Đầu tiên là tiêu chuẩn hình thể. Ở đây, người nuôi gà đá cựa cần để ý là các bộ phận từ nhỏ nhất như vảy gà, cựa gà đến màu lông và các dạng mồng gà. Tiếp đến là để ý đến các cú đá và cách di chuyển.
Bên cạnh tiêu chuẩn hình thể là tiêu chuẩn sức khỏe gà chiến. Để đánh giá sức khỏe con gà, người nuôi sẽ kiểm tra phần mỏ gà xem có ké, có mùi hôi hay có nhớt hay không. Kiểm tra cánh gà bằng tần suất đập cánh và thời gian tiếp đất khi tung gà lên cao sau đó quan sát cách đập cánh và lúc gà hạ xuống mặt đất. Kiểm tra cả phần chân gà cũng bằng cách kiểm tra cánh, nhưng để ý khi hạ có chúc đầu hay khuỵu chân hay không.
Chế độ ăn uống, chăm sóc gà đá cựa đòi hỏi sự tỉ mỉ và khoa học để sĩ kê có một phong độ tốt nhất khi lâm trận. Cần có quá trình chăm nuôi gà đá cựa nghiêm ngặt từ khi gà còn nhỏ sẽ giúp tạo tiền đề thể lực tốt về sau.
Bên cạnh chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể bổ sung thức ăn dinh dưỡng cho gà như dế, sâu, thịt bò, các con lươn hay cá chạch nhỏ, … Việc bổ sung thức ăn dinh dưỡng giúp tăng thể lực trong cả quá trình luyện tập và thi đấu cho gà đá cựa.
Để khiến cho sĩ kê của mình có kỹ thuật tốt, miếng đòn hay, các sư kê cần có những phương pháp tập luyện hết sức kỹ càng.
Kỹ thuật vào nghệ và ra nghệ được xem là truyền thống trong việc huấn luyện gà. Bạn sẽ dùng nghệ Nam nấu với muối, hoặc thay thế bằng phèn chua nấu tới khi đạt độ sánh rồi bôi vào các vùng gà hay dính đòn như ngực, bụng, đầu, cánh, … Sau đó phun nước chè đồng thời xoa cho bớt nghệ. Lần sau cách lần trước 4 tiếng.
Tiếp đến là kỹ thuật quần sương dãi nắng, cho gà chạy bộ và quay thóc giúp cho gà có độ dẻo dai, sức mạnh đột phá. Và còn cả cách om chườm luyện gà chọi giúp tăng khả năng chịu đòn đến mức tuyệt vời. Nồi om này có nghệ, ngải cứu, cau khô và muối.
Bật mí chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh:
Chế độ dinh dưỡng giống như phần chăn nuôi gà đá cựa ở trên, tuy nhiên vẫn còn vài lưu ý nhỏ để phòng bệnh cho gà như: không cho gà ăn thức ăn ẩm mốc, khống chế lượng thức ăn đảm bảo lượng mỡ vừa đủ.
Để phòng bệnh, bạn cần cho gà thực hiện ăn sạch, uống sạch và ở sạch. Bạn nên quây lại môi trường gà ở, tránh để ao tù nước đọng. Tiêm vacxin đầy đủ, sử dụng đúng thuốc và đúng loại kháng sinh khi thấy gà có triệu chứng mắc bệnh.
Đây là công đoạn quan trọng sư kê phải làm để đảm bảo sức khỏe chiến binh của mình bởi sau khi chiến đấu, gà đá cựa có thể gặp chấn thương dẫn đến tình trạng suy kiệt sức lực.
Việc để các vết sưng tím, sứt da tự lành là một điều sai lầm. Bạn cần dùng nước ấm lau bụi bẩn ở phần đầu, cổ và mình. Người chăn nuôi gà đá cựa dùng lông gà và nước lạnh để vuốt ngược lại toàn bộ lông. Lùa lông gà vào phần họng để lấy đờm cho thật sạch. Cho gà ăn cơm còn nóng và bóp rượu thay vì nghệ, tránh bóp trực tiếp vào các vết thương hở.
Bạn nên ngâm chân gà trong nước lạnh từ 20-30 phút để giảm căng cơ và phù nề hậu thi đấu, giúp gà tránh được hiện tượng bị sưng cụm bàn chân, chân bị xước dẫn đến nhiễm trùng.
Việc chăn nuôi gà đá cựa sau khi thi đấu, đặc biệt là ở những đấu trường đỉnh cao như Thomo đòi hỏi sư kê phải hết sức từ từ và tỉ mỉ. Vì chỉ cần vội vàng một chút thì gà của bạn sẽ bị đau, vết thương không lành mà còn nghiêm trọng hơn.