Chúng tôi rất ấn tượng khi tham quan mô hình nuôi gà sao, kỳ đà của anh em ông Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Đông ở thôn Yến Nê 2, xã Hòa Tiến (Hòa Vang, TP Đà Nẵng).
Vừa đưa chúng tôi tham quan “trang trại tí hon”, ông Tiến tâm sự: Vốn xuất thân từ cán bộ thú y của HTXNN Hòa Tiến, tháng 7/2009, ông và người em trai (trú tại nội thành Đà Nẵng) khăn gói vào các tỉnh Long An, Tiền Giang… cả tháng trời để tìm hiểu mô hình nuôi gà sao. Sau đó mua 100 con gà sao giống với số tiền 5 triệu đồng về nuôi. Tuy nhiên, do đường sá xa xôi, môi trường thay đổi đột ngột, 30 con gà giống đã “đội nón ra đi”.
Không nản chí, hai ông tiếp tục chăm sóc gà theo những điều học hỏi được, số gà còn lại lớn dần rồi đẻ trứng. Ông Tiến đã tự nghiên cứu chế tạo tủ ấp trứng gà. Sau một 1 nuôi, đến nay cơ sở đã có đàn gà hơn 2.000 con gồm cả gà giống, gà thịt và một dãy chuồng trại hơn 200 m2 với tổng giá trị hơn 250 triệu đồng”.
Ông Tiến cho hay, gà sao nuôi từ khi trứng ấp nở sau 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 1,8 – 2 kg và bắt đầu đẻ khoảng 80 trứng (trong vòng 3 tháng tiếp theo), sau đó gà nghỉ 1 tháng rồi tiếp tục sinh sản theo chu kỳ tiếp theo. Mỗi năm 1 con gà sao đẻ gần 250 quả trứng. Gà sao thương phẩm cũng có thời gian nuôi tương tự như gà giống và bán giá khoảng 150.000 đ/kg. Nguồn thức ăn của giống gà này vô cùng phong phú, từ chuối cây xắt lát, rau bèo, cỏ cho đến thóc, gạo…
Ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm ấp trứng gà sao trong tủ ấp “chuyên dụng”: Điều kiện độ ẩm 60 – 70 %; nhiệt độ từ 37,5 – 39,5 độ C, mỗi ngày đảo trứng từ 3 – 4 lần. Gặp cúp điện phải mở cửa buồng ấp ra cho hệ thống thoát hơi. Khi ấp, cần đặt đầu nhọn của trứng phía dưới. Trứng gà sao sau khi ấp 28 ngày thì nở, mang gà con ra úm trong thùng cát tông khoảng 1 tuần, lắp bóng điện 75 – 100W. Hằng ngày, cho gà con ăn bột gia cầm tương ứng cho đến 20 ngày.
Muốn nuôi gà sao hiệu quả, cần phải tuân thủ kỹ thuật sau: Chuồng trại luôn dọn vệ sinh, khử trùng sạch sẽ; cho ăn đúng giờ giấc; thức ăn phải sạch sẽ (rửa sạch rau (rau muống) trước khi cho gà ăn; thay nước uống trong bình hằng ngày; gặp trời nóng cần bơm nước trên mái tôn cho gà mát; hằng tuần cho uống thuốc “Five-bại liệt” để phòng ngừa bệnh.
Hiện nay, trong trại của ông có 1.500 con gà sao lớn nhỏ, mỗi ngày ông cho ăn khoảng 10 kg bột công nghiệp, 15 kg lúa, 30 bó rau muống (loại nhỏ) và nước uống hàng ngày. Thời gian qua, ông đã xuất bán hơn 500 con gà giống và gà thịt với giá thành 1 con gà giống 10 ngày tuổi là 50.000 đồng; 30 ngày tuổi 80.000 đồng; gà giống đẻ 500.000 đồng/cặp; 100.000 đồng/con (cỡ 5 – 6 lạng 50 ngày tuổi); loại 250.000 đ/cặp (cỡ 7 – 8 lạng 60 đến 70 ngày tuổi).
Ở gà sao, con trống và con mái hình thức giống nhau nên phân biệt rất khó, cần có kinh nghiệm. Theo ông Tiến, gà mới nở, lấy ngón tay đặt dưới hậu môn, nếu khoảng cách hai xương hở lớn là mái, ngược lại là trống. Khi lớn, gà sao trống có thân hình to, lớn hơn, tiếng kêu kép; gà mái nhỏ hơn, tiếng kêu đơn. Nuôi gà sao 10 con mái cần 1 con trống.
Với hơn 1 năm nuôi gà sao, mặc dù trong giai đoạn thử nghiêm nhưng bước đầu có hiệu quả, bởi giống gà sao này có sức đề kháng tốt, chưa thấy bệnh tật; chuồng trại tương đối đơn giản, ít tốn tiền đầu tư cũng như diện tích xây dựng không lớn lắm; nguồn thức ăn dồi dào tại chỗ rất dễ mua, giá lại bình dân; giống gà sao có năng suất cao, chất lượng thịt ngon nên đầu cung không kịp đáp ứng cho người tiêu thụ là các quán ăn, nhà hàng… Ngoài ra, ông còn kết hợp nuôi thử nghiệm 15 con kỳ đà sinh sản.
Giữa vùng rú cát nội đồng mênh mông, một thời người ta chỉ biết đến nạn cát bay cát nhảy, trồng cây rừng để ngăn cát giữ đất. Ấy thế mà có một người phụ nữ “dám” ra giữa trảng cát lập trang trại gà an toàn sinh học, bắt cát phải quy phục dưới bàn tay con người.
Chị là Trần Thị Tỵ (phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, TT- Huế)- nông dân SX giỏi được tặng bằng khen của huyện, tỉnh cũng như trung ương.
Để có một “cơ ngơi” là trại gà sinh học (vùng rú cát xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, TT- Huế) với con số lên đến 10.000 con cùng 4 ao cá và vườn cây trên diện tích gần 3 ha như hiện nay, chị Trần Thị Tỵ đã vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn, kể cả những đắng cay với nghề nuôi gà khi mà dịch bệnh ập về khiến nghề này không khác gì một canh bạc!
Ngồi trò chuyện giữa vườn cây đã xanh trên vùng cát, chị nhớ lại: “Từ quy mô chăn nuôi gà trong gia đình, năm 2004 mình đầu tư hơn 200 triệu đồng mở trang trại nhỏ tại thị trấn Tứ Hạ. Buổi đầu chồng chất khó khăn từ cơ sở trang trại cho đến kinh nghiệm, mình phải mày mò tìm hiểu kỹ thuật nuôi.
Số gà ngày đêm mình thức khuya dậy sớm chăm bẵm bấy lâu sắp đẻ trứng thì “mùa” dịch ập đến. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, cả nghìn con gà phải tiêu hủy trong nháy mắt. 200 triệu đồng đầu tư chưa thu lại được đồng nào đành sạch vốn”.
Bị dính “vố” đầu tiên, không nản, chị tiếp tục vay mượn bà con để có nguồn vốn đầu tư gà giống lại từ đầu. Thế nhưng 1.000 con gà được chị đầu tư nuôi trong thời gian này khi chưa thu được đồng nào thì bị vướng vào quy định cấm nuôi gia cầm trong nội thị.
Thế là, không còn cách nào khác chị phải “ôm” cả trang trại ra với vùng rú cát xã Quảng Vinh dừng chân để kiếm quỹ đất đầu tư lâu dài. Sau khi được UBND huyện Quảng Điền giao đất nơi rú cát, năm 2008, chị bắt tay vào cải tạo vùng cát, lập trang trại gà và nuôi cá.
Để có mô hình chăn nuôi quy mô đủ tiêu chuẩn như hiện nay, chị Tỵ đã đầu tư gần 2 tỷ đồng vừa lập trang trại, trồng cây xanh. Chị Tỵ cho biết: “Con giống mình chọn đưa vào nuôi là loại gà siêu trứng Hyline nhập từ Mỹ, năng suất cao, ít hao thức ăn. Gà 17 tuần tuổi có trọng lượng hơn 1,5 kg và bắt đầu đẻ trứng. Chi phí thức ăn tối đa 90g/ngày, chỉ bằng 75% so với các giống gà đẻ trứng khác”.
Hiện trang trại của chị Tỵ có quy mô 2.000 m2 với 4 dãy chuồng phục vụ nuôi gà, có giàn mát làm bằng hơi nước đảm bảo nhiệt độ đủ mát, có quạt hút gió và đường ống nước sạch tự động phục vụ nước uống cho gà… Với 10.000 con gà siêu trứng Hyline hiện có, bình quân mỗi ngày cơ sở thu về và bán ra thị trường trên 5.000 quả trứng, cho thu nhập bình quân mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Trứng gà từ trang trại của chị đã có mặt ở các siêu thị lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh. Từ việc mang trứng đi “bỏ mối” cho các tiểu thương, đến nay, đầu ra trứng gà của trang trại chị Tỵ đã có thị trường ổn định. Chị Tỵ tâm sự: “Khi bỏ hàng cho các siêu thị, mình luôn đảm bảo chất lượng trứng gà, đây là nguồn thị trường ổn định nên uy tín phải luôn được chú trọng”.
Công việc hàng ngày của chị Tỵ phải tất bật lúc tờ mờ sáng. Mặc dù đã có nhân công nhưng bà chủ vẫn làm quen tay. Ngoài đứng ra quản lý trang trại, những lúc thời gian rảnh rỗi, chị lại không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức về chăn nuôi từ các nguồn sách, trên mạng internet…
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng, chị cho biết: “Ngoài các yếu tố về chuồng trại phải bố trí khoa học, khi cung cấp thức ăn, chăm sóc cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như cho gà ăn đúng thời gian và đủ khẩu phần, sáng 30%, chiều 70% lượng thức ăn trong ngày; luôn đảm bảo nhiệt độ trong chuồng và thời gian chiếu sáng mỗi ngày.
Để gà phát triển và cho trứng đạt chất lượng, phòng tránh được dịch bệnh nơi trang trại thì mình phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi từ khâu cho gà ăn đến việc phun thuốc khử trùng, tiêm phòng dịch, vệ sinh chuồng trại đúng định kỳ”.
Nói về dự định trong tương lại, chị Tỵ chia sẻ: “Trang trại của mình giải quyết việc làm cho 10 lao động, về quỹ đất đã đủ, nếu có điều kiện mình sẽ đầu tư thêm hai dãy chuồng, mở rộng chăn nuôi, nhà kho để kết hợp thêm nuôi cá. Mình vừa có thêm thu nhập và giải quyết việc làm cho thêm nhiều lao động ở nông thôn”.
Nuôi gà Sao: Một hướng xoá đói giảm nghèo Hiệu quảNhững năm gần đây, tại một số tỉnh Thanh Hoá, Tiền Giang… rộ lên phong trào nuôi gà Sao bởi giống gà nàycó chi phí tương đối thấp, nhẹ vốn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp bà con xoá nghèo và làm giàu.
Ngày đầu sau khi đưa gà đến, cần đảm bảo nhiệt độ trong vòng quây gà úm là 380C, trong chuồng là 28 1. Cho gà uống nước và kỹ thuật sử lý nước uốngChất lượng nước uống: Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất lượng tốt cho gà Sao. Chỉ tiêu chất lượng nước uống được thể hiện trong bảng sau. Nếu bất kỳ chỉ tiêu nào vượt cao hơn mức cho phép đề có thể gây nên sự rối loạn tiêu hoá hoặc thay đổi khác. Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn về vi khuẩn Salmonella. Kết quả kiểm tra chất lượng nước phụ thuộc vào thời gian, vị trí và phương pháp lấy mẫu nước. Cần lấy mẫu kiểm tra lặp lại để tin tưởng thêm.
Một số chỉ tiêu chất lượng nước uống
Cho gà uống nước Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủ cho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà con có thể bị chết. Cần khử trùng nước uống bằng clor hoặc iod. Cần sử dụng đồng hồ đo nước uống hàng ngày của đàn gà để xác định khả năng tiêu thụ nước của chúng. Việc điều chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu, máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến ngày thứ 4, gà phải nghển cổ lên mới uống được. Đến ngày thứ 7 cần sử dụng van nước tự động và đặt ở tầm cao ngang lưng. Sau đó điều chỉnh van nước cao hơn lên, đảm bảo gà hạn chế không làm bắn toé nước ra ngoài. Máng nước hở phải có mực nước cao tối đa 2 cm, hàng ngày cần tháo nước rửa sạch.
Gà Sao dễ bị hoảng sợ, cho nên cần chăm sóc chúng rất cẩn thận để tránh tất cả các stress có thể gây nên tử vong trong đàn gà. Thông thường nên dùng lưới ngăn chặn các góc tường chuồng, để khi gà hoảng sợ không có chỗ để xô đẩy dồn vào góc đó.
3. Những quy định về sưởi ấm và thông hơi: 0C. Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi của gà (Bảng sau). Số lượng gà con đặt dưới chụp sưởi truyền thống tối đa là 500 con, nếu dùng chụp sưởi tia bức xạ thì nhốt được 1.000 con. Cứ 4 ngày một lần giảm nhiệt độ thấp xuống 20C. Giai đoạn 14-21 ngày tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều chỉnh đều nhiệt độ trong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ vợi dần số chụp sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm tản đều dưới vùng sưởi ấm; nhưng nếu thiếu nhiệt, gà sẽ dồn vào một chỗ, chui vào dưới góc tường hoặc máng ăn cho ấm. Trong trường hợp bị lạnh kéo dái, đường ruột chứa đầy nước và khí, phân ướt và quanh hậu môn dính phân nhão. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền chuồng, cố nghển cổ, thò đầu hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều.
Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi gà rất quan trọng
Các chỉ tiêu kỹ thuật: Trọng lượng bình quân xuất bán 1,605kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,85kg/kg tăng trọng. Việc nuôi gà Sao thương phẩm đã khẳng định, nuôi gà lấy thịt cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn các giống gà Lương Phượng, lai ri, gà công nghiệp…, chất lượng thịt gà chắc nạc thơm ngon, khả năng miễn dịch tốt.
Vừa qua, trang trại Gà Sao Hai Lực – của anh Trần Văn Lực ở ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã được Viện Chăn nuôi quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư quốc gia cùng với Cục Chăn nuôi Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn để triển khai dự án “Bảo tồn gien động vật nuôi bản địa giống Gà Sao Hai Lực nói riêng cũng như giống Gà Sao Việt Nam nói chung”. Trang trại Gà Sao Hai Lực cũng đã được Công ty cổ phần Du lịch Tiền Giang chọn là địa điểm du lịch sinh thái để phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Tìm hướng “đổi đời” Là người sống ở nông thôn, Hai Lực chọn nghề chăn nuôi lập nghiệp. Đầu tiên, anh nuôi gà tàu thả vườn nhưng không thành công, sau đó chuyển sang nuôi gà Lương Phượng theo mô hình công nghiệp cũng không khá được. Năm 2003, dịch cúm H5N1 lây lan trên diện rộng làm hàng loạt hộ chăn nuôi thua lỗ nặng nề, cơ sở của Hai Lực cùng chịu chung số phận. Thấy nghề nuôi gà khó ăn, anh quay qua nuôi vịt siêu thịt để bán trứng cho các lò ấp. Vịt đẻ ngày càng nhiều, nhưng trứng bán chẳng ai mua vì ảnh hưởng bệnh cúm, Hai Lực tiếp tục trắng tay. Không chịu bỏ cuộc, anh đầu tư nuôi heo, tuy nhiên giá heo lên xuống thất thường dẫn đến lỗ lã. Trong lúc khốn khó, Hai Lực chợt nghĩ đến mấy con gà sao mua về nuôi làm “gà cảnh” trong vườn. Qua mấy lần dịch cúm H5N1, nhưng đàn gà sao vẫn khỏe mạnh dù không hề chích ngừa. Thấy gà sao có sức đề kháng tốt, nhất là với các loại bệnh truyền nhiễm do virus, Hai Lực mừng thầm trong bụng, gom hết vốn liếng đầu tư phát triển đàn gà sao, xem đây là cơ hội cuối cùng để gỡ nợ và hy vọng đổi đời. Hằng ngày, anh bỏ hết công việc đồng áng để dành thời gian tìm hiểu tập tính sống, nguồn thức ăn, sinh hoạt, ngủ nghỉ, sinh sản của gà sao để chăm sóc chúng được tốt. Thấy Hai Lực đam mê loại gà sao “lạ lẫm”, nhiều người xung quanh bảo anh “điên” nên mới đem tiền “đổ sông đổ biển”, nuôi loại gà kiểng biết bao giờ lấy vốn? Bất luận tiếng ra tiếng vào, Hai Lực vẫn cố tâm phát triển gà sao. Từ vài chục con ban đầu, đến năm 2007, cơ sở của anh có được 1.000 con gà sao bố mẹ, lúc này Hai Lực tính đến chuyện nuôi gà thương phẩm để kinh doanh. Chuồng trại tiếp tục mở rộng, bao nhiêu trứng đẻ ra anh đều đưa vào lò ấp, chẳng bao lâu đàn gà thịt phát triển được hàng ngàn con. Số lượng ngày càng tăng, Hai Lực mừng nhưng rất lo vì thiếu tiền mua thức ăn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ. Ở địa phương, người dân chỉ quen ăn gà thả vườn, trong khi gà sao ít người biết nên không ai chịu mua. Thế là Hai Lực phải mang gà sao lên TP.Hồ Chí Minh tiếp thị vào các nhà hàng, quán nhậu, quán ăn, mỗi nơi vài con theo hình thức gối đầu. Có nhà hàng chịu nhận, có nơi trả lại vì họ sợ không bán được loại gà này do chưa phổ biến. Hai Lực không nản chí, tiếp tục thuyết phục nhà hàng giới thiệu với khách thịt gà sao rất ngon, thơm hơn gà thả vườn. Mưa dầm thấm sâu, cuối cùng nhiều nhà hàng đã bán được, lúc này Hai Lực mới nhẹ nhõm khi tìm được đầu ra. Hiện nay, dù đang có đến 3.000 con gà mái đẻ “chinh chiến” và trên 5.000 gà mái hậu bị chuẩn bị đẻ trứng cùng với hàng chục ngàn con gà giống liên tục được ấp nở mỗi tuần, nhưng Hai Lực vẫn không đủ số lượng để cung cấp cho khách hàng. Giá bán gà sao ở trang trại của Hai Lực: Gà con 5-7 ngày tuổi 35.000 – 40.000 đồng/con (tùy số lượng mua ít hay nhiều); gà hậu bị (trọng lượng 1 – 1,2kg/con) 200.000 đồng/con; gà mái loại lớn và gà thịt thương phẩm 350.000- 400.000 đồng/con.Tiếng lành đồn xa Gà sao Hai Lực ngày càng được các nhà hàng, quán ăn ở TPHCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung ưa chuộng. Nếu như thời gian đầu, mỗi tháng anh chỉ xuất chuồng được vài trăm con gà thịt, thì gần một năm nay số lượng tăng lên từ 3.000 – 4.000 con/tháng mà vẫn không đủ cung cấp. Hiện tại, giá gà thịt bỏ mối cho các nhà hàng từ 100.000đ – 120.000đ/kg, cao hơn gà thả vườn nhiều, mà người tiêu dùng vẫn thích ăn thịt gà sao. Cơ sở của Hai Lực ngày càng tấn tới, người dân xung quanh và chính quyền địa phương từ chỗ e ngại nay thán phục do anh đã thành công với mô hình chăn nuôi gà sao. Không chỉ nhiều hộ ở Tiền Giang mà các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam bộ, Tây Nguyên cũng tìm đến tận nơi tham quan và học hỏi cách nuôi gà sao thương phẩm. Hai Lực tiếp tục đầu tư phát triển đàn gà giống để cung cấp cho người nuôi các nơi. Bình quân mỗi năm, anh bán ra thị trường khoảng 15.000 con gà giống với giá 35.000đ/con, bên cạnh đó, anh đầu tư cho 40 hộ nuôi vệ tinh, sau đó thu mua lại trứng để đưa vào lò ấp phát triển đàn và mua gà thịt cung cấp cho các nhà hàng. Để đa dạng hóa đàn gà sao, Hai Lực nghiên cứu cho lai tạo thành công giống gà sao màu xám và gà sao màu trắng rất đẹp. Hiện loại gà sao trắng được nhiều người đặt mua dài hạn với giá 3 triệu đồng/cặp, nhưng không đủ để bán. Hiện anh Lực đã xây dựng được các đại lý tiêu thụ gà sao tại Nha Trang, Bảo Lộc, Cần Thơ, Long Xuyên và một trại nuôi ở huyện Bình Chánh (TP.HCM), trung bình mỗi tháng anh bán ra khoảng 5.000 con gà giống và 1.000 gà thịt.
Gà Đông Tảo nam tiến Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và mở rộng thị trường, tháng 9/2009, trang trại Gà Sao Hai Lực khởi công xây dựng lò giết mổ gia cầm sạch, tập trung theo công nghệ hiện đại và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm gà sao thịt thương phẩm được sản xuất từ đây sẽ phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho hệ thống các siêu thị tại chúng tôi và các địa phương.
Tien Giang , Long An , Can Tho , Bac Lieu , Soc Trang , Đong Nai – TP Bien Hoa , Ba Ria – Vung Tau , TP Da Lat – Lam Dong , Binh Thuan , Ninh Thuan , Khanh Hoa , Binh Dinh , Phu Yen , Quang Ngai , Quang Nam , Da Nang , Thua Thien Hue , Vinh Phuc , Hau Giang , Dong Thap , Ca Mau , Gia Lai – Kon Tum , Kiên Giang , Vinh Long , Tra Vinh , Binh Duong , Binh Phuoc , Tay Ninh , An Giang , Bac Kan , Bac Giang , Bac Ninh , Ben Tre , Cao Bang , Dak Lak , Dak Nong , Dien Bien , Gia Lai , Ha Giang , Ha Nam , Ha Tinh , Hai Duong , Hai Phong , Hoa Binh , Hung Yen , Kon Tum , Lai Chau , miễn phí TP HCM , Ha Noi , Ha Tinh , Nghe An , Quang Binh , Quang Tri , Thanh Hoa , An Giang , Bac Giang , Bac Kan , Bac Ninh , Cao Bang , Dien Bien , Ha Giang , Ha Nam , Hai Duong , Hung Yen , Lai Chau , Lao Cai , Lang Son , Nam Dinh , Ninh Binh , Phu Thọ , Quang Ninh , Son La , Thai Binh , Thai Nguyen , Tuyen Quang , Vinh Phuc , Yen Bai Tiền Giang , Long An , Cần Thơ , Bạc Liêu , Sóc Trăng , Đồng Nai – TP Biên Hòa , Bà Rịa – Vũng Tàu , TP Đà Lạt – Lâm Đồng , Bình Thuận , Ninh Thuận , Khánh Hòa , Bình Định , Phú Yên , Quảng Ngãi , Quảng Nam , Đà Nẵng , Thừa Thiên Huế , Vĩnh Phúc , Hậu Giang , Đồng Tháp , Cà Mau , Gia Lai – Kon Tum , Kiên Giang , Vĩnh Long , Trà Vinh , Bình Dương , Bình Phước , Tây Ninh , An Giang , Bắc Kạn , Bắc Giang , Bắc Ninh , Bến Tre , Cao Bằng , Đắk Lắc , Đắk Nông , Điện Biên , Gia Lai , Hà Giang , Hà Nam , Hà Tỉnh , Hải Dương , Hải Phòng , Hòa Bình , Hưng Yên , Kon Tum , Lai Châu , miễn phí TP HCM , Hà Nội , Hà Tĩnh , Nghệ An , Quảng Bình , Quảng Trị , Thanh Hóa , An Giang , Bắc Giang , Bắc Kan , Bắc Ninh , Cao Bằng , Điện Biên , Hà Giang , Hà Nam , Hải Dương , Hưng Yên , Lai Châu , Lào Cai , Lạng Sơn , Nam Định , Ninh Bình , Phú Thọ , Quảng Ninh , Sơn La , Thái Bình , Thái Nguyên , Tuyên Quang , Vĩnh Phúc , Yên Bái.