Chien Ke Hoi Viet Nam / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Welcome To Viet Nam Creatures Website

GÀ LÔI TÍA

GÀ LÔI TÍA

Họ: Trĩ Phasianidae Bộ: Gà Galliformes

Con đực trưởng thành nhìn chung bộ lông màu đỏ lửa, đỏ nâu và lẫn đen. Da quanh mắt màu xanh hơi thẫm, yếm xanh da trần thẫm hơi phớt vàng có chấm đỏ. Trán, trước mắt, sau mắt, phần trước của mào lông ở gáy, hai bên đầu, quanh yếm cổ màu đen. Lưng có sao tròn nâu nhạt viền đen. Lông cánh đen nhạt, có vằn và có vệt màu hung đỏ. Mặt dưới cơ thể nâu sáng. Đuôi nâu hung vàng nhạt có chấm và vạch đen. Con đực non có màu giống như chim cái, nhưng cỡ lớn hơn một chút, trên đầu có khi có màu đỏ lẫn đen. Phần ngực trên đen thẫm. Con cái trưởng thành tương tự như con đực nhưng bộ lông có vệt đen hung và trắng, nhìn không đẹp, không hấp dẫn bằng con đực. Cả con đực và cái đều có mỏ đen, mắt nâu, chân màu hồng.

Theo các thợ săn người H’Mông ở gần núi Phan Si păng thì Gà lôi tía đẻ trứng vào tháng 4, gặp chim non rời tổ vào tháng 7. Mỗi lứa đẻ 3 – 5 trứng. Trứng cỡ nhỏ, hình bầu dục, một đầu to một đầu nhỏ màu hung nhạt có lốm đốm chấm nâu. Điều khác biệt với các loài chim khác trong họ Trĩ là Gà lôi tía này làm tổ trên cành cây. Theo Delacour (1977) chim đẻ vào tháng 4, 7 – 8 trứng và thời gian ấp là 28 ngày. Các thợ săn địa phương cho biết chúng ăn các loại quả, hạt quả cây trong rừng, côn trùng, giun đất.

Gà lôi tía sống định cư theo đàn nhỏ 3 – 5 con ở sâu trong rừng thường xanh rậm độ ẩm cao nguyên, thứ sinh trên độ cao 900 đến trên 2.700m (Delacour, 1977). Các thợ săn H’Mông xã Tà Phìn (Sa Pa) đã gặp Gà lôi tía ở độ cao trên 2.500m, thỉnh thoảng gặp ở độ cao 3.000m. Ban ngày kiếm ăn ở mặt đất, ban đêm bay lên các bụi cây thấp đậu ngủ.

Trong nước: Lào Cai (núi Phan Si Păng huyện Sa Pa) trên độ cao 2.000 – 3.000m, Yên Bái (Mù Cang Chải) ở độ cao 1.600m (Đỗ Tước, 6/2002).

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ.

Loài cóvùng phân bố hẹp, quý, rất hiếm của Việt Nam. Loài chim cảnh rất đẹp, có giá trị khoa học, thương mại, vì vậy có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu.

Vùng sống bị tác động mạnh, mất dần và bị thu hẹp do phá rừng bừa bãi, bị săn bắt quá mức. Hiện nay số lượng bị giảm nhiều và rất hiếm. Nếu không kịp thời ngăn chặn săn bắt sẽ có nguy cơ tuyệt chủng.

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (năm 1992, 2000). Cần tiến hành điều tra nghiên cứu các khu vực còn có gà lôi tía ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn để thu thập dẫn liệu về các quần thể còn sống sót. Tăng cường giáo dục cho nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ và triệt để cấm săn bắt.

Tài liệu dẫn : Sách đỏ Việt Nam – phần động vật – trang 270.

Download Tranh Dong Ho Dan Gian Viet Nam

Đì đẹt ngòai sân tràng pháo chuột Đì đẹt ngòai sân tràng pháo chuột Om sòm trên vách bức tranh gà Om sòm trên vách bức tranh gà Tranh Phạm Viêt Hồng Lam Tết xưa ( Phạm công Thiện) Lơ lửng bông mồng gà Chiều ba mươi Tết ta Tôi ôm gà tre nhỏ Chạy trốn tuổi thơ qua Nực cười thay: nêu không, pháp không, vôi bột cũng không, mà tết. Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi . (Tú Xương) Tranh Bùi Thanh Phương Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu đâu cũng vậy, Người học, học cho hết sách, hay là thế thế thế mà thôi (Tú Xương) Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết Uớc gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân Nguyễn Khuyến Tranh Họa sĩ Bùi Xuân Phái Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà Nguyễn Khuyến Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh Năm mới khác gì năm cũ, vạn người bán muối với mua vôi. (Tú Xương) ● Chiều tết ba mươi chải đầu mang guốc Cội nguồn ● Mỗi năm ba tôi làm việc ấy một lần ● Vài sợi pha sương, da dầy hơn đất ● Cần gì lược chải đầu, cần gì guốc cho chân. ● Thơ Thu Nguyệt ● ● Bước mạnh, nói to, mỗi năm có một lần ● Ba nhẹ gót lầm rầm khấn vái ● Tôi khép nép nhìn người đứng lạy ● Cảm thấy mình sợ hãi trước tổ tiên. ● ● ● Ôi cái điều thiêng liêng ● Tôi cứ ngỡ không còn trong tôi nữa ● Cuộc sống quay nổi chìm lành vỡ ● Tưởng đời ta như ngọn gió không nguồn. ● ● ● Chiều ba mươi này bất chợt khói hương ● Mùi nhắc nhở cội nguồn… ● Tôi khóc! ● Giọt nước mắt tan mát vào nền đất ● Ba tôi cúng xong rồi ● bỏ guốc ● vuốt tay trơn. Nhớ trận Ðống Ða hề thương mùa xuân tới Sầu xuân vời vợi Xuân tứ nao nao Nghe đêm trừ tịch hề máu nở hoa đào Ngập giấc xuân tiêu hề lửa trùm quan tái Trời đất vô cùng hề một khúc hát ngao (Vũ hòang Chương)