

Chọn gà có mỏ, thịt, da màu đen, chân 5 ngón.

Nên chọn mua tại các trang trại giống có uy tín, chất lượng.

Khảo giá trước khi mua, hiện giá bán gà giống trung bình từ 4.000 – 6.000 đồng/ con.

Đặc Điểm Giống Gà Ác

Gà ác là một giống gà nội ở nước ta, phổ biến ở các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ, được dùng để bồi dưỡng sức khoẻ như một vị thuốc . Tuy nhiên gà ác còn ít được nuôi và sử dụng ở miền Bắc.

Trước kia đã có một số tài liệu đề cập đến gà ác, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào giới thiệu đầy đủ về giống gà này. Để góp phần bảo tồn và phát triển giống gà  này chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khả năng sản xuất của giống gà ác Việt Nam” nhằm đạt được những yêu cầu sau:

– Xác định một số đặc điểm về giống: ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt, khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà ác.

– Khảo sát khả năng thích ứng của gà ác và phương thức sử dụng gà ác để bồi dưỡng sức khoẻ cho con người tại Miền Bắc – Việt Nam.

2.     Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1     Khảo sát đàn gà ác nuôi ở Việt Nam

2.1.1     Địa điểm và thời gian khảo sát

– Tại ấp Dinh và ấp Quyết Thắng tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.

– Thời gian: Năm 1996 và 1998

2.1.2     Đối tượng gà khảo sát

– Long An: 2430 gà sinh sản và 9480 gà con.

– Thành phố Hồ Chí Minh: 67 gà sinh sản và 197 quả trứng.

Tất cả đều là gà của các gia đình, nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.

2.1.3     Nội dung khảo sát:

– Ngoại hình, sức sống, khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản

– Kỹ thuật chăn nuôi

– Phương pháp sử dụng sản phẩm.

2.2     Nghiên cứu trên đàn gà ác nuôi tại miền Bắc

2.2.1     Địa điểm và thời gian nghiên cứu

– Tại Thuỵ Phương -  Viện Chăn nuôi và các gia đình nuôi gà ác xung quanh Hà Nội; từ tháng 4/1994 đến tháng 12/1998.

2.2.2     Đối tượng gà nghiên cứu

– Nguồn gốc:

Gà ác và trứng gà ác được chọn lọc từ các gia đình tại tỉnh Long An đưa về miền Bắc để nghiên cứu (197 gà sinh sản, 222 gà con và 36.000 gà thịt).

– Chế độ nuôi dưỡng:

+ Viện Chăn Nuôi: theo phương thức chăn nuôi gà công nghiệp.

+ Các gia đình: Nuôi theo phương thức bán công nghiệp.

2.2.3     Nội dung nghiên cứu:

2.2.3.1     Đặc điểm về giống

Đặc điểm về ngoại hình; sức sống và khả năng chống chịu; khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt; khả năng sinh sản và sản xuất trứng.

2.2.3.2     Chế biến và sử dụng sản phẩm

Gà ác được hầm với thuốc Bắc và gà ác đóng viên dạng khô. Đồng thời tiến hành xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu thụ gà ác ở miền Bắc.

3.1     Đàn gà nuôi ở Việt Nam

3.1.1     Ngoại hình

Gà ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng tuyền; da, thịt, xương, mỏ và chân đều đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái mào cờ nhưng nhỏ và đỏ nhạt, tích màu xanh. Chân có lông và 5 ngón (ngũ trảo), nhưng cũng có một số con không có lông chân hoặc chân chỉ có 4 ngón.

3.1.2     Sức sống

Gà ác có sức sống rất cao. Tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày tuổi đến 56 ngày tuổi trung bình đạt 95-98%, cá biệt có đàn đạt 100%.

3.1.3     Khả năng sinh trưởng

Gà ác là gióng gà nội có khối lượng nhỏ nhất trong các giống gà nội Việt Nam, mới nở 16,3-16,5g, 60 ngày tuổi: 229g, 120 ngày tuổi: 639-757g.

3.1.4     Khả năng sinh sản

Gà ác thành thục sinh dục sớm: 110 – 120 ngày. Sản lượng trứng thấp: 70-80 quả/năm. Khối lượng trứng nhỏ: 30,2g. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ca 3,4kg. Tỷ lệ trứng thụ tinh ca 90%. Tỷ lệ ấp nở nhân tạo thấp: 63,5%.

3.1.5     Kỹ thuật chăn nuôi

Gà ác có thể thích ứng với các phương thức nuôi dưỡng khác nhau:

+ Nuôi quảng canh: gà ác có khả năng kiếm mồi tốt.

+ Nuôi thâm canh: gà ác cũng phát triển tốt.

3.1.6     Phương pháp chế biến và sử dụng sản phẩm

Gà ác thường được dùng để bồi dưỡng sức khoẻ: Gà ác được hầm với thuốc Bắc dùng cho người ốm, trẻ em suy nhược cơ thể, người cao tuổi, sản phụ sau khi sinh (đã thu thập được 10 bài thuốc Bắc để hầm với gà ác).

3.2     Đàn gà nuôi ở miền Bắc

3.2.1     Ngoại hình và kích thước các chiều đo

Ngoại hình gà ác nuôi tại miền bắc tương tự ngoại hình của gà ác khảo sát ở miền nam. Kích thước của gà ác 38 tuồn tuổi, con trống và con mái lần lượt như sau: Dài thân: 16,25cm và 12,90cm; Vòng ngực: 22,12cm và 19,68cm; Dài lườn: 10,13cm và 8,20cm; Dài đùi: 10,50cm và 9,10cm; Dài bàn chân: 7,17cm và 5,92cm; Vòng ống chân: 4,45cm và 3,68cm.

3.2.2     Sức sống và khả năng chống chịu

Gà ác có tỷ lệ nuôi sống cho đến 8 tuần tuổi là 88,28%. Tuần thứ 8 đến tuần thứ 16 tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. Gà ác chịu nóng tốt nhưng chịu rét rất kém, đặc biệt là gà con.

3.2.3     Khả năng sinh trưởng và cho thịt

3.2.3.1     Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi

+ Khối lượng tích luỹ của con trống và con mái lần lượt như sau: Mới nở: 16,32g và 17,42g; 7 tuần tuổi: 250,88g và 222,97g; 8 tuần tuổi: 295,71g và 260,21g và 16 tuần tuổi: 724,62g và 565,05g.

+ Tăng khối lượng tuyệt đối:

Khối lượng tuyệt đối tăng dần từ tuần 1 đến tuần 7. Tăng khối lượng cao nhất ở tuần tuổi thứ 9. Sau đó mức độ tăng khối lượng tuyệt đối giảm dần.

ở tuần 1 và tuần 2: tăng khối lượng tuyệt đối của con trống và con mái là ngang nhau. Từ tuần 3 đến tuần 16: tăng khối lượng tuyệt đối của con trống cao hơn con mái.

+ Tăng khối lượng tương đối:

Mức độ tăng khối lượng tương đối của gà ác là cao ở tuần 1, 2, 3: sau đó giảm dần và thấp nhất ở tuần 15.

3.2.3.2     Thức ăn tiêu tốn

Lượng thức ăn ăn được của một con gà ác trong một ngày: 1 tuần tuổi: 4,29g; 7 tuần tuổi: 30,38g; 8 tuần tuổi: 36,24g và 16 tuần tuổi: 85,71g.

Thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng: 1 tuần tuổi: 1,24kg; 7 tuần tuổi: 3,48kg; 8 tuần tuổi: 3,84kg và 16 tuần tuổi: 6,63kg.

3.2.3.3     Khả năng cho thịt và chất lượng thịt gà ác

3.2.4     Khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà ác

3.2.4.1     Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 113 – 121 ngày. 3.2.4.2     Tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng

3.2.4.2.1     Tỷ lệ đẻ

Tháng đẻ thứ nhất: 24,25 – 24,93%. Đẻ đỉnh cao ở tháng đẻ thứ hai: 38,9 – 39,80%. Đến tháng đẻ thứ 20 còn: 9,01 – 9,17%.

3.2.4.2.2     Sản lượng trứng

Trong 1 năm đẻ đầu: 91,29 – 95,30 quả. Từ 23 đến 38 tuần tuổi: 40,33 – 43,01 quả.

3.2.4.3     Khối lượng trứng: 21,23 – 29,93g. 3.2.4.4     Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà ác 2,56kg (1,4 – 3,36 kg). Trong một năm đẻ đầu:

2,53kg. Giai đoạn 23 – 38 tuần tuổi: 2,06kg.

3.2.4.5     Chất lượng trứng

Trứng gà ác có màu trắng, chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi, trứng gà ác có tỷ lệ lòng đỏ cao và tỷ lệ lòng trắng thấp còn các chỉ tiêu khác về trứng cũng tương tự như các trứng gà nội.

Hệ số biến dị về chất lượng trứng là trung bình.

3.2.4.6   Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở

Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở của gà ác được trình bày ở  bảng 3

Tỷ lệ có phôi và ấp nở của trứng gà ác (n=81 đợt)

Qua bảng 3 nhận thấy tỷ lệ có phôi của trứng gà ác cao (94,59%) nhưng tỷ lệ nở còn thấp (66,65%), tỷ lệ gà loại I cao (87,04%).

3.2.6     Xây dựng mạng lưới chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà ác

Đã xây dựng được 5 cơ sở nuôi gà ác tập trung có quy mô từ 50 con sinh sản trở lên ngoài ra còn có một số gia đình nuôi gà ác với số lượng ít hơn.

Đồng thời cũng đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ thịt gà ác bao gồm các siêu thị: Cửa Nam, Giảng Võ I, Giảng Võ II, Intimex Hanoi, Hanoi Start Mart… và một số nơi lẻ tẻ khác. Trong các năm 1996-1998 đã tiêu thụ 12.000 con/năm.

4.     Kết luận và đề nghị

Kết luận

1. Các đặc điểm về giống

– Ngoại hình và khả năng chống chịu

Gà ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng tuyền; nhưng da thịt, xương, mỏ và chân đ đều màu đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái có mào cờ nhưng nhỏ và đỏ nhạt. Tích màu xanh, phần lớn chân có lông và 5 ngón (ngũ tráo) có một số con không có lông và 4 ngón; gà ác có thể nuôi quảng canh hoặc thâm canh, sức chống chịu cao, chịu nóng tốt nhưng chịu rét kém. Tỷ lệ nuôi sống ca đến 8 tuần tuổi 88,28%.

– Khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt

+ Gà ác có tầm vóc nhỏ. Mức độ tăng khối lượng tuyệt đối cao nhất ở tuần tuổi thứ 9. Mức độ tăng khối lượng tương đối cao nhất ở tuần tuổi đầu tiên, sau đó giảm dần.

+ Lượng thức ăn ăn được của gà ác trong một ngày thấp. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối

lượng cao và tăng dần từ tuần 1 đến tuần 16.

+ Năng suất thịt ở 7 tuần tuổi thấp, tỷ lệ thân thịt không cao. Tỷ lệ thịt lườn và thịt đùi ở mức trung bình.

+ Lúc 7 tuần tuổi tỷ lệ protein, mỡ, khoáng trong thân thịt gà ác là tương tự như các giống gà nội khác, nhưng lượng axit min trong thịt gà ác cao hơn gà Ri. Đặc biệt hàm lượng sắt trong thịt gà ác cao gấp 2 lần trong thịt gà Ri (7,9% so với 3,9%).

– Khả năng sinh sản và sản xuất trứng

+ tuổi đẻ quả tnứng đầu tiên sớm.

+ Tỷ lệ đẻ thấp. Tỷ lệ đẻ cao nhất ở tháng thứ 2. Sản lượng trứng thấp.

+ Khối lượng trứng nhỏ.

+ Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng cao.

+ Tỷ lệ lòng đỏ cao. Tỷ lệ lòng trắng thấp. Các chỉ tiêu khác về trứng nằm trong phạm vi của trứng gà nội.

+ Tỷ lệ trứng có phôi cao. Nhưng tỷ lệ ấp nở bằng phương pháp nhân tạo còn thấp. Tỷ lệ gà loại I/tổng gà nở cao.

2. Khả năng thích ứng và phương pháp sử dụng gà ác ở miền Bắc

– Khả năng thích ứng

Đặc điểm giống nói chung cũng như năng suất nói riêng của gà ác nuôi ở miền Nam và

miền Bắc là tương tự nhau. Do dó có thể thấy gà ác có nguồn gốc ở miền Nam cũng có khả năng thích ứng tốt ở miền Bắc.

– Phương thức sử dụng

Để bồi dưỡng cơ thể có thể:

+ Hầm cách thủy gà ác với 9 vị thuốc Bắc của Phòng Bào chế Viện Dược liệu Y học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Sử dụng gà ác đóng viên dạng khô của Trạm nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Đề nghị

Cho mở rộng việc nuôi gà ác ở miền Bắc Việt Nam:

+ Xây dựng một cơ sở chọn lọc nhân giống gà ác tại Viện Chăn nuôi (trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương).

– Tiếp tục xây dựng một mạng lưới nuôi gà ác ở trong dân.

– Tiếp tục xây dựng một mạng lưới tiêu thụ gà ác qua các siêu thị và các nơi khác.

Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Hải, Trần Thị Mai Phương, Vũ Thị Khánh Vân, Ngô Thị Kim Cúc- Viện chăn nuôi