Gà 9 Cựa Nghĩa Là Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Chọi Gà Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm

Chọi gà là gì?

Tương tự: đá gà Chọi gà hay đá gà là một trò chơi dân gian phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, trò chơi này đã xuất hiện từ thời nhà Lý, do những quân sĩ của Lý Thường Kiệt đem về sau những cuộc chinh phạt Chiêm Thành. Nhiều nước vì lý do bảo vệ súc vật cấm đá gà, như tại Brasil từ năm 1934, tại Anh quốc từ năm 1835.

Các giống gà

Tương tự: đá gà

Mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Miền Nam có gà Chợ Lách(Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Điểm… Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà nòi (không đá gà kiến, gà pha, ga ri…).

Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh; đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng.

Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài; đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).

Các chọn gà

Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà giống mẹ” là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, và còn xem chân gà và mắt long cung tiếng gáy phải là gáy khét.

Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.

Cổ to, dài, thẳng.

Lưng rộng, cánh dài.

Đùi to, phần đùi dài hơn phần cánh.

Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.

Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài. Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”. Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:

Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:

Gà ô chân trắng mỏ ngà. đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.

Gà ô chân trắng mỏ ngà.đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.

Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà tức nhau tiếng gáy” là do đó mà ra. Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh có 2 cựa rung rinh gà ấy mới qúy; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…

Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.

Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.

Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.

Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả. Chăm sóc gà rất khó đòi hỏi sự siêng năng. Khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn. Khi cho ăn cần đãi sạch lúa, đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. Ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long… Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao, xuyên tạc, huyền trâm, hàm long, địa giáp.. vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.  

Chế độ ăn

Gà thử đòn 1 hoặc 2 trận là chuyển sang nuôi chế độ gà đá, tiêu chuẩn ăn và luyện tập gắt gao hơn, thức ăn hàng ngày chủ yếu là lúa khô (thóc) đem luộc cho nứt vỏ chấu, để nguội. Lúa ngâm cho nảy mầm rồi cho gà ăn. Làm như vậy để cung cấp đầy đủ lượng chất xơ và vitamin, gà cũng dễ tiêu hoá, thức ăn, ngoài lúa ra thì hàng ngày còn có lượng chất tươi cho gà như rau cỏ xanh, lươn, gân bò, bảo đảm 200g/ 2 ngày. trong tháng thì cho ăn thêm 1-2 con thạch sùng để lông gà mượt và dẻo,mỗi ngày cho gà ăn 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều để tránh gà phải luyện tập khi no, lúc đá thì có thể thay đổi lịch cho ăn theo giờ trận đấu để đảm bảo gà khoẻ.

Luyện tập

Hàng ngày buổi sáng trước lúc mặt trời mọc thì cho gà khởi động 20 phút bằng cách cầm tay dưới ức gà, tung gà lên cao chừng 150 nhịp, độ cao khoảng 30 – 60 cm, từ mặt đất, mặt đất có trải một lớp rơm dày chừng 10 cm để tránh làm ảnh hưởng xấu đến gân và xương của gà,ban đầu tung nhẹ nhàng rồi lên cao dần,những ngày đầu chỉ tung 20 – 30 cái rồi tăng dần cường độ lên, sau khi khởi động sáng thì cho gà nghỉ ngơi 30p, cho uống nước và cho ăn, nước cho gà uống nên lấy nước mưa,(nước đun sôi để nguội dễ thiu) và thay nước mới hàng ngày, riêng thức ăn thì cho gà ăn chừng 30 là bỏ ra sử dụng việc khác phần dư, tránh không để lại thức ăn dễ gây bệnh cho gà, đồ đựng thức ăn cần vệ sinh hàng ngày.

Trong 1 tuần cho gà chạy bu một lần. Dùng hai con gà cùng độ tuổi (tránh dùng gà già và gà non làm gà non sợ, dễ bạt đòn) nhốt gà mồi ở bu nhỏ phía trong, đặt thêm một bu lớn phía ngoài sao cho 2 bu cách nhau chừng 20– 30 cm là được rồi thả gà cần cho chạy bu ra ngoài, gà thấy mặt nhau sẽ cùng chạy vòng tròn vờn nhau nhưng không đá vào nhau được, tránh làm tổn thương đến mỏ, cánh và lông gà, rèn luyện cho gà sức khoẻ cơ chân, hơi thở đều ổn định, khi nào cho gà chạy bu thì buổi sáng cho khởi động nhẹ để dành sức chạy bu, trong tháng thì cho gà đá buông với nhau 1 trận,

Khi đá buông thì bịt mỏ gà bằng bao da, quấn băng bông ướt quanh chân gà, thả gà vào xới cho đá chừng 5 hồ rồi rửa sạch sẽ vệ sinh các vết xước cho gà bằng cồn, bông, sau khi cho đá buông thì nghỉ 5 ngày rồi mới cho gà tập khởi động lại, cứ sau mỗi tháng thì tăng dần số hồ đá buông cho gà 12 dai sức và lỳ đòn, chú ý là sau mỗi trận đánh cần vệ sinh bằng cồn thật sạch và nuôi gà nơi thoáng mát thì gà không bị nấm da và mốc.

Chăm sóc

Hàng ngày thì phơi nắng buổi sáng cho gà chừng 2h lúc trời nắng nhẹ sau đó cho gà vào nơi thoáng mát, hàng tuần nên bóp da và tỉa lông một số nơi như cổ, đầu và ức rồi bóp thuốc, thuốc là rượu ngâm giềng và nước tiểu trẻ con làm cho da gà đỏ và dày lên, khi bóp da thì dùng bàn chải cước thấm thuốc rồi chà lên da gà để da ngày càng cồ dày và mọng đỏ, khi nhốt gà trong bu cần chú ý dùng rơm khô làm chỗ lót chân cho gà đứng và thay rơm hàng ngày, không để gà dẫm lên phân mình, cứ 4 ngày thì vào buổi tối cần ngâm chân gà trong nước muối ấm (40 độ) pha loãng (35/1000 gần mặn như nước biển) 10p rồi dùng bàn chải đánh răng mềm cũ đánh sạch từng kẽ chân gà, làm chân gà săn chắc và không bao giờ bị hà chân, khớp chân. Nuôi gà chừng 12 tháng là bắt đầu cho gà ra xới được.

Trước khi cho gà đi đá 1 tuần nên đặt gà ở cạnh xới 2- 3 lần để làm quen với tiếng động và môi trường xới, sau đó mới mang gà đi đá. khi đó gà khoẻ nhất và hăng, không sợ hãi. Hôm đi đá chỉ cho gà khởi động sáng nhẹ 10p cho ăn ít, trước khi đá 2h cho gà ăn nhẹ bằng 1/3 bữa chính. trong giờ nghỉ giữa các hồ là 5p thì nên cho gà uống 1 hớp nước mát nhỏ để sạch đờm, xoa bóp chân, cánh,cổ bằng khăn lạnh,

Kết thúc trận đánh nên vệ sinh cổ gà cho sạch đờm, lau sạch vết máu vết thương bằng cồn, khâu lại các vết rách lớn và nuôi nơi cao ráo thoáng mát sạch sẽ, cho gà nghỉ tập luyện ít nhất 2 tuần sau trận tuỳ theo thời gian và thương tích sau đó tập nhẹ lại dần dần,nếu gà mau liền thì 6 tuần sau có thể cho đá tếp trận sau, nếu nặng hơn thì để hơn 2 tháng, tuyệt đối không cho gà mới đá xới về chưa nghỉ ngơi khoẻ mạnh lại đã bị con khác đá,khi đó gà rất yếu và trấn thương nhiều bên trong, bị đòn dễ làm gà bạt đòn hoặc kệt sức và ốm chết.

Gà thi đấu giai đoạn đỉnh cao nhất là từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 3. Sau đó có thể để lại làm giống tuỳ theo mức độ hay của gà,thời gian gà còn thi đấu thì không thả cùng gà mái, 1 tháng có thể cho gà đạp mái 1 đến 2 lần nhưng cách ngày thi đấu ít nhất 1 tuần để bảo đảm gà xung nhất khi ra trận. Gà đá thường hay bị bệnh phân xanh, mốc da, kén dưới da. Tuỳ vào mức độ để chữa trị bằng các loại lá thuốc thông thường như lá ổi tàu chữa bệnh đường ruột, nửa quả cau chữa sán, om Nghệ cho gà giữ cân và đẹp da, mổ kén gà lấy cặn ra khỏi kén và khâu lại,rửa sạch bằng cồn và để gà nghỉ một thời gian.

Người đăng: dathbz Time: 2023-08-10 16:06:14

Sách Tướng Gà Đá Đạo Kê Diễn Nghĩa Hồi 9

126. Nó hay quăng đá bất kiêng chẳng nề.

Vảy Tam Tài đã được mô tả trong những trang trước. Ngoài ra, khi vảy phủ địa mà có ba cái thì nó đựơc gọi là Tam Tài Phủ Địa, 3 vảy Huyền Châm thì gọi là Tam Tài Huyền Châm v.v.

Gà đá quăng là nạp đòn mà không cần phải núm đầu hay lông đối thủ.

127. Chân nào tứ trụ đa thê,

(Theo ít nhất là 2 danh sư thì vảy Tứ Trụ là 4 vảy dặm ngang cựa mà chia đều nhau, không vảy nào lớn nhỏ. Tài liệu vảy Tứ Trụ của các danh sư kém phần chính xác, hình vẽ chưa hợp lý, bổn Tự cần phái thuộc hạ đi nghiên cứu thêm.

129. “Lạc ma hàm cốc” cũng khuya,

130. Còn như ám chỉ ra tia độc đòn.

Vảy Lạc Ma Hàm Cốc là một vảy có hình tròn thuộc hàng Quách nằm dưới cựa. Theo như Ðạo Kê thì gà có vảy này rất bền nước khuya.

Gà có vảy này ưa bay cao, đá mép, đá hầu và đá tạt rất giỏi.

Ám Chỉ tức là Nguyệt Ám Chỉ. Ðường chỉ này nhỏ xíu quấn ngang sát gối từ Quách qua Thành hình ánh trăng lưỡi liềm. Gà có chỉ này ra đòn độc địa na ná như phép Nhất Dương Chỉ của nhà họ Ðoàn . Chỉ này còn đựơc gọi là Chỉ Nguyệt Anh. Theo một vài danh sư thì gà có chỉ này rất may độ.

131. Xuyên thành hổ trảo nhiều con,

132. chém như dao cắt địch bon chạy dài.

Xuyên Thành là hai vảy dưới cựa sát nhau của hàng Thành có đường nứt. Ðịa điểm của vày này là khoảng dưới cựa. Gà có Xuyên Thành tung đòn nặng nề đủ làm gãy cổ đối thủ.

Nếu vảy Xuyên Thành mà nằm ở hàng Quách thì nó có tên là Phả Công, (có nơi gọi là Tả Công). Gà có Phả Công chuyên đá tạt rất hung dữ.

Theo danh sư Phan Kim Hồng Phúc thì vảy hổ trảo là chân gà có vảy lốm đốm xanh, đen, hoặc đỏ. Gà có vảy này đá chắc đòn. Mộng lang không có tài liệu hình vẽ của vảy này.

133. Cẳng nào vấn án hoành khai,

134. Khôn lanh như chớp chẳng sai nhiều đường.

Có ít nhất là 3 sự dị biệt giữa các danh sư về vảy Vấn Án Hành Khai.

Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì vảy Vấn Án Hành Khai là 1 vảy vấn có 1 đường nứt ở giữa, vảy này nằm tại cựa hay từ cựa tới chậu thì tốt hơn nằm ở quản gà.

Xem ra thì vảy này gần giống vảy Lộc Ðiền Tự nhưng khác nhau ở đường đất chia đôi. Lộc Ðiền Tự có đường đất chia đôi. Vấn Án Hành Khai cũng có đường chia đôi nhưng chỉ là đường nứt.

135. “Hổ đầu” “hắc bạch” phải thương,

Hổ đầu có thể là Hổ Ðầu Nhâm – ngón chúa có nhiều vết đốm khoang nhỏ li ti. Gà có Hổ Đầu Nhâm ra đòn cực mạnh từ nước hai đổ đi.

Ngoài ra, ngón chúa có một dặm nhỏ ở vảy đầu tiên sát móng thì gọi là Hổ Đầu. Cũng tại điểm này mà có vảy Nhân Tự thì gọi là Nhân Tự Ðầu Hổ. Tất cả đều là vảy của gà dữ.

Hắc tức là Hắc Hổ Thới. Các ngón của hai chân đều có móng trắng duy ngón Thới có móng đen cả hai chân thì gọi là Hắc Hổ Thới. Gà này giao tống mạnh.

Bạch tức Bạch Ðầu Chỉ. Tất cả các móng đều đen duy ngón chúa của cả hai chân có móng trắng. Gà có Bạch Đầu Chỉ có biệt tài song phi và đá tạt.

Vảy này gởi riêng cho Nhị Ca.

Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì Độ Tam Tằng là độ có hai hàng kẽm kèm theo hộ vệ hai bên. Một hàng kẽm ở bên hàng Quách và một hàng kẽm ở bên hàng Hậu.

Nếu nhìn từ sau cựa của gà và đi theo chiều kim đồng hồ vòng ra phía trước thành một vòng tròn thì chúng ta sẽ có những hàng vảy như sau:

Độ/Kẽm/Quách/Thành/Biên/Hậu/Kẽm/Độ.

Và như thế thì chúng ta trở lại vị trí ban đầu là Độ.

Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì gà có độ tam tằng rất tốt.

Nguyên văn bởi vuagasaigon

Mộng Lang cho em hỏi là vảy đâu đầu khác vấn án hoành khai chỗ nào vậy?

Sự khác biệt gữa hai vảy Vấn Án Hành Khai và Ðâu Ðầu là “đường nứt ở giữa”.

Khi gà còn nhỏ thì vảy Vấn Án Hành Khai chỉ là một vảy vấn (quấn). Nhưng khi trưởng thành hoặc về già thì có đường nứt chia đôi vảy vấn nên gọi là Vấn Án Hành Khai. Còn vảy Ðâu Ðầu thì ở giữa chỉ là đường đất bình thường. (không phải đường nứt.)

Có khá nhiều dị biệt giữa các danh sư về hình thức của vảy này nhưng Mộng lang chỉ chọn làm tài liệu những vảy nào có hình thức đúng như tên gọi hoặc đúng như Kê Kinh mô tả mà thôi.

Tên gọi của vảy Vấn Án Hành Khai theo bổn sư hiểu thì là một vảy quấn (Vấn) bị nứt (Khai) một đường (Hành), trấn ngự phía trước (Án).

Tiếp tục Ðạo Kê thì:

136. Như thương “ẩn địa” “giáp cương” là thường.

Vảy Ẩn Ðịa nằm ẩn ở dưới vảy Phủ Ðịa. Vảy Phủ Ðịa là một vảy vấn nằm dưới tất cả các vảy của quản gà. Khi khẽ lật mí vảy Phủ Ðịa lên thì sẽ thấy vảy Ẩn Ðịa nếu có.

Lưu ý: Ðừng lộn vảy Ẩn Ðịa với vảy Yểm Ðịa.

Mộng Lang không có tài liệu của “giáp cương”.

137. Nhật thần hổ khẩu khai vương,

138. Chỉ tài võ nghệ cao cường phải ra.

Theo Kê Kinh thì vảy Nhật Thần là vảy có thể chống đỡ được đao thương.

Nhật thần vảy đóng ở đâu,

Nó đóng ngang cựa để hầu phòng thương……..

Cũng theo Kê Kinh thì hình thức của vảy Nhật Thần là một liên giáp có đường nứt ở giữa như câu:

Liên giáp hai vảy dính liền

Liên giáp nứt giữa, nhựt thần rất hay.

Có sách cho rằng vảy Nhật Thần có hình tròn. Nhưng Kê Kinh chỉ nói rằng vảy Nhật Thần là một Liên Giáp đóng tại hàng Quách do hai vảy dính liền nhau (giống như Hổ Khẩu) nhưng có thêm đường nứt ở giữa mà thôi.

Bất kể vảy Nhật Thần có hình tròn hay ngũ giác nhưng điểm quan trọng là phải có đường nứt ở giữa và đóng ngang cựa. Nếu không có đường nứt ở giữa hoặc đóng nơi khác thì không phải là Nhật Thần.

Chiến kê có vảy Nhật Thần ra đòn long trời lở đất. Ðường nứt ở giữa của vảy tựa như một lời cảnh cáo cho những địch thủ chán sống.

Vảy Nhật Thần và Hổ Khẩu đều là Liên Giáp Nội đóng tại cựa. Liên Giáp Nội là hai vảy ở hàng Quách dính liền nhau không có đường đất ngăn đôi.

Vảy Hổ Khẩu không có đường nứt chia đôi.

Vảy Khai Vương là 4 vảy vấn đóng ở giữa chậu và có một đường khai (nứt) chạy băng qua vảy thứ hai và ba. Ðường nứt tạo ra chữ Vương 王

Kê Kinh viết:

Khai vương giữa chậu hai bên

Chẳng sớm thì muộn không quên đòn tài.

Vảy Khai Vương phải đóng dưới cựa và càng sát chậu càng tốt. Vảy Khai Vương mà đóng trên cựa thì thất cách.

Có sách mô tả vảy Khai Vương đựơc tạo ra bởi hai vảy vấn chứ không phải 4 vảy vấn. Mộng lang chọn dùng loại 4 vảy vấn vì bản thân đã từng đựơc xem qua, loại 2 vảy vấn bị trùng tên với vảy Gạc Thập.

Có một số Sư Kê không thích vảy Khai Vương vì tuy rằng vảy này là vảy tài nhưng gà lại ít gặp may.

Vừa đọc qua thấy ML giải thích về vẩy đâu đầu , nói thực thì tên vẩy mình không biết nhiều , chỉ nhìn thì mới biết thôi, nhưng theo mấy tay chơi gà ngoài này nói thì vẩy đâu đầu như ML nói khác cơ, đâu đầu là 1 chùm vẩy chụm đầu vào nhau , đâu đầu vào nhau (khác với các vẩy chụm vào nhau hình hoa thị , hình hoa thị xoáy trên gối , hay dính vào nhau hình chữ vương thì lại là gà tài) , vẩy đâu đầu là 4 vẩy hoặc 8 vẩy hay nhiều hơn đâm đầu sát vào nhau cơ, nếu đóng trên gối thì lại càng chán hơn.

nếu nói đến đường nứt không thì có 4 loại nứt:

– nứt ngang : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém ngang

– nứt dọc : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém dọc

– nứt hình chữ thập : 1 vẩy quấn có thêm 2 đường nứt lõm xuống như dấu cộng ấn vào.

– nứt hàng nội (vết chém dọc vào 2 vẩy hàng nội, hay vết rạch hình chữ chi trên 1 vẩy to) , nếu nứt hàng ngoại thì phá cách , ít dùng. cả bốn loại nứt trên thì gà hay đặc biệt là nứt hình chữ thập là tốt nhất, nhưng tất cả chỉ nứt trên 1 vẩy to thôi hoặc vết chém dọc trên 2 vảy hàng nội.

Như vậy vẩy khai vương không phải là 1 vẩy to có vết chém hình chữ vương, mà là 6 vẩy riêng rẽ dính lại (dính lại khác với đâu đầu lại hay khác với vết chém trên một vẩy lõm xuống) tạo thành vẩy to hình chữ vương (nhìn qua như 1 vẩy to nhưng là 6 vẩy dính lại nhưng cũng không phải là 1 vẩy to thực có vết chém chữ vương), gà cực hay, ngoài này gọi là vương giáp , đứng đầu các vẩy tài , cực quý vì không dễ gì người đời lại gọi là vương giáp đâu, các cụ ngày xưa đã gọi cái gì là vương thì không phải thứ vừa.

Còn nhật thần thì cũng có cả nhật thần chỉ nữa phải không? đã là mắt trời thì chắc phải có 2 mắt tròn to và đẹp nữa chứ…. tôi cũng chưa nhìn thấy con gà nào có vẩy này cả, nên cũng không biết hay thế nào, tôi đang nuôi con ô chân xanh , có vẩy phủ địa 1 chân, đang hi vọng vào nó nhiều mà không biêt thế nào..

Theo thiển nghĩ của tôi là như vậy không biết có đúng không, vì tôi ra sới thấy nhiều con gà cựa nhật nguyệt , thậm chí phủ địa giáp vẫn thua là thường do vậy mà gà chọi không thể nói chuyện bằng vẩy được, còn phải do nuôi mà tạo ra dũng , do cách đánh giá về đối thủ của gà và cách nghép gà mà tạo ra trí , do tông gà mẹ và khí thế của gà cha hun đúc để lưu tông, giữ danh mà tạo ra uy, do ẩn tướng và tài riêng của nó mà tạo ra võ, do may mắn và do 1 số yếu tố khác nữa mà tạo ra lợi, tuy nhiên những con gà hay thì đều có vẩy hay, nhưng có vẩy hay chưa chắc là con gà hay….. Xét ra gà chọi các cụ nhà ta ngày xưa ngồi cả ngày xem lối , xem từng cước ,cũng để chiêm nghiệm những gì mình biết mà thôi.

Đa số sách kinh kê QNC đọc thì đa số là nói về mặt tiền ít nói về hàng vảy độ.

-Vảy Tam Tần: có 3 hàng vảy độ (cả 2 chân) chạy dài từ gối xuống chốt cựa. Theo QNC được biết thì những con gà này rất khôn (thuờng thì loại gà tránh né), và rất may độ.

-Hoa Mai: o hàng vảy độ có một vảy ở giữa 5 cái vảy nhìn giống bông hoa. Những con gà có bông mai thường thì có chân hiểm đá chết địch thủ.

Bác Mông Lang có thể nào vẽ giúp em được không. Tại vì em không biết vẽ minh hoạ. Khi tìm được đến đây thì thầy Mộng Lang đã quảy gánh ngao du sơn thủy rồi hả ! BaLoi đọc bài Đạo Kê được thầy ML diễn nghĩa rất tài tình. Lấy làm phục lắm vì BaLoi chơi gà cũng đã lâu, ngày còn bên VN cũng có nghe mấy tay Sư Kê nói về cuốn sách Đạo Kê này nhưng chưa hề thấy qua. BaLoi nghe mấy sư phụ chơi gà nói lại là ông chủ gà Mai Lĩnh, một tay chơi gà rất nổi tiếng ở miền Nam trước 1975. Mai Lĩnh là tên của Mai Lĩnh Ấn Quán, nhà xuất bản , in sách. Tay Mai Lĩnh này chơi gà cũng là bậc sư, có con gà mái lưỡi đen đúc ra nhiều con gà chinh chiến ăn nhiều trận nổi tiếng, dân Sài gòn, Biên Hòa đều biết tiếng. !!!

Có 1 trận gà của Mai Lĩnh thua gà BaLoi rất độc đáo !!!

Vảy Nhật Thần là do chữ “Nhật” (日) tức mặt trời đóng ngay cựa. Vảy này là một liên giáp có dạng hình chữ nhật như chữ Hán. và có đường nứt ở giữa giống như chữ “Nhật”. Nhật Thần có nghĩa là Mặt trời mọc buổi sớm.

Vảy Hổ Khẩu (miệng cọp) là do chữ Hán “Khẩu” (口) là miệng. Đây cũng là vảy liên giáp đóng ngay cựa. Tuy nhiên ít khi nào chúng ta có thể tìm thấy gà có lọai vảy này đóng vuông vức vì còn phụ thuộc vào đường chia của vảy bên hàng “Thành”. Do đó không phải bắt buộc là vuông góc hòan tòan như hai chữ “Nhật” và “Khẩu” trong chữ Hán.

Đá Gà Cựa Dao Là Gì? Kinh Nghiệm Cá Cược Gà Đà Cựa Dao

Đá gà cựa dao là thể loại đá gà mới hiện nay, có nguồn gốc từ những trường gà ở Campuchia và Philippin nhưng được anh em Việt Nam yêu thích vì sự kịch tính, hấp dẫn trong từng giây phút thi đấu.

Anh em có thể xem trực tiếp đá gà cựa dao từ những nhà cái ở Campuchia như SV388, AE888 phát trực tiếp trên website, hệ thống của họ, ngoài ra thì còn có thể đặt cược ăn tiền thật cho chú gà mà mình yêu thích.

Đá gà cựa dao là gì?

Đá gà cựa dao là hình thức thi đấu của 2 chú gà tại trường gà, được các sư kế gắn thêm cựa dao vào chiếc cựa của mình. Làm như thế để tăng khả năng sát thương trong mỗi lần ra đòn của chiến kê.

Đá gà cựa dao được yêu thích bởi sự kịch tính và hấp dẫn trong trận đấu, các chiến kê được chọn thi đấu cựa dao đều là những chiến kê xuất sắc nhất và dũng mãnh nhất mới thể hiện được tài năng của mình trong trận đấu cũng như giành được chiến thắng.

Những chiếc cựa bằng kim loại được mài sắc bén gắn thêm vào chân của gà, từ đây mỗi cú tung đá của đối phương đòi hỏi chiến kê còn lại phải thật nhanh nhẹn để né đòn. Do đó những chú gà tham gia thi đấu cựa dao không chỉ khỏe mạnh, dũng mãnh mà còn đòi hỏi phải có kỹ thuật đá tốt. Chỉ với 1 vết trượt nhỏ từ cựa dao cũng có thể trở thành đòn chí mạng.

Xem trực tiếp đá gà cựa dao từ Campuchia

Các hình thức chọi gà chúng ta được xem ở Việt Nam là thể loại đá gà truyền thống trước giờ, tại Việt Nam ít khi tổ chức đá gà cựa dao thì thể loại đá gà này nguy cơ gà tử vong ngay tại trận đấu rất cao, nếu gà chưa chiến đấu được bao lâu hoặc là gà chiến của sư kê thì sẽ gây ảnh hưởng nhiều về kinh tế.

Do đó các anh em muốn xem thể loại đá gà cựa dao chỉ có thể xem trực tuyến từ các nhà cái ở nước ngoài đặc biệt là SV388, S128 hoặc AE888. Đây đều là những nhà cái uy tín và tổ chức nhiều trận cá cược, anh em có thể xem đá gà được thoải mái.

Bên cạnh đó các nhà cái còn tổ chức nhận cược đá gà, chúng ta có thể vừa xem đá gà và đặt cược cho chú chiến kê mà mình đánh giá cao, hoặc yêu thích. Các nhà cái tổ chức đá gà ăn tiền thật, nên người chơi cần nạp tiền vào tài khoản của nhà cái để cá cược và khi thắng cược chúng ta có thể chuyển tiền về tài khoản ngân hàng.

Kinh nghiệm đặt cược đá gà cựa dao luôn thắng

Nếu anh em yêu thích thể loại đá gà cựa dao thì có thể tải ứng dụng xem đá gà trực tuyến của Sv388 về điện thoại để xem nhiều trận hơn và xem được đá gà mọi lúc mọi nơi.

Tuy nhiên khi tham gia cá cược đá gà chúng ta cần phải chú ý lựa chọn thật kỹ để có thể lựa chọn được chú gà dũng mãnh và có kỹ thuật đá tốt mới có thể thắng cược được. Một số kinh nghiệm chơi cá cược đá gà như sau:

Chọn nhà cái uy tín để tham gia như SV388 mới có thể đảm bảo tiền thắng cược được rút dễ dàng.

Lựa chọn và đánh giá chú gà qua hình dáng, tướng đi và phong tháo. Cần phải chọn những chú gà có dáng khoẻ mạnh, tướng đi oai dũng nhưng vẫn nhanh nhẹn. Chân phải chắc khoẻ và linh hoạt. Bên cạnh đó cánh cũng to và lông nhiều, mượt để có thể bay lên và tạo ra những cú đá hạ gục chiến kê đội còn lại.

Tham khảo trước thành tích của gà ở những trận đấu vừa qua để xem gà có tiềm năng hay không hay chỉ là những chú gà được chăm sóc kỹ càng, lấy mã mà không có kỹ thuật đá tốt.

Gà 9 Cựa Trắng Tuyết

Gà 9 cựa (gà nhiều cựa) trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh (Vùng đất tổ Vua Hùng, tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) là giống gà bản địa, thịt rất thơm ngon, chắc, giòn, ít mỡ luôn được giới sành ăn thích. Giống gà 9 cựa cũng đang được nhiều người dân trên cả nước mua về để gây giống phát triển kinh tế. Gà 9 cựa thịt luôn giữ giá ở mức rất cao 250 – 350.000 VND/kg bán ngay tại vườn. Hatthocvang Vietnam hiện có giống gà 9 cựa thuần chủng, xuất cho thị trường cả nước.

Ý kiến của bạn về chúng tôi, xin cảm ơn và mời bạn

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.