Chuyện Về Những Chiến Kê / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Những Mẫu Chuyện Về Thần Kê.

Thời phong kiến dân ta đã mê gà. Đến thời Pháp thuộc, những gia đình có tiền vẫn duy trì thói đá gà ăn tiền.

Vùng nông thôn, dù nghèo cũng lấy trò đá gà làm thú tiêu khiển. Chỉ đến khi khủng hoảng kinh tế thế giới, rồi kéo tới nạn đói năm 1945, miền Bắc gần như không còn nghe tiếng gà gáy. Tuy nhiên, xuyên suốt thời Pháp thuộc, rồi tới thời chống Mỹ, bà con vùng Nam kỳ lục tỉnh nuôi gà đá khá rầm rộ.

Nhiều địa phương nổi danh với phong trào nuôi gà nòi như Hậu Giang, An Giang, Kiến Phong.. vẫn cho ra lò những chú gà oai phong lẫm liệt.

Ban đầu, các cuộc tranh tài chỉ có tính cách giải trí, giữa xóm này với xóm khác. Về sau một số người chen vào, nuôi gà nòi chuyên nghiệp đá ăn tiền.

Do trên , phong trào bùng lên tới tỉnh, rối lấn sang qua tới Nam Vang (Campuchia). Từ xưa người Cao Miên có loại gà đá Tà-Lóc, không có cựa, nên chỉ đá bằng đôi chân, vì vậy mới gọi là Gà Ðòn.

Gà này cũng đá rất hăng, nên được Việt Kiều Campuchia nuôi để đá chơi trong ba ngày Tết Nguyên Ðán cho đỡ nhớ nhà, chứ không ăn tiền.

Mãi tới khi có một số về thăm quê, mua gà nòi đem lên nuôi và mở trường gà lớn Stung Meng Chây, cách thủ đô Phnom Penh 10 km, mới bắt đầu có chuyện ăn thua bằng tiền bạc.

Các tay chơi ở miền Nam lái xe hơi đi Nam Vang tham gia vào trò đen đỏ. Nổi như cồn thời này có ông Hai Hiển nhà ở Cao Lãnh.

Tuy nhiên, những trận đấu cụ thể của chiến kê trong đàn gà ông Hai Hiển không thấy tài liệu nào nhắc lại. Chỉ biết rằng cho đến ngày nay, nhắc tới “bổn” gà ông Hai Hiển, dân mê gà chọi đều tôn là “linh kê bách chiến bách thắng”.

Còn trong số Việt Kiều nuôi gà nòi, nổi tiếng có Lâm Minh Sến, ở xã Vĩnh Lợi Tường, quận Peamchor, tỉnh Prey Veng, giáp ranh với xã Thường Phước, quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp).

Người ta kể lại, khoảng năm 1938, một lần đi xem đá gà trong xóm, thấy có con gà trống thật oai phong ông Lâm Minh Sến bỏ ra số tiền lớn mua đem về gầy giống. Ông chọn con gà mái “ngon lành” nhất bầy để nhân giống cới con gà này.

Vài tháng sau, lứa gà đầu tiên giữa cặp “tiên đồng ngọc nữ” này nở được mười bốn con với màu sắc khác nhau.Trong số này, có một con rất đặc biệt và dị dạng lông đen tuyền, không có đuôi.

Sến rất thích, đặc tên là Ô Truy, theo điển tích nói về con ngựa hay của Hạng Võ. Cùng một bầy, nhưng con gà đen cụt đuôi rát khác lạ, không chịu ngủ dưới đất mà chỉ ngủ trên cây. Cùng một bầy nhưng còn gà này tính cô độc, không chơi với ai. Thân hình thì dị dạng, tròn trịa như trái banh và rất ít gáy.

Một hôm có người tên Xả Cập, cũng người làng Vĩnh Lợi Tường tới thăm nhà ông Sến để coi con Ô Truy. Vốn là tay nuôi gà sành sõi nên Xã Cập chỉ một lần quan sát gà là khám phá ra một cái bớt đen, nằm giữa cái lưỡi màu hồng lợt của gà. Ngoài ra gà còn có một cái lông voi, mọc ở giữa cánh.

Ðồng thời còn có thêm một cái vẩy nhỏ, mọc trong kẹt ngón chân giữa, mà dân chuyên nghiệp gọi là Vẩy Yểm Long.

Tóm lại, theo kinh kê, thì đây là một con Thần Kê, có một không hai trên đời. Sau khi tới tuổi “chinh chiến”, con Ô Truy đụng độ với con gà điều hay nổi tiếng trong vùng.

Ông Sến thì tự tin với con gà nhìn cục mịch trong khi phe bên kia khinh thường ra mặt. Họ tưởng ông Sến khờ nên cáo độ rất lớn.

Vừa xuất trận, chỉ thấy “cục thịt” màu đen co chân nhảy lên đá nghe cái “rẹt” đã thấy con gà điều giãy giụa rồi chết tốt. Thì ra con Ô Truy đã đâm ngay cựa vào cuống họng đối thủ.

Từ đó tiếng tăm Ô Truy vang dội khắp vùng. Một tay chơi ở miền Nam có con gà đá rất hay, nghe nói bên Campuchia có “thần kê” nên ngứa lỗ mũi, quyết đem “chiến kê” của mình sang tranh tài cao thấp.

Tay chơi này là một cự phú đất Cần Thơ nên đã đem rất nhiều bạc vàng sang thách đấu. Ngoài ra còn có đám đàn em cũng là những tay chơi khét tiếng ôm tiền sang “ăn theo”.

Nhìn thấy bộ dạng của Ô Truy, các tay chơi cự phú ôm bụng cười nghiêng ngã bởi theo họ, con gà này đạp mái còn không nên thân thì đừng kể tới chuyện đấm đá. Xung trận, cả hai đối thủ gườm nhau rất lâu để thăm dò. Đã thắng nhiều trận nên con gà xám tung chân đá thế liên hoàn.

Con Ô Truy cũng tung mình nghênh chiến. Cả hai con gà đá tung bụi mù mịt trong khoảng 2 phút nhưng hầu như không con nào dính đòn của nhau vì các cú ra đòn đều bị đối phương hóa giải.

Bỗng dưng con Ô Truy lùi 3, 4 bước, gà xám thấy thắng thế lao lên. Ngay lập tức, con Ô Truy lại phóng vút lên và đá nghe “bịch” một tiếng. Chỉ thấy con gà xám nằm giãy chết, hai mắt lòi ra ngoài vì bị con Ô Truy tung cựa đâm vỡ đầu

Thua sạch tiền nhưng vẫn thương con gà nên tay chơi và đám đàn em đem gà về nước chôn cất. Bấy giờ ở Nam Vang có vị hoàng thân nuôi được một chiến kê rất dũng mãnh đặt tên Krongpha.

Con gà này đá hàng chục trận toàn thắng nên được coi là “thần kê hoàng gia”. Nghe tin con Ô Truy dị tướng nhưng đá hay, vị hoàng thân đã địch thân ôm gà về vùng biên giới so tài cao thấp.

Chưa đầy một hiệp, “thần kê hoàng gia” đã co giò chạy vì không chịu nổi những cú ra đòn quỷ khốc thần sầu của đối thủ. Vị hoàng thân đã bỏ ra rất nhiều tiền để nhận cái gật đầu đồng ý bán gà của ông Lâm Minh Sến.

Về hoàng cung, Ô Truy tiếp tục làm mưa làm gió một thời gian dài và chưa thua bất kỳ một đối thủ nào. Khoảng năm 1939, nhận lời mời giao đấu tại một hội chợ ở Manila (Philippin), vị hoàng thân đã ôm gà theo tàu thủy vượt biển du đấu. Nhưng tiếc thay, khi tàu ra giữa biển thì gặp bão lớn.

Dù là “thần kê” nhưng ra giữa biển cũng chỉ là chú gia cầm nhỏ bé, con Ô Truy không chịu nổi sóng gió nên chết trên tàu và được ông chủ tổ chức “thủy táng” ngay trên biển rồi quay tàu về nước.

Người sửa: hanhduy224 – 25/08/2013 lúc 4:39pm

Câu Chuyện Về Thần Kê (St)

Đời Cường quá quen với cảnh chật chội 12 m 2 chuồng chim ở khu nhà lắp ghép Thành Công đang xuống cấp. Đùng một cái ông bạn thân mò đến và nói:

– Cũng được. Tao đang viết dở báo cáo tổng kết đề tài lai tạo giống cây trồng rừng cho chương trình 327 ở sáu tỉnh miền núi phía Bắc nên cũng cần yên tĩnh.

Tuyệt quá! Nhất cử lưỡng tiện… À, tao quên chưa nói. Tao có con gà ô tướng tử mỵ, tao yêu nó như con đẻ. Ở nhà mày chịu khó thay tao chăm sóc nó. Cách thức chăm sóc đã có ông cụ Huy bên hàng xóm cũng thuộc dân mê gà chọi sẽ hướng dẫn mày.

– Có phức tạp lắm không?

– Đơn giản thôi. Mày xem cụ Huy làm một hai lần là quen ngay.

– Thế thì tốt rồi.

– Tao dặn thêm, nếu ở nhà có thằng Mão Sếch hay Mão đại ca, ở biệt thự gần mép hồ gạ gẫm chọi gà mày đừng có nhận lời. Nó là thứ vi trùng uốn ván, dây vào là gà của tao chết cong người có phen đấy, mày ạ!

– Mày đi vắng nó biết tao là ai mà gạ với gẫm.

– Chưa biết chừng, thằng này máu ăn thua, cay cú vì mấy lần trước gà nó đều thua gà ô của tao. Nghe nói Mão Sếch vừa cho đệ tử đi tầm được gà chiến của cụ giáo Dậu bên Bắc Ninh. Cụ ấy không chịu bán, nó vừa nài nỉ vừa ép mua với giá năm triệu đồng.

– Yên tâm, tao sẽ trông nom nhà cửa, gà chọi chu đáo. Chúc hai vợ chồng mày một chuyến đi vui vẻ!

Từ hôm ấy Cường nghiễm nhiên thành chủ nhân ngôi biệt thự vào loại to nhất nhì làng du lịch Quảng Bá. Cuộc sống độc thân giúp anh dễ bề di chuyển. Bạn bè ai có việc cần nhờ trông nhà, anh đi liền, chẳng vấn vương suy tính gì. Tuy vậy lần này thảnh thơi, vương giả nhất trong hơn 40 năm làm cái thằng người của anh. Ở biệt thự này từ con mèo, con chó, con gà cũng sướng gấp bội lần anh lúc ỏ nhà. Đời là vậy!…

Có tiếng chuông reo gọi cửa. Cường biết đó là cụ Huy sang chơi. Anh lật đật ra sân mở khoá cổng sắt.

-Cháu chào cụ, rước cụ vào trong nhà ạ!

– Không dám, bác mới thức dậy phải không? Đêm qua tôi để ý thấy phòng khách bên này sáng điện gần hết đêm.

-Dạ thưa cụ đêm qua cháu mải viết báo cáo đến lúc sực nhớ ra xem đồng hồ đã 2 giờ sáng.

– Trí thức các bác làm việc vất vả chẳng ai biết cho.

– Vâng, thưa cụ làm viêc trí thức cốt ở cái tâm, cái chí hướng của mình thôi.

– Nhưng đời này cũng bạc bẽo quá, bác nhỉ.

– Dạ, cám ơn cụ! Cũng tại cháu bất tài thôi, cụ ạ!

– Đừng tự hạ thấp mình như vậy, nhìn bác làm việc là tôi biết cả, mà thôi, xưa nay anh hùng bất kiến minh quân là thế…

– Có lẽ cũng đến giờ rồi, con vẫn chưa xoa bóp và cho gà ăn. May có cụ sang, ta ra thăm nó một lát rồi rước cụ lên nhà xơi nước- Cường lảng sang chuyện khác.

– Tôi cũng định bàn với bác thế đấy. Giống vật nuôi nó mà chầm vập, âu yếm, chăm sóc, nó sẽ giả nghĩa mình sâu lắm, không biết đâu mà lường hết được.

– Từ bữa về đây lại được gặp cụ, cháu cũng đâm ra mê gà chọi.

Cụ Huy theo Cường hăm hở đến bên lồng gà chọi. Chú gà ô thấy hai ngưòi hăm hở đập cánh gáy . Tiếng gáy nghe đanh và gọn như một tiếng quát.

Cụ Huy chỉ con gà nói với Cường:

– Con gà này có tiếng gáy rất quý tướng. “Ngôn vi tâm thanh hình vi tâm tưởngâ€. Lời là trí là dũng của lòng, vẻ là hình của lòng. Các cụ ta còn có câu phương ngôn “Miệng người sang có gang có thépâ€. Câu này ngoài nghĩa ở mặt trái cuộc đời quyền và tiền dễ đổi trắng thay đen, còn có nghĩa là người có quyền uy, trí tuệ giọng nói trầm hùng sang sảng, đanh thép, ngắt mạch gọn hơi. Tiếng gáy như con gà ô nhà mình là thể hiện quyền uy, sức mạnh và tư chất của nó. Gà ô nhà mình ít gáy, nhưng tôi đảm bảo loại gà hèn tướng chỉ nghe nó gáy cũng đủ ngác ngơ, sã cánh, cụp đuôi lủi mất.

– Tiếng gáy như thế nào gọi là gà tầm thường ạ? – Cường thích thú hỏi.

– Nếu nghe tiếng gáy thấy đơn điệu, đều đều như mọi giống gà khác thì tiếng gáy ấy biểu hiện một tài năng tư chất tầm thường. Gà gáy theo mọi nhà, mà trong tiếng gáy không nghe thấy sự thách thức hiên ngang thì thường oai ở nhà, hèn khi ra sân xới lạ. Tiếng gáy khàn đục là gà tiểu nhân.

– Cháu đọc bao nhiêu sách, bây giờ học cụ nuôi gà lại thấy sáng ra nhiều điều.

Cụ Huy nghe Cường nói chỉ vuốt râu tủm tỉm cười. Cường lấy rượu thuốc ra xoa bóp cho gà. Cụ Huy vừa giúp Cường chăm sóc chú gà ô, nói lời âu yếm. Hai người say sưa ngồi ngắm chú gà ô thong thả mổ từng hạt ngô. Ăn no chú xoải cánh nằm ngủ phơi nắng. Cụ Huy quay sang Cường nói:

– Bác nhìn kỹ sẽ thấy gà ô nhà mình có nhiều tướng ẩn. Khi nó ngủ, đầu và cổ thả xuống đất thõng mềm như con rắn. Đó là tướng gà tử mỵ, ngủ mà như chết. Nếu nhìn kỹ, bác sẽ thấy, chỉ lúc nó phơi nắng hay đập cánh, ta mới nhìn rõ mỗi cánh chỉ có một chiếc lông trắng muốt. Đó là tướng ẩn thứ hai, gọi là gà ô điểm bạch. Gà tướng ẩn nhiều khi mới vào trận có vẻ ngu ngơ chịu đòn để thăm dò hoặc khích tướng đối phương. Vào lúc bất ngờ nó bùng lên, xuất những chiêu thức lạ và đối thủ có khi chết ngay tại trận. Điều đáng quý và đó là tướng ẩn thứ ba như bác vừa trông thấy. Gà ô nhà mình là giống gà chiến lẫy lừng nhiều chiêu độc thủ vậy mà khi nãy vừa ăn vừa cúc cúc gọi mấy chú gà con đến ăn cùng. Dáng điệu nó lúc ấy thật hiền từ, âu yếm thương quý đám gà con như cha thương con. Có nhiều con gà chọi khác đang ăn thấy gà con sán đến liền giương mắt mổ một nhát toét cả đầu. Bác đã gặp ai trên đời độc ác, thiếu tình yêu với trẻ con mà hậu vận được tốt đẹp không?

Cường nghe cụ Huy giảng giải cao hứng vỗ tay cười ngất. Anh lễ phép mời cụ lên nhà uống nước và né người sang một bên mời cụ đi trước. Cụ Huy nhìn anh gật gù ra chiều hài lòng, mến phục cử chỉ nho nhã ấy. Vào đến phòng khách Cường vừa pha trà vừa vui vẻ nói:

– Đêm qua con thức khuya thấy mệt nên sáng nay xả láng nghỉ ngơi hầu chuyện cụ. Xin cụ dạy bảo con thêm về cách xem tướng gà, rồi hai ông con mình uống rượu. Mọi thức đều có sẵn ở trong tủ lạnh, không phiền phức, diệu vợi gì cụ ạ!

– Xem tướng gà không đơn giản đâu.

– Dạ, thưa cụ con biết.

– Xem tướng gà cũng phải hiểu kinh dịch, thông suốt huyền cơ và cái lẽ biến hoá của trời đất bởi gà cũng như người vậy. Người cốt ở tướng mặt, tướng tay. Gà cốt ở đôi mắt và đôi chân.

– Con nhìn gà thấy con nào cũng giống con nào, biết xem thế nào ạ?

– Mắt gà rất khó xét đoán vì là cửa sổ của tâm hồn. Thường mắt to, mắt trơ là gà vô cảm, bất tài. Mắt mọng nước như trái nhãn bóc vỏ là gà uỷ mỵ, thiếu ý chí sắt đá khi xung trận. Mắt lầm cát là gan lì, không chịu khuất phục. Nếu đưa tay ta vào gần thấy mắt gà thu nhỏ, con ngươi bé tí ti như một chấm sáng ấy là gà thông minh, nhiều mưu lược,có đòn tập hậu hay tạt ngang bất ngờ. Dẫu sao nhìn vào mắt gà còn tuỳ thuộc vào sự giao cảm với người mà suy đoán những yếu tố hư tĩnh vô vi trong con ngươi, vành mắt của gà. Người có tâm càng sáng, đức càng cao, càng dễ giao cảm với loài vật.

– Mới chỉ có đôi mắt gà cụ đã dẫn giải ngần ấy điều thì xem chân gà chắc còn nhiều điều thú vị – Cường xuýt xoa nói.

– Đúng thế. Bác làm ơn cho lão xin một hớp rượu, rồi ta bàn tiếp.

Cường đứng dậy lấy rượu ngâm rắn ngũ xà rót vào chai pha với rượu thuốc ngâm theo bài “Dưỡng huyết khu phong†mà cụ Huy vẫn thích. Anh mở tủ lạnh lấy ra bát bầu dục đã thái sẵn, rót ít nước sôi, lấy thêm ít tiêu, mắm, chanh, ớt. Hai ông cháu vui vẻ uống rượu, nhìn ra hoa viên biệt thự. Nắng đã lên cao rắc những bụi sáng vàng trên từng tán lá. Xa xa phía hồ Tây mặt nước đong đưa, chao nghiêng cánh võng theo ngọn gió sớm mùa hè. Cường cảm thấy cuộc sống đáng yêu, thú vị và nhiều điều anh còn chưa biết, chưa khám phá hết. Cụ Huy bắt đầu giảng giải anh nghe về tướng chân gà. Hơi men làm cụ thêm say sưa, hào hứng.

– Cái tinh, cái tướng gà hiện rõ ở đôi chân. Đùi là thượng túc. Cẳng là hạ túc. Thượng hạ đều nhau là tướng tầm thường. Hạ đoản, gà nhanh nhẹn, biến hoá vô thường. Gối chùng, gà có sức bật cao, mạnh. Gối thẳng, gà thường chậm, ít biến hoá. Kheo treo là tướng lạ, tướng quý khiến đôi chân gà khi vào trận thực hư biến hoá không biết đâu mà lường. Chính danh trên mặt vẩy, vô vi biến hoá trong phát hiện suy đoán là nguyên tắc cơ bản của thuật xem tướng chân gà. Ống chân của gà có hai mặt âm- dương . Mặt trước (mặt dương) vuông vức, có hai hàng vẩy to, hai bên mép là thành sắc lạnh. Mặt sau (mặt âm) tròn, mềm. lấm tấm những vẩy nhỏ như hạt kê. Mặt âm phải sáng bóng, nổi hạt và ấm nóng. Mặt dương phải khô lạnh, phải biểu hiện chính danh, nghĩa là phải có dấu hiệu của sự tôn quý thanh cao, hàm đủ: Nhân — Trí — Hùng – Lược.

Ở mặt dương của ống chân gà phía trên áp gối là thiên, phía dưới áp bàn là địa. Hàng trên cùng vốn có hai vẩy, nếu chỉ có một vẩy che kín là con gà của giời. Ở hàng một là đệ nhất án thiên, hàng hai là đệ nhị án thiên, hàng ba là đệ tam án thiên. Sang đến hàng thứ tư lại trở về gà tầm thường. Đạo dịch nói rồi, thịnh mãi sẽ suy vậy.Gà con của giời ra đòn vũ bão hiên ngang như sấm gầm, chớp giật. Điểm nổi bật là gà không bao giờ chịu khuất phục, cho dù thân thể bầm nát. Nhưng đã là gà con của giời thường có thiên sứ mách bảo đòn hiểm để thoát nạn, giành chiến thắng bất ngờ. Gà án thiên cũng giống con gà ô nhà mình lúc nãy, không cắn gà con lại còn cho chúng ăn và không đánh kẻ thù khi chúng chưa ra đòn đánh trước… Áp bàn mà chỉ có một vẩy che kín gọi là tướng quỷ hay tướng phủ địa. Tướng này cho thấy gà có nhiều đòn hiểm, đòn tập hậu, luồn cánh hay tạt chéo. Đòn gà biến hoá vần vũ như thiên la địa võng, dễ dàng hạ gục kẻ thù hung hăng, hở miếng, lộ sườn.

Nghe đến đây Cường nắm tay cụ Huy sung sướng reo lên:

– Cụ đã dạy con một bài học vô giá về triết lý nhân sinh chứ không đơn giản là việc xem tướng gà nữa. Con phải cảm ơn anh bạn đã cho con cơ hội gần cụ những ngày này. Hai ông cháu mình uống tiếp dăm chén rượu mừng cuộc tao ngộ. Thức ăn nguội hết cả rồi, cụ ạ!

Họ vừa uống rượu vừa quay sang bàn chuyện thời sự, chuyện nhân tình thế thái. Có bàn rộng đến việc đời Cường mới thấm thía câu ngạn ngữ “bảy mươi học bảy mốtâ€. Cụ Huy đã kể anh nghe nhiều chuyện xảy ra trong đời. Thời trai trẻ cụ vốn là người sôi nổi, nhiệt thành và đa tài cũng lắm nỗi đa đoan. Bạn bè cùng lứa họat động bí mật trước năm Át Dậu, nhiều người văn hóa lem nhem nay lên tướng hay làm Bộ trưởng, còn cụ có bằng tú tài Tây hẳn hoi mà trước khi về hưu chỉ làng nhàng lương chuyên viên hạng bét. Có lần cụ bảo Cường rằng, nỗi bất hạnh lớn nhất đối với người quân tử là bất kiến minh quân. Nếu tìm được minh quân như Ngô Thì Nhậm tìm được Nguyễn Huệ thì dẫu có phải chết ấy là do số trời và cái chết ấy hàm chứa bao điều hạnh phúc. Một mình anh chỉ là cá thể đơn lẻ trong vũ trụ chẳng thể làm nên công tích gì vĩ đại nếu không biết dựa vào số đông, mà trong số đông ấy phải tìm cho ra minh chủ, minh quân…

Chợt từ ngoài sân vang lên tiếng gáy báo trưa của chú gà ô. Cụ Huy nghe tiếng gáy như bừng tỉnh.

– Mải nói dông dài chuyện đời quên mất đang dở bàn chuyện gà. Bác tha lỗi cho lão già lẩm cẩm.

– Dạ thưa cụ ngày còn dài. Con lại xin được nghe tiếp chuyện gà của cụ.

– Tôi đã bàn qua ống chân, bây giờ luận tiếp đến bàn chân: Bàn chân gà có ngón giữa to và dài gọi là ngón chúa, hai bên là ngón biên, phía sau ngón hậu, vị chi tất cả có bốn ngón. Xét về hình dáng, hai ngón bên phải tạo lập một góc vuông hay gần vuông. Đạo dịch rất trọng sự vuông tròn, có biến qua biến lại cũng là để đạt tới sự vuông tròn, cân đối, hài hoà. Xét về dấu tướng lạ, người ta tập trung xem vẩy ở ngón chúa. Có tướng gà con của ấu chúa biểu hiện ở chỗ vẩy thứ nhất và vẩy thứ hai tạo thành chữ Nhân . Đó còn gọi tướng gà nhân tự đầu hổ. Tướng này như Gia Cát Lượng phò ấu chúa hay Triệu Tử Long ở Tương Dương – Trường Bản. Khi lâm trận, gà tiến thoái vào ra như đi giữa trận đồ bát quái. Nếu gặp đối thủ cao cường, giữa phút nguy nan đến mức mắt mù, cổ gãy, gà bỗng nhiên trỗi dậy đá một đòn đối phương chết ngay. Gà nhân tự đầu hổ không bao giờ phản chủ hay làm nhục chủ. Nếu chữ Nhân tìm thấy ở những hàng vẩy khác, gà cũng vào lọai hay, nhưng chưa thể có tuyệt chiêu. Còn nhiều dấu hiệu của tướng linh kê khác như gà vẩy vương tự, vẩy xuyên đao, vẩy huyền kê, vẩy liên giáp thành nội, liên giáp thành ngoại… Tôi nói nhiều quá sợ bác không nhớ nổi. Đợi khi nào gặp con gà cụ thể tôi sẽ phân tích để bác hay. Bây giờ sắp quá ngọ sang mùi. Thời giờ đi mau thật. Tôi quấy quả, dông dài mãi sợ bác mất thời gian. Vậy tôi xin kiếu hẹn bữa khác…

Cường chưa kịp tiễn cụ Huy ra về, chợt có tiếng chuông gọi cửa đổ liên hồi, gấp gáp. Anh xin lỗi, nhờ cụ nán ngồi lại rồi chạy ra mở cổng. Mão Sếch ôm theo con gà tía cùng dăm bảy đệ tử bước vào. Chẳng đợi Cường cho phép, họ nghênh ngang kéo nhau xông thẳng lên phòng khách. Một gã khoanh tay dựa vào tủ buông một câu xấc xược:

Cường cau mày khó chịu, không thèm trả lời. Mão Sếch cảm thấy hơi tẽn vì thái độ của bọn đàn em nên giàn hoà.

– Ông anh tha lỗi. Bọn đệ tử của tôi quen thói cộc cằn, lấc cấc, nhưng rất tốt, rất trung thành. Ông anh khỏi lo. Tôi là hàng xóm, cụ Huy đây cũng biết.

– Vâng, tôi cũng có nghe qua và biết anh có cái biêt thự ở mép hồ. Các anh cần gì? – Cường hỏi.

– Thế ông anh là thế nào với chủ nhà?

– Tôi là bạn thân đến trông nhà, trông gà.

– Vậy cứ tạm xem anh như là chủ con ô tử mỵ. Nói cho nó nhanh! Tôi mấy bận ôm gà sang đây đá đều thua đậm. Hôm nay có con gà tía muốn cho thử sức với con ô bên này. Được chứ?…

Nhận thấy Cường có vẻ lúng túng, cụ Huy đỡ lời:

– Gà tía hở. Bác cho tôi coi một chút, được không bác Mão?

– Mời cụ cứ tự nhiên – Một gã đệ tử vừa trịnh trọng ôm gà tía đến bên cụ Huy vừa nói— Gà tía này hết sảy. Đại ca của cháu vất vả lên tận Bắc Ninh gặp cụ giáo Dậu, năn nỉ mua hết 5 triệu đấy.

Cụ Huy tủm tỉm cười, đưa tay đỡ con gà lên ngắm nghía. Nghe tiếng cục cục của con gà ô ngoài sân, tía ta hùng hổ nhảy xuống sàn, đập cánh gáy vang đầy vẻ thách thức. Cụ Huy chăm chú nghe tiếng gáy, sau đó lại gần tía một tay vuốt ve, tay kia đỡ lấy ngực nó. Cụ ngồi quan sát, trầm ngâm suy nghí chừng 15 phút rồi quay sang Mão Sếch nói:

– Con gà này đúng là linh kê. Đã lâu lắm ngoài con ô nhà này, hôm nay tôi mới gặp được một con gà quý tướng. Các bác xem: con tía này thuộc loại tầm đại, lực lưỡng hơn con ô tầm trung. Nó nặng hơn con ô ít nhất bốn lạng, cao hơn sáu phân. Đầu nó nhỏ, theo xuôi với cần cổ. Mỏ ngắn và chắc, hàm lại rộng, mổ vào đối phương cứ là dứt từng miếng thịt. Gò má cao, da mỏng, đỏ tươi. Mi mỏng, mắt sâu, con ngươi nhỏ, quầng mắt lầm cát. Ức nhỏ, mình dài, phao câu lớn. Lông nó mượt và chặt lông, nếu ngã xuống nước chỉ cần lắc mình vài cái là khô liền. Đôi chân con tía này mới thực tuyệt. Đùi dài hơn cẳng, kheo treo, bắp cơ nổi rắn như tảng đá. Ống chân đã có vẩy phủ địa, lại thêm vẩy liên giáp thành nội ở ngang tầm cựa. Bàn chân vuông vức, ngón chúa dài và bóng láng. Ai có tiền đừng nói 5 triệu mà 10 triệu, 20 triệu cũng nên mua. Quý anh Mão đã dư tiền lại rất sành chơi gà.

Cụ Huy liếc mắt thấy Mão Sếch khoái trá, châm lửa hút thuốc, mặt nghênh nghênh, hai chân nhún nhảy. Liếc sang phía Cường, cụ thấy anh hơi thất sắc, trán lấm tấm mồ hôi. Cụ càng tán dương gà tía, đám đệ tử của Mão Sếch mặt mày như nở ra, hai chân muốn nhảy cẫng. Một gã xấn lại gần Cường giả lả nói:

– Chơi chứ, ông anh? Hôm nay mới thực sự là quần hùng hội yến. Ông anh mà không dám đưa gà ô ra thử sức thì xoàng quá, uổng công tụi em xoa bóp gà tía cho đại ca suốt một tuần.

– Giang hồ có luật. Chối từ thế nào được. Ăn mãi thì đến lượt phải nôn – Một gã khác đỏ mặt tiếp lời.

– Nhưng có phải gà của tôi đâu – Cường nhỏ nhẹ đáp.

– Không được. Ông anh mới về xóm này không biết đại ca ba, bốn lần ôm hận trên sân xới biệt thự này. Có trận đại ca tôi đã chết gà lại mất toi gần trăm triệu cá độ. Oan có đầu, nợ có chủ…

Đôi bên lời qua tiếng lại mỗi lúc thêm ồn ã. Cường càng từ chối, khất lần tụi đàn em Mão Sếch càng hung hăng ép buộc. Cụ Huy chỉ ngồi im lặng, tủm tỉm cười mát và quan sát chú gà tía oai phong, lẫm liệt. Hồi lâu cụ nói bâng quơ:

– Nghĩ cũng lạ. Gà quý tướng thế này mà cụ giáo Dậu bên Bắc Ninh lại bán cho các anh?

– Không đơn giản đâu cụ ơi! Đại ca chúng cháu phải năn nỉ rát lưỡi, khô miệng nửa ngày giời mà cụ giáo vẫn làm thinh. Mãi sau cụ giáo thấy chúng cháu lì quá mới phát giá 5 triệu ngỡ là nói lỡm để xua khách về, ai ngờ đại ca chúng cháu chơi đẹp, xoè tiền ôm gà chạy ra cửa không nói nửa lời. Cụ giáo chắc là tiếc đứt ruột.

– Thế thì tôi hiểu ý cụ giáo rồi – Cụ Huy quay sang đưa mắt ra hiệu cho Cường rồi huơ tay tuyên bố – Đánh thì đánh, sợ gì mà cứ giằng co mãi.

– Hoan hô cụ già. Thế mới là hảo hán làng chơi.

– Chiều nay bốn giờ khai cuộc.

– Cụ nói là đảm bảo quân tử nhất ngôn đấy. Đúng bốn giờ tụi cháu ôm gà sang đá.

– Đã bảo bốn giờ, không sai một giây.

– Ý cụ định thế nào, luật cá độ ấy?

– Tuỳ các quý anh.

– Một ăn hai mươi, xong béng — Mão Sếch tuyên bố.

– Tôi chỉ có hai trăm ngàn lương hưu vừa lĩnh xin đặt hết cho quý anh.

– OK! Gà tía thua cháu nộp cụ đủ bốn triệu. Ngoài ra, tiền cá của làng, kính biếu cụ mười phần trăm, không thiếu một cắc.

Cụ Huy quyết định đột ngột, cuộc đàm phán diễn ra quá nhanh làm Cường ù tai choáng váng, lo sợ. Anh ớ người không nói thành lời, chỉ biết nở nụ cưòi hình thoi, đôi mắt đờ ra ngây dại. Khi bọn Mão Sếch ôm gà lục tục kéo nhau ra ngoài quán bia đầu ngõ, Cường mới hoàn hồn. Anh lắp bắp hỏi cụ Huy:

– Cụ ơi! Con lo lắm! Bạn con lúc đi dặn đi dặn lại đừng có dây với bọn Mão Sếch. Lên đến phòng chờ máy bay anh ấy còn chưa yên tâm, chạy xuống nắm tay con nhắc phải chăm sóc, bảo vệ gà ô.

– Bác cứ yên tâm. Tôi biết bụng bạn của bác và bác ấy cũng hiểu bụng tôi.

– Yên tâm làm sao được hở cụ? Nếu gà ô của bạn con có mệnh hệ gì, con biết ăn nói thế nào?

– Bác chưa hiểu nên lo là phải. Thư thả ngồi tĩnh tâm uống nước tôi nói bác hay.

Cụ Huy lại tủm tỉm cười nhìn anh hồi lâu. Cụ vuốt chòm râu, đứng dậy tìm chiếc điếu cày ở góc phòng mang ra đầu hiên vừa hút vừa mơ màng ngắm cảnh Hồ Tây lăn tăn sóng nước phía xa xa. Cường nhìn theo cụ tâm thần hoảng hốt, đứng ngồi không yên, tay chân không biết để vào đâu. Anh toan chạy ra van vỉ cụ Huy đổi ý để tự mình đi tìm Mão Sếch xin lỗi. Nhưng có cái gì vừa e ngại vừa như tò mò đã giữ chân Cường lại. Hình như cụ Huy cảm thấy thời gian đã đủ cho Cường bớt lo sợ, ngỡ ngàng, hồi tâm một phần. Cụ vẫy Cường ra ngoài hiên cùng đi đến chỗ con gà ô.

– Hồi nãy nói chuyện với bác về tướng gà tôi còn quên chưa nói hết. Tướng gà rất khó xét đoán nhưng luyện nhiều vẫn có thể phát hiện, tìm được linh kê giữa muôn ngàn con gà tầm thường khác. Trong giới chơi gà chọi còn nghiệm thấy giữa chủ và gà có duyên may, có luật nhân quả, luật tương xung tương hợp. Quý vật tầm quý nhân chứ quý nhân không tầm quý vật. Có những con vật ở với chủ cũ hiển hách chiến công nhưng khi về tay người khác thành gà đạp mái. Luật nhân quả cho thấy chủ nhân từ, luôn chăm sóc vỗ về, thương gà như thương con, yêu gà như yêu mình thì linh kê ra trận dù mù mắt, gãy cánh vẫn có thể bất ngờ chiến thắng kẻ địch mạnh hơn rất nhiều lần. Chủ nào tớ ấy, nếu ông chủ hèn hạ, thất đức không mấy khi được gà hay. Nếu ỷ vào tiền, vào thế mà ép buộc, giành giật linh kê từ tay người khác thì cái thần của linh kê sẽ biến mất.

– Cụ nói xa xôi quá con không hiểu. Con lo lắm cụ ạ! Gà ô này là bạn con giao lại bằng tất cả tình cảm từ hồi chúng con còn mặc quần thủng đít.

– Sao bỗng dưng ngưòi có học thức, thông minh lịch lãm như bác lại chậm hiểu thế?

– Quả có vậy. Lúc nãy cụ hết lời ca ngợi con gà tía. Chẳng nhẽ đó là giả dối?

– Không. Tôi khen thật. Gà tía thật sự là linh kê hiếm gặp.

– Thế thì lại càng khó hiểu.

– Nếu gà tía đang trong tay cụ giáo Dậu thì các vàng tôi cũng không dám nhận đấu. Than ôi! Anh hùng bất kiến minh quân. Tôi đã nghe trong tiếng gáy hùng dũng oai phong của gà tía ở đoạn ngân cuối cùng ẩn chứa một nỗi u hoài. Nhìn sâu vào mắt nó tôi thấy một quầng tối uất ức, giận hờn. Bác chưa sống lâu, gắn bó với gà chọi, nên bác chưa thấy được cái linh cảm ấy. Bạn bác ở nhà có thể có sự đồng cảm như tôi. Sự buồn nản của gà tía đã dồn xuống đôi chân có vẩy quý tướng rồi, bác chưa biết đấy thôi. Hai mặt âm dương của chân gà đã mất cân bằng, âm đang thịnh lên, dương bắt đầu suy. Phải biết thăm thân nhiệt biến đổi ở hai mặt ống chân và nhìn nghiêng quan sát các vệt sáng trên từng vẩy to nhỏ mới cảm nhận hết được điều này. Một lũ lưu manh giòi bọ như Mão Sếch làm sao có thể nuôi được linh kê, có nòi giống tôn quý như gà tía của cụ giáo Dậu lừng danh trong làng chơi gà chọi xứ Kinh Bắc. Ô hô!… Tiếc thay hạt gạo trắng ngần, đã vo nước đục lại vần than rơm! Anh hùng bất kiến minh quân như gà tía khác nào Phạm Tăng thờ Hạng Võ, cha con Lý Lăng chết ở ải Hồ Quan bởi Mao Diên Thọ, Tống Nhac Phi chết ở pháp trường bởi tay Tần Cối… Lão tin gà ô nhà mình cũng vì lẽ đó. Vả chăng nom tình thế lúc này bọn đàn em Mão Sếch vừa tranh cãi vừa ép buộc, hùng hổ như muốn nhai sống gà ô, nên từ chối mãi ắt cũng không xong. Hung đồ như bọn Mão Sếch sẵn sàng trói gô tôi với bác lại, đem gà ra đá. Còn việc cá độ tôi đâu có thiết, chẳng qua vì tôi muốn cho chúng nó biết và nhớ đời thế nào là luật nhân quả trong giới chơi gà chọi.

– Đành rằng vậy, con vẫn nửa tin nửa ngờ thế nào ấy.

– Tôi đảm bảo xin chịu hết trách nhiệm với bạn của bác, đừng lo.

– Nhưng cháu thương cho gà ô lắm.

– Đừng sợ. Đời một con gà được chiến đấu với con gà tía của cụ giáo Dậu còn gì vinh hạnh hơn. Tôi đặc biệt tin vào tướng gà ô điểm bạch của con tử mỵ nhà mình. Giống vật xét về màu lông nó kỳ lạ lắm. Luật về tướng ẩn trên mỗi loài vật một khác, nhưng đều rất thiêng. Loài chó, trời phú cho cái mũi để tìm kẻ thù, cái tai để nghe lời chủ. Tướng chó lạ phải là “bạch khuyển hoàng nhĩâ€, chứ đâu phải chó trắng tuyền như mấy ông buôn chó vẫn kén mang lên biên giới. Loài mèo trời lại phú cho cái đuôi để lấy đà, lái bước nhảy sao cho vồ trúng con mồi. Cho nên mèo tướng lạ phải là “bạch mưu hoàng vĩâ€, chứ không phải mèo tam thể. Loài gà khác con chó, con mèo ở đôi cánh nâng nó lên khỏi mặt đất, vươn tới trời cao. Gà ô điểm bạch là tướng thiêng, tướng lạ mà tôi vẫn chưa hình dung hết sự kỳ diệu của nó…

Người sửa: CaKhoai – 03/01/2011 lúc 5:20am

Quan Niệm Về Một “Chiến Kê”

Con gà nòi được gọi là “chiến kê” khi nó có đủ 5 đức tính của một vị tướng: Văn, Võ, Dũng, Tín, Nhân.

– Trên đầu có mồng như đội mũ của quan Văn. 

– Dưới cán (cẳng gà) có đôi cựa siêu đạo là Võ.

– Gặp địch thủ xông vào chí tử bất thoái như gà ô

mắt ếch, đá chết không chạy là Dũng.

– Gà nòi gáy rất đúng giờ, ngắn gọn “âm minh đoản”, là Tín.

– Khi có miếng ăn, biết “túc tác” chia sẻ cùng bầy là Nhân.

Người ta nói “chó giống cha, gà giống mẹ”. Gà nòi theo hệ thống mẫu hệ. Do đó, muốn có danh tiếng, ngày xưa các sư kê phải đi từ con mái gốc, mái nền. Gà mẹ phải anh thư, cản bởi con cha trên một tuổi, từng là chiến tướng, thì nay ? đàn con mới được đôi con “hổ tứ”. Lứa trứng so không ai cho ấp, phải đợi đợt hai. Trong bầy con không phải tất cả đều là chiến tướng. Do đó, các sư kê phải biết chọn lọc để nuôi. Số còn lại trở thành gà thịt. Sự tuyển chọn qua nhiều đợt. Thông thường là khi gà được 3 tháng tuổi tới 6 tháng, gà bắt đầu gáy. Bắt đầu cho cổ đợt đầu tiên để xem thế đá và sự khôn lanh, ra đòn, trả đòn. Người ta bịt cựa (nếu đã nhú dài), xổ với gà tơ đồng chạng hay với gà tre, gà tàu. Xổ ba hiệp, mỗi hiệp độ 10 phút. Lần này cũng lựa chọn ra được những con gà có nhiều triển vọng.

Gà có nhiều thể đá. Có con độc chiếu sát thủ, có con ra rất nhiều đòn. Đây là những thế chính của chiến kê:

– Đòn nạp, xạ: ban đầu gà còn sức bay cao, tung song phi. Đến hiệp thứ ba trở đi, con nào còn bay nạp xạ được nuôi dưỡng đúng mức. Đòn nạp chính xác chỉ thấy ở gà có xương lườn ngay thẳng và hai xương ghim không quá hở rộng. Xương ghim là hai xương gần hậu môn. Bế con gà lên, nếu xương ghim không rộng hơn ngón tay út là vừa. Hai đầu xương ghim phải dài bằng nhau. Cái dài, cái ngắn trước sau gì gà cũng bị đui mắt.

– Hồi mã thương: đây là gà thế, khôn lanh. Đang đá tự nhiên bỏ chạy, địch thủ rượt theo, bất thần quay lại đá thốc lên. Đòn này rất độc, sát thủ nếu gà đâm giỏi.

– Đá vỉa: chui vào cánh gà địch và cứ giữ thế đó, gọi là vỉa tối. Bằng không, chui ra, chui vào khi thời cơ đến, gọi là vỉa sáng. Thế này có thể đá gãy cánh đối phương.

– Đá sỏ, mé: cắn mồng, mỏ rồi tung đòn.

– Đá mã kỵ: bay cao đáp xuống đá vào lưng. Nếu trúng cựa sâu sẽ sát thủ vì trúng phổi.

– Ngoài ra tuỳ theo vị trí đá, người ta nói đá long. đá hang cua, đá khai vựa lúa (bầu diều), đá kèo trên, đá kèo dưới, đá lấn (đá áp thô). Có gà đá một cú gọi là độc cước. Chiến kê đá có nét ra liền cước…

Chọn gà theo “kê tướng”:

– Mỏ: vừa, hơi cong, chắn chắn. Chiến kê dùng mỏ cắn địch thủ để tung đòn. Gà ô, chân trắng mỏ trắng “mẹ mắng cũng mua” thuộc dòng chiến tướng. Gà dở, “đâu đầu nhìn miệng” là gà nát gối, liên tu

– Mồng: gọn như mồng trích, mồng dâu. Tránh mồng xệ, mồng lá. Mồng cối, theo người xưa là không may độ.

– Đầu gà: phải cân đối với cần. Lớn hơn cần quá rõ là gà chậm chạp, đợi địch ra đòn hai ba cái mới trả lại đòn.

– Mắt gà: màu thau, màu bạc, mắt ốc cau có tia máu là giống gà tốt. Mắt lanh, mí mắt mỏng. Gà ô mỏ xanh, mắt ếch, đá chết không chạy.

– Mặt gà: chữ điền là gà gan lì. Mặt tam giác là gà lanh, né giỏi, trả đòn chớp nhoáng.

– Gò má: bằng phẳng từ đầu mỏ, nhô cao ở mí mắt dưới và mí trên cho thấy mắt gà sâu, bặm trợn, lì đòn. Nhưng mắt đừng quá sâu, gà chậm ra đòn.

– Lưỡi gà: hai lưỡi (song thiệt), lưỡi đen (hắc thiệt), lưỡi ngắn (đoản thiệt) là những “linh kê”, dị tướng.

– Cổ gà: tròn hay vuông đều được. Cần nhất là xương cổ phải liên lạc, sát nhau. Tránh cổ cò. Ở dưới cổ có miếng thịt dư gọi là hầu bò, chính gốc nòi, gà 1 đòn, chịu đựng nước khuya. Tích gà phải đỏ tươi, có vết trắng là đã lai. Muốn thử cổ gà, ta lấy tay đè cần sẽ lượng được độ cứng cáp của cổ gà.

– Ức gà nở nang. Bầu diều nằm bên trái (trữ thực tả), dị tướng nên được xếp hàng “linh kê”

Cánh gà: 18 lông thật sát, chồng lên nhau. Cánh xếp ôm chặt lưng, dài gần tới đuôi. Nếu có một lông trắng tuyền, hay có một “lông tượng” cuốn xoắn lại, cứng. Nếu là mái nòi có lông tượng, bầy con phần lớn đều có những vảy cực tốt như án thiên, phủ địa, đại giáp, nghịch lân …

– Lưng gà không gù, thế đứng giọt mưa hay ưỡn ngực ứng thiên là gà chuyên đá trên.

– Lông mã: nhỏ, nhiều, dài gần tới gối là giống tốt. Nên lựa chọn lông mã một màu.

– Phao câu: to; hai bình dầu thuộc dị tướng. Phao câu lớn sẽ cho lông đuôi dài, cứng. Gà đứng vững, dùng đuôi để đưa ra đòn.

– Chân gà: lưỡng túc tam phân. Đùi tròn, thon không tốt bằng đùi dẹp, nở nang. Căng nhỏ, tròn hoặc vuông như cạnh thước. Cân nhất phải thon. không có mỡ.

– Ngón: nhỏ, thon. Ngón giữa hay còn gọi là ngón chúa, ngón ngọ phải từ 19 vảy. Hai ngón nội. ngoai từ 14 vảy. Ngón sau gọi là ngón thời phải từ 7 vảy đổ lên.

– Móng: dài, cong như móng rồng là chiến tướng thuộc loại “ế độ”, đá đâu thắng đó, không ai dám cáp. Nên nhớ, ngón thới cũng đâm. 

Về sắc lông theo ngũ hành, có người xem. nhưng cũng có kẻ coi đó chỉ là chuyện nhỏ. Gà ô chân trắng, mỏ trắng thuộc dòng chiến tướng. Gà xám lông khô, cẳng như gà chết không phải tay vừa. Gà nhạn lông trắng, chân chì, chơi chi giống đó. Đòn đá không lên, nhát, chạy bậy. Gà chuối có màu đẹp, các sư kê không chuộng vì cho rằng không may độ.

Về vảy vi, hai hàng vảy trước là hàng thành và hàng nội nên mỏng, trong sáng, đường viền nhỏ. Vảy xếp theo hình chữ “nhân” rất tốt, hay úp lên nhau như cái máng xối cũng nên chọn lựa.

Ở phía sau cẳng gà là hàng hậu, phải no tròn, chạy dài từ gối xuống tới gần cựa, gọi là “gà no hậu”. Không nên chọn lựa gà có một vảy hậu nứt ra, “bể hậu” hay “khai hậu”; con này sớm muộn gì cũng tử trận. Gà thất hậu, vảy rời rạc không bền. Tuy nhiên nếu có “khai hậu” mà phía trước hàng ngoại cũng có một váy bị xẻ đôi, gọi là “bể biên”, lại thuộc là gà chiến: “bể biên, khai hậu là cậu gà nòi”. Hàng độ từ cựa đi lên phải thật sát nhau, càng lên cao càng nhỏ lại. Hàng độ chạy song song với hàng kẽm, trên to dưới bé. Độ có màu như son là tuyệt vời. Đếm được bao nhiêu vảy độ là gà có triển vọng bấy nhiêu. Từ ngón thới (ngón sau), có hàng độ dưới. Chạy lên cao, bao lấy cựa, gọi là “hoa đăng thới”. Gà này có thêm cặp cựa song đao, đóng sát ngón thới, hễ nó nhảy lên là đâm. Giữa hàng vảy ngoại và hàng hậu có hai, ba hàng biên màu son. Hàng biên tốt như “thập biên”, (chữ thập), “liên giáp biên”…

Nói Chuyện Về Con Gà

Nói chuyện về con Gà – Gà (phiên âm là Ji) đọc na ná như Cát (phiên âm là jie). Chú gà với dáng vẻ oai phong đĩnh đạc được người xưa coi là biểu tượng của may mắn. “Ngũ đức chi cầm” (Loài chim mang 5 đức tính Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín) rất đúng giờ và biết giữ chữ tín. Gà trống gáy gọi Mặt trời lên, ánh sáng tới, đuổi tà và mời gọi may mắn, do đó ngày mùng 1 tháng Giêng còn được gọi với một cái tên mỹ miều là ngày con gà.

Hiệp Hội Tranh Việt với rất nhiều mẫu tranh Gà đẹp.

Giới thiệu về Con Gà

Ý nghĩa của bức tranh đông hồ gà đại cát khi treo trong nhà là muốn có được sự hưng thịnh và phát triển. Cả trong công việc và cuộc sống. Là bởi vì gà đang ở tư thế chạy, dáng gà là lúc khỏe khoắn mạnh mẽ và căng tràn năng lượng nhất. Là bước đà phát triển tốt nhất cho công việc hanh thông, sự nghiệp có thêm nhiều may mắn.

Đối với người dân, gà là người bạn gọi mặt trời mang năng lượng sống ngập tràn. Xua tà ma, quỷ quái những vận xui xẻo đến với gia đình trong năm cũ. Và mang tới nguồn năng lượng tươi mới, hân hoan hơn trong mùa Xuân.

Gà Đại Cát là hình tượng của chú gà trống dũng mãnh với đầy đủ những đức tính: Văn Võ Dũng Nhân Tín của người thành công. Nên khi treo Gà Đại Cát trong gia đình còn giúp nhớ những đức tính và rèn luyện bản thân mình tiến tới đích thành công.

Có thể là bạn bè quốc tế, đối tác khách hàng là người nước ngoài. Vừa thể hiện được hình ảnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt ấn tượng. Vừa thay lời chúc công việc hanh thông, đại cát đại lợi trong năm mới.

Ý nghĩa tiếng Gà gáy

Một buổi sớm tinh mơ, cả một vùng đất rộng lớn đang yên ắng. Đột nhiên một tràng tiếng gáy rộn ràng của những chú gà. Lúc này, cả bầu trời vẫn đầy sao, bốn bề yên ắng, chỉ có những làn gió nhẹ thổi man mát. Hai người vung thanh kiếm dài, hàng ngày vào lúc rạng sáng hai người đã khổ luyện võ nghệ. Sau này đều trở thành danh tướng văn võ song toàn thời Tấn. Tinh thần thiếu niên lập chí, chăm học khổ luyện của họ đều tràn đầy trong từ “Văn kê khởi vũ” này.

Mọi người đã diễn giải và liên tưởng tới ý nghĩa tượng trưng của gà từ những đặc điểm của nó. Gà không chỉ là loài chim có nhiều đức tính mà còn là loài chim may mắn. Trong trái tim của mọi người đức tính cao đẹp. Canh giờ tới bình minh của gà trống đã là biểu tượng cho sự thành thực không giả dối, cần mẫn và giữ chữ Tín. Còn là biểu tượng cho một ngày mới tới, hy vọng mới. Tất cả đều có một sự khởi đầu mới; và biểu tượng cho sự hoàn thiện không ngừng, kiên trì không mệt mỏi, là biểu tượng về nghị lực và dũng khí.

Ý nghĩa tiếng gáy – Nói chuyện về con Gà

Gà trống gáy sáng, hàm ý rằng đêm dài đã qua đi. Mặt trời bừng sáng mọc lên từ phương Đông, ánh sáng tràn tới, là biểu tượng cho trời sáng và may mắn. Gà còn được gọi là chim Mặt trời, nói rằng nó có phong thái cương cường. Gà có thể hàng yêu, diệt quái, trừ tà, vì khi gà báo sáng. Ma quỷ đang tác quái trong đêm đen không con nào nghe tiếng lại không khiếp sợ, trốn chạy tứ phía.

“Mưa gió u ám, gà gáy không ngớt” được trích dẫn để hình dung những bậc quân tử. Có chính nghĩa kiên định tiết tháo của mình trong những năm tháng mưa gió quay cuồng. Loạn lạc đen tối. Theo đó tiếng gà gáy không ngừng vang vọng bên tai, câu thơ. “Viết về đức thì gà có 5 đức tính, Gáy tiếng đầu ắt là canh ba” của Đỗ Phủ. Đã hình dung nhân cách của gà, câu thơ “Chú gà trống đỏ phủ lên mình lớp lông vũ sặc sỡ, Hai cái cựa như đao kiếm sắc nhọn” nói về dũng khí kiên cường của gà trống, có người coi gà như một người thủ tín mũ cao vuốt sắc:

Tiếng gà gáy còn biểu thị sự trân quý của thời gian, sự trân quý của sinh mệnh, như một tiếng chuông cảnh báo đối với người chí sỹ khiến lòng người bừng tỉnh. Kẻ không có chí thì tiêu trầm, lãng phí thời gian; kẻ có chí thì sự ắt thành, biết quý tiếc thời gian như vàng ngọc.

Tên gọi khác – Nói chuyện về con Gà

Gà có rất nhiều những tên gọi thanh cao như “Ngọn nến trong đêm”, “Quan canh giờ”, “Chim biết giờ”. Nói chuyện về con gà – Gà trống trông coi giờ, cổ nhân làm việc khi mặt trời lên, nghỉ ngơi khi mặt trời lặn, một năm 365 ngày. Dù cho nắng nóng hay giá buốt hay nắng mưa gió tuyết, mỗi buổi sớm gà trống đều gáy đúng giờ. Không hề lười biếng, sai giờ, gọi mọi người thức giấc, mọi người mới bắt đầu một ngày mới làm việc, học tập và sinh hoạt.

Như văn nhân thời xưa gọi thư phòng là “Kê song” “Kê song dạ tĩnh khai thư quyển”. (Bên khung cửa sổ giữa đêm thanh vắng lần giở cuốn sách). La Ẩn thời Đường được Phạm Thành Đại thời Tống viết thành: “Kê song dạ khả tụng” (Bên khung cửa sổ đêm khuya đọc thành lời). Đã miêu tả được cảnh đêm khuya yên ắng, thi nhân nghe tiếng gà gáy mà trở dậy đọc sách.

“Văn kê khởi vũ” (Nghe gà gáy dậy luyện võ) đây là điển cố Lệ Chí nổi tiếng trong “Tổ Thích truyện – Tần Thư”. Tổ Thích và Lưu Côn thời Tấn khi còn trẻ đã ôm chí lớn, đối diện với quân Hung Nô xâm lược. Bách tính phải ly tan, hai người ôm chí báo hiếu nước nhà, khôi phục Trung Nguyên, thường cùng nhau đàm luận tới nửa đêm canh thâu.

Thơ hay về Gà – Nói chuyện về con Gà

Gà cũng thường xuất hiện trong thơ của những ẩn sỹ, miêu tả cuộc sống ẩn dật yên tĩnh đạm bạc của ẩn sỹ. Như Lư Chiếu Lân thời Đường ca ngợi những ngày tháng yên tĩnh khi ẩn cư trong núi như sau: Nơi đình tịch mịch nghe tiếng hạc kêu, Rạng sáng bên khung cửa sổ nghe tiếng gà gáy. (Trích: Nghỉ ngơi tắm gội nơi sơn trang)

Khi Mai Nghiêu Thần du ngoạn Lỗ Sơn, thưởng thức những cảnh đẹp trong núi, nơi núi rừng tràn ngập khói sương, tĩnh lặng như vậy, đi trong sương khói, thong dong như vậy, đang không biết rằng nơi này có người hay không, thì nghe thấy từ nơi mây trắng sâu thẳm vẳng tới một tiếng gà gáy, nên cuối cùng đã viết trong bài thơ Dạo bước trên núi Lỗ Sơn rằng: Nhà người ở nơi nao? Ngoài mây một tiếng gà. Nơi người ấy cư ngụ là nơi mây trắng cuồn cuộn vây quanh, chỉ nghe thấy tiếng gà, không nhìn thấy bóng dáng, khiến con người tha hồ bay bổng tưởng tượng.

Thời xưa khi các thi nhân miêu tả khung cảnh điền viên có rất nhiều người viết về gà. Ví như Đỗ Phủ viết: Đuổi gà lên cây, Mới nghe thấy tiếng gõ cửa gỗ. Lưu Vũ Tích viết: Sương đọng trên mái ngói phía Nam, Gà gáy trên cành cây sau vườn, đã gắn chặt hình ảnh chú gà với nhà nông một cách thú vị.

Gà Trống – Hoa Cúc

Kê cúc (gà trống bên cây cúc) là bức tranh Đông Hồ. Với hình ảnh chú gà hùng dũng, một chân xoạc ra, chân kia bám vào tảng đá, vươn mình lên như sắp gáy. -Mà cũng như sắp bước vào một trận quyết chiến. Theo quan niệm dân gian, hình ảnh oai phong của gà trống tượng trưng năm đức tính tốt của người quân tử: văn, võ, dũng, nhân, tín. ( Nói chuyện về con gà).

Cái mào đỏ tựa như chiếc mũ cánh chuồn tượng trưng cho Văn.

Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm, tượng trưng cho Võ.

Tư thế khỏe khoắn, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước, biểu thị của Dũng.

Kiếm được mồi cùng gọi nhau ăn biểu thị của Nhân.

Hàng ngày gà gáy sang canh dù mưa nắng không bao giờ sai, biểu thị của Tín.

Gà cũng trở thành biểu tượng trừ tà trấn yêu trong tranh. “Kinh Sở tuế thời ký” của Lương Tông Lẫm triều Nam có chép rằng: “Mùng 1 tháng Giêng… Dán tranh gà trên cửa, Treo dây sậy ở trên, Cắm gỗ đào (trên có ghi tên Thần linh) hai bên, Bách quỷ đều sợ”. Cho nên năm mới mọi người không chỉ dán tranh gà trống trên cửa để xua đuổi tà ác cầu bình an, mà còn gọi ngày đầu tiên của năm là ngày con gà.( Nói chuyện về con gà ).

Ngũ Đức của Con Gà

Năm đức của gà là gì? Đó là văn, vũ, dũng, nghĩa, tín.

Gà có năm đức: văn, vũ, dũng, nghĩa, tín.

Trời có ngũ hành: một là mộc, hai là hoả, ba là thổ, bốn là kim, năm là thủy.

Người có ngũ thường; ngũ thường là gì? Là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Gà có năm đức, người lẽ nào không có năm đức? lẽ nào chẳng bằng gà sao?

Ít người có được năm đức như gà.

Tư thần nghĩa là gà trống gáy báo buổi sáng (báo hiếu 報 曉).

Gà mái tư thần, đó là điềm gở, là đàn bà làm loạn chính sự (phụ nhân loạn chính 婦 人 亂 政).

Gà mái gáy lớn, thiên hạ loạn lớn.

Tranh gà trống với hình ảnh ngũ đức: mào gà màu đỏ thể hiện văn đức; bước chân oai vệ, dáng đi đĩnh đạc thể hiện võ đức; khi gặp địch là chiến đấu bảo vệ đồng loại thể hiện dũng đức. Khi tìm thức ăn gọi bạn đến ăn cùng thể hiện nhân đức; gà trống gáy báo buổi sáng thể hiện tín đức.

Gà trống thiện chiến, dũng mãnh có tiếng gáy vang vọng. Cùng với đó chữ Kê (gà) trong tiếng Hán đồng âm với chữ Cát (cát tường). Vì vậy theo quan niệm từ xa xưa, gà là loài vật đại diện cho sự cát tường. Tiếng gà bên cạnh xua đuổi tà ma còn như báo hiệu công danh rộng mở đến với gia chủ. ( Nói chuyện về con gà ).

Gà trong hội họa

Cũng có bức vẽ một chú gà trống đứng trên tảng đá lớn ngẩng cao đầu, ưỡn ngực hiên ngang. Bức tranh “Cát tường như ý” đã dùng hình ảnh một cậu bé đồng tử như ý ở bên cạnh một chú gà trống. ( Nói chuyện về con gà )

Bức “Tử khí đông lai” (Sắc tím từ phía đông đã tới) có hình chú gà và chùm hoa leo tím. Ngụ ý chỉ điềm lành sắp tới. Bức “Ngũ tử đăng khoa” vẽ một chú gà gân cổ lên cất cao tiếng gáy. 5 chú gà con đứng cạnh lắng nghe, ngụ ý là chỉ việc dạy ngũ tử. Ngoài ra “Kê chi ngũ đức”, “Văn kê khởi vũ”. Đã trở thành những cảm hứng vẽ tranh, cấu tứ của tác phẩm tinh xảo. Thể hiện được cảm thụ trong tâm hồn của người họa sỹ, thể hiện vô cùng biểu cảm khí thế của gà trống. Sự nhân từ của gà mẹ và sự hoạt bát của những chú gà con.