Cách Om Bóp Gà Chọi Tơ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-design.edu.vn

Cách Om Bóp Cho Gà Chọi

Chào bạn! Để có được con gà chọi hay, nghĩa là khi lâm trận, thắng nhiều hơn thua hoặc chưa từng nếm mùi thất bại thì đó không phải là chuyện dễ dàng. Một tay chuyên cá độ gà cho biết: Một “chiến binh” khỏe ( chỉ con gà chọi ) phải hội đủ vài yếu tố sơ đẳng: Mỏ diều hâu, đầu chim công, đuôi úp nơm, cánh óp hình vỏ trai, trụ vững trãi… Ngoài ra phải tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, có cốt cách của gà chọi như phản xạ tốt, ra đòn hiểm, ác, tiếng gáy to vang…Bạn cần thực hiện một số kỹ thuật om, vần, nuôi dưỡng thật cẩn thận, kỹ lưỡng.Om bóp vào nghệ:

1 . Nguyên liệu om bóp:700 grams nghệ ta lấy củ nghệ già xay hoặc giã mịn, Xuyên khung thái nhỏ + long lão 20.000 VND (Mua tại hiệu thuốc bắc), 2lít rượu trắng 40 – 45 độ, 1 cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái. Tất cả cho ngâm chung vào với nhau. Sau 1 tháng mang ra dùng. (Muốn cho gà được đỏ đẹp bóng bẩy như cách dùng nghệ miền Nam thì nên cho thêm một chút huyết giác)2. áp dụng:Khi gà đã được thử nghiệm kiểm tra và sau khi cắt tai tích và tỉa lông thì ta bắt đầu cho gà vào om bóp vần vỗ theo chế độ.– Buổi tối sau khi cho gà ăn uống đấy đủ xong thì thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do, dùng 1 cái ly thủy tinh để chứa hỗn hợp thuốc dùng cho việc om bóp. Dùng chổi sơn nhỏ 1 cm hoặc chổi vẽ nhỏ quét hỗn hợp nghệ vào những phần da đã được cắt tỉa lông cho đều một lượt, thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do và để cho khô da rồi nhốt gà lại cho gà đi ngủ.– Sáng sớm ngày hôm sau ta bắt gà thả ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do một chút sau đó lấy 1 cái khăn mặt bông thấm nước nóng vắt khô khoảng 50% nước, lau qua cho gà một lượt vào những chỗ mà ta đã quét nghệ. Thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một lúc rồi nhốt gà lại.– Cách vào nghệ này ta làm liên tục 3 ngày do vậy mà nó mới có tên là vào 3.3. Lưu ý:– Sau khi gà đánh đấm vần vỗ về 3 ngày sau ta mới vào nghệ cho gà bởi đây là thời gian cho gà nghỉ ngơi dưỡng sức chữa thương.– Gà thiếu thịt không nên vào nghệ (nếu có vào nghệ thì thật sự phải có kinh nghiệm, bằng không thì coi như là khó nói).4. Xả nghệ:– Lá ngải cứu mua về rửa sạch sau đó ta cho vào nồi nhỏ nấu chín.– Để nước trong nồi sôi lưu diu, ta lấy 1 cái khăn mặt bông khoảng 30 – 45 Cm gấp 2, gấp 4 lại rồi nhúng vào trong nồi nước lá ngải, vắt khô nước khoảng 80 – 90% và nhớ là không được để khăn nóng quá vì khăn nóng quá sẽ làm cháy da gà (Tay cầm khăn quệt qua ta không cầm khăn để kiểm tra độ nóng của khăn) sau đó ủ khăn vào những vị trí mà ta đã cắt tỉa lông rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nhúng lại khăn vào nồi nước rồi vắt khô như đã nói sau đó lau vào những vị trí vừa mới làm và làm lần lượt như vậy cho đến khi hoàn thiện chu trình.– Cách xả nghệ này ta làm liên tục 4 ngày do vậy mà nó mới có tên là ra 4.Chế độ vần gà: 1. Kỳ đòn 1:Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 1 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 4 – 5 ngày vì là gà non.Tranh thủ thời gian ta cắt tai tích cho gà hoặc cắt trước sau gì đó là do sở thích và quan điểm của từng người. Còn Khánh tui cứ gà gáy rõ tiếng là cắt tai tích.2. Kỳ hơi 1:Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 3 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 9 ngày.3. Kỳ đòn 2:Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 2 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 6 – 8 ngày tùy theo thương tích.4. Kỳ hơi 2:Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 – 35 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 12 – 14 ngày.5. Kỳ đòn 3:Ta tìm con gà bằng chạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 4 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 14 – 16 ngày tùy theo thương tích.6. Kỳ hơi 3:Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 30 – 40 – 50 – 60 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 22 ngày.7. Kỳ đòn 4:Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đá đòn khoảng 6 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 24 ngày tùy theo thương tích.(Kỳ này ta có thể cáp độ đá bao trong khoảng 6 hồ thắng thua gì thì hết 6 hồ là bê lên cốt là để lấy kỳ vần. Nhưng vẫn có những con gà tài không đơi tuổi do vậy mà không cần phải vần đủ thời gian giống như công thức, chỉ cần được 4 hồ đòn và 100 phút hơi là cho gà xuất chinh đi chiế đấu được rồi).8. Lưu ý:– Gà vụ lông 1: Gà vụ lông 1 sau khi đã kiểm tra đòn lối thấy ok rồi, ta cho gà vào chế độ đến một thời gian nhất định khi gà đã đảm bảo được đầy đủ yếu tố để ra trường thì cứ yên tâm cho ra ( Gà lông 1 rất dễ trong việc vần vỗ).– Gà vụ lông 2: Gà vụ lông 2 vần vỗ rất mất thời gian và cẩn thận vì chỉ cần nóng vội sơ xuất là có thể hỏng con gà. Do vậy mà khi vần hơi hoặc vần đòn ta đều phải tăng từ từ không được tăng quá nhanh vì nó không giống gà vụ lông 1 bởi nó bị gián đoạn trong thời gian nghỉ thay lông. (Nhưng là gà vụ lông lỡ thì không có vấn đề gì cả, ta vần như gà vụ lông 1).Gà vụ lông 2 trước khi cho gà vào chế độ, trong thời kỳ gà còn chưa khô lông thì ta nên tập tay cho gà có gân gối vững vàng cứng cáp trước khi đưa vào chế độ.– Trước khi ra trường ta xả nghệ 5 ngày và không om ngày cuối. mà thả ra chuồng rộng, thoáng mát và tránh mưa nắng để cho gà đi lại thoải mái cho xung gà.– Sau trận chiến hay kỳ vần ta phải cho gà ngâm chân từ 5 – 20 phút trong nước lạnh, ngâm ngập đến đầu gối để làm mát chân gà và tránh gà bị xưng cụm bàn.– Khoảng 2 giờ sau thì dùng thuốc nhỏ mắt V-Rohto loại chai màu nâu nhỏ vào mắt gà làm cho sạch cát bụi và trị đau mắt, dùng thuốc bóp lau quét vào cho gà để làm tan đòn mỗi ngày 2 lần sáng chiều.– Vần xong khoảng 3 – 4 giờ sau cho ăn cơm trộm với thóc ngâm 1 ngày, nếu cẩn thận thì ta cho ăn 2 – 3 ngày (Tùy theo từng trận chiến và sức khỏe của gà).– Sau các trận đánh đấm 3 – 4 ngay ta cho gà chạy lồng để rèn luyện thể lực. gà chạy lồng xong thước khi nhốt gà ta nên massager cho gà (Chú ý tùy vào thể trạng con gà và mỗi trận đấu để có thể cho gà tập sớm hoặc muộn).– Do đặc thù của thời tiết miền Bắc mà trong cách thức om bóp theo từng mùa cũng phải linh động cho phù hợp tránh gà bị nhiễm lạnh. Mùa Đông khi om xong tốt nhất là lấy máy sấy tóc sấy khô cho gà rồ sau đó thà ra cho gà vỗ cánh.– Hàng ngày trước khi gà đi ngủ ta lấy hỗn hợp rượu om gà rồi lấy chổi sơm hoặc chổi vẽ quét vào chân quản gà để cho chân quản gà được khô cứng rắn chắc.– Về mùa đông lạnh giá ta cho gà nghỉ dưỡng thương 5 ngày/1 hồ đòn vì mùa đông gà hồi phục thể trạng chậm hơn các mùa khác trong năm.Nuôi dưỡng: 1. Thức ăn cho gà:Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn cho gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn cho gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.2. Nuôi nhốt gà:Trong thời gian cho gà chọi vào chế độ om vần ta lên nhốt gà vào chuồng có diện tích tối thiểu 2 m2 nền đất hoặc cát mền, có cầu tre để cho gà nhảy nhót vui chơi. Tối cho gà đi ngủ phải cho vào bồ hoặc chụp nhưng nhớ là phải mắc màn và che đậy cẩn thận tránh muỗi đốt và gió má là ảnh hưởng tới sức khỏe của gà.

Cách Ngâm Rượu Bóp Cho Gà Chọi Bằng Thuốc Nam, Cách Ngâm Rượu Om Bóp Cho Gà Chọi Bằng Thuốc Nam

Cách ngâm rượu bóp cho gà chọi bằng các vị thuốc nam

Cách ngâm rượu để om bóp cho gà đá không hề phức tạp. Việc quan trọng là sư kê phải chọn ra các nguyên liệu thích hợp, sẵn có hoặc dễ tìm để ngâm rượu.

Bởi quá trình om bóp thường kéo dài rất lâu nên lượng nguyên liệu sử dụng là rất lớn. Việc tìm các nguyên liệu sẵn có ở địa phương sẽ giúp quá trình om bóp đỡ phức tạp hơn.

Công thức 1: Hạt gấc + ngải khô + nghệ + rượu trắng

Cách thức ngâm rượu om bóp cho gà chọi được thực hiện như sau:

Hạt gấc phơi khô, tách vỏ đen và nghiền nhỏ. Ngải khô tán nhỏ. Nghệ chọn củ gà cắt lát mỏng hoặc giã nhuyễn.

Đổ tất cả các nguyên liệu vào bình thủy tinh. Sau đó đổ rượu trắng 40 độ vào. Thời gian ngâm tối thiểu là một tháng. Hỗn hợp rượu ngâm này để càng lâu thì càng tốt.

Công thức 2: Vỏ măng cụt + vỏ cây bần + gừng + nghệ xà cừ + riềng + rượu

công thức ngâm rượu om bóp cho gà chọi được thực hiện như sau:

Vỏ măng cụt phơi khô, tán nhỏ. Vỏ cây bần rửa sạch, phơi khô để miếng nhỏ hoặc tán nhuyễn. Gừng, nghệ, riềng giã nhuyễn.

Sau đó cho cho các nguyên liệu vào bình thủy tinh rồi đổ rượu trắng 40 độ vào. Thơi giân ngâm cũng càng lâu càng tốt nhưng ít nhất phải được 1 tháng mới được sử dụng để om bóp cho gà.

Cách ngâm rượu bóp cho gà chọi bằng các vị thuốc bắc

Đối với các vị thuốc bắc, có 2 công thức ngâm rượu bóp cho gà như sau:

Công thức 1

Huyết giác + thiên niên kiện + địa liên + nhục quế + ô đầu + xuyên khung. Và long lão + địa long + đương quy + đại hoàng + nghệ + phèn chua

Công thức 2

Ma hoàn + thiên niên kiện + quế tần + huyết giác + hồng hoa + nhĩ hương + xương truật. Cộng với huyết đẳng + lai quy + cam thảo + quy vĩ + thủ ô + địa liền, bách hộ. Với quế thông + quế chỉ + phong kỳ + mộc quả + mộc dược + đỗ trọng + xuyên sơn giáp

Các vị thuốc bắc trong 2 công thức trên đều có thể mua được tại các tiệm thuốc bắc. Công thức ngâm rượu bóp cho gà chọi bằng thuốc bắc sẽ tốn một khoản chi phí đáng kể. Bởi vậy người nuôi nên cân nhắc trước khi quyết định chọn công thức nào để om bóp cho gà chọi.

Trên thực tế, hiệu quả của các công thức ngâm rượu bóp cho gà chọi trên không quá khác nhau. Bởi suy cho cùng thì tâm huyết của người nuôi gà chọi cũng làm cho cho các chiến kê trở nên dũng mãnh và đẹp hơn thôi.

Posted in Kiến Thức Gà Chọi

Điều hướng bài viết

Có nên đeo tạ chân cho gà chọi hay không?Cách chữa gà bị đi ngoài tiêu chảy nhanh và hiệu quả

Th62020 25 Hồ 1: Ô đai đỏ (Đội por Wuti) vs Ô đai xanh (Đội Mae Pig)-Chọi gà C1 Thái Lan Th62020 25 Hồ 2: Ô đai đỏ (Đội por Wuti) vs Ô đai xanh (Đội Mae Pig)-Chọi gà C1 Thái Lan Th62020 25 Hồ 3: Ô đai đỏ (Đội por Wuti) vs Ô đai xanh (Đội Mae Pig)-Chọi gà C1 Thái Lan Th62020 25 Hồ 4: Ô đai đỏ (Đội por Wuti) vs Ô đai xanh (Đội Mae Pig)-Chọi gà C1 Thái Lan Th62020 21 Hồ 1: Chuối chân trắng (Đội Family tape) vs Ô chân trắng (Đội Chao Jom)-Chọi gà C1 Thái Lan

Tháng Sáu 17, 2023 No Responses

Cách chọn gà chọi hay

Xem hình dáng gà chọilà điều thứ ba các bạn cần chú ý để có thể chọn được chú gà đá hay. Vậy nên, hôm nay chúng tôi xin gửi tới các bạn cách chọn gà đá hay bằ… Tháng Sáu 18, 2023 No Responses

Hướng dẫn chữa sưng cụm bàn chân gà chọi

Chân bị sưng ảnh hưởng đến lực đá của mỗi chiến kê. Nếu không cócách chữa sưng cụm bàn chân gà chọimột cách nhanh chóng sẽ dẫn đến việc gà không thể tham… Tháng Sáu 18, 2023 No Responses

Cách điều trị dứt điểm gà chọi bị kén mép

Gà chọi rất dễ bị kén mép. Lý do là gà chọi rất thường xuyên đi đá, luyện tập có sử dụng đến mỏ. Điều đó làm cơ hội tiếp xúc bụi bản của mỏ gà với mầm bện… Tháng Sáu 19, 2023 No Responses

Cách ngâm rượu om bóp cho gà chọi bằng thuốc…

Muốn gà chọi trở thành chiến kê thì công đoạn om bóp cần thực hiện nghiêm túc trong nhiều tháng liền. Nguyên liệu om bóp gà thường là những nguyên liệu truyền thống, đã c… Tháng Sáu 18, 2023 No Responses

Cách vỗ đờm cho gà chọi

Sau mỗi trận đấu, gà chọi có khả năng lên đờm do dính bụi bẩn trong họng. Trường hợp này sư kê có thể chữa ngay cho gà bằng cách vỗ đờm. Biện pháp này đơn giản mà c…

Nhấn F5 nếu video bị lỗi

gmail.com. Đ/C: Tầng 12, Tòa nhà Hapulico, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hướng Dẫn Om Bóp, Vần Gachoi

gachoi-Gà Đòn-Gà Nòi-GaNoi VietNam-ไก่ชน- GaNoi Rooster

Hướng dẫn cách chăm sóc gachoi/ gà đòn; Hướng dẫn cách chữa bệnh cho gachoi/gà đòn; Hướng dẫn cách chọn gachoi/gà đòn hay, xuất sắc; Hướng dẫn cách xem vảy gachoi/gà đòn; Hướng dẫn cách xem tướng gachoi/gà đòn; GàChọi-GàĐòn-GaNoi VietNam – Cockfighting in VietNam – ไก่ชน – ไก่ต่อสู้

Anh em mua gà có thể gửi tiền nhà xe vào Bến xe Miền Đông (Mình nhận tiền và giao gà cho nhà xe) hoặc trực tiếp chuyển khoản cho mình nha! Gà Đòn Bảo Long gachoi 2023 #Gadon #GaChoi #GaNoi #chamsocgachoi, #gachoi, #choiga, #gachoi2019, #gàchọi, #gàđòn, #gachoi, #phukiengachoi, #thuocgachoi, #chuabenhgachoi, #gachoidep, #thuocomgachoi, #traigachoi, #trạigàchọi, #gànòi, #gadon, #GadonBaoLong, #GachoiBaoLong, #GàđònBảoLong, #GàChọi, #GàC1, #gàchọihay, #gàchọikết, #daga, #0912184679

Fighting-cock; gamecock; cockfighting; Chọi gà; gachoi; Gà Đòn; Gà Nòi; ไก่ไก่; ไก่ชน; ไก่ต่อสู้; ไก่ร็อก; choi ga; ga choi; ga don; ga choi tong dong chuan

Danh sách những danh thử trong giới gachoi: Xám Thần; Xám Messi; Ô Nguyên Xá, Tía ép Cọc; linh kê; thần kê; thư hùng kê; mẹ tổ; Vua hầu; Tía Nhất dương chỉ; Tía Kingkong; Tía Điên; Ô Đại Soái; Tía Rô Bốt; Ô Lùn Bắc Giang; Chuối maybach; Tía Lục Đinh; Ô Taxi; Ô cựa máy Hải Phòng; Tía Hưng Yên; Xám Bất Trị; Tía Lý Tiểu Long; Ô Lĩnh Nam; Bịp Vân Trường; Tía Thiên Lôi; Xám Hà Nội; Chuối Lục Đinh; Tía Điên Hà Tây; Bịp Võ Tòng; Khét điên; Tía Z; Nhạn X6; Tía Nam; Xám chíp; Tía quyền vương; Tía Quỳnh Phụ; Ô cựa sắt; ô sầu CR7; Gà Đòn Đất Việt; Hội Gà Đòn Quê Lúa; Ô cựa máy

những lối gà đá hay: Ôm Đấm; cưa đè; thông vỉa; mu lưng; đầu mặt; vai mé; cắn gối; Sinh thế; Gà Phá cốt! Bán gà đòn con; Bán gà đòn giống; Bán Gà đòn tơ; Bán gà nòi; Bán gà đá; Bán gà trực chiến; trại gà đòn; trại gà nòi; trại gachoi; Gà C1; Gà Kết; hảo gà chiến; Gà ăn độ; quyền kê Chữa xưng củ bàn; Đòn cáo chết gà;

những trại gà đòn có kênh Youtube hảo gà chiến Khánh Hòa; Quyền kê Khánh Hòa; quyền kê khánh hòa thảo ;Gà Nòi – Ty – Ninh Hòa; Gà Đòn Khánh Hòa; Hội yêu thích gachoi VN; Hội Gà Đòn Quê Lúa; Gà Đòn Vạn Giã; Nhật Ký Trại Gà; Asil; Aseel; Shamo; Chump pon; Gà Đòn Đất Việt; Gà Đòn Phú Yên; Gà Đòn Bình Định; Dòng gà Vạn Giã; Trại Cafe gà; Hội gachoi quê lúa; gachoi Tuấn Cận; gachoi Tam Mao; Tuấn Cận; Tam Mao TV; Gà đòn Cao Lãnh; Gà đòn Đài Loan; gà đòn Đất Bắc; gà đòn tông dòng chuẩn; gachoi tông dòng chuẩn; siêu thị gà đòn;

GaNoi Rooster

Cách Nuôi Gà Chọi Tơ

Bài viết hướng dẫn các bạn cách nuôi một con gà tơ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi từ chế độ dinh dưỡng, cách cắt tai, tích, cách tỉa lông đến chế độ tập luyện, xoay xổ, vần vỗ… Chú ý đây là bài viết được sưu tầm từ tác giả BaNoi tại trang ganoi mà mình thấy rất chi tiết nên các bạn có thể đọc và tham khảo.

Phải nói là khi bước vào tháng thứ sáu trở đi, gà chọi ít nhiều mang cái nét của con gà tơ hơn là con gà giò choai choai chỉ biết chạy quanh sân để kiếm ăn. Gà chọi tơ bắt đầu học gáy từ tháng thứ 6 trở đi nhưng cũng có nhiều con học gáy sớm hơn. Thường những con gà chọi tơ học gáy vào 4 hay 5 tháng tuổi chỉ biết gáy vài tiếng “te… te…” mà thôi và hầu hết là gà “anh hoa phát tiết” trước tuổi nên thường bị “đẹt” và nhỏ chặng. Một khi học gáy, gà chọi tơ nhìn rất hùng dũng oai phong khác hẳn thời còn là gà con ngổ ngáo. Lông mã trên lưng nó bắt đầu lởm chởm mọc ra. Ở cái tuổi “trổ mã” này nếu không có con gà trống gốc đi lại trong sân thì con gà tơ bắt đầu trổ mòi hung hăng rượt mấy ả gà mái chạy “sút” lông đuôi. Tùy theo giòng gà có dữ hay không nhưng thường là gà tơ vào tuổi này bắt đầu “gây hấn” với anh em trong nhà. Nhất là những trang trại rộng gà thả đi ăn rong, nhiều khi chỉ sau một trận mưa làm uớt lông mặt hay bị xình lầy bôi bẩn là hai con gà tơ cùng bầy thấy lạ mặt nhau xông vào quần thảo liền. Người viết còn nhớ lúc nuôi gà chọi trong ruộng. Tối khi gà lên chuồng đi kiểm kê đám gà choai choai thấy mất 2 con bèn xách đèn pin ra mấy vồng khoai lang khoai mì tìm thì thấy 2 con gà con đang đá “lịch bịch” từ hồi nào không biết và nằm chèm nhẹp dưới bùn xình. Dân chơi gà gọi là đá “tách bầy” và phân chia thứ vị cao thấp trong bầy.

Nếu gà chọi tơ đá tách bầy mà chủ kê không biết để bắt ra thì nhiều khi gà bị dập dạp hư lông non và bị thương tích nặng. Đây là lúc chủ kê bắt đầu tách gà nuôi riêng một mình nó nếu có sân hay vườn rộng, còn không phải lấy lồng bội (bu) chụp và nuôi riêng ở một nơi. Mặc dù gà chọi rất dạn dĩ với người, rất dễ bắt và bồng lên vô tay nhưng chủ kê hay sư kê phải cận kề với con gà mình nuôi để con gà mến tay chủ. Trong hai đến 4 tuần lễ đầu sau khi được nuôi riêng con gà tơ sẽ rất sung lực và có nhiều bộ tịch rất ngộ nghĩnh. Chẳng hạn như nó “giựt le” với người chủ bằng cách đứng dáng điệu kên kên, mắt ngó nghiêng và sẵn sàng điệu “múa” với bên cánh thả xệ xuống và dè dè nếu chủ kê lấy tay búng “tróc tróc…” quanh mình nó. Đôi khi nó buông thấp hai cánh xuống ngang đùi, cúi xuống mổ đất và túc liên hồi mỗi lần thấy chủ kê lại gần hay rít lên trong họng khi được chủ kê bồng ra khỏi bội gà săn sóc và vuốt ve. Trông con gà chọi tơ đang học đòi cung cách lịch lãm và hào hoa của chàng gà tơ “háu đá” rất là vui mắt và là phần thưởng thích thú.

– Buổi sáng vào khỏang 8 – 9 giờ cho gà ăn lúa, ngũ cốc

– Buổi trưa vào khỏang 12 giờ cho gà ăn thực phẩm tươi có nhiều chất đạm và rau trái.

– Buổi chiều vào khỏang 4 giờ chiều cho gà ăn lúa, ngũ cốc

– Vào ban đêm vào khỏang 8 giờ tối cho gà ăn thêm lúa và ngũ cốc rồi cho gà uống nước (3 vắt từ khăn làm nước) trước khi cho gà đi ngủ. (Chú ý: Cái này có cũng thì càng tốt nhưng không có thời gian thì bỏ bước này đi cũng không sao)

Thức ăn đựng trong máng không nên cho nhiều quá để tránh tình trạng gà ăn dầm dề và nghịch tung vãi ra chuồng. Sau khi đã biết sức ăn của gà sau vài lần quan sát mức độ chủ kê sẽ cho gà ăn đúng liều lượng và đúng mức vừa no của nó. Đừng bao giờ cho gà ăn no “cành hông” và vác bầu diều đi đứng nặng nề gà sẽ làm biếng kiếm chỗ ngủ, kém đi lại và chậm chạp. Gà chỉ cần cho ăn vừa no tới – lấy tay thăm bầu diều vừa tròn và hơi căng là đủ, sẽ mau tiêu hóa và nhanh nhẹn đi lại trong chuồng. Nguồn nước uống luôn được giữ cho sạch trong ngày. Đây là thời kỳ gà đang phát triển về vóc dáng thể lực và bộ lông nên việc ăn và uống nước thêm cử ban đêm rất quan trọng. Nó giúp cho gà có nhiều dinh dưỡng để phát triển bộ lông và tăng trưởng thành con gà đúng niên kỷ. Sau bốn tuần nuôi như cách hướng dẫn trên con gà sẽ phát triển rất mau, tăng trọng lượng và bộ lông sẽ hòan tòan mọc đều ra trong 3 đến 4 tuần. Nếu gà vẫn còn “lông máu” trên cánh, đuôi và lông mã ở đầu thì không nên đem gà ra xoay xổ mà tiếp tục nuôi cho đến khi gà hòan tất việc mọc lông mùa đầu tiên. Khi ôm gà lên tay mà thấy gà nặng chình chịch như thỏi sắt nguội và khi lắc gà trên tay thấy gà chắc và trụ lại không thấy thân và chân gà đung đưa theo chiều lắc của tay thì biết rằng nuôi đúng cách.

Từ 8 tháng tuổi trở đi là gà đã hòan tất việc thay lông và nhìn ra dáng vẻ con nhà chọi và có nét oai phong tuy vậy gà chưa được cứng cáp cho lắm.. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc xổ gà để cắt tai tích. Tai là hai miếng da mọc phía sau gò má gần lỗ tai gà, có sách viết gà có phấn màu trắng bạc trên tai là gà có pha lai không thuần chủng là gà chọi, điều này không lấy gì làm chắc chắn vì không ai biết gà chọi rặt 100% ngày xưa thế nào ? Tích gà là hai miếng da nhỏ mọc hai bên ở mỏ dưới của gà. Một vài sách viết rằng gà chọi chánh gốc là gà không có tích mà chỉ có “hầu bò” mà thôi. Hầu bò mà miếng da của cổ họng mọc từ hàm dưới dài khỏang 5 hay 6cm đưa ra ở dưới cổ. Gà chọi thường có hầu bò nhưng nếu dựa vào tai, tích và hầu bò để đóan là gà đòn rặt giòng hay không thì chưa ai có chứng minh nào xác thực mà chỉ võ đóan mà thôi. Trước khi cắt tai tích cho gà chủ kê thường kiếm một con gà tơ khác đồng chạng trong vùng quanh đó hay là gà nhà (nếu có) cho xổ thử để coi chân và nết đá ra sao. Trận xổ này kéo dài 1 hiệp – khỏang 15 phút. Sau trận xổ gà được vỗ hen, lau lót cho khô xong xuôi và sư kê bắt đầu dao kéo để cắt tai tích gà.

Sau khi gà đã lành vết cắt xong là sư kê chuẩn bị đến màn hớt và tỉa lông cho gà. Nếu vạch chân lông xem thấy đã nhỏ lại và khô đi không còn ướt chân (lông máu) thì nên bắt đầu việc tỉa lông. Ngày nay trên thị trường có bán các bộ kéo tỉa và kìm bấm móng tay, cắt da (đồ nghề làm đẹp của mấy bà) rất tiện lợi và đa dụng cho việc hớt lông và tỉa lông gà chọi. Mặc dù gà chọi là lọai gà ít lông nhưng lông gà vẫn mọc nhiều ở những nơi như cổ và trong thân gà, không tiện cho việc lau lót và làm nước. Việc tỉa và hớt lông gà cần thì giờ và nhiều kiên nhẫn, không nên dùng tay hay nhíp để nhổ lông ào ào cho lẹ vì lông sẽ mọc lại “táp nham” như cánh rừng thưa trông nham nhở mất mỹ thuật và trông “bẩn gà”.

a. Tỉa lông ở đầu và cổ: Thường thì không nên hớt những lông nhỏ mọc trên đỉnh sọ và mọc dài xuống tới chân sọ (nơi giáp với xương cổ) mà chỉ bắt đầu tỉa lông từ đốt xương cổ đầu tiên trở xuống. Hớt lông gáy và hai bên xuống cho đến sợi giây chằng dính vào lưng (gà cổ đôi) hay cuối cần cổ. Khi tỉa nên cầm lấy từng cọng “nhóm lên” cho căng rồi cắt sát ở chân lông – nên khi thả ra chân lông bị cắt gọn rút lại vào trong da không thấy bờm xơm như hớt bằng kéo theo như kiểu “xắp lông”. Phía trước hầu nên để lông gà che từ cần non trở xuống cho đến ngực.

b. Tỉa lông nách non & hông: khỏang da lớn để giảm nhiệt cho gà mau lẹ trong khi đá là nách non và hai bên hông gà, nài nước thường phun nước và dùng khăn lau hai bên nách và hông gà để gà bớt thở. Trong trận đấu mà gà không thóat nhiệt được sẽ bị “hóc” và đứng kéo họng thở, gà quá mệt nên không còn sức để ra đòn. Sư kê chỉ tỉa lông non từ nách non ra và chạy xuống cho đến phao câu. Lông mã và lông trên lưng không tỉa. Nếu lấy chỗ xương hông nhô ra làm chuẩn thì đó là đường mực tưởng tượng chạy dài từ trong nách xuống đến phao câu gà để theo đó mà tỉa lông cho gọn và đẹp.

c. Tỉa lông đùi: Phần lông bên đùi tiếp giáp hông cần được tỉa cho gọn và chỉ cần giữ phần lông bao quanh đùi gà từ gối tính lên vào khỏang 5cm. Phía trước của đùi cũng được tỉa cho gọn. Riêng phần đùi non, phía trong của đùi gà có thể tỉa cả phần lông bao quanh gối để cho sư kê dễ vuốt khăn nước và phun hậu.

d. Tỉa lông bụng dưới lườn: Phần lông ngực được giữ lại cho đến phần tiếp giáp của đùi để tránh cho ngực gà bị vết cào của móng đối phương trong phần xạ nạp. Lông từ phía đùi sau ra tới hậu môn cần được tỉa sạch và gọn để giúp cho việc hạ sức nóng từ thân gà được mau lẹ. Một số sư kê cẩn thận cho rằng nơi gần hậu môn gà phải để lại chùm lông khỏang chừng 5 hay 6 cái như lá chắn không cho gà bị gió độc nhập vào trong mình qua cửa hậu.

3. Nước Luyện tập & Xoay xổ:

Nên nhớ trong thời hạn dưới 1 niên tuổi, gà chọi vẫn còn tăng trưởng nên không nên xoay xổ nhiều và vào nghệ và bóp thuốc sớm. Nếu xoay xổ nhiều gây cho gà còn non xương cốt dễ bị “rêm” xương. Tẩm thuốc gà quá sớm làm cho da gà săn và gà “thun” lại chậm phát triển. Vì gà còn đang lớn cho nên tốt hơn hết là nên để cho gà phát triển trong môi trường tự nhiên qua dinh dưỡng. Phần tập luyện sau đây sẽ giúp cho gà dần dần phát triển thể lực tốt.

b. Dầm cán: Bài thuốc tẩm gà được pha thêm với nước tiểu (hay nước muối nếu sợ mùi khai) cho lõang và chứa trong một cái sô hay chậu nhỏ để dùng ngâm chân gà hằng ngày rất tốt. Mỗi lần cho gà ăn đêm hay buổi sáng sau khi quần sương xong là cho gà đứng ngâm chân vào dung dịch đó ngập ngang gối chừng 10 phút. Còn không thì dùng Bài thuốc Tẩm gà và thoa vào chân gà cho thấm, mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) cũng đạt yêu cầu.

c. Quần sương: Sáng sớm bắt gà từ chuồng ra và thả cho gà đi lại trong sân (nếu chỉ có một mình nó) hay trong vùng đất quây sẵn khỏang hơn 1 thước vuông để gà đập cánh gáy sáng và tắm sương buổi sớm.

d. Phun rượu & Om gà: Trong miền Nam thường không xử dụng cách “om gà” bằng nước chè xanh và lá ngải cứu nấu trong nồi nước và lau cho gà mỗi sáng như các sư kê ở miền Bắc thường làm. Khi mặt trời bắt đầu mọc mà các sư kê trong Nam thường “phun rượu” đế và thoa bóp cho gà dẫn máu. Giờ trưa khi cho gà phơi nắng, gà cũng được phun rượu và sau đó là tắm gà bằng nước lạnh. Sau khi phơi cho khô lông gà được phun rượu một lần nữa để giúp cho da gà được thắm màu đỏ.

d. Chắc gối: để giúp gà vững chân khi nhảy đá và đáp xuống sư kê thường bỏ ra mỗi ngày chừng 5 hay 10 phút để tập cho gà theo cách này. Chọn một vùng đất mềm hơi ẩm để tránh cho gà không bị chai bàn chậu, ở hải ngọai có thể dùng miếng thảm (lót nhà) cũ để cho gà tập nhảy rất tốt. Đây cũng là cách tập cho gà lông nhưng thay vì tung gà lông lên cao để cho gà đập cánh bay đáp xuống thì đối với gà đòn chỉ nên đưa tay vào lườn và tung cao hổng mặt đất chừng 20 đến 30cm. Cách tập luyện này sẽ giúp gà chắc gân đùi và cứng gối để đứng nước khua không mỏi và giúp gà “thể dục” đôi cánh để tập các bắp thịt ở vai và đầu cánh cho khỏe.