Ghế Đá Sân Vườn Không Tựa Ga

Bàn ghế đá Hà Nội BÍ QUYẾT CHO KHÔNG GIAN ĐẸP – MIỄN PHÍ SHIP Bạn có đang cần bộ bàn ghế đá cho không gian đẹp và muốn tôn lên vẻ sang trọng cho không gian đó không? Liệu bàn ghế đá trên thị trường có gặp phải các vấn đề: – Chất liệu đá kém chất lượng. – Đơn vị cung cấp không uy tín. – Kiểu dáng thiết kế không đa dạng, kém thẩm mỹ. Thấu hiểu thực trạng bàn ghế đá trên thị trường, cùng với mong muốn góp phần đem đến những không gian đẹp, công ty Tuấn Đạt sau nhiều năm đã khẳng định thương hiệu là đơn vị cung cấp bàn ghế đá uy tín trên toàn miền bắc. Khi bạn mua và sử dụng bàn ghế đá bạn sẽ được sản phẩm đẹp hơn, chất lượng hơn và giá thành rẻ hơn so với cùng loại bàn ghế đá trên thị trường. Đấy là “Tôn chỉ hoạt động” của công ty chúng tôi. Bàn ghế đá Tuấn Đạt khiến khách hàng yên tâm về chất lượng với các tiêu chí sau: – Quy trình sản xuất chuyên nghiệp. – Mẫu mã đa dạng. – Giá rẻ bất ngờ. – Độ bền tồn tại lâu dài với thời gian. Công ty là đơn vị chuyên sản xuất, phân phối bàn ghế đá tự nhiên, nhân tạo hàng đầu trên thị trường Hà Nội: Bàn ghế đá Granito, Bàn ghế đá sân vườn, Ghế đá sân trường, khu sinh thái, bàn ghế đá công viên, bàn ghế đá giả gỗ. Nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau. Bàn ghế đá là giải pháp quảng bá hiệu quả cho thương hiệu của doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức. Làm logo in trên ghế theo đúng nhu cầu. Giá cả hợp lý, vận chuyển tận nơi. Hãy GỌI CHO CHÚNG TÔI để quý khách có 1 món quà ý nghĩa dùng cho việc CUNG TIẾN, BIẾU, KÍNH TẶNG. Ngoài ra chúng tôi có hệ thống đại lý phân phối ở hầu hết các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung, nhận đơn đặt hàng số lượng lớn cho các nhà cung cấp ở các tỉnh. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi.

Cơ sở sản xuất bàn ghế đá hàng đầu Hà Nội Địa chỉ: Số 23 Ngõ 97 Văn Cao, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội Xưởng sản xuất: Đường ven đê Liêm Mạc, Từ Liêm, Hà Nội VP trưng bày sản phẩm: Đường Phạm Văn Đồng – Hà Nội Hotline: 0934 622 622 Email: [email protected]

Nuôi Gà Lôi Thả Vườn

Nuôi gà lôi thả vườn mỗi năm mang lại lợi nhuận gần 100 triệu đồng, giúp cuộc sống gia đình ông Kiều Văn Năm ngày càng khấm khá. Gia đình ông Kiều Văn Năm (60 tuổi, ngụ ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây, H.Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) có nhiều thế hệ bám trụ đồng ruộng nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Bởi vùng đất Vĩnh Phú Tây thuộc cánh đồng “chó ngáp”, đất đai quanh năm bị nhiễm phèn, mặn khá nặng, lại vùng trũng, đầy cỏ năng nên sản xuất kém hiệu quả. Bản thân ông có gần 1 ha đất nhưng làm lúa mùa rất bấp bênh. Để cải thiện kinh tế gia đình, ông từng tìm tòi và thử nghiệm nhiều mô hình sản xuất như trồng lúa mùa kết hợp nuôi cá đồng; trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh… nhưng vẫn không hiệu quả.

Ông Năm kể, khoảng năm 2010, một lần tình cờ được người thân ở tỉnh Hậu Giang giới thiệu về giống gà lôi (gà tây) với nhiều ưu điểm như: dễ nuôi, dễ chăm sóc, giá gà thương phẩm bán ra thị trường tương đối cao nên ông quyết định mua 2 con gà giống về nuôi thả trong vườn. “Hai con gà này phát triển khá tốt, ít tốn công chăm sóc, chi phí thức ăn lại thấp. Từ đó, tôi nhận thấy nuôi gà lôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với nuôi gà, vịt thông thường, nên quyết định nhân đàn để nuôi số lượng lớn”, ông Năm nói.

Thế nhưng, khi bắt đầu nuôi với số lượng nhiều, do chưa nắm vững kỹ thuật, tập quán, môi trường sinh sống nên đàn gà lôi bị hao hụt khá lớn. Sau vụ nuôi đại trà đầu tiên thất bại, ông Năm chịu khó nghiên cứu thêm từ tài liệu hướng dẫn nuôi gà lôi của Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu và thông tin về cách nuôi gà lôi trên các phương tiện truyền thông. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi mà ông đã thành công ở các lứa gà tiếp theo.

Theo kinh nghiệm của ông Năm, ưu điểm của gà lôi là dễ chăm sóc, thức ăn chủ yếu là lúa, lục bình, các loại cỏ, chuối cây băm nhuyễn… người nuôi có thể tự tìm được trong tự nhiên, do đó các khoản chi phí thức ăn khá thấp. Để gà lôi nuôi thả vườn tăng trưởng, phát triển tốt thì sau khi trứng gà ấp nở thành con nên tách ra nuôi nhốt riêng. Người nuôi có thể dùng bóng đèn để úm cho gà con đến khoảng 30 ngày tuổi. Trong thời gian này, cần tiêm vắc xin phòng bệnh theo định kỳ, bổ sung thức ăn để gà lôi con tăng trọng lượng và tăng sức đề kháng. Tốt nhất là để khi gà con được 35 – 40 ngày tuổi mới thả ra vườn nuôi trong môi trường tự nhiên. Gà lôi sau 3 tháng nuôi thương phẩm sẽ đạt trọng lượng 3 kg trở lên và có thể xuất bán.

Hiện gia đình ông Năm luôn có hơn 100 con gà lôi mái, mỗi con đẻ từ 15 – 20 trứng, tỷ lệ nở đạt khá cao (trên 90%). Ngoài ra, mỗi năm gia đình ông còn xuất bán trên 1.000 con gà thương phẩm, với giá bình quân trên thị trường 90.000 – 100.000 đồng/kg. Đó là chưa kể nguồn lợi khá từ bán gà giống cho người dân gây nuôi tại địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, ông Năm còn trồng thêm nhiều loại cây ăn trái như xoài, bưởi, mít… vừa che bóng mát cho đàn gà, vừa tăng thu nhập cho gia đình.

Theo ông Năm, mô hình nuôi gà lôi phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nhiều hộ dân ở vùng nông thôn có đất rộng, vườn cây ăn trái, lại ít tốn công chăm sóc. Ông sẵn sàng bán con giống và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân có nhu cầu nuôi loại gà này.

Tác giả: Trần Thanh Phong

Nguồn tin: Báo Thanh Niên

Tổng Hợp Thức Ăn Của Gà Đá Thả Vườn Cho Ae Sư Kê!!! Đá Gà Ăn Tiền

Bài viết hôm nay xin giới thiệu với AE sư kê về tổng hợp các loại thức ăn dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của gà chọi… Để gà chọi phát triển một cách tốt nhất có thể…. Tùy vào từng giai đoạn mà người nuôi sử dụng nguồn thức ăn với loại dinh dưỡng phù hợp.

Gà nội thả vườn lợi dụng thức ăn thiên nhiên là chính. Nhưng ngoài ra cũng phải cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp. Lượng thức ăn hỗn hợp bổ sung nhiều hay ít tuỳ khả năng tìm kiếm thức ăn thiên nhiên của gà. Nguyên liệu thức ăn của gà thả vườn cho ăn thường có các loại như sau :

Thức ăn cung cấp bột đường

Tấm gạo tẻ có 8,4% protein, năng lượng trao đổi ME: 2780 Kcal/kg. Tấm thường dùng cho gà con, tỷ lệ chiếm 10-15% trong khẩu phần.

Ngô: Ngô là thức ăn tinh bột tốt nhất để nuôi gia cầm, chiếm 30-50% khẩu phần. Ngô đỏ, ngô vàng có nhiều sinh tố A, nhiều caroten. Gà ăn ngô cho thịt và lòng đỏ trứng vàng rất hấp dẫn. Gà con ăn ngô xay thành bột, gà dò ăn ngô mảnh. Gà trưởng thành có thể để nguyên hạt, nhưng ăn ngô mảnh vẫn tốt hơn.

Kê có nhiều sinh tố A, tỷ lệ protein cao 13,3%. Gà con 5-15 ngày tuổi ăn kê rất tốt, dễ tiêu, mượt lông. Tỷ lệ kê chiếm 15-20% khẩu phần.

Thóc: Đối vói gà nội thả vườn, thóc là thức ăn chính, chiếm 20-30% khẩu phần. Đối với gà mái đẻ thóc ngâm mọc mầm rất tốt vì chứa nhiều sinh tố D, E.

Khoai lang, sắn, khoai tây là thức ăn nhiều tinh bột, giá thành rẻ phổ biến nhiều nơi ở nông thôn. Thường nấu chín, bóp nhỏ cho gia cầm ăn. Có thể cho ăn 10-15% trong khẩu phần.

Có 2 loại protein: protein động vật và protein thực vật.

Thức ăn protein động vật

Bột cá là loại thức ăn giàu protein tốt nhất cho gà.

Bột cá tạp cũng chứa đến 38,5-39% protein thô. Gia cầm kỵ mặn nên chỉ cho ăn bột cá nhạt, tỷ lệ 5-10% khẩu phần.

Bột thịt, bột máu là phế phẩm của lò sát sinh. Nấu chín cho ăn, hoặc hấp ở nhiệt độ cao, nghiền nhỏ sấy khô ăn dần. Tỷ lệ không quá 10-15% trong khẩu phần.

Các loại tôm, tép, cua, ốc, hến, sò, cào cào, châu chấu, tằm hỏng, trứng chết phôi đều là thức ăn tốt cho gia cầm. Nếu so với cơ thể thì hàm lượng protein thô của bươm bướm chiếm 48%, châu chấu 65%, ve 72% và ong nghệ 81%. Vùng núi và trung du có thể gây mối, vùng đồng bằng gây giun và gà tự đào bới lên ăn. Những vùng ven biển có thể tận dụng các phù du động vật như thuỷ trân, rận nước cho gia cầm.

Thức ăn protein thực vật

Tận dụng các loại đậu thứ phẩm như đậu tương (protein thô 37%), đậu xanh (23,7%), đậu mèo (22%), đậu trắng, đậu đỏ (22,1%). Các loại đậu khi cho gà ăn phải luộc, rang hay hấp chín để khử độc tố. Tỷ lệ 7-15% trong khẩu phần.

Các loại khô dầu như khô dầu đậu tương (44% protein thô) khô dầu lạc cả vỏ (30,6% protein), khô dầu lạc nhân (45,4% protein), khô dầu vừng (38,5% protein), khổ dầu dừa (16,63% protein), cho ăn tỷ lệ 7-10% trong khẩu phần.

Vừng: Vừng có nhiều protein, mỡ, metionin giúp cho gia cầm mọc lông nhanh. Hạt vừng nhỏ nên thường dùng cho gà con 5-20 ngày tuổi, tỷ lệ 5% khẩu phần.

Bã đậu phụ: Những vùng sản xuất đậu phụ nên tận dụng bã cho gia cầm ăn. Gà con 5 – 10g, gà lớn 20- 30 g/1 ngày.

Đối với gia cầm rất cần các loại vitamin A, B, D, E. Vitamin A giúp gia cầm chóng lớn. Thiếu A gà hay đau mắt, nổi mụn ở thân, đầu, trứng nở kém.

Vitamin A có nhiều trong các loại rau xanh (rau muống, xu hào, xà lách, bắp cải…), các loại củ quả (bí đỏ, cà rốt…), các loại bèo (bèo hoa dâu, bèo cái, bèo tấm, bèo tây, rong biển, rau lấp…). Có thể cho ăn tươi hoặc ủ xanh, chế biến thành bột…

Vitamin D cần cho gà để hấp thu canxi và photpho trong khẩu phần. Thiếu D gà chậm lótn, xương mềm, vỏ trứng mỏng. Vitamin D có thể tổng hợp dưới da nhờ ánh sáng mặt trời vì vậy lúc mặt trời ỉên cần thả gà ra sân chơi.

Vitamin B có nhiều trong cám, bã bia, bã rượu, trong rau lang, rau muống, sâu bọ.

Vitamin E cần cho gà mái, có nhiều trong thóc, ngô, đậu mọc mầm.

Thức ăn khoáng

Thức ăn khoáng cần cho gia cầm để tạo xương, tạo các muối khoáng trong máu, trong trứng và hình thành vỏ trứng. Những chất khoáng cần thiết nhất là canxi, photpho và muối.

Canxi và photpho có nhiều trong bột xương. Lượng ăn không quá 2-3% khẩu phần.

Bột vỏ sò có nhiều canxi, số lượng cho ăn chiếm 2-5% khẩu phần. Có thể tận dụng vỏ trứng ở các lò ấp. Trước khi dùng phải hấp chín để sát trùng, phoi khô rồi xay nhỏ. Tro bếp cũng có thể cung cấp chất khoáng. Trước khi dùng tro bếp nên để ra ngoài trời 20-30 ngày.

Muối: Gia cầm cần muốn rất ít nhưng muối rất cần để kích thích gà ăn được nhiều và khoẻ mạnh, Lượng muối cần khoảng 0,3-0,35%. Trong bột cá thường có lượng muối nhất định. Nếu cho ăn bột cá thì không cần bổ sung thêm muối vì gà rất dễ bị ngộ độc muối nếu lượng muối cao.

Ngoài những khoáng đa lượng kể trên, gia cầm còn cần những chất khoáng vi lượng như sắt, đồng, kẽm, lưu huỳnh, mangan, coban… tuy liều lượng rất ít những không thể thiếu. Gà thả vườn có thể tự tìm những chất này trong đất.

Nước uống

Nói đến thức ăn, không thể không quan tâm đến nước uống cho gia cầm.

Nước sạch đã được quy định như sau:

Vi khuẩn chúng tôi tối đa 50 con/ml Nồng độ nitrat tối đa 3-20 mg/lít.

Độ pH 6,8-7,5.

Độ cứng 60-80 mg Ca/lít

Canxi 60 mg/Iít, Na 32 m.g/l

Clo 14 mg/1, Sulfat 125 mg/l

Cu 0,002 mg/1, Chì 0,02 mg/l

Fe 0,2 mg/I, Zn 1,5 m.g/l

Magnésium 14 mg/l

Nếu nước chứa nhiều nitrat (quá 20 mg/lít) sẽ ảnh hưởng đến năng suất, nhiều magnésium sẽ bị ỉa chảy, nhiều chì sẽ ngộ độc…

Nuôi Gà Thả Vườn Kiểu Mới:nuôi Gà Thả Vườn Kiểu Mới

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc nghiên cứu, lai tạo ra giống gà màu truyền thống, thuần Việt, Công ty Gà giống Dabaco (Bắc Ninh) đã tìm tòi, nghiên cứu thành công mô hình chuồng trại nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn dịch bệnh, phát triển bền vững, hiện đang phát huy hiệu quả rất tích cực với người chăn nuôi trong nước.

Ông Nguyễn Như Phán, Phó Giám đốc Công ty Gà giống Dabaco cho biết, chuồng nuôi gà theo tư vấn thiết kế của Dabaco được bố trí khoa học với nhiều ưu điểm vượt trội. Tạo sự thông thoáng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên với không gian mở bởi gà ta, gà thả vườn cần nhiều ánh sáng để hấp thụ, tổng hợp một số vitamin, phù hợp với tập tính của gà. Điểm nhấn của mô hình chuồng nuôi gà của Dabaco là khu sân chơi được lót ni lông sau láng vữa xi măng trên đổ cát vàng 10-15cm nên hạn chế triệt để trứng giun sán thâm nhập; đây là nguồn lây nhiễm chính của bệnh đầu đen. Chuồng nuôi này cũng thoả mãn được cả tập tính bới, tắm cát, phơi nắng của giống gà ta. Để nuôi 1.000 con gà ta, gà thả vườn chỉ cần diện tích 250m2 với kinh phí xây dựng trên dưới 30 triệu đồng (rẻ hơn gấp chục lần so với chi phí 400-500 triệu đồng chuồng nuôi gà trắng). Đây là chi phí khá rẻ so với chi phí thuốc thú y mà chăn nuôi gà theo mô hình chuồng nuôi này tiết kiệm được. Thực tế nhiều hộ chăn nuôi gà J-Dabaco ở nhiều vùng, miền đã áp dụng xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa chuồng trại cũ phù hợp theo mô hình mà Công ty Gà giống Dabaco chuyển giao đều thành công.

Việc gà thường xuyên được phơi nắng trên sân cát giúp gà khoẻ mạnh, đẹp mã, hệ tiêu hoá phát triển tốt vì gà thường xuyên được bổ sung các khoáng chất từ cát. Các cụ ngày xưa có câu “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, song thực chất những viên cát sỏi nhỏ giúp quá trình nghiền thức ăn của gà tốt hơn nên vật nuôi hấp thụ được nhiều hơn. Một tiến bộ khác trong mô hình chuồng nuôi gà thả vườn của Công ty Gà giống Dabaco là nền chuồng có hệ thống tạo nhiệt kiểu “bếp Hoàng Cầm” nên chi phí giai đoạn úm gà rẻ, nền chuồng luôn khô ráo. Giai đoạn sau, dùng trấu ủ men vi sinh nên không phải dọn phân, giảm thiểu khí amoniac, giúp hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh do gà giảm mắc phải các bệnh như hen, cầu trùng, bệnh về nấm và hô hấp… Khu sân chơi được quét dọn, khử trùng thường xuyên, sau mỗi lứa nuôi nền chuồng, khu sân chơi được dọn vệ sinh sau đó ngâm nước sát trùng 24-48h nên các mầm bệnh bị triệt tiêu gần như hoàn toàn.

Ngọc Lan(Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Gà Mía I Gà Thả Vườn

Gà luộc, món ăn ngon nhất từ thịt gà mía

Đầu tiên các bạn cấn phải chọn gà mía , nên chọn con khà khỏe mạnh lông mượt áp sát vào thân

Bước 1: Gà sau khi đã làm sạch lông, ta đem sát muối cả trong lẫn ngoài rồi để ráo cho ngấm.

Bước 2: Cho gà vào nôi, sau đó đổ nước vừa ngập gà. Cho gà ngay khi nước còn lạnh sẽ làm cho thịt gà mía chín từ trong ra ngoài và da sẽ gión và không bị rách.

Lưu ý: Khi luộc gà cần để bụng gà. Nồi luộc không lên quá to vì thời gian luộc sẽ lâu hoặc quá nhỏ sẽ làm cho gà không chín đều

Bước 3: Luộc gà, khi nước sôi nên vặn nhỏ lửa. Vì nếu để lửa tỏ sẽ làm cho phần thịt ở đùi co lên rất xấu

Để luộc gà ngon, chúng ta phải canh lửa cho thật kỹ. Sau khi nước sôi khoảng 5 phút ta vặn nhỏ lửa hết cỡ tầm 5 phút thì tắt hẳn và để âm khoảng 20 phút là thịt gà đã vừa chín tới.

Để kiểm tra chắc chắn, bạn có thể dùng đũa chọc vào phần đùi gà, nếu nước ứa ra không còn đỏ là gà đã chín.

Bước 4: Vớt gà ra để để ráo nước, đến khi nào gà nguội hẳn thì mới được chặt.(để ngon hơn bạn có thể cho gà vào tủ lạnh ngăn mát sẽ giúp da gà giòn hơn và không bị xỉn màu)

Bạn nên chọn loại dao mỏng sắc và mỏng và chặt dứt khoát

Bước 5: Tạo màu vàng bóng cho gà bằng nghệ tươi

Nghệ tươi dã lát vắt lấy nước sau đó trộng với mỡ (có phi mấy cọc hành tươi). Quét một lớp lên da, da gà sẽ có một lớp vàng bóng trong rất hâp dẫn.

Cách luộc tuy khá đơn giản nhưng chỉ quên một vài thao tác là con gà luộc sẽ không được ngon rồi. Quan trọng nhất khi luộc gà bạn phải tập trung chứ đừng để nồi gà luộc đó cho tự sôi rồi bỏ quên đi làm việc khác thì thịt gà rất dễ bị nát!

gamiabavi.com