Chọi Gà Chợ Mới Bk 2 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Chợ Gà Chọi Ở Sài Gòn

Nằm trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7, TP HCM), trước cổng trường ĐH RMIT, thời gian gần đây xuất hiện “chợ” bán gà chiến (gà đá) hoạt động công khai. Mỗi “shop” có hàng chục con đủ các loại từ gà điều, xám, ô, tía, khét… đến gà tre lai, tre rặc.

Đang nhâm nhi từng ngụm cà phê, anh Sáu bỗng đứng phắt dậy khi thấy chiếc xe máy trờ tới. Người đàn ông chừng 30 tuổi, chống chiếc xe bên lề đường rồi lao vội tới con gà chân xanh, mắt trắng. Ôm sát chú gà vào người, vị khách luôn tay lật từng ngón chân của nó. “Con điều này lấy nguồn từ đâu?”, nghe khách hỏi, anh bán hàng đon đả: “Em lấy từ chợ Lách (Bến Tre) đó. Không phải nói hay chứ gà của em chắc chân lắm. Con gà mà anh đang xem là con gà đẹp nhất trong đám này”.

Theo anh Sáu, đó là con điều nặng 2,5 kg, chân xanh, mắt vàng, thế đá canh nạp, táp lông nhanh như điện, tránh né mau lẹ. Mắt hấp háy, anh chủ hàng nhỏ nhẹ với khách: “Anh xem đôi chân hậu của nó này. Đẹp chưa, nó có hình hàm long ngậm ngọc đấy. Đây mới là những con gà chiến thực sự, tướng dữ, trong lúc đá luôn giữ thế đứng như Sư tử, luồn lách như rồng, múa chân như phượng”. Sau khi nghe tư vấn, người đàn ông rút trong túi áo lấy ra 2 triệu đồng trả cho chủ.

Theo anh Sáu, mỗi ngày, từ 2h sáng, anh chạy về “lò” Bến Tre lựa chọn những con gà chiến có ngoại hình bắt mắt nhất rồi lên Sài Gòn bán. “Shop” gà chiến của vợ chồng anh chễm chệ ngay đầu cổng trường đại học nên khá đắt hàng.

Cạnh bên là “shop” của anh Tư “Khùng” (hơn 30 tuổi, quê Đồng Nai) được nhiều người dừng chân xem vì quán tổ chức cho khách chọn hàng “sống động”. Những chú gà sẽ được quẳng vào “chiến đấu” với nhau.

Khi cả đám đông đang hò reo đôi gà đá nhau, một người đàn ông to béo, da ngăm đen bước vào hỏi mua gà chiến. Qua vài câu trao đổi, đoán là khách sộp, anh Tư liền chạy vào lôi ra một chú gà được giấu trong giỏ mây mời chào: “Anh hai xem con này đi. Nó là một sát thủ đã chinh chiến khắp nơi và rất ít khi thua”. Đó là con gà tre lai màu chuối, nặng hơn 2 kg, cơ bắp khỏe mạnh, chân cao, cựa đều, mỏ to và nhọn, mắt sâu.

“Nói thật với anh, em có tật bán gà cho ai thì lâu lâu lại gọi điện hỏi thăm một lần xem gà đá thế nào. Trong số 12 con em bán gần đây, có 8 con thắng, 1 thua và 3 con chưa đá”, anh Tư giới thiệu “bảng thành tích”.

Để thuyết phục khách, anh Tư tung chú gà tre lai này vào đấu với những con gà chiến khác và đều giành chiến thắng. Tỏ ra hài lòng, người khách rút cọc tiền hơn 5 triệu đồng trả cho anh Tư rồi ôm con gà phóng vút đi.

Trên một đoạn đường Nguyễn Văn Linh từ ĐH RMIT đến giao lộ Lê Văn Lương, có hơn 10 “shop” bán gà đá tự phát tấp nập người mua kẻ bán. Chủ của những “shop” này chủ yếu là người Bến Tre, Vĩnh Long… lấy gà ở chợ Lách, đưa lên Sài Gòn bán cho những tay chơi cá độ đá gà.

Mỗi “shop” có khoảng trên 10 con gà “trưng bày”, số còn lại được để trong giỏ mây giấu kín. Giá của những con gà chiến này cũng rất khác nhau, tùy vào ngoại hình, tướng mạo, màu sắc và khả năng chịu đòn giỏi, dao động từ 500.000 đến 5 triệu đồng. Nhưng nếu như “săn” được con gà thiện chiến “tung đòn giỏi”, tướng dữ, vảy tốt, dáng đẹp thì giá có khi lên đến vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng.

Vì là “chợ” hoạt động tự phát nên chủ rất lưu ý phòng tránh đội tuần tra. Họ thường bán gà buổi trưa hoặc lúc chiều tối. Theo một chủ gà, họ tránh bán vào tầm 3h đến 5h là vì vào thời gian này, công an và phòng kiểm dịch hay đi tuần. “Thấy xe của đội tuần tra đến là bọn tôi để gà vào giỏ leo lên xe chạy ngay. Không nhanh chân là bị ‘hốt’ liền. Như hôm qua, một thằng chỉ chậm chân vài giây mà bị đội tuần tra ‘hỏi thăm’ đập đầu gần 20 con gà vào gốc cây, thiệt hại hàng chục triệu đồng”.

Theo chị Linh, để che đậy hình thức bán gà đá độ, nhiều chủ “shop” đã biến tướng thành nơi bán gà thịt nhưng không khó để nhận ra. Gà đá là những con được cột chân vào một cọc tre. Còn những con mà buộc chân xếp hàng đống là những chú gà bán thịt”.

“Ngày nào họ cũng bán ở đây. Đội tuần tra đến thì họ lên xe vọt lẹ, bắt sao được. Khi đội tuần tra rời khỏi thì đâu lại vào đấy”, chị Linh chia sẻ thêm.

Tá Lâm

Chăn Nuôi Gia Cầm Sạch, Hướng Đi Mới Ở Chợ Mới

Là huyện miền núi, nhưng từ trước tới nay, lĩnh vực chăn nuôi nói chung và nuôi gà nói riêng không phải là một thế mạnh của huyện Chợ Mới (Bắc Kạn).

Trang trại gà của HTX Mai Hoa với quy mô 1 vạn con, là mô hình chăn nuôi lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nguyên nhân vì nhiều lý do như người dân chủ yếu trồng rừng; thiếu vốn và thiếu kỹ thuật trong việc chăn nuôi; chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp và không thành phong trào khiến cho đầu ra hạn chế.

Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, do nhu cầu thị trường tăng cao đã tạo cơ hội cho nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi gà, bước đầu đem lại hiệu quả.

Trang trại nuôi gà của HTX Mai Hoa ở thôn Làng Chẽ, xã Quảng Chu là một điển hình. Mỗi năm nuôi 3 lứa gà, trung bình mỗi lứa khoảng 10.000 con và là trang trại gà lớn nhất tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

Chị Ma Thị Hoa, Giám đốc HTX Mai Hoa cho biết: Tính đều cho mỗi lứa, trang trại cũng xuất bán được hơn 22 tấn gà với giá trung bình khoảng 50.000đ/kg. Hiện do tiện đường giao thông (trang trại chỉ cách QL3 mới khoảng hơn 1km) nên xuất bán rất thuận lợi, tư thương đánh xe tải lấy cả trại rồi vận chuyển đi Thái Nguyên, Hà Nội và nhiều nhất là lên biên giới Cao Bằng.

Trong thời gian qua, huyện Chợ Mới cũng xuất hiện thêm nhiều trại gà có quy mô tương đối lớn, được đầu tư bài bản, hoặc chuyển từ lĩnh vực chăn nuôi khác đầu từ sang nuôi gà thịt.

Trang trại của anh Dương Văn Đinh ở thôn Nà Roòng, xã Như Cố là một ví dụ. Anh Đinh là một thanh niên năng động ở địa phương, đã thành công trong việc nuôi chim bồ câu Pháp. Nhưng 2 năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu thị trường về thịt gà tăng cao, anh Đinh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trang trại, lựa chọn con gà lai ri để chăn nuôi. Trang trại mỗi lứa nuôi trên 2.000 con, khi trưởng thành đạt gần 3kg/con và không đủ cung cấp cho thị trường.

Mô hình nuôi gà của hộ gia đình chị Ma Thị Út ở Bản Đén, xã Quảng Chu cũng được đánh giá cao về tính hiệu quả. Mỗi lứa gà chỉ nuôi khoảng 1.000 con, nhưng nuôi theo hình thức thả đồi. Gà lúc nhỏ thì ăn cám công nghiệp, lớn ăn hạt ngô. Do chất lượng thịt ngon, nên khi xuất bán thì được giá cao gần như gà ta, đạt trên 80.000đ/kg (trừ thời gian vừa qua do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu thị trường giảm chỉ còn 60.000đ/kg).

Chị Út chia sẻ, bản thân chị bị bệnh máu huyết tán bẩm sinh, một loại bệnh hiểm nghèo nên tháng nào cũng phải đi truyền máu 1 lần, nếu không có thu nhập từ gà thì cuộc sống không biết phải trang trải như thế nào. Một năm nuôi được 3 lứa gà, trung bình mỗi lứa có lãi hơn 20 triệu đồng.

Nuôi gà sạch đã giúp chị Ma Thị Út (bị bệnh hiểm nghèo phải truyền máu hàng tháng) ổn định được đời sống. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Lưu Văn Duyên, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Chu cho biết: Từ khi xã có đường QL3 mới chạy qua (năm 2016), thuận lợi về giao thông và thông thương hàng hóa nên đã có nhiều hộ gia đình đầu tư chăn nuôi chuyên nghiệp. Trong đó có hàng chục hộ chăn nuôi gà quy mô lớn và đang xuất hiện ngày càng nhiều theo từng năm.

Có thể thấy việc chăn nuôi gà theo hướng trang trại và chuyên nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển mô hình này. Nhất là nhu cầu thị trường ở Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh và khu vực biên giới Cao Bằng tăng cao.

Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn ở huyện Chợ Mới do người dân tự đầu tư. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trao đổi với Báo NNVN, ông Bùi Nguyễn Quỳnh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới thông tin, trên địa bàn huyện mấy năm gần đây đã xuất hiệu nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn, bài bản. Một doanh nghiệp của Indonesia đến đầu tư và chuẩn bị triển khai. Hình thức là người dân phải có quỹ đất, thuận tiện về nguồn điện và nguồn nước, doanh nghiệp sẽ đầu tư cơ sở vật chất, giống, kỹ thuật và bao tiêu đầu ra.

Nguyễn Văn Toán