Cách Nhận Biết Gà Nòi Lai / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles-design.edu.vn

Cách Nhận Biết Gà Nòi Rặc

Cũng như nhiều loại gia cầm khác, gà có nhiều loại. Cũng bởi thế mà nhiều người không phân biệt được các loại gà với nhau, dẫn đến mua nhầm, bán nhầm và nuôi nhầm. Do đó, Ifarmer dành một bài biết để hướng dẫn các bạn cách nhận biết gà nòi rặc. Sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có các kiến thức đầy đủ và cần thiết về gà nòi rặc để không bị nhầm lẫn với các loại gà khác.

1. Các tên gọi phổ biến của gà nòi rặc

Gà nòi rặc (tên gọi khác là gà chọi) có khá nhiều tên gọi theo vùng miền. Ở miền Bắc nước ta, gà nòi rặc thường được gọi là gà chọi, nghĩa là loại gà “giỏi đánh nhau”. Miền Trung gọi là gà đá, vì gà nòi rặc đánh nhau bằng cách dùng chân để đá vào đối thủ. Các tỉnh phía Nam vẫn gọi là gà nòi rặc.

Các tên gọi khác nhau xuất phát từ quan niệm địa phương vùng miền, không phải mỗi vùng có một giống gà nòi rặc.

2. Đặc điểm ngoại hình của gà nòi rặc

Gà nòi rặc có vóc dáng cao lớn, cơ bắp cực kỳ chắc khỏe, lông dài, bóng mướt. Chân gà vừa cao vừa dài, cổ khá cao. Các loại gà nòi rặc đều rất khỏe, ít bị bệnh, thiện chiến và có sức chiến đấu cao.

Màu lông gà nòi rặc trống và gà nòi rặc mái có sự khác biệt rất rõ rệt. Với các con trống, lông sẽ có màu xám, đỏ vàng rực lửa, xen lẫn một số đường lông vệt xanh. Lông gà nòi rặc mái thường có màu xám đá.

Dù là giống gà chiến đấu, gà nòi rặc cũng không sở hữu phần mỏ quá lớn, tuy nhiên mỏ của chúng rất chắc chắn, miệng gà rộng, mũi to, cánh mũi hở nhẹ. Mắt gà nòi rặc có con ngươi nhỏ, nhưng sáng và tinh nhanh. Cổ gà thẳng, không bị vẹo, đầu và cổ cân đối với cơ thể. Xương trên thân gà chắc chắn và cứng cáp. Chỉ cần sờ bạn sẽ cảm nhận được sự săn chắc, đặc biệt, khi nắm chân gà nòi rặc, bạn sẽ cảm nhận rất rõ sự cứng cáp của gà nòi rặc.

Gà nòi rặc con mang 70% đặc điểm của gà mẹ và chỉ 30% của gà cha. Nghĩa là một con gà nòi rặc mới ra đời di truyền phần lớn là từ gà mẹ. Do đó, trong quá trình nhân giống, người ta lựa chọn gà mẹ rất khắt khe với nhiều tiêu chuẩn.

Cân nặng gà chọi( còn gọi là gà nòi) theo tháng tuổi phụ thuộc nhiều vào giống gà, người nuôi và phương pháp nuôi, thường không có con số cụ thể và cố định.

3. Các loại gà nòi rặc phổ biến Gà nòi rặc chợ Lách

Gà nòi chợ Lách (Ảnh: gachaybo)

Đây là được coi giống gà nòi kiêu hãnh, vì chúng luôn cong lưng ưỡn ngực về phía trước. Chân gà khá vuông. Đây là giống gà có khả năng chiến đấu bền bỉ, và có kỹ thuật chiến đấu thuộc nhóm thiện chiến và lợi hại nhất.

Gà đòn Bình Định

Mặc dù tên là gà Đòn nhưng đây cũng là một giống gà nòi rặc. Gà đòn Bình Định trưởng thành có bộ xương rắn chắc và thân hình vạm vỡ, khi vạch lông ra chúng ta sẽ nhìn thấy cơ bắp cuồn cuộn. Phần đùi, cổ, ngực của nó khá thưa lông. Gà đòn Bình Định nổi tiếng với hai loại chủ yếu là gà Bảy Quéo và gà Ngân Hàng.

4. Gà nòi Mỹ rặc và gà nòi Việt Nam rặc

Hiện nay trên thị trường xuất hiện giống gà Mỹ rặc, với thông tin là nhập khẩu từ Mỹ. Gà nòi Mỹ rặc còn chưa được người mua mua phổ biến ở Việt Nam, do gà trường thành không to con và mang lại cảm giác chắc khỏe như gà nòi rặc Việt Nam. Nhiều trại giống đã nhân giống gà nòi rặc Mỹ và gà nòi rặc Việt Nam, tuy nhiên, chất lượng gà con vẫn chưa có đánh giá cụ thể, vì chưa nhiều người lựa chọn giống gà con này, thường là chỉ mua gà đã trưởng thành.

Gà nòi Mỹ rặc (Ảnh: nuoigada)

Với các thông tin trên, hẳn là bạn đã biết cách nhận biết gà nòi rặc rồi đúng không nào? Hy vọng là bạn sẽ không nhận nhầm hoặc mua sai giống gà.

Hướng Dẫn Cách Nhận Biết Gà Nòi (Gà Chọi) Thuần Chủng

Gà nòi (gà chọi) là tên một giống gà nội địa của Việt Nam. Ngoài được nuôi phục vụ cho việc chọi gà thì gà nòi cũng là một giống gà có chất lượng thịt rất tốt, là loại gà đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Bài viết này, Mạnh Hoạch sẽ giúp bạn nhận biết gà nòi thuần chủng.

Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu. Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.

Thú nuôi gà nòi (gà chọi) đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay tại Việt Nam. Có những người giữ, chăm sóc những chú gà nòi không khác gì chăm bẵm những đứa con của mình. Qua quá trình lai tạo và chọn giống, ở Việt Nam có một số giống gà nòi nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. Ở Việt Nam mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng.

Miền Bắc có gà Thổ hà (Bắc Giang) Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội) ngoài ra tại đa số các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn La, Đô Lương – Nghệ An đều có các dòng gà nòi riêng. Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Ninh Thuận có gà Phan Rang; Khánh Hòa có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà chọi Bình Định phải thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).

Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm.

Gà chọi với đặc tính là rất “máu” đá nhau. Gà được 7 ngày tuổi đã bắt đầu biết chọi đá. Khi gà chọi nặng khoảng 1 kg thì bắt đầu rụng lông, da chuyển sang đỏ. Con trống có thân hình vạm vỡ hơn con mái với đôi chân cao chắc khỏe, cựa sắc và dài, mào to, mình dài, cổ cao, mắt sắc, da đỏ rực. Gà trống có màu lông mận chính pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu, tích và dái tai màu đỏ. Con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chỉ, mắt đen có vòng đỏ. Mỏ gà có màu trắng ngà, màu đen, xanh lợt, mỏ của chúng ngắn nhưng mổ rất khỏe. Chân gà có màu vàng, đốm nâu, xanh lợt, trắng. Màu cựa giống với màu chân. Màu da ở phần đầu, cổ, đùi, ức, hông là màu đỏ, da dày. Ở lưng, nách, cánh là màu vàng hoặc trắng. Gà chọi có sức khỏe dẻo dai, rất thiện chiến, ít bệnh tất. Gà mái đẻ ít nên tăng đàn chậm. Trọng lượng gà trống trưởng thành từ 3 – 4 kg. Gà mái từ 2 – 2.5 kg.

Đây có thể nói là một giống tốt. Sắc lông chúng đa dạng đủ màu sắc, hình dáng thanh tú, hùng dũng, đặc biệt có cặp cựa dài và rất gan dạ hiếu chiến. Đặc biệt rất nhanh nhẹn. Thịt gà nòi ngon, sản lượng trứng không nhiều mỗi lứa chỉ từ 7-12 trứng. những người nuôi gà nòi chỉ chú ý chúng như một dòng gà chọi.

“Nhất mình”

Là thân hình gà phải tay xương, đặc, nặng trì, đùi to cân đối. Cánh to, kéo dài gần bằng đuôi, bề bản bự, không được cong úp vào thân. Xương lưng phải đều, không to không nhỏ. Không chọn những con vẹo lườn, vẹo cổ, và hở xương ghim (xương chậu bên dưới gần hậu môn). Lý do, nhưng gà này không đá sát cựa, không chính xác huyệt đối phương, mất thế cân bằng khi công và thủ.

“Tam đầu”

Tam đầu là đầu gà phải bén, mỏ cụt, mắt sâu, da mỏng. Nhìn phải có thần mới gọi là hay. Sọ trên phải to, gà mới khôn. Mồng gà không được úp hậu, làm gà lúc cuối trận sẽ lủi. Người ta nói mồng trích ăn mồng dâu, mồng dâu ăn mồng lá, mồng lá ăn mồng trích, mồng trập ăn mồng chà, mồng chà ăn mồng lỗ, mồng lỗ ăn mồng trập.

“Tứ Đuôi”

Tứ đuôi là đuôi gà bẹ phải to, đều theo phao câu, làm cho thế gà đá vững bền Nếu đuôi có những gợn sóng là những gà đá cựa hay (những gà có bình dầu bị khô, là những gà yếu làm cho gà dễ bệnh khi chúng ta nuôi). Đuôi gà không beo, hoặc cụp xuống đất, làm cho mất thế khi ra đòn .

Cách Nhận Biết Gà Đông Tảo Thuần Chủng Và Gà Đông Tảo Lai

I. Phân biệt gà Đông Tảo thuần chủng và gà Đông Tảo lai trưởng thành

Khi gà đã trưởng thành, việc phân biệt gà Đông Tảo thuần chủng và gà Đông Tảo lai có lẽ chẳng mấy khó khăn do gà Đông Tảo thuần chủng có những đặc điểm nổi bật như: hình dáng bệ vệ, da đỏ sần sùi, chân to có vảy, gà trống có hai màu lông cơ bản là màu tím pha đen màu mận. Cụ thể hơn nữa, người mua có thể dựa vào đặc điểm của đôi chân và trọng lượng cơ thể gà để phân biệt:

1. Đôi chân

Gà Đông Tảo thuần chủng có cặp chân to và phần chân ở phía trước được bao quanh bởi một lớp vảy da sắp xếp tự nhiên, không theo hàng, phía sau là lớp da sùi nhìn giống như bề mặt quả dâu tằm.

Bàn chân gà Đông Tảo thuần chủng dày, có bốn ngón chân được chia rõ ràng và xòe ra vững chãi, cân đối, chân có đầy đủ đế, cụm lỗ. Đây là nền tảng tạo nên dáng đi vững chắc của gà thuần chủng.

Đôi chân gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành có màu đỏ rực và rất to. Gà nuôi khoảng một năm thì có hiện tượng sùi vảy thịt và đế chân phì ra ở cả con trống và con mái. Trong khi đó, chân của gà lai to nhất cũng chỉ bằng ngón tay cái, da chân mỏng, ít thịt và nhẵn mịn.

2. Trọng lượng cơ thể

Gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành thường có trọng lượng tối thiểu khoảng 4 kg, có khi còn nặng đến 6,5 kg. Ngược lại, gà lai chỉ có thể đạt được trọng lượng khoảng 2,5 – 3,5 kg.

Để phân biệt được gà Đông Tảo thuần chủng và gà lai ở những giai đoạn sớm là việc không hề dễ. Người mua gà phải tinh tế chú ý đến các chi tiết nhỏ.

1. Với gà dưới một tháng tuổi

Hầu như không có cách nào nhận biết gà Đông Tảo thuần chủng với các loại gà khác ở tầm tuổi này. Do đó, để đảm bảo chất lượng con giống, người mua nên chọn mua giống ở các cơ sở cung cấp giống uy tín.

2. Với gà từ 1 đến 2 tháng tuổi

Ở tầm tuổi này, người mua đã có thể nhận biết sự khác biệt ở màu sắc của đôi chân của hai giống gà: chân gà lai thường có màu vàng nhiều so với màu đỏ của gà thuần chủng; nói cách khác gà thuần chủng có da đỏ hơn gà lai.

Bên cạnh đó, gà thuần chủng có độ dày mình (chiều ngang thân) lớn hơn gà lai.

3. Với gà trên 2 tháng tuổi

Sự khác biệt đã trở nên ngày càng rõ ràng. Chân và da gà lai thua xa về sắc đỏ và độ mập (có nhiều thịt hơn) gà thuần chủng, đặc biệt là ở các ngón.

Đối với gà trên 3 tháng tuổi

Lúc này, cũng không khó để phân biệt gà thuần chủng và gà lai. Các đặc điểm của gà Đông Tảo thuần chủng hay gà lai đã xuất hiện rõ rệt.

Gà thuần chủng có đôi chân to, xù xì, màu đỏ, khác với gà lai chân teo ốm và có màu vàng; mào gà trống Đông Tảo thuần chủng sun, màu đỏ tím, dái tai màu đỏ, nhỏ, nhìn khỏe khoắn; gà mái có mào gần giống như mào của con trống với kích cỡ bằng khoảng bằng 1/3 kích cỡ mào gà trống.

Cách Nhận Biết Và Bảng Giá Gà Lai Chọi Giống Lông Đen Chuẩn

Hiện nay có rất nhiều hộ trang trại đã chọn cách phát triển mô hình chăn nuôi gà lai chọi lấy thịt thay cho các loại gà thường khác. Bởi giống gà lai chọi dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon nên được nhiều nhà hàng thu mua mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để xây dựng mô hình nuôi gà lai chọi lông đen lấy thịt có hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về tập tính, cách chọn giống, xây dựng chuồng và kỹ thuật chăm sóc của giống gà này: Giống gà lai chọi là giống gà được nuôi khá phổ biến, chúng có tập tính sống giống như những loại gà thường khác. Về ngoại hình: chân và cổ cao, người dài, mào đỏ, có cựa, ít lông, lông màu đen hoặc màu mận chủ yếu ở phần dưới đuôi. Đặc tính sinh học của giống gà lai chọi thường rất khỏe và hiếu chiến.

Kinh nghiệm nuôi giống Gà lai chọi lấy thịt hiệu quả

Chọn giống gà lai chọi: Đây là một khâu quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của gà sau này. Giống nên chọn mua tại đơn vị uy tín cung cấp giống gà lai chọi chuẩn, giống của bố mẹ thuần, Gà lai chọi giống phải khỏe mạnh, sạch bệnh và miệng khép, linh hoạt không nên chọn các con mắt lim dim, lạc đàn.

Xây dựng chuồng trại: Chuồng nuôi cần thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, tùy vào diện tích mà chọn mua số lượng phù hợp. Nên chọn làm chuồng ở khu đất cao, rộng rãi và có vườn cây bóng mát để gà phát triển một cách tự nhiên nhất.

Biện pháp phòng bệnh: Ngay khi mua gà chọi lai giống mới nở nên có biện pháp tiêm phòng để gà có sức đề kháng chống chọi với những loại bệnh tật thông thường và tránh được tình trạng một con bị bệnh lây ra cả đàn. Đồng thời thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi bằng vôi bột và các loại thuốc khử trùng.

Cách Nhận Biết Gà Thay Lông

Đầu tiên các bạn cần phải biết giai đoạn thay lông của gà vào thời điểm nào, từ đó mới có thể nắm bắt chính xác và chăm sóc gà tốt hơn.

Tùy theo từng giống gà và cách chăm sóc của mình trước đây mà. Thông thường thì vào khoảng thời điểm tháng 6-7 âm lịch. Dấu hiệu nhận biết gà thay lông là vào thời điểm này, lông gà bắt đầu rụng dần.

Chăm sóc cho gà khi thay lông

Trong giai đoạn thay lông của gà thì gà cần phải được chăm sóc thật kỹ để đẩy nhanh quá trình rũ bỏ lớp lông cũ thay vào đó là lớp lông mới, mướt và đẹp hơn chuẩn bị cho những cuộc chiến sắp tới.

Chế độ dinh dưỡng khi gà thay lông

Gà cần thay đổi chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này để lông phát triển tốt nhất cũng như giữ được phong độ.

Những thay đổi về chế độ ăn của gà như sau:

Giảm ⅔ lượng thóc của gà. Chỉ ăn 1 phần so với trước đây.

Tăng lượng rau xanh như xà lách, chuối, giá đỗ, …

Khi gà đã rụng hết lông và bắt đầu mọc lông mới chúng ta sẽ chuyển sang chế độ ăn dưỡng lông như sau:

Giảm ⅓ lượng rau xanh so với ban đầu, chỉ ăn ⅔.

Bổ sung 1 quả trứng cút 1 ngày.

Mỗi tuần thêm 1 miếng thịt nạc.

Cách ngày cho gà bổ sung 1 viên dầu cá.

Khi lông gà đã ra lại bình thường bạn duy trì chế độ này thêm 2 tuần để tránh cho gà bị tăng cân.

Không tham gia thi đấu trong thời gian thay lông

Từ khi gà bắt đầu có những biểu hiện của giai đoạn thay lông như rụng lông, thì chúng ta cần phải tránh không cho gà thi đấu. Vì lúc này cơ thể gà có những thay đổi khá nhiều, để đảm bảo sức khỏe cho gà chúng ta cần tránh cho gà chọi nhau với những chú gà khác.

Thời điểm này thích hợp cho gà nghỉ ngơi và chú ý chăm sóc gà tốt hơn để nhanh chóng rụng lông cũ.

Những lưu ý khi gà chọi thay lông

Trong quá trình gà chọi thay lông chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho gà:

Tuyệt đối không nhổ lông gà: Phải để lông gà rụng một cách tự nhiên, nếu bạn tự ý nhổ thì sẽ gây tổn thương cho da của gà và khi lông mới mọc lên sẽ không được thẳng, không đẹp.

Dinh dưỡng vừa đủ để tránh tăng cân: Theo chế độ ăn phía trên để đảm bảo gà giữ được cân nặng, không nên bồi bổ quá nhiều dẫn đến tăng cân cũng không để gà thiếu dinh dưỡng.

Hạn chế tắm cho gà thường xuyên: vì lúc này lớp lông cũ đã rung lỗ chân lông trên da gà cũng giãn nở nên tránh nhạy cảm, tắm gà thường xuyên sẽ làm gà dễ bị bệnh, cảm lạnh.

Trong bài viết này chúng tôi đúc kết kinh nghiệm từ các sư kê có nhiều năm trong sóc gà tại các trường gà lớn, chuyên nghiệp từ Campuchia; mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình nuôi, chăm sóc gà.