Xu Hướng 3/2023 # Top 10 Bài Văn Mẫu Bài Viết Số 3 Lớp 10 Đề 3 Viết Truyện Ngắn Theo Ngôi Thứ Nhất Kể Về Con Gà Chọi Bị Bỏ Rơi Lớp 10 Chọn Lọc # Top 3 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Top 10 Bài Văn Mẫu Bài Viết Số 3 Lớp 10 Đề 3 Viết Truyện Ngắn Theo Ngôi Thứ Nhất Kể Về Con Gà Chọi Bị Bỏ Rơi Lớp 10 Chọn Lọc # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Top 10 Bài Văn Mẫu Bài Viết Số 3 Lớp 10 Đề 3 Viết Truyện Ngắn Theo Ngôi Thứ Nhất Kể Về Con Gà Chọi Bị Bỏ Rơi Lớp 10 Chọn Lọc được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 Viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về con gà chọi bị bỏ rơi lớp 10 – Bài làm 1

Thân làm gà chọi, niềm vui của tôi đơn giản là được ăn no và được chủ của mình yêu quý. Muốn vậy thì tôi phải là một chú gà chọi dũng mãnh. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo ý muốn của mình. Tôi nghĩ mình đã từng là người bạn thân thiết không thể tách rời của cậu chủ. Ấy vậy mà cũng có lúc tôi bị cậu chủ bỏ rơi không chút xót thương.

Từ khi còn nhỏ tôi vẫn luôn được sống trong tình yêu thương của cậu chủ. Cậu làm cho tôi một ngôi nhà nhỏ rất chắc chắn, hàng ngày cho tôi ăn no còn trò chuyện với tôi nữa. Cậu chủ bảo tôi phải ăn nhiều cho mau lớn và trở thành một chú gà chọi vô địch. Cái mong muốn của cậu chủ cũng chính là ước mong của tôi. Tôi muốn nhanh nhanh để được so tài với những chú gà chọi khác, muốn đền đáp cậu chủ vì chăm sóc cho tôi tận tình.

Mỗi ngày trôi qua, cậu chủ dạy cho tôi rất nhiều kĩ năng. Nào là tập chạy, tập đạp rồi tập mổ, đạp cánh. Chẳng mấy chốc tôi đã trở thành một chú gà chọi dũng mãnh. Thân hình tôi vạm vỡ chứ không nhỏ con như lúc nhỏ. Cổ tôi dài với bộ da đỏ au cộng thêm bắp chân cuồn cuộn khiến tôi trông càng mạnh mẽ hơn. Bất cứ đối thủ nào nhìn thấy tôi cũng phải nể sợ vài phần. Cậu chủ nhìn vẻ ngoài của tôi chắc hẳn cũng hài lòng lắm nên mới hay thưởng cho tôi những con giun béo ngậy.

Tôi đã vượt qua hầu hết các đối thủ của mình để rồi cùng cậu chủ bước vào trận đấu cuối cùng. Cậu chủ tin vào tôi, tôi cũng rất tin tưởng vào bản thân mình. Khi gặp đối thủ là một anh gà chọi lớn tuổi hơn, giàu kinh nghiệm hơn tôi cũng vẫn tự tin. Tôi lao vào chiến đấu còn đối thủ chỉ tìm cách né đòn. Đến khi tôi thấm mệt, anh ta mới bắt đầu tấn công. Sự chủ quan khinh địch và thiếu kinh nghiệm đã khiến tôi thua cuộc. Ánh mắt cậu chủ tỏ rõ sự thất vọng khiến tôi càng đau lòng hơn. Tôi tự nhủ mình phải nỗ lực hơn cho những trận sau nhưng không được, mỗi liên tiếp nhận những trận thua. Tôi bị đánh đến bầm dập cả người. Cậu chủ thì không còn tin tưởng vào tôi nữa nên đã dần lãng quên tôi. Tôi không còn là người bạn đồng hành cùng cậu chủ trong các cuộc chiến nữa.

Cậu chủ mang về một con gà chọi mới. Nhìn nó, tôi liên tưởng đến hình ảnh của mình lúc trước. Ngày ngày cậu chủ dạy nó các kỹ năng như đã dạy cho tôi, trò chuyện với nó như đã trò chuyện với tôi. Còn tôi, cậu chủ chẳng đoái hoài gì đến. Mỗi ngày tôi chỉ được ăn vài hạt thóc, uống vài giọt nước. Tôi đã chẳng còn giá trị gì nữa rồi. Tôi nằm trong ngôi nhà của mình mà cảm thấy cô đơn vô cùng.

Nhưng rồi bỗng một ngày cậu chủ tiến đến chuồng của tôi và hỏi:

– Chú em này, mày đã khỏe lại chưa? Tao xin lỗi vì bấy lâu nay bỏ quên mày. Hôm nay đến lúc mày được thể hiện rồi.

Thế rồi cậu chủ ôm tôi vào lòng và dẫn tôi đến chỗ mọi khi. Lần này tôi đã không để cậu chủ thất vọng. Tôi giành chiến thắng chung cuộc và mang về cho cậu chủ một khoản tiền thưởng lớn. Sau cuộc chiến ấy, tôi và cậu chủ lại trở nên thân thiết.

Có lẽ không phải ái cũng có thể thấm thía hết nỗi đau bị bỏ rơi lại phía sau. Nhìn chú gà con bé nhỏ bên vệ đường run rẩy sợ hãi được cậu chủ chăm sóc, tôi rùng mình nhứ lại khoảnh khắc quá khứ, cái khoảnh khắc tôi chẳng bao giờ quên được mình bị bỏ lại một mình giữa bãi chiến trường đẫm máu của cuộc đấu gà chọi khốc liệt

Thời gian đã trôi qua rất lâu nhưng tôi chưa bao giờ quên từng giây từng phút cảm giác mình bị bỏ rơi đau đớn và xót xa như thế nào. Sau trận đánh khốc liệt với tên gà chọi Sấm Sét ấp trên, tôi – kẻ cứ ngỡ mình sẽ trở thành huyền thoại uy quyền trong làng gà chọi này cuối cùng thất thểu nằm im trong vũng máu, đau đớn không thể dãy dụa. Nhìn đội cưa sắc nhọn bị bật tung, tôi nhớ lại hình ảnh hào hùng, anh dũng của mình trong trận đâu. Tôi bước vào trận đấu đầy khí thế cùng ánh mắt tin tưởng của cậu chủ nhỏ, đưa ra những cú đá hích mạnh mẽ xuất thần. Tối cảm thấy máu tôi đang nóng hừng hực lên, chắc cái mặt đã đủ tía tai để cho cái thằng Sấm với Sét nổi tiếng kia một trận nhừ tử. Vậy mà nhoáy một cái, vừa mới xòe đôi cánh tôi đã bị hắn hất tung, hai cái cựa dài quặp vào cánh tôi xoáy mạnh. Tôi dãy dụa không yên nhìn về phía cậu chủ nhỏ tôi yêu quý, tức giận vì phải nhìn thấy ánh mắt thèm thuồng món đồ chơi siêu nhân cậu ao ước. Tên Sấm Sét kia đầy đắc thắng trở về nhà vui vẻ, còn lại tôi và cậu chủ nhỏ một mình trên bãi vắng. Cậu định đưa tay ôm lấy tôi. Nhưng bàn tay ấy vừa chạm vào cũng đã khiến tôi đau khủng khiếp. Lòng kiêu hãnh của một con gà chọi mới lớn khi ấy không cho phép tôi chấp nhận thua cuộc. Tôi thét lên, gắng dãy dụa, chiếc mỏ nhọn liên tục mổ vào không khí. Mắt tôi đỏ ngầu, giận dữ. Cậu chủ nhỏ cố chạm vào tôi nhưng đều bị tôi mổ ác liệt. Nào ngờ sau một phút bất cẩn, tôi mổ mạnh vào tay cậu khiến tay tím lại hình như sắp bật máu nhưng tôi cũng chẳng hề quan tâm, đầy giận dữ đổ oán trách cho cậu. Đôi mắt trẻ thơ của cậu đãm lệ, cậu hét lên:

– Tớ không chơi với cậu nữa. Cậu xấu lắm

Rồi cậu vụt chạy đi, để lại tôi bơ vơ trong cái nắng chiều vàng nhạt cuối ngày. Tôi hoan hỉ mình cóc sợ gì sất, ai thèm chơi với cậu chứ. Bao nhiêu oán trách tôi đều đổ lên tại câu. Nhìn vết thương này mà xem, cái tên gà kia ác thật cũng tại cậu cả sao lại cho tôi đấu với hắn chứ, món đồ chơi kia chả hay ho chút gì hết, chán phèo. Nhưng cái niềm tự tin, kiêu hãnh hão ấy chả bao lâu như ngọn nến le lói bị mấy ngọn gió lạnh mùa đông thổi cho tắt ngúm. Tôi bắt đầu run cầm cập, cái lạnh thổi đến làm những vết thương ở cánh và chân tê buốt. run rẩy, tôi co rúm lại cố lấy đôi cánh thương tích che mình lại. Tôi bình thường luôn tự hào vì cặp giò rắn rỏi, lớp lông mỏng để lộ những đường vân tuyệt đẹp, vậy mà giờ đây lại ghen tị với mấy thằng gà nhà lắm lông chắc chả sợ gió lạnh. Cố nhón ra nhặt nhạnh những tia nắng càng lúc càng lìa xa chân tôi, lạnh quá và sau đó bóng tối phủ đầy trước mắt tôi. Tôi kêu lên sợ hãi mà không một ai nghe thấy. Tôi gọi ông chủ rồi gọi cậu chủ ai cũng được chỉ cần đến cứu tôi thôi. Nhưng lâu lâu quá, bóng tôi đen ngòm, gió rít từng cơn, những ngọn cỏ cành cây như rì rầm rồi lại như quát tháo dọa nạt. Tôi nhắm tịt mắt lại cuộc sống thường ngày hiện ra đậm nét. Ôi chiếc lồng đệm rơm thơm mùi lúa chín ấm áp, ôi những con giun con dế ngon lành đang đón đợi. Còn có thể thấy cả gia đình cậu chủ đến chăm lo cho từng chú gà chọi chúng tôi nữa chứ. Tôi thèm được vuốt lông biết mấy, thèm được ăn lấp đầy cái bụng rỗng, tôi mê mệt trong trí nhớ. Và cứ mỗi lần tôi sắp mổ được con giun, sắp chạm vào đống rơm ấm áp thì cơn đau lại nhói lên, đẩy tôi đứng trên vực thẳm của hiện thực Thấy mình không thể tiếp tục như này được nữa, tôi gắng tích góp toàn bộ sức bình sinh vốn có của mình gắng gượng dậy. Một lần, hai lần rồi ba, bốn cứ thế tôi thất bại đến lần thứ năm một chan có vẻ như sắp đứng được thì ụp. Cả thân tôi sụp xuống đôi cánh đập xuống đất lạnh, đau buốt tôi nằm im chấp nhận. Nhìn xung quanh, những chiếc xe với ánh đèn pha lóa mắt đến rồi đi, và đã rất nhiều lần tôi ngỡ có ai đến tìm mình. Cuối cùng đến cả một bóng xa cũng chẳng mang theo hi vọng của tôi cuối cùng của tôi đi mất. Tôi chấp nhận số phận mình, mê man trong những mảnh quá khứ êm dịu, đôi khi rùng mình bởi tiếng chờ đợi cuả những con chuột cống to bự hay tiếng rùng rợn của những con quạ đen. Tôi cứ thế lịm dần đi, không có lấy chút sức mạnh chống cự. Và rồi tôi đã mơ. Mơ về một bàn tay ấm áp quen thuộc ôm lấy tôi, sốt sắng cố tìm hơi thở còn sót lại của tôi. Tôi như thấy mình được dịu dàng chăm sóc, đôi cánh đau, đôi chân bật móng được xoa dịu bằng nước ấm, và tôi lại được trở về với ổ rơm ấm áp quen thuộc. ô kìa bàn tay của cậu chủ đang vuốt đầu tôi, xoa nhẹ chỗ đau. Kể cứ mơ như này có phải tốt không cơ chứ. Rồi dần dần tất cả chìm vào tĩnh lặng. Tôi biết chỉ là mơ thôi mở mắt là gió sẽ thét gào, có khi mấy con chuột, quạ đang xơi tái tôi mất. Không chịu đựng được tò mò, tôi mở mắt ra. Ôi căn nhà thân thuộc và rồi đôi mắt cậu chủ nhìn tôi đầy âu yếm mà cũng đầy ân hận. Ánh mắt long lanh ấy làm tôi nhớ lại ngày xưa biết mấy. Khi tôi chỉ mới là quả trứng đã nghe tiếng cậu chủ, khi đạp vỏ cậu cũng là người đầu tiên gặp tôi, long lanh đôi mắt hét lên quá đỗi vui sướng. Chúng tôi đã gắn bó biết mấy, cùng nhau trốn ông chủ đi đá lung tung khắp sới cùng đám trẻ trong ấp. Tôi lặng thinh xúc động. Ông chủ bước đến xoa đầu tôi thở phào:

– May mà tới kịp không thì…

Cậu chủ nhỏ cúi đầu xin lỗi ông chủ, xoa xoa lấy tôi:

Tôi chỉ muốn phì cười nhưng gà sao cười được nhỉ. Tôi vui sướng nhìn cậu, cảm thấy mình may mắn biết mấy khi không bị nằm queo giữa bãi đất hoang hay bị xơi tái mà được về lại với mái nhà xưa cũ. Tình cảm của chúng tôi vì thế cũng thêm gắn bó.

Giờ tôi đã là một chú gà chọi dũng mãnh, đôi chân lành lặn với đôi cựa rắn rỏi, có thể đi khắp đó đây làm cậu chủ tự hào nhưng khoảnh khắc hôm ấy đã cho tôi bài học đắt giá về lòng kiêu ngạo, sự tức giận bồng bột, cảm giác thấm thía sợ hãi khi bị bỏ lại cô đơn một mình không có ai bên cạnh.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 Viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về con gà chọi bị bỏ rơi lớp 10 – Bài làm 3

Ngày trưa nè nóng bức, nằm dưới tán cây rấm từng hạt thóc ngon lành, uống dòng nước mát lạnh, với một anh chàng gà chọi như tôi là tuyệt hơn bao giờ hết rồi. Và đặc biệt, sau lần tôi với anh chủ đoàn tụ và hiểu nhau, niềm hạnh phúc được nhân lên gấp bội. Các bạn sẽ không bao giờ tìm được câu chuyện về tình chủ-tớ tuyệt vời mà cũng đầy gian nan như chúng tôi đâu, tôi dám chắc! Và câu chuyện tôi bị cậu chủ bỏ rơi, rồi lại đoạn tụ đã làm sâu sắc thêm mối tình gắn bó này.

Ngày thoát ra khỏi chiếc vỏ trứng, tôi được tràn ngập trong tình yêu thương của cả gia đình, đặc biệt là cậu chủ. Khi tôi cứng cáp được vài tuần, cậu chủ mừng sinh nhật đầu tiên ấy bằng một món quà bất ngờ cho tôi. Chiếc chuồng gỗ to, rộng, thoáng mát và trang trí vô cùng đặc biệt.

Tôi là một chú gà chọi đẹp, có tướng. Điều ấy không phải chỉ riêng tôi cảm nhận mà tất cả mọi người đều tấm tắc khen cậu chủ có chú gà cưng như tôi. Rồi ngày xuân đến, những lễ hội tấp nập bắt đầu. Giờ là lúc tôi biết mình chuẩn bị có những trận chiến ngày xuân rồi.

– Ăn đi rồi chuẩn bị lên đường cho những đứa khác thấy chúng ta là số một nào chú mày!! – Cậu chủ đặt đĩa thức ăn vào chuồng rồi thúc giục tôi.

Trong tôi giờ đây tràn đầy năng lượng. Tôi sẵn sàng rồi, tôi đã sẵn sàng để chứng minh cho cậu chủ thấy tôi là số một, chứng minh rằng những sự chăm sóc, gắn bó lâu nay giữa chúng tôi là không hề vô nghĩa. Bọc lại cựa, lau hầu bằng thuốc bắc, chải chuốt lại lông. Chúng tôi lên đường! Trận đầu tiên, tôi dễ dàng đánh bại anh bạn gà chọi bên kia chỉ bằng cú phi nước đại mạnh mẽ. Trận đấu thứ hai cũng như thế. Những cú mổ của tôi tỏ ra rất có hiệu quả. Ra đòn như giáng xuống đối thủ, lần lượt tôi tạo nên tiếng tăm của mình. Những tay chơi chính hiệu bắt đầu hỏi dò cậu chủ mua lại tôi với giá cao. Không chần chừ, cậu chủ từ chối thẳng thừng. Bởi vì tôi biết rằng giờ đây, chúng tôi là đôi bạn thân, gắn bó với nhau như hình với bóng.

Ngày này qua ngày khác, những buổi chọi của chúng tôi đều vô cùng êm đẹp. Và chúng tôi cũng vào đến trận cuối cùng. Nếu thắng, chúng tôi sẽ nhận được phần thưởng là số tiền khá lớn, đủ để cậu chủ mua chiếc xe mơ ước và đồ ăn chăm cho tôi. Tôi biết trận đấu này rất quan trọng và cậu chủ cũng đặt rất nhiều niềm tin vào tôi, không chỉ những trận đấu dũng mãnh qua mà cả những tháng ngày gắn bó trước kia nữa. Như thường lệ, sân đấu là một vòng tròn được vây kín bởi người xem. Đối thủ trận chung kết của tôi là anh bạn gà chọi có vẻ già dặn hơn tôi, trông khá là tự tin. Trận chiến bắt đầu trong sự cổ vũ hò reo của mọi người. Trong đầu tôi bây giờ chỉ có hình ảnh cậu chủ, chỉ có khát khao chiến thắng để chúng tôi có thể thực hiện ước mơ. Anh gà kia tỏ ra vô cùng điêu luyện trong từng cú ra đòn. Tôi cũng chẳng phải tay vừa vì sau đó, tôi đều đáp trả bằng pha đạp chất lượng. Nhưng đối thủ lần này của tôi thật là lạ. Anh ta không hề tung đòn dồn dập mà chỉ vờn vờm tôi. Tôi càng hăng máu, mổ chiêc mỏ sắc nhọn về đối thủ mà lại lần nữa, anh ta né được hết. Ôi không! Đến khi tôi nhận ra vấn đề thì đã quá muộn. Lúc này tôi đã thấm mệt, những cú ra đòn không còn dũng mãnh nữa và giờ là lúc anh ta đáp lại đòn tấn công của tôi. Đạp cánh, mổ tới tấp, phi nước đại mạnh mẽ. Sao anh ta lại mạnh đến thế? Sao anh ta ra đòn chuẩn đến thế? Câu trả lời là tôi đã mắc lừa, phung phí sức lực. Và cuối cùng, sức trẻ không thể thắng được kinh nghiệm kia. Tôi bị hạ gục trong sự sững sờ của cậu chủ hoà vào với niềm vui mừng của bên kia, sự tung hô của người xem đối diện. Tôi đã thua thật sao? Cậu chủ ơi ta đã thua thật sao? Ta không thể mua được xe cho cậu thật sao? Lần đầu tiên trong đời tôi gục ngã. Chúng tôi trở về nhà tỏ rõ sự thất vọng. Những ngày sau đó, không khí vẫn như vậy. Cậu chủ vẫn như thế nhưng vẻ mặt đượm buồn. Tôi tự nhủ bản thân sẽ cố gắng trong những trận chiến tiếp theo. Và ngày mong chờ cũng đến. Nhưng ôi không. Tôi lại thua, liên tiếp là những trận chọi thua. Tôi bị gạ gục chóng vánh, nhận lại những đòn giáng như búa bổ của đối thủ. Cả người tôi đau nhức, đi lại đã thấy khó khăn. Cậu chủ dần mất niềm tim vào tôi và những ngày sau đó, các bạn biết rồi đấy. Tôi nằm bẹp dí một góc, chẳng đoái hoài gì cả. Dần dần cậu chủ như quên lãng tôi. Cậu chủ lại đem về một anh bạn gà khác. Không còn là tôi ở vị trí số một, không còn những lời cưng chiều nữa. Tôi giờ đây là kẻ thất bại, bị bỏ rơi. Ngày ngày tôi phải đi kiếm ăn ngoài vườn. Tôi muốn quay lại những ngày đầu, quay lại ngày tháng hạnh phúc kia nhưng giờ tôi phải làm sao? Tôi đã bị bỏ rơi từ bao giờ rồi.

Tôi có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói: “Lên voi xuống chó”. Ngày ngày hoài nhớ về kỉ niệm giữa tôi và cậu chủ. Đâu còn những buổi tập chạy hăng say nữa, còn đâu những lời nói âu yếm từ người bạn tôi hằng yêu quý. Tất cả với tôi giờ đây đều là kỉ niệm mà thôi. Còn hiện tại, tôi là “ông gà chọi”! Nói chễm chệ thế thôi chứ tôi còn đang tuổi như mấy anh bạn đang sung sức chọi ngoài kia, chắc là ngang với đối thủ đã làm cho tôi thân bại danh liệt ngày ấy. Nằm chết dí trong góc chuồng, không một ai đoái hoài. Có lẽ có mơ cũng chưa bao giờ tôi lại mơ tàn tạ như này. Cậu chủ cái ngày bỏ rơi tôi đã có anh bạn khác, cũng phổng phao chẳng kém gì tôi. Buồn lắm, thất vọng lắm nhưng biết làm sao đây?! Sớm sớm kiếm ăn bên góc vườn cho qua ngày, tưởng như thế là kết thúc cuộc đời của kẻ đã từng là ‘bá chủ thiên hạ’ này sao… Nhưng cái buổi sáng hôm ấy đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của cậu chủ về tôi, và cũng là bước ngoạt, giúp cậu chủ hiểu được tấm lòng của tôi.

Sáng đó, tôi đang kiếm ăn bên góc vườn như bao ngày thường khác. Bỗng đâu tiếng kêu thất thanh:

– Ôi thôi con chó kia! Sao lại cắn gà chọi của tao thế này? Mau tránh ra đi!

Đó là giọng cậu chủ mà, có chuyện gì thế nhỉ. Tôi vội chạy ra xem tình hình. Ôi trời thì ra con chó ở đâu đã cắn anh bạn mới của cậu chủ. Máu đã chảy ra hết lông cậu ta rồi. Không dừng lại, con chó hung hãn nhe những chiếc răng dài, nhọn chực cắn cậu chủ. Từng tiếng gầm gừ như ăn tươi nuốt sống khiến tình hình càng thêm sợ hãi. Cậu chủ dù tức, lắm nhưng cũng phải lùi lại. Con chó càng được thể tiến tới. Dường như nó không ngần ngại gì cả, chỉ chực ngoạm ngay lấy cả cậu chủ lẫn anh bạn kia thôi. Trong giây lát, theo phản xạ bảo vệ cậu chủ năm xưa, tôi một mạch phi đến, giương đôi cánh rộng bay lên và mổ một cú trời giáng xuống sống mũi con chó. Một thoáng bất ngờ, nó kêu oẳng oẳng rồi lùi lại. Có lẽ chính kinh nghiệm chiến đấu ngày trước đã làm cú mổ của tôi trở nên khác lợi hại. Con chó lao thẳng về phía tôi, lè cái lưỡi dài nhơn nhớt, hàm răng sắc nhọn tấn công. Nhưng tôi đâu có vừa, né sang một bên, tôi mổ cú thứ hai vào giữa trán, nó lại oẳng oẳng kêu lên. Lập tức, bộ móng chân trước nó vung lên làm tôi không kịp trở tay. Một vệt dài ở cổ, máu bắt đầu rỉ ra. Nhưng tôi không lấy làm sợ hãi. Nhiệm vụ sinh tử quan trọng nhất của tôi bây giờ là bảo vệ cậu chủ, người bạn nuôi nấng tôi. Cú thứ hai, con chó vả vào ức tôi cái đau điếng. Tôi loạng choạng nhưng không hề nao núng, tung cánh nhảy lên mổ liên tiếp vào đầu, mặt cùng với bộ móng sắc nhọn. Và cú chí mạng, tôi mổ trúng vào khoé mắt. Con chó rú lên và chạy mất. Tôi kiệt quệ sức lực quỵ xuống trong sự thoải mái hơn bao giờ hết. Bởi vì tôi biết, tôi vừa bảo vệ được cậu chủ, đã chứng minh cho cậu chủ rằng tôi không hề vô dụng, chưa bao giờ chịu thất bại. Tôi tỉnh dậy trong chiếc chuồng từ ngày đầu tiên ấy, vẫn thân thuộc nhưng sao lại cảm giác lạ đến thế… Những vêt thương đã được lau thuốc và băng bó lại cẩn thận, chắc là cậu chủ làm. Còn hơi đau đớn sau hai cú tát trời giáng vào người, nhưng bây giờ, tôi nhẹ nhõm hơn lúc nào hết. Rồi bỗng dưng hơi ấm thân thuộc lại gần tôi, ôm tôi vuốt ve bộ lông:

– Anh xin lỗi chú mày. Từ nay anh sẽ không bỏ rơi chú mày nữa. Nhờ có chú mày mà chúng ta không bị con chó ấy làm nguy hiểm. Chúng ta sẽ cùng anh bạn mới kia đi đấu những trận đấu, cùng nhau tập luyện ngày ngày nữa. Đồng ý không nào?

Vẫn giọng nói ấy nhưng sao ấm áp quá. Chắc có lẽ là ấm từ lòng tôi đây chăng. Thật mừng vì cậu chủ đã nhận ra được tấm lòng của tôi. Không muộn màng nhưng cũng vừa lúc. Từ ấy, chúng tôi bắt đầu những ngày mới đầy hứng khởi, khao khát. Anh bạn kia đã cùng tôi thắng bao trận đấu. Giờ đây, đệ nhất gà chọi đã lại thuộc về tôi, là ‘đệ nhất’ đấy!

Đúng là chẳng có vinh quang, thành công nào luôn sẵn trước mắt cả. Chẳng có tình cảm bền lâu nào mà không tải qua quá trình gian nan, trắc trở. Ngày hôm nay chúng tôi gắn bó với nhau là cả chặng đường dài để hiểu nhau, có sai lầm, có nhụt chí, có không tin tưởng. Nhưng xét lại cho sau cùng thì tình yêu luôn là bất diệt, luôn soi sáng chúng ta đến với cái đẹp nhất!

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 Viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về con gà chọi bị bỏ rơi lớp 10 – Bài làm 4

Tôi là một chú gà chọi nổi tiếng, tôi luôn thắng trong mọi trận đấu và được mọi người biết đến với cái tên Oanh Liệt mà ông chủ đặt cho tôi. Tôi nói thế chỉ để nhắc về cái quá khứ oai phong lẫm liệt của mình mà cố quên đi cái tình cảnh tàn tạ hiện giờ – tôi bị ông chủ bỏ rơi. Nhân đây tôi sẽ kể về câu chuyện của tôi – “Cuộc đời của một chàng gà oai hùng”.

Tôi sống ở một vùng quê quanh năm nghèo đói, đất đai khô cằn, thức ăn cho con người còn không đủ, nhà gà chúng tôi lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, không muốn bị đói thì phải biết tranh giành thức ăn của nhau. Trong gia đình gà của tôi, tôi là út nên dc ba mẹ thương yêu, chiều chuộng như một “hoàng tử” – đấy là tôi bắt chước theo truyện “Hoàng tử ếch” mà tôi đã từng nghe trên cái rađiô của ông hàng xóm. Những lần kiếm được nhiều thức ăn, phần lớn ba mẹ dành cho tôi, phần còn lại chia cho các anh chị của tôi. Có lẽ vì thế, trong gia đình, tôi là đứa to khoẻ nhất. Được ba mẹ nuông chiều, tôi sinh tính hống hách, kiêu căng và háo thắng. Mấy cô gà trong vùng chẳng ai thích tôi mặc dù tôi khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống. Nhưng tôi có thèm để ý đâu, họ thì bao giờ mới thấy được “vẻ đẹp tiềm ẩn” của tôi chứ. Có khi tôi nghĩ rằng mình có nên làm một chuyến đi xa để tất cả mọi người đều biết tôi không.

Vậy là dự tính của tôi đã thành sự thật. Sáng hôm ấy, có một người đàn ông đến chỗ chúng tôi để tuyển chọn những chú gà khoẻ mạnh đem lên thành phố làm gà chọi. Đúng như ý muốn, tôi cố gắng đứng tướng sao cho thật đẹp, phô ra sự mạnh mẽ của mình. Và cuối cùng, tôi là một trong 3 chú gà được chọn. Khỏi phải nói, tôi vui sướng đến mức nào. Thật ra lúc đó, tôi cũng chẳng biết thành phố là nơi như thế nào, chỉ nghĩ đơn giản đó là nơi tôi có thể trình diễn tài năng của mình.

Sau một chuyến đi dài, tôi cùng 2 anh gà được đưa đến một căn nhà, chắc là nhà của ông chủ mới. Nơi đây không giống như nhà tôi. Ngôi nhà này xây bằng tường hẳn hoi, còn chỗ tôi, người ta toàn ở nhà lá, nắng thì nóng, mưa thì dột, những lúc đó gia đình tôi thường rất khổ sở. Nhưng giờ thì chuyện đó chấm dứt rồi. Tôi được chăm sóc rất cẩn thận, được ăn ngon, chẳng phải lo nghĩ gì nữa. Không gian mới, niềm vui mới đã khiến tôi phút chốc quên đi hình ảnh gia đình mình.

Nhưng rồi… tôi cũng già. Đấu là lúc tôi không còn nhanh nhẹn và sức khoẻ như ngày trước nữa, nhưng tôi vẫn luyện tập với ông chủ để chiến đấu tiếp. Một bưởi sáng nọ, như thường lệ, ông chở tôi đến trường gà. Lần này ông chủ dặn đi dặn lại rất kỹ rằng tôi nhất định phải thắng trận này. Đối thủ lần này không có thân hình lực lưỡng như tôi, tôi chắc ăn sẽ thắng. Khi vào trận, tôi coi thường hắn, chẳng những tôi không sấn tới mà còn nhường hắn một bước. Hạ hắn dễ như không ấy mà! Nhưng không, hắn tấn công tôi liên tục, hai chiếc cựa và bộ móng sắc của tôi giờ chẳng làm dc gì. Thế đó, tôi đã thua một trận ê chề. Mọi người xúm vào xỉ vả tôi, những người đặt tiền vào tôi đến đá tôi mỗi người một phát. Đáng sợ hơn, ông chủ giận dữ bế thốc tôi lên, phóng xe như bay đưa tôi đến một nôi lạ rất ồn ào, mùi khó chịu bao trùm lấy nơi đây.

Thật tình cờ, tôi găp lại anh gà cùng quê, cùng dc ông chủ của tôi nuôi, nhưng bây giờ anh cũng ở đây giống như tôi. Chúng tôi nhìn nhau, Bất Bại và Oanh Liệt nhưng chẳng còn như vậy nữa. Chúng tôi chỉ biết nhớ về quá khứ hào hùng ngày trước, đau đớn khi từ một chàng gà khoẻ mạnh thành kẻ thân tàn ma dại. Tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ nằm đây chờ ông chủ đến đón, nhưng, anh Bất Bại bị một người đàn ông bắt đi, tôi chỉ nghe anh thét lên một tiếng rồi im bặt. Tôi bắt đầu thấy sợ rồi, tôi đang nằm đây và chờ đợi một điều tồi tệ sẽ xảy đến với tôi như anh Bất Bại vậy.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 Viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về con gà chọi bị bỏ rơi lớp 10 – Bài làm 5

Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này là do cậu thành đặt cho tôi sau những trận thắng vẻ vang liên tiếp trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ đã bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới.

Cứ nghĩ đến quá khứ hào hùng là tôi lại vui lên được một chút. Dạo ấy cậu Thành hãnh diện về tôi ghê lắm! Thử hỏi có con gà chọi nào ở làng đông này dám sánh với tôi? Mỗi lần cậu chủ thả tôi vào sới, tôi hiên ngang ưỡn ngực, ngẩng đầu, khoe thân hình nở nang , săn chắc. Hai chiếc cựa nhọn hoắt chĩa ngang, bộ móng sắc khiến đối thủ phải nể sợ. Trận đấu nào cũng kết thúc khá nhanh vì chỉ sau vài đòn độc là tôi đã hạ gục đối thủ. Tôi thích nghe /tiếng reo hò tán thưởng của người xem và tiếng khen âu yếm của cậu chủ. Sau mỗi trận thắng như thế, tôi lại được cậu chủ nuông chiều, săn sóc. Vì thế mà tôi tin rằng đời tôi chỉ có niềm vui chứ không có nỗi buồn. Vậy mà một sự kiện bất ngờ xảy ra làm thay đổi số phận của tôi.

Vào khoảng đầu tháng sáu, bỗng dưng anh Cu Chắt nhà ở giữa làng chở từ phố huyện về mấy cái máy chơi game. Ái chà! Của lạ đây! Chẳng thế mà đám trẻ trong làng bu đen bu đỏ, cố chen lách vào xem, mãi đến sâm sẩm tối mới giải tán. Vợ anh Cu Chắt bảo từ ngày mai, đứa nào muốn chơi thì phải có tiền.

Cậu chủ tôi cũng bị mấy cái máy kì lạ ấy cuốn hút. Ngay sáng hôm sau, cậu dốc ngược cái ống tre tiết kiệm, lấy que khều ra được mấy ngàn bỏ túi rồi rủ bạn cùng đi. Thế rồi sau lần ấy, hễ rảnh là cậu ta lại biến khỏi nhà, đến tụ tập ở nhà anh Cu Chắt để chơi game.

Cậu ấy cho tôi ăn uống qua loa và không còn săn sóc tôi kĩ càng như trước nữa. Có khỉ cả tuần, cậu chẳng xoa bóp rượu nghệ vào thân mình, vào cặp đùi võ sĩ của tôi. Vì thế mà tôi xuống sắc hẳn, mào tái nhợt, nước da cũng không còn đỏ đắn như xưa. Suốt ngày, tôi bị nhốt trong chiếc lồng để dưới gốc cây mít ở góc vườn. Sự quần quanh, tù túng khiến tôi bực bội và buồn chán.

Tôi nhớ những trận đấu sôi động đầy tiếng reo hò, cổ vũ. Tôi nhớ những buổi chiều, cậu chủ ẵm tôi trên tay đi dạo khắp làng. Tôi thèm những tiếng trầm trổ, khen ngợi: “Chà! Đẹp thật! Khỏe thật!”. “Đánh thế mới gọi là đánh chứ! Xứng danh Oanh Liệt!”. Rồi đám bạn cậu chủ năn nỉ được vuốt ve tôi, một tí thôi cũng sướng lắm rổi! Ôi, những ngày ấy sao mà vui vẻ, hạnh phúc!

Còn giờ đây, tôi thấm thía nỗi tủi thân của một kẻ bị bỏ rơi. Cậu chủ coi tôi nào có khác gì đám gà trống, gà mái và lũ gà con tầm thường chỉ biết bươi đất tìm con giun, con dế, nhặt hạt rơi hạt vãi. Không lẽ thời huy hoàng của tôi qua thật rồi sao?!

Bài văn mẫu Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 Viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về con gà chọi bị bỏ rơi lớp 10

Oanh Liệt là tên tôi, cái tên mà trước đây cậu chủ đã tặng cho tôi nhờ những trận đấu bất bại của tôi trên các sới chọi gà trong làng. Cái tên đó trước đây quí giá bao nhiêu, tôi tự hào và kiêu hãnh bao nhiêu, thì giờ đây, mỗi khi nghĩ đến tôi lại càng thấy buồn và thất vọng bấy nhiêu… Bởi đơn giản một lẽ là, say mê một trò chơi nào rồi cũng đến lúc chán, cậu chủ tôi cũng vậy, cậu đã bỏ tôi để chạy theo những cuộc vui mới, nơi mang lại cho cậu chủ những cảm giác mới lạ, và thế giới đó không có tôi…

Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê rất yên bình, cảnh đồng ruộng lũy tre đã rất quen thuộc với tôi, tôi cùng bố mẹ và các em sống rất hạnh phúc bên nhau cho đến khi tôi gặp cậu, cái ngày định mệnh đó đã thay đổi cả cuộc đời tôi sau này…

Hôm đó, bố mẹ dẫn tôi và các em ra phía bờ sông sau làng chơi, vì lần đầu được đi chơi xa, lại mãi lo ngắm cảnh lạ đẹp mắt mà khi nhận ra, tôi biết mình đã lạc… Hốt hoảng, tôi chạy khắp nơi chiếp chiếp gọi nhưng không thấy ai trả lời, vừa đói vừa mệt, khản giọng, tôi yếu ớt gọi những tiếng cuối cùng rồi thiếp đi trong ánh hoàng hôn cuối ngày, khi tỉnh giấc, tôi nhận ra mình đang nằm trong một cái tổ rơm ấm áp, xung quanh tôi là bao nhiêu cô gà, chú gà đang tò mò đáp trả ánh nhìn của tôi… “kéttt..” Cánh cửa chuồng mở ra, tôi giật mình nhìn tới hướng đó, ánh sáng tràn vào làm tôi chói mắt, chỉ kịp nhìn thấy một bóng người gầy gầy đang tiến lại phía mình, một bàn tay nhỏ chụp lấy tôi, tôi run run người, bàn tay còn lại đưa lên vuốt lấy người tôi, tôi mở mắt ngước nhìn gương mặt đối diện mình, đó là một cậu trai khoảng chừng 15 tuổi, cậu nhìn tôi ấm áp lắm, chính ánh nhìn đó đã làm tôi tin cậu ngay… Kể từ đó, tôi và cậu chủ bầu bạn sớm hôm, cậu luyện tập tôi trở thành một chú gà khỏe nhất đàn, cơ bắp trên người tôi nổi lên săn chắc, mấy chú gà choi ghen tỵ với tôi cũng vì lẽ đó… Một hôm, cậu bế tôi đến một hội trong làng, từ xa tôi đã nghe thấy tiếng hò hét inh ỏi, dường như đám đông đó đang cổ vũ cho một trò chơi thú vị nào đó, cậu bế tôi chạy vào xem… Tôi nhìn vào, thì ra là chọi gà, tôi có nghe cậu chủ nhắc đến trò này, nghe đâu là rất thú vị, cậu chủ đặt tôi xuống đất, vỗ vỗ tay vào người tôi rồi cậu cùng lũ bạn hò hét, tôi biết chắc là mình sẽ không làm cậu chủ thất vọng nên cũng đã lấy hết bình sinh mà lao vào, không dễ như tôi nghĩ, đối phương là một kẻ rất mạnh và dày dạn kinh nghiệm, hắn lao vào tôi và tấn công tới tấp, lúc đầu tôi còn sợ, tôi mất đà té lăn ra, cậu chủ thấy thế liền vỗ nhẹ vào đầu bảo tôi cố lên, gương mặt cậu tràn đầy hi vọng, tôi như khỏe hẳn ra, đứng dậy, tôi vươn đôi cánh vững chắc và lao vào hắn, tôi quyết liệt tấn công, hắn dường như cũng đã đuối sức, tôi dồn sức đá nhát cuối cùng vào ức của hắn, hắn lăn ra đất thất bại…. Cậu chủ vui mừng nhấc bỗng tôi lên, một cảm giác thật tuyệt, lần đầu tiên tôi cảm thấy cậu chủ cười vui như vậy, cậu đặt cho tôi tên Oanh Liệt vì cậu bảo tôi đã chiến đấu rất dũng cảm, tôi kiêu hãnh cất tiếng gáy thật to, mặc cho thời gian có trôi đi, mặc cho mọi điều có thay đổi, tôi chỉ muốn giữ mãi niềm hạnh phúc ngày hôm nay, lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy mình sống thật có ích… Từ đó về sau, cậu chủ mang tôi đến với mọi nơi trong làng, từ làng trên xóm dưới, không nơi đâu mà không nghe danh tôi, tôi trở thành tay đá cừ khôi bậc nhất nhì làng, cậu chủ ngày càng yêu tôi hơn, những tháng ngày đó, tôi sẽ không bao giờ quên được…

Nhưng tôi cũng biết, đâu có niềm vui nào là mãi mãi, và niềm vui của tôi cũng nào có ngoại lệ, khi tôi nhận ra, cậu chủ đã dường quên mất trò đá gà ngày nào, quên mất Oanh Liệt ngày nào, cậu thờ ơ với tôi, cả mấy tuần rồi không thấy cậu đâu, tôi lân la dò la thì biết được, cậu đã chạy theo lũ bạn trong làng đến với thế giới của biết bao trò chơi mới, nơi mà người ta gọi là Internet, ngày nào cậu cũng ra đó chơi, tôi đối với cậu giờ chỉ là quá khứ, đá gà với cậu lại càng là một thú vui xa vời… Tôi buồn, cô đơn và cả thất vọng, cái tên Oanh Liệt giờ với tôi cũng vô nghĩa wa’, bây giờ nào có ai cần tới tôi, còn có ai nhắc đến Oanh Liệt này đâu… Thế là tôi quyết định rời xa cậu chủ, đi đâu cũng được, nhưng tôi chắc chắn sẽ không quay lại đây, cái thế giới này đã không còn là giang sơn của tôi nữa rồi…

Lang thang cho đến cuối ngày, tôi lạc đến một dòng sông nào đó rất xa nơi cậu chủ sống, cảnh vật nơi đây quen lắm, rồi kí ức tìm về trong tôi, tôi nhớ lại gia đình mình, nhớ lại bố mẹ của tôi, nhớ lại mấy đứa em bé bỏng ngày nào của tôi… và nhớ lại cả ngày đầu tiên tôi gặp cậu chủ… Nhìn qua phía bên kia sông, tôi chỉ thấy thấp thoáng một hàng tre xanh rì rào… có phải đó là nơi tôi đến chăng…

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 Viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về con gà chọi bị bỏ rơi lớp 10 – Bài làm 7

Tôi tên là Oanh liệt. Vâng cái tên này cậu đã đặt cho tôi đúng vào cái ngày tôi hạ gục đối phương để vươn lên làm bá chủ trên sới chọi gà. Ôi cái ngày huy hoàng ấy đối với tôi sao mà đáng nhớ biết bao. Vậy mà giờ đây, quá khứ của tôi mãi mãi chỉ là quá khứ.

Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc có tới trên dưới chục anh em. Mẹ tôi hiền lành và chăm chỉ. Bà thường rong ruổi đi rất nhiều nơi để kiếm về cho anh em chúng tôi những miếng mồi thơm ngon và bổ. Nhờ mẹ mà anh em chúng tôi đứa nào đứa nấy đều có dáng vóc và sức khỏe khác thường. Từ khi còn rất nhỏ, chúng tôi đã được dự báo sẽ trở thành những chiến binh hùng mạnh.

Thực ra người để lại cho anh em chúng tôi nhiều ấn tượng hơn cả lại là bố của tôi. Khi còn trẻ bố tôi hùng tráng và oai phong lắm. Nghe nói bố tôi đã từng qua tay nhiều ông chủ và giành được nhiều giải thưởng trên khắp các sới gà. Khi bố tôi sắp không thi đấu nữa, anh em chúng tôi cũng được xem ông lên đài vài trận nữa. Những trận ấy ông đều thắng cả và quả thực ông đã trở thành một tấm gương lớn, trở thành niềm kiêu hãnh cho cả gia tộc chúng tôi.

Anh em tôi lớn lên tất cả đều đi theo con đường của bố. Ông cũng chính là người dạy anh em chúng tôi những thế đánh đầu tiên. Bao giờ cũng vậy, đã thành lệ, cứ một anh em nào đó trong gia đình của tôi sắp đi theo một ông chủ mới thì bố mới truyền cho những thế đánh tuyệt vời để chiến đấu và để hộ thân. Ngày tôi đi theo chủ mới, bố cũng dạy tôi điều đó.

Ông chủ của tôi nghe đâu là một người ham mê gà chọi lắm. Ông đã từng đi khắp nơi để chọn gà và tôi cũng chưa hiểu lý do nào khiến ông chủ lại chọn lựa gia đình của chúng tôi. Tôi cứ nghĩ ông chủ tôi già lắm thế nhưng khi gặp tôi mới biết ông còn rất trẻ và vì thế, từ đấy để cho thân thiết tôi đổi gọi ông là cậu chủ.

Ngày đầu tiên về nhà mới, cậu chủ rất chăm chút cho tôi. Cậu cho tôi ở trong một ngôi nhà rộng rãi và thoáng mát. Tôi nghĩ nó thật xứng đáng với cái vóc dáng và sự oai vệ của tôi. Đúng một tháng sau đó, tôi bước vào một sới chọi chính thức lần đầu tiên. Hôm ấy tôi gặp một cậu choai hung hăng lắm. Cậu ta to khỏe và lực lưỡng hơn tôi nhưng những miếng đòn thì xem ra dở ẹc. Chính vì thế mà chỉ chưa đầy ba hồ đấu, tôi đã hạ gục cậu choai kia.

Hôm ấy cậu chủ hí hửng và vui mừng lắm. Cậu đã bế tôi đi để khoe mẽ khắp với bạn bè. Cậu nói cậu tin tôi sẽ là một con chọi oanh liệt nhất. Nghe những lời nịnh nọt của cậu chủ, tôi kiêu hãnh lắm.

Kể từ ngày ấy, tuần nào tôi cũng tung hoành trên các sới chọi khắp đó đây. Cậu chủ quả là người đi nhiều và biết nhiều nơi thật. Những lần cùng cậu chủ đi chu du như thế, tôi đã tha hồ học được thêm nhiều miếng đánh khác nhau. Kinh nghiệm trận mạc của tôi ngày càng thêm dày dạn. Thú thực trong những lần ra quân ấy, có trận tôi hạ gục đối thủ rất nhanh nhưng có trận tôi cũng suýt nữa thì toi mạng. Nhưng trong tất cả những lần như thế, nhờ những miếng đánh gia truyền, cuối cùng tôi đều đã áp đảo được đối phương.

Trong đời chiến, đã dự bao nhiêu lần, tôi cũng không nhớ. Nhưng có hai trận đấu mà tôi không thể nào quên. Trận thứ nhất là trận tranh giải quán quân với một anh chọi nổi danh đã từng ẵm cái giải ấy một năm về trước. Nghe đâu, người ta gọi anh là Hùng xám. Và quả thực khi mạnh, thế đánh của hắn ta dữ thật. Mỗi lần hắn ta vỗ cánh vung chân là một lần đối phương phải tối tăm mặt mũi, nhưng khi yếu hắn ta lại thủ thế rất vững vàng. Nghe nói mấy anh bạn trước đây của tôi đều bị nó đánh cho tàn phế.

Hôm ấy, trời nắng rất to. Tôi với nó đánh đã hết bốn hồ mà không phân chia thắng bại. Hai bên đều mệt lử, chỉ còn tinh thần là vẫn vững vàng thôi. Sang hiệp thứ năm, tôi bị Hùng xám cựa cho toác đầu chảy máu. Nhưng nghĩ đến danh dự của cha tôi, tôi đã quyết dùng miếng đánh hiểm cuối cùng. Ấy là miếng đánh mà bố tôi đã dạy trước khi tôi về nhà cậu chủ. Bố tôi dặn kỹ nếu không thực sự rơi vào lúc lâm nguy, tôi không được phép dùng thế đó. Quả nhiên thế đánh thật là hiểm ác. Chỉ cần vung ra hai cựa, tôi đã lấy đi đôi mắt của đối phương. Trận chiến hôm ấy kết thúc, phần thắng thuộc về tôi nhưng tôi chẳng lấy gì làm vui mừng lắm.

Sau lần ấy, tôi yếu hẳn đi. Hai tháng sau, tôi theo cậu chủ lao vào một cuộc thách đấu. Nhưng lần này tôi bại rất nhanh bởi một tay mặt mày còn non choẹt. Trận đấu kết thúc nhanh và cậu chủ thì vô cùng thất vọng. Sau trận ấy, đến một tháng sau tôi chẳng thấy cậu chủ để ý đến tôi. Tôi nghĩ chắc cậu không còn dùng tôi nữa. Giờ đây chắc cậu lại đi tìm một chú choai khác thay tôi. Nhưng không, cậu chủ không chơi gà chọi nữa. Nghe nói cậu có nhiều trò chơi mới ham thích hơn cơ. Cậu thường đi từ rất sớm và về rất muộn. Hãn hữu lắm cậu mới rẽ qua vứt vài nắm gạo cho tôi nhưng lại chẳng thèm ngó ngàng gì.

Cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi buồn tẻ và chán nản. Giờ đây, tôi không lâm trận nữa và cũng chẳng được sống những ngày có ý nghĩa như của cha tôi. Tôi đang nằm đây và chờ đợi. Tôi mơ về quá khứ và chờ đợi về một điều tồi tệ sẽ đến ở tương lai. Ôi cái kết cục cho một chiến binh oanh liệt thật là buồn tẻ. Tôi không trách giận và đâu có quyền trách giận cậu chủ tôi. Cuộc đời của tôi dành cho chiến trận. Và khi không còn sức mà đánh nhau được nữa thì sự tồn tại của tôi cũng đâu có ích chi. Với tôi hiện tại thật là đáng tiếc nhưng một quá khứ oai hùng cũng đủ để tôi cảm thấy tự hào và kiêu hãnh với cha tôi.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 Viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về con gà chọi bị bỏ rơi lớp 10 – Bài làm 8

Cuộc đời quả thật vô thường, mới hồi tuần trước thôi, tôi vẫn còn là một chú gà chọi oai vệ bách chiến bách thắng trong mọi trận đấu đông tây mà giờ đây, tôi đang nằm một chỗ, đã suýt chết vì đói và rét nếu không nhờ lòng tốt của một chú bé mười ba tuổi. Chắc là các bạn còn đang chưa hiểu tôi nói gì phải không? Ồ nhưng mà cũng không khó hiểu lắm đâu khi bạn biết rằng tôi mới bị bỏ rơi trong lúc ốm đau và được một chú bé mang về chăm sóc.

Tôi vẫn còn nhớ cách đây không lâu thôi, tôi là chú gà chọi có tiếng nhất vùng. Tôi mới tuổi thanh niên, lại được ông chủ chăm lo chu đáo nên có đầy đủ cả sức khỏe và vẻ đẹp. Bộ lông đen nhánh trên người tôi ánh bóng lên mỗi lần có ánh nắng chiếu rọi vào. Cái mào đỏ chót lúc nào cũng hướng lên oai vệ làm cho mấy con gà nhỏ hơn lúc nào cũng nhìn tôi với một vẻ ngưỡng mộ. Đôi chân chắc khỏe khiến cho tôi có thể chống đỡ được với mọi kẻ thù nặng kí và táo bạo lao về phía mình hòng lấy sức mạnh làm nhụt đi ý chí. Đôi mắt tôi sáng, tinh anh, không một đòn tấn công bất ngờ nào lại làm khó được tôi, thậm chí những những đối thủ không khỏi lộ ra điểm yếu của mình trước tôi. Vừa có ông chủ giàu có, bản thân lại có sức mạnh hơn hẳn đối thủ, mọi trận đấu từ lâu nay đều kết thúc trong sự chiến thắng của tôi khiến tôi tự hào ghê gớm và mỗi lần như vậy, ông chủ không chỉ hết lời khen ngợi lại còn thưởng biết bao nhiêu là đồ ăn. Chỉ vậy thôi cũng khiến tôi hạnh phúc và tin tưởng rằng ông chủ rất yêu quý mình. Nhưng cuộc đời đâu có êm đềm mà trôi đi như vậy mãi. Tôi vẫn nhớ đến cái ngày tôi biết sự thật về cuộc đời này, ngày ấy, mới chỉ tuần trước thôi, tôi gặp phải một đối thủ tầm cỡ. Hắn ta to cao, lực lưỡng và chắc chắn là một tên đã có kinh nghiệm dày dặn. Chẳng thế mà vì biết tính tôi hiếu thắng, hắn cứ chơi trò “mèo vờn chuột” mãi khiến cho cuối cùng tôi không chịu nổi, lao vào hắn thì bị hắn hạ đo ván.

Ôi đau đớn thay, mà tôi biết đau thực sự bởi cú đá của tên kia đâu chỉ khiến lu mờ danh hiệu thôi đâu mà còn là cho tôi bị gãy một bên chân. Những cứ ngỡ mọi sự đau đớn sẽ qua khi ông chủ đem tôi về chữa trị nhưng bất hạnh thay, sau khi thua trận lại què một bên chân, tôi bị coi như vô dụng và bị quảng ra đường không thương tiếc. Khi bị vứt một xó bên lề đường tôi mới biết chẳng qua tôi chỉ là một món đồ chơi của ông chủ, hỏng rồi thì sẽ bị vứt đi mà không thèm đếm xỉa. Tôi chợt muốn khóc quá, tôi tự hỏi con người còn lương tâm không khi đối xử với những con vật đã từng mua vui cho họ như vậy? Tôi đã giúp cho ông chủ của mình dành không biết bao thắng lợi từ những trận đấu trước đây mà ông lại nỡ đối xử với tôi như vậy khi tôi ốm đau. Vết thương ở chân tuy đã thôi rỉ máu nhưng sự đau đớn vẫn còn đó, từng cơn gió lạnh thôi qua càng làm cho vết thương thêm tím tái và con tim tôi buốt giá hơn. Tôi lạnh, tôi đói, tôi đau,… và tôi không còn cách nào khác là nằm chờ chết bởi với cái chân què như vậy, tôi còn đi được đâu, mà dù có đi được thì còn nơi nào để đi. Tôi thất vọng, ê chề, xấu hổ, nhục nhã, hờn căm nằm ở một góc phố trong tiếng gió rít trên các cành cây và tôi ngủ thiếp đi. Tôi chẳng thể biết mình đã ngủ bao lâu, chỉ biết khi ngủ dậy, trời đã sáng, những tiếng huyên náo ngoài đường vọng vào tai tôi và mặt trời lên cao đến nỗi ánh nắng làm tôi chói mắt. Tôi vẫn cứ để mình nằm đó trong vô vọng và tôi thấy lạ vì đêm qua mình chưa chết vì đau và rét. Nhưng không biết có cái gì đó tác động vào trí não tôi có thể là sự sống ngoài kia hoặc là lí do tôi vẫn chưa chết, tôi muốn sống, muốn được sống. Tôi đột nhiên thấy mình cần phải tiếp tục sống dù là bị bỏ rơi. Vậy là tôi cố gắng gượng dậy, lê từng bước với đôi chân tê cứng không còn cảm giác, tôi cần chút gì đó để ăn và để tiếp tục sống. Trời đã xế chiều mà bụng tôi vẫn chống rỗng và tôi lả đi vì mệt trên đường phố. Tôi đã thành công trong việc thoát ra khỏi góc phố tối tăm ấy ra bên đường lớn, nhưng không đủ sức để đi tiếp. Tôi lả đi và nghĩ cuộc đời mình như thế là chấm hết. Nhưng có một bàn tay ai đó chợt bồng tôi lên:

– Ồ chú gà đẹp đẽ này ở đâu ra vậy nhỉ, cái chân chảy máy chắc là đau lắm, có lẽ mẹ sẽ có cách trị thương cho chú chăng?

Lúc đầu tôi cứ ngỡ là một vị thiên sứ đến để mang tôi về trời nhưng khi mở mắt ra để nhìn thì tôi nhận ra đó là một cậu bé con có đôi mắt lanh lợi và nụ cười tươi ấm áp. Cậu đem tôi về nhà, để mẹ cậu giúp tôi xử lí vết thương và tôi được sống ở nhà cậu bé từ đó. Tôi không những thoát chết mà còn được chữa khỏi chăn, được chăm nom chu đáo, thật hạnh phúc biết bao. Sự việc ấy khiến tôi lại một lần nữa tin tưởng vào lòng tốt của con người, trên đời thực sự vẫn còn những người tốt bụng và đáng quý giống như ân nhân trẻ tuổi của tôi vậy.

Hiện tại, cuộc sống của tôi rất tốt, được cậu chủ yêu thương và coi như người bạn thân, đó thực sự là cuộc sống tôi hằng mong ước. Đôi lúc nghĩ lại tôi thấy mình cần cảm ơn đối thủ cuối cùng kia của tôi đã khiến tôi có được những điêu tốt đẹp như ngày hôm nay.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 Viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về con gà chọi bị bỏ rơi lớp 10 – Bài làm 9

Mặt trời ửng hồng cheo veo trên bầu trời buổi sớm mùa hạ trong xanh và mát rượi. Tôi rướn người lên, vỗ cánh phành phạch rồi cất vang tiếng gáy gọi mọi người thức dậy… Xa xa đã thấy anh tiều phu đi đốn củi sớm. Bác Thỏ già đương lúi húi trước của hang, dáng điệu trông ì ạch như hãy còn ngái ngủ. Trên cành cây cao, mẹ con chị Chim sẻ đã ríu rít gọi nhau, chuyền từ cành này sang cành khác. Chú Sóc tinh nghịch cũng ló đầu ra khỏi hang, cất tiếng chào ngày mới. Vậy là một ngày nữa lại bắt đầu. Sửa sang lại bộ lông óng mượt và đôi cựa sắc nhọn của mình, tôi nhảy xuống khỏi gò đất, chuẩn bị cho một ngày kiếm mồi mới.

Tôi vốn là một chú gà trống và thuộc dòng giống gà Chọi – dòng tộc của những con gà hùng cường và hiếu chiến với cơ thể cao lớn, vòm ngực cường tráng. Đôi mắt tinh anh, chiếc mỏ dài và cứng như đanh như thép. Bộ lông dài mượt và đôi cựa sắc như dao là thứ vũ khí chiến đấu đắc lực mỗi khi lâm trận. Đã lâu lắm rồi, kể từ khi cuộc sống nơi cánh rừng xinh đẹp này của tôi bắt đầu. Đó là những ngày tháng đầy thăng trầm và đau buồn mà mãi sau này tôi cũng không thể quên.

Cha tôi là một chú gà Chọi nổi tiếng khắp vùng. Chúng tôi được cưu mang bởi một ông chủ có lòng say mê những trận chọi gà và đặc biệt yêu thích giống gà hiếu chiến này. Từ khi sinh ra, tôi đã chứng kiến rất nhiều lần cha được người chủ mang đi thi đấu. Và không vô lí khi trong vùng không ai không biết đến cha tôi, con gà chọi của ông Năm , trăm trận trăm thắng, chưa từng thất bại. Ông Năm rất tự hào và cưng chiều cha tôi. Khác hẳn với những con gà chọi khác, cha tôi được ông Năm chăm sóc vô cùng đặc biệt, chu đáo. Và lẽ tự nhiên, tôi cũng được hưởng lây. Nhưng chẳng bao lâu sau, vì chiến đấu quá nhiều mà cha tôi mắc bệnh rồi chết. Là con trai của con gà đã từng bách chiến bách thắng, lại cộng thêm ngoại hình cao lớn, hiên ngang, rắn chắc khỏe mạnh, ông Năm quyết đào tạo tôi thành niềm tự hào thứ hai của mình như đã từng đào tạo cha tôi. Không phụ lòng mong mỏi của chủ nhân, tôi ngày một cao lớn, khỏe mạnh. Vòm ngực mỗi ngày một rắn chắc một màu đỏ au. Bộ lông được chăm chút tỉ mỉ cùng với chế độ dinh dương cao càng ngày càng óng mượt.Đôi cựa dài và cứng như lưỡi dao. Tôi cũng biết mình bảnh bao lắm bởi cứ mỗi lần tôi bước qua thì các cô gà mái đều cúi đầu e thẹn làm duyên. Không chỉ thế, ngày một ngày hai, ông Năm mang tôi đi thi đấu.

Lần đầu tiên được nhìn thấy sân cát, tôi đã có chút lo lắng. Nhìn những đối thủ lão làng với những vết tích còn hằn sâu do bao cuộc ẩu đả, tôi bỗng chốc muốn được trở về ngôi nhà thân quen của mình. Sới gà vốn là nơi tụ tập của những đấng mày râu trong xóm. Dù cường tráng và có tư chất của một con gà chiến nhưng lần đầu tiên đứng trước một không gian những người là người, có hàng trăm ánh mắt dõi theo, bản thân tôi có phần hoảng hốt. Hiệp đấu thứ nhất, hai chiến binh cao lớn, bệ vệ và trông qua thì khắp cơ thể đậm màu sương gió. Chắc hẳn đó là hai con gà đã từng chinh chiến rất nhiều nơi. Theo dỗi trận đấu một cách nín thở. Từng giờ từng phút trôi qua trong căng thẳng. Cuộc chiến thật khó phân chia thắng bại. Sau những đòn tấn công và đáp trả của đôi bên, cuối cùng, anh gà chọi với bộ lông đen óng đã chơi hiểm, nhân lúc đối phương mất cảnh giác bèn bất ngờ tấn công, làm cho anh gà chọi kia phản công không kịp, bại trận với một bên mắt đầy máu. Tôi thoáng rùng mình, nghĩ đến tương lai của bản thân cũng có thể sẽ xảy ra điều tương tự thế. Và hiệp đấu thứ hai cũng chính là trận đấu đầu tiên trong cuộc đời tôi. Đối thủ của tôi là một chú gà có bộ lông màu vàng nâu rất đẹp. Hai chân cao và chắc. Đôi mắt tinh anh và hai chiếc cựa vô cùng đồ sộ.Khi rời khỏi tay ông Năm, tôi không tự tin bước vào sới chiến đấu. Nhưng nhìn bộ dạng khinh bạc và coi thường của đối thủ, một ý chí thúc đẩy tôi phải bước vào và chiến đấu. Cùng với đó là tiếng hò reo cổ vũ của những người xung quanh, đã giúp tôi trở nên quyết đoán hơn bao giờ hết, hiên ngang bước vào chiến trận. Trận đấu bắt đầu với những đòn dạo đầu nhẹ nhàng. Đối thủ của tôi luôn tỏ ra khinh địch, cho rằng tôi kém cỏi. Máu chiến đấu của một con gà dòng đã sôi lên, tôi lao vào đối phương và chiến đấu quyết liệt. Qủa thực đối thủ của tôi cũng là một tay đáng gờm. Nhưng hắn là kẻ quá khinh địch, bởi vậy đã sớm bị tôi hạ một cách đầu nhục nhã. Tiếng võ tay và tiếng hò reo của những người đi xem như một phần thưởng quý giá và sự ghi danh cho khả năng của tôi vậy. Nhìn đối thủ nằm sõng xoài trên bãi cát, tôi hãnh diện vì đã dạy cho hắn ta một bài học nhớ đời. Kể từ đó, ông Năm ngày càng cưng chiều và chăm chút cho tôi nhiều hơn. Ai đến ông cũng khoe tôi như một vật báu mà ông may mắn có được. Tôi lấy làm hãnh diện lắm!

Những tận đấu sau này, cũng như cha tôi, tôi là một con gà chọi bất khả chiến bại. Trận đấu nào tôi cũng giành chiến thắng và khiến cho đối thủ của mình hoàn toàn khuất phục. Nhưng cũng chính từ đó mà bản thân sinh ra tự cao, khinh địch. Có những trận chiến dù có thể hạ được đối phương, nhưng tôi cũng bị thương không ít.

Rồi vào một ngày nọ, ông Năm lại mang tôi ra xới. Những chiến binh trong làng này và hai ba làng lân cận không kẻ nào chưa từng bị hạ gục dưới sức mạnh của tôi. Nhưng hôm nay, tôi gặp một gương mặt hoàn toàn mới lạ. Hắn ta có một vẻ bề ngoài khỏe khoắn, rắn rỏi mà toát lên đầy cao sang, quý phái. Nhưng tôi cũng không thèm quan tâm và cho ằng đó chắc cũng chỉ là một con gà chọi ngu ngốc nào đó, không biết lượng sức mình, sớm muộn gì cũng bị tôi dạy cho một bài học nhớ đời. Sự thật xảy ra hoàn toàn không như những gì tôi đã ảo tưởng. Luôn tỏ ra khinh địch, chủ quan trước những đòn tấn công của hắn, tôi đã trúng không ít những cú đá hiểm. Sau một hồi vật lộn, tôi thấy bản thân đã đuối sức. Còn con gà địch thù kia thì càng lúc càng hăng máu, chiến đấu quyết liệt. Cuối cùng, ngày hôm đó, tôi hoàn toàn thất bại dưới sức mạnh và tinh thần chiến đấu của con gà lạ mặt.

Sau hôm đó, tôi tỉnh lại trong chiếc lồng sạch sẽ của mình, toàn thân đau nhức. Tôi thấy cổ họng khô khốc, nghĩ rằng chắc ông Năm sắp đến lồng chăm sóc cho tôi. Thế nhưng, tôi đợi mãi, từ sáng cho tới khi trời nhập nhoạng tối, gà con tìm mẹ chiêm chiếp, chim sẻ chim sâu ríu rít gọi nhau về tổ mới thấy có bóng người tiến lại gần. Lúc này, tôi đã không còn một chút sức lực nào sót lại, nằm thoi thóp và thấy mình được mang lên, rồi lâu sau đó bị ném mạnh lên một nền đất cứng ngắc và lạnh lẽo…

Khi mở mắt ra, ánh sáng chói lóa khiến tôi thấy đau nhức. Một hồi lâu sau, tôi thử nâng người đứng lên. Toàn thân vẫn còn những vết thương bầm tím nhưng cố sức tôi vẫn có thể đứng dậy. Nhìn bốn phía xung quanh, hoàn toàn xa lạ. Không phải chiếc lồng xinh đẹp sạch sẽ của tôi mà thay vào đó là một không gian rộng ngợp, xung quanh cây cối um tùm và tiếng chim hót líu lo ríu rít. Một cảm giác đau nhói ở tai phải, tôi phát hiện ra một vết rách rất sâu đã tụ máu. Mọi kí ức nhanh chóng ùa về.. Thì ra tôi đã bị ông Năm- người đã từng yêu quý và tự hào về tôi biết nhường nào vứt bỏ như một món hàng hết giá trị lợi dụng… Nhưng tôi vẫn còn sống! Ai đã cứu lấy cái mạng sống bị vứt bỏ này của tôi?

Thẫn thờ hồi lâu, tôi thấy một bác Thỏ với bộ lông màu xám tiến về phí mình. Hơi ngạc nhiên, tôi lùi về phía sau.

-Chàng trai trẻ đã tỉnh lại rồi sao? Vết thương của cậu rất nặng! Chắc cậu vừa trải qua một cuộc chiến sinh tử và không may cậu là tên lính bại trận bị vứt bỏ! -Bác thỏ quan tâm nói vẻ bông đùa.

-Ông là ai? Tại sao tôi lại ở đây?

-Tôi nhìn thấy cậu ở bìa rừng, miệng không ngừng kêu nước nước, nên mang cậu về đây.

– Bác đã cứu tôi?

-Tôi không cứu cậu, cậu trai trẻ ạ! Tôi chỉ không bỏ rơi cậu mà thôi!

Đúng, bác Thỏ già đã không bỏ rơi tôi lúc tôi cần được giúp đỡ nhất! Không như ông chủ loài người xấu xa , lúc tôi cần được nâng niu và chăm sóc nhất lại ném tôi vào bìa rừng như một xác chết vô giá trị. Tôi nghẹn ngào, ôm lấy bác Thỏ và nói:

-Từ nay cháu có thể sống ở cánh rừng này được chứ?

-Tất nhiên rồi! Hãy ở lại đây và sống cùng chúng tôi! Sống một cuộc sống giản dị hằng ngày kiếm ăn, đừng nên bon chen cuộc sống vô tình vô nghĩa mà loại người dẫn dắt chúng ta vào!

Từ ngày đó đến nay, tôi đã sống như một con gà bình thường với khả năng bắt giun và cất tiếng gáy báo hiệu ngày mới. Cuộc sống dù không còn những phút huy hoàng được ngợi ca như một vật báu nhưng sẽ không bao giờ phải chuốc lấy những thương đau!

Chiều hôm nay, trời nắng gắt, tôi nằm dưới bụi chuối, ngẩn ngơ nhìn những áng mây trắng trôi bồng bềnh trên bầu trời, qua kẽ lá chuối đu đưa theo gió, tôi thấy lòng mình bâng khuâng buồn. Bao kỷ niệm của một ký ức vàng son sống lại trong tâm trí, khiến cho tôi, một chú gà chọi bị bỏ rơi càng cảm thấy lòng xót xa…

Những bài văn mẫu Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 Viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về con gà chọi bị bỏ rơi lớp 10

Tôi vốn được sinh ra từ dòng dõi nhà gà chọi có tiếng. Nghe các cụ gà già kể lại, ông nội và ông ngoại tôi đều là những tay đấu sĩ gà có tiếng ở xới, thuộc hàng trăm trận thì chỉ thua một vài trận, nên các vị chủ nhân rất thích, để nuôi nhằm phát triển một giống gà khỏe mạnh. Đến đời bố tôi, cũng là một chàng gà oai dũng. Nên tôi sinh ra đã khỏe mạnh, lớn nhanh như thổi, nhanh chóng được chủ nhân chọn làm một trong những chú gà thiện chiến, để dành chiến đấu trong xới khi làng mở hội. Cậu chủ đặt tên tôi là Tôn Ngộ Không, vì cậu khen tôi có lối ra đòn nhanh, mạnh và khéo, y như là chú khỉ có bảy hai phép biến hóa thần thông vậy. Tôi nhớ lại, những trận đấu vang dội mà cậu đưa tôi đi dự, tôi từng dùng nhiều thế võ gia truyền để đánh bại đối thủ một cách vô cùng vẻ vang. Kết quả là tôi và cậu chủ nhận nhiều huy chương vàng qua mấy lần hội làng. Cái tên Tôn Ngộ Không vang danh khắp nơi trong tỉnh, các cô bác gia cầm đều nghe tới và ngợi khen tôi không ngớt.

Ấy thế mà, bây giờ tôi lại thành ra như thế này, mang thân phận một con gà chọi bị bỏ rơi, phải lê la sống qua ngày tháng ở cái sân nhỏ này, cùng mấy cậu trống choai hay khoe tiếng gáy, và mấy chị gà mái sồ sề nhiều chuyện, hay liếc nhìn tôi và bảo thầm thì với nhau: “Gớm, ham đấu đá lắm, bây giờ thành ra như thế…”. Ấy là do tôi đã bị thương nặng trong một lần đi đấu với đấu sĩ gà có tên là Ô Điên từ Hà Nội vào. Quả là một tay đấu thủ đáng sợ, vì anh ta có sức vóc cao và kinh nghiệm chiến đấu rất tốt. Nhưng tôi lại chủ quan, khinh đối thủ, nên hậu quả là bị đánh cho tơi tả, bị thương nặng đến nỗi bây giờ chân tôi vẫn còn đi cà nhắc. Sau đó, cậu chủ đưa tôi vào sân gà vịt, thở dài nhìn tôi rồi bảo: “Tiếc cho mày quá, Tôn Ngộ Không à”. Từ đó, cậu không nuôi dưỡng và chăm sóc tôi như trước, mà tôi đã trở thành một chú gà thường, ăn và sống trong sân cùng với tất cả bọn gà khác, may mà không bị đem ra làm thịt, có lẽ vì chủ nhân còn xót thương và nghĩ đến chút công lao.

Nhưng tôi buồn lắm, ngày dài trôi đi, biết rằng mình không bao giờ còn có thể làm một đấu sĩ trên xới, tôi não nề chua xót cho thân phận mình. Tôi nhớ bàn tay cậu chủ ngày ngày chải lông, bóp thuốc để làn da tôi dày dạn, nhớ cả lời động viên nhỏ nhẹ của cậu trước mỗi trận đấu. Rồi tiếng hò la vang dội khi tôi say trận xông vào đối thủ, những lời ngợi khen khi tôi có thế võ hay, tất cả vẫn vang vọng đâu đây. Đột nhiên tôi nghĩ đến lời thơ mà cậu chủ từng đọc trong một lúc cao hứng, nghe nói là tâm sự của một con hổ bị nhốt trong cũi sắt: “Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt. ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”. Tâm sự của tôi bây giờ có gì khác như thế đâu. Ôi chao, buồn…

Và như vậy đó, các bạn ạ, tôi là một chú gà chọi bị bỏ rơi với bao tâm sự trăn trở. Tôi đã buồn qua nhiều ngày tháng. Nhưng từ hôm ấy, tôi đã hiểu ra rằng: sống ở trên đời thì không thể cứ bấu víu mãi vào hào quang của quá khứ, mà bạn phải không ngừng vươn lên, chỉ có như vậy, bạn mới vượt qua nghịch cảnh và tìm thấy ý nghĩa thật sự trong cuộc sống của minh.

Thu Thủy

Viết Phần Kết Bài Cho Đề 41 “Chú Gà Chọi Bị Bỏ Rơi” Văn Lớp 10.

Viết phần kết bài cho đề 41 “Chú gà chọi bị bỏ rơi” văn lớp 10.

Đề bài: Viết phần kết bài cho đề 41 “Chú gà chọi bị bỏ rơi” văn lớp 10. Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn đọc bài tổng hợp phần kết bài hay nhất

Kết bài 1: Viết phần kết bài cho đề 41 “Chú gà chọi bị bỏ rơi”

Sáng nay tỉnh giấc cũng giống như bao nhiêu ngày khác âm thanh “đồ bỏ đi” vẫn cứ văng vẳng bên tai tôi. Cái tỉnh giấc của tôi nào có khoan khoái gì, đó là cái tỉnh giấc trong giật mình vì sợ gạch đá có thể ném vào đầu mình bất cứ lúc nào.Một ngày mới lại trôi qua, tôi rất thương yêu cậu chủ nhưng cậu ấy đối sử với tôi quá tệ, tôi nghĩ nơi này không còn là ngôi nhà của tôi nữa nên tôi cất cánh bay qua bức tường cao cầm tù tôi suốt thời gian vừa rồi. Tôi lên đường đi tìm nơi thuộc về đó.

Kết bài 2: Viết phần kết bài cho đề 41 “Chú gà chọi bị bỏ rơi”

Đáng thương thay một kẻ bị ruồng bỏ, tủi nhục thay một kẻ bị ghẻ lạnh. Qua biết bao nhiêu chuyện tôi mới nhận ra rằng không có gì đáng sợ bằng sự cô đơn và bị ruồng bỏ. Chẳng nhẽ tôi lại sống cô quanh suốt quãng đời còn lại, nếu như vậy thì thà chết đi xong. Bỗng ở đâu một cô gà mái xinh đẹp tiến về chỗ tôi an ủi, đây là lần đầu tiên sau khi bị ruồng bỏ có một người đến bên cạnh tôi. Cô ấy nói sẽ làm bạn với tôi nếu như tôi muốn. Vậy là từ nay cuộc sống của tôi đã bớt cô quạnh hơn rồi.

Kết bài 3: Viết phần kết bài cho đề 41 “Chú gà chọi bị bỏ rơi”

Tôi nhìn cậu chủ đầy sợ hãi chạy toán loạn khắp mảnh đất giăng lưới, cậu đi gần về phía tôi, tôi bị mắc vào lưới không thể chạy khỏi và ngay lập tức chân tôi nằm gọn trong bàn tay của cậu. Không chửi tôi như thường ngày, không đánh vào tôi nữa mà đem quẳng tôi ra xuống một bãi rác xa nhà. Tôi đau đớn vì số phận của mình, một ông lão nhà nghèo xuất hiện, ông nhìn tôi với cặp mắt đầy âu yếm. Tôi theo ông về nhà ngày ngày làm bạn với ông lão. Tôi không thi đấu với ai nữa, tôi trở nên hiền lành và trở thành một người bạn với ông lão nhà nghèo nhưng tốt bụng.

Kết bài 4: Viết phần kết bài cho đề 41 “Chú gà chọi bị bỏ rơi”

Tôi bị ám ảnh bởi những miệt thị, những lời chửi mắng của cậu chủ đến mức đang khỏe bình thường cũng phát bệnh. Tôi chẳng thiết ăn nữa uống gì nữa. Cậu chủ vứt cho tôi nắm thóc và buông lời “ăn đi, không ăn thì chết đi đồ thứ bỏ đi”. Tôi uất hận bởi cái người mà tôi luôn coi là cậu chủ lại có thể đôi sử với tôi như vậy khi mà tôi không còn có ích cho cậu ta nữa. Tôi không ăn, đêm nọ tôi nằm mơ tôi nhìn thấy một bà tiên tuyệt đẹp, bà hứa sẽ dẫn tôi đi khỏi nơi này. Tôi vui mừng bước theo bà đi xa mãi.

Theo chúng tôi

Bài Văn: Viết Một Truyện Ngắn Kể Về Số Phận Và Nỗi Niềm Của Một Con Gà Chọi Bị Bỏ Rơi Theo Ngôi Kể Thứ Nhất (2)

Đề bài: “Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cầu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”. Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi. Bài làm Tôi tên là Oanh Liệt. Vâng cái tên này cậu đã đặt cho tôi đúng vào cái ngày tôi hạ gục đối phương để vươn lên làm bá chủ trên sới chọi gà. Ôi cái ngày huy hoàng ấy đối với tôi sao mà đáng nhớ biết bao. Vậy mà giờ đây, quá khứ của tôi mãi mãi chỉ là quá khứ. Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc có tới trên dưới chục anh em. Mẹ tôi hiền lành và chăm chỉ. Bà thường rong ruổi đi rất nhiều nơi để kiếm về cho anh em chúng tôi những miếng mồi thơm ngon và bổ. Nhờ mẹ mà anh em chúng tôi đứa nào đứa nấy đều có dáng vóc và sức khoẻ khác thường. Từ khi còn rất nhỏ, chúng tôi đã được dự báo sẽ trở thành những chiến binh hùng mạnh. Thực ra người để lại cho anh em chúng tôi nhiều ấn tượng hơn cả lại là bố của tôi. Khi còn trẻ bố tôi hùng tráng và oai phong lắm. Nghe nói bố tôi đã từng qua tay nhiều ông chủ và giành được nhiều giải thưởng trên khắp các sới gà. Khi bố tôi sắp không thi đấu nữa, anh em chúng tôi cũng được xem ông lên đài vài trận nữa. Những trận ấy ông đều thắng cả và quả thực ông đã trở thành một tấm gương lớn, trở thành niềm kiêu hãnh cho cả gia tộc chúng tôi. Anh em tôi lớn lên tất cả đều đi theo con đường của bố. Ông cũng chính là người dạy anh em chúng tôi những thế đánh đầu tiên. Bao giờ cũng vậy, đã thành lệ, cứ một anh em nào đó trong gia đình của tôi sắp đi theo một ông chủ mới thì bố mới truyền cho những thế đánh tuyệt vời để chiến đấu và để hộ thân. Ngày tôi đi theo chủ mới, bố cũng dạy tôi điều đó. Ông chủ của tôi nghe đâu là một người ham mê gà chọi lắm. Ông đã từng đi khắp nơi để chọn gà và tôi cũng chưa hiểu lý do nào khiến ông chủ lại chọn lựa gia đình của chúng tôi. Tôi cứ nghĩ ông chủ tôi già lắm thế nhưng khi gặp tôi mới biết ông còn rất trẻ và vì thế, từ đấy để cho thân thiết tôi đổi gọi ông là cậu chủ. Ngày đầu tiên về nhà mới, cậu chủ rất chăm chút cho tôi. Cậu cho tôi ở trong một ngôi nhà rộng rãi và thoáng mát. Tôi nghĩ nó thật xứng đáng với cái vóc dáng và sự oai vệ của tôi. Đúng một tháng sau đó, tôi bước vào một sới chọi chính thức lần đầu tiên. Hôm ấy tôi gặp một cậu choai hung hăng lắm. Cậu ta to khoẻ và lực lưỡng hơn tôi nhưng những miếng đòn thì xem ra dở ẹc. Chính vì thế mà chỉ chưa đầy ba hồ đấu, tôi đã hạ gục cậu choai kia. Hôm ấy cậu chủ hí hửng và vui mừng lắm. Cậu đã bế tôi đi để khoe mẽ khắp với bạn bè. Cậu nói cậu tin tôi sẽ là một con chọi oanh liệt nhất. Nghe những lời nịnh nọt của cậu chủ, tôi kiêu hãnh lắm. Kể từ ngày ấy, tuần nào tôi cũng tung hoành trên các sới chọi khắp đó đây. Cậu chủ quả là người đi nhiều và biết nhiều nơi thật. Những lần cùng cậu chủ đi chu du như thế, tôi đã tha hồ học được thêm nhiều miếng đánh khác nhau. Kinh nghiệm trận mạc của tôi ngày càng thêm dày dạn. Thú thực trong những lần ra quân ấy, có trận tôi hạ gục đối thủ rất nhanh nhưng có trận tôi cũng suýt nữa thì toi mạng. Nhưng trong tất cả những lần như thế, nhờ những miếng đánh gia truyền, cuối cùng tôi đều đã áp đảo được đối phương. Trong đời chiến, đã dự bao nhiêu lần, tôi cũng không nhớ. Nhưng có hai trận đấu mà tôi không thể nào quên. Trận thứ nhất là trận tranh giải quán quân với một anh chọi nổi danh đã từng ẵm cái giải ấy một năm về trước. Nghe đâu, người ta gọi anh là Hùng xám. Và quả thực khi mạnh, thế đánh của hắn ta dữ thật. Mỗi lần hắn ta vỗ cánh vung chân là một lần đối phương phải tối tăm mặt mũi, nhưng khi yếu hắn ta lại thủ thế rất vững vàng. Nghe nói mấy anh bạn trước đây của tôi đều bị nó đánh cho tàn phế.

Hôm ấy, trời nắng rất to. Tôi với nó đánh đã hết bốn hồ mà không phân chia thắng bại. Hai bên đều mệt lử, chỉ còn tinh thần là vẫn vững vàng thôi. Sang hiệp thứ năm, tôi bị Hùng xám cựa cho toác đầu chảy máu. Nhưng nghĩ đến danh dự của cha tôi, tôi đã quyết dùng miếng đánh hiểm cuối cùng. ấy là miếng đánh mà bố tôi đã dạy trước khi tôi về nhà cậu chủ. Bố tôi dặn kỹ nếu không thực sự rơi vào lúc lâm nguy, tôi không được phép dùng thế đó. Quả nhiên thế đánh thật là hiểm ác. Chỉ cần vung ra hai cựa, tôi đã lấy đi đôi mắt của đối phương. Trận chiến hôm ấy kết thúc, phần thắng thuộc về tôi nhưng tôi chẳng lấy gì làm vui mừng lắm. Sau lần ấy, tôi yếu hẳn đi. Hai tháng sau, tôi theo cậu chủ lao vào một cuộc thách đấu. Nhưng lần này tôi bại rất nhanh bởi một tay mặt mày còn non choẹt. Trận đấu kết thúc nhanh và cậu chủ thì vô cùng thất vọng. Sau trận ấy, đến một tháng sau tôi chẳng thấy cậu chủ để ý đến tôi. Tôi nghĩ chắc cậu không còn dùng tôi nữa. Giờ đây chắc cậu lại đi tìm một chú choai khác thay tôi. Nhưng không, cậu chủ không chơi gà chọi nữa. Nghe nói cậu có nhiều trò chơi mới ham thích hơn cơ. Cậu thường đi từ rất sớm và về rất muộn. Hãn hữu lắm cậu mới rẽ qua vứt vài nắm gạo cho tôi nhưng lại chẳng thèm ngó ngàng gì. Cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi buồn tẻ và chán nản. Giờ đây, tôi không lâm trận nữa và cũng chẳng được sống những ngày có ý nghĩa như của cha tôi. Tôi đang nằm đây và chờ đợi. Tôi mơ về quá khứ và chờ đợi về một điều tồi tệ sẽ đến ở tương lai. Ôi cái kết cục cho một chiến binh oanh liệt thật là buồn tẻ. Tôi không trách giận và đâu có quyền trách giận cậu chủ tôi. Cuộc đời của tôi dành cho chiến trận. Và khi không còn sức mà đánh nhau được nữa thì sự tồn tại của tôi cũng đâu có ích chi. Với tôi hiện tại thật là đáng tiếc nhưng một quá khứ oai hùng cũng đủ để tôi cảm thấy tự hào và kiêu hãnh với cha tôi.

“Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cầu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”.Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.Tôi tên là Oanh Liệt. Vâng cái tên này cậu đã đặt cho tôi đúng vào cái ngày tôi hạ gục đối phương để vươn lên làm bá chủ trên sới chọi gà. Ôi cái ngày huy hoàng ấy đối với tôi sao mà đáng nhớ biết bao. Vậy mà giờ đây, quá khứ của tôi mãi mãi chỉ là quá khứ.Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc có tới trên dưới chục anh em. Mẹ tôi hiền lành và chăm chỉ. Bà thường rong ruổi đi rất nhiều nơi để kiếm về cho anh em chúng tôi những miếng mồi thơm ngon và bổ. Nhờ mẹ mà anh em chúng tôi đứa nào đứa nấy đều có dáng vóc và sức khoẻ khác thường. Từ khi còn rất nhỏ, chúng tôi đã được dự báo sẽ trở thành những chiến binh hùng mạnh.Thực ra người để lại cho anh em chúng tôi nhiều ấn tượng hơn cả lại là bố của tôi. Khi còn trẻ bố tôi hùng tráng và oai phong lắm. Nghe nói bố tôi đã từng qua tay nhiều ông chủ và giành được nhiều giải thưởng trên khắp các sới gà. Khi bố tôi sắp không thi đấu nữa, anh em chúng tôi cũng được xem ông lên đài vài trận nữa. Những trận ấy ông đều thắng cả và quả thực ông đã trở thành một tấm gương lớn, trở thành niềm kiêu hãnh cho cả gia tộc chúng tôi.Anh em tôi lớn lên tất cả đều đi theo con đường của bố. Ông cũng chính là người dạy anh em chúng tôi những thế đánh đầu tiên. Bao giờ cũng vậy, đã thành lệ, cứ một anh em nào đó trong gia đình của tôi sắp đi theo một ông chủ mới thì bố mới truyền cho những thế đánh tuyệt vời để chiến đấu và để hộ thân. Ngày tôi đi theo chủ mới, bố cũng dạy tôi điều đó.Ông chủ của tôi nghe đâu là một người ham mê gà chọi lắm. Ông đã từng đi khắp nơi để chọn gà và tôi cũng chưa hiểu lý do nào khiến ông chủ lại chọn lựa gia đình của chúng tôi. Tôi cứ nghĩ ông chủ tôi già lắm thế nhưng khi gặp tôi mới biết ông còn rất trẻ và vì thế, từ đấy để cho thân thiết tôi đổi gọi ông là cậu chủ.Ngày đầu tiên về nhà mới, cậu chủ rất chăm chút cho tôi. Cậu cho tôi ở trong một ngôi nhà rộng rãi và thoáng mát. Tôi nghĩ nó thật xứng đáng với cái vóc dáng và sự oai vệ của tôi. Đúng một tháng sau đó, tôi bước vào một sới chọi chính thức lần đầu tiên. Hôm ấy tôi gặp một cậu choai hung hăng lắm. Cậu ta to khoẻ và lực lưỡng hơn tôi nhưng những miếng đòn thì xem ra dở ẹc. Chính vì thế mà chỉ chưa đầy ba hồ đấu, tôi đã hạ gục cậu choai kia.Hôm ấy cậu chủ hí hửng và vui mừng lắm. Cậu đã bế tôi đi để khoe mẽ khắp với bạn bè. Cậu nói cậu tin tôi sẽ là một con chọi oanh liệt nhất. Nghe những lời nịnh nọt của cậu chủ, tôi kiêu hãnh lắm.Kể từ ngày ấy, tuần nào tôi cũng tung hoành trên các sới chọi khắp đó đây. Cậu chủ quả là người đi nhiều và biết nhiều nơi thật. Những lần cùng cậu chủ đi chu du như thế, tôi đã tha hồ học được thêm nhiều miếng đánh khác nhau. Kinh nghiệm trận mạc của tôi ngày càng thêm dày dạn. Thú thực trong những lần ra quân ấy, có trận tôi hạ gục đối thủ rất nhanh nhưng có trận tôi cũng suýt nữa thì toi mạng. Nhưng trong tất cả những lần như thế, nhờ những miếng đánh gia truyền, cuối cùng tôi đều đã áp đảo được đối phương.Trong đời chiến, đã dự bao nhiêu lần, tôi cũng không nhớ. Nhưng có hai trận đấu mà tôi không thể nào quên. Trận thứ nhất là trận tranh giải quán quân với một anh chọi nổi danh đã từng ẵm cái giải ấy một năm về trước. Nghe đâu, người ta gọi anh là Hùng xám. Và quả thực khi mạnh, thế đánh của hắn ta dữ thật. Mỗi lần hắn ta vỗ cánh vung chân là một lần đối phương phải tối tăm mặt mũi, nhưng khi yếu hắn ta lại thủ thế rất vững vàng. Nghe nói mấy anh bạn trước đây của tôi đều bị nó đánh cho tàn phế.Hôm ấy, trời nắng rất to. Tôi với nó đánh đã hết bốn hồ mà không phân chia thắng bại. Hai bên đều mệt lử, chỉ còn tinh thần là vẫn vững vàng thôi. Sang hiệp thứ năm, tôi bị Hùng xám cựa cho toác đầu chảy máu. Nhưng nghĩ đến danh dự của cha tôi, tôi đã quyết dùng miếng đánh hiểm cuối cùng. ấy là miếng đánh mà bố tôi đã dạy trước khi tôi về nhà cậu chủ. Bố tôi dặn kỹ nếu không thực sự rơi vào lúc lâm nguy, tôi không được phép dùng thế đó. Quả nhiên thế đánh thật là hiểm ác. Chỉ cần vung ra hai cựa, tôi đã lấy đi đôi mắt của đối phương. Trận chiến hôm ấy kết thúc, phần thắng thuộc về tôi nhưng tôi chẳng lấy gì làm vui mừng lắm.Sau lần ấy, tôi yếu hẳn đi. Hai tháng sau, tôi theo cậu chủ lao vào một cuộc thách đấu. Nhưng lần này tôi bại rất nhanh bởi một tay mặt mày còn non choẹt. Trận đấu kết thúc nhanh và cậu chủ thì vô cùng thất vọng. Sau trận ấy, đến một tháng sau tôi chẳng thấy cậu chủ để ý đến tôi. Tôi nghĩ chắc cậu không còn dùng tôi nữa. Giờ đây chắc cậu lại đi tìm một chú choai khác thay tôi. Nhưng không, cậu chủ không chơi gà chọi nữa. Nghe nói cậu có nhiều trò chơi mới ham thích hơn cơ. Cậu thường đi từ rất sớm và về rất muộn. Hãn hữu lắm cậu mới rẽ qua vứt vài nắm gạo cho tôi nhưng lại chẳng thèm ngó ngàng gì.Cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi buồn tẻ và chán nản. Giờ đây, tôi không lâm trận nữa và cũng chẳng được sống những ngày có ý nghĩa như của cha tôi. Tôi đang nằm đây và chờ đợi. Tôi mơ về quá khứ và chờ đợi về một điều tồi tệ sẽ đến ở tương lai. Ôi cái kết cục cho một chiến binh oanh liệt thật là buồn tẻ. Tôi không trách giận và đâu có quyền trách giận cậu chủ tôi. Cuộc đời của tôi dành cho chiến trận. Và khi không còn sức mà đánh nhau được nữa thì sự tồn tại của tôi cũng đâu có ích chi. Với tôi hiện tại thật là đáng tiếc nhưng một quá khứ oai hùng cũng đủ để tôi cảm thấy tự hào và kiêu hãnh với cha tôi.

Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Con Gà Lớp 9 Chọn Lọc

Thuyết minh về con gà lớp 9 – Bài làm 1

Trong đời sống của người Việt Nam có một loài vật nuôi gắn bó thân thuộc và mang đến rất nhiều lợi ích cho con người đó chính là con gà. Con gà không chỉ mang lại giá trị về vật chất mà còn mang đến giá trị về tinh thần. Nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Tiếng gà trưa cũng nhắc đến hình ảnh con gà như một hình ảnh thân thuộc để nhớ về quê hương, nhớ về người thân.

Nguồn gốc của loài gà nuôi đó chính là gà rừng. Chúng được con người đem về nuôi nên có tên là gà nhà. Nếu những con gà rừng có đời sống tự do và ban đêm chúng thường ngủ trên cây thì những con gà nhà đã có thói quen trở về chuồng mỗi khi trời chập choạng tối. Loài gà thuộc họ nhà chim, nhóm lông vũ. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loài gà khác nhau như gà ri, gà gô, gà cồ, gà tam hoàng,… Mỗi loài gà lại có một hình dáng khác nhau.

Nếu xét về giới tính thì có thể chia ra làm 2 loại là gà mái và gà trống. Ngoài hình của 2 loại gà này khác nhau rõ rệt. Những con gà trống có thân hình vạm vỡ, trên đầu của nó có cái mào đỏ chót và bộ lông của nó thì rực rỡ. Phần đuôi của lông nó dài và mượt. Chân của gà trống có cựa giúp cho nó trông lực lưỡng và oai vệ. Những con gà mái thì trông yểu điệu, đoan trang. Lông của chúng cũng mượt mà không kém lông gà mái nhưng lông dduoi ngắn, mắt tròn xoe. Trên đầu gà mái không có mào, nếu có cũng chỉ rất nhỏ và chân thì không có cựa.

Thức ăn chính của loài gà là thóc và các loài côn trùng, sâu bọ như giun đất,… Thường ngày ngoài những thức ăn như thóc, gạo mà con người cho sẵn thì gà cũng được tự do đi kiếm ăn. Chúng đào bới đất để tìm kiếm những con giun đất.

Những con gà mái có khả năng đẻ trứng và mỗi lứa chúng sẽ đẻ từ 15 đến 20 quả. Nếu những quả trứng ấy được đem đi ấp thì sau khoảng 3 tuần chúng sẽ nở thành những con gà con. Sau khi vừa mở mắt gà con đã có thể tự đi kiếm ăn nhưng chúng vẫn còn có sự bao bọc của gà mẹ trong khoảng từ 1 đến 2 tháng. Gà mẹ mỗi khi tìm được thức ăn sẽ kêu lên cục tác để gà con biết đường tìm đến. Gà mẹ còn giúp bảo vệ gà con khỏi những con vật to xác hơn.

Trong đời sống con người, gà là một loài vật có ích và mang lại cho con người giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn như gà đẻ trứng, con người sử dụng trứng gà làm thực phẩm vì trong trứng gà rất giàu dưỡng chất. Trứng gà có thể luộc, rán, làm món trứng ốp la,… Trong rất nhiều món ăn, món bánh,… cũng cần sử dụng trứng gà như một loại nguyên liệu không thể thiếu. Gà sau khi nuôi một thời gian có thể lấy thịt. Thịt gà ăn mềm, ngon. Người ta cũng có thể chế biến ra được nhiều món làm từ gà như gà luộc, gà xé trộn rau răm, gà quay, gà rang,… Đặc biệt, lông gà khi qua xử lý hóa học cũng có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Từ lông gà ta cũng có thể làm ra áo lông gà, làm ra cây cọ để viết, vẽ, làm chổi, làm quạt hay làm quả cầu đá,… Thậm chí, chất thải của gà cũng được dùng để làm phân bón. Phân gà dùng để bón cho cây ớt hay cây thuốc lá là hợp lý nhất.

Bên cạnh những lợi ích về vật chất thì loài gà mang đến nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần. Đối với người dân quê, tiếng gáy của con gà trở thành chiếc đồng hồ báo thức cho họ mỗi buổi sáng. Có lẽ vì vậy mà tiếng gà gáy xuất hiện nhiều trong các áng văn thơ từ xưa đến nay. Chẳng hạn như trong truyện cổ tích Sọ Dừa, tiếng gà gáy xuất hiện đã đem lại sự đoàn tụ cho Sọ Dừa và cô Út. Còn trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh cũng đầy ý nghĩa khi:

Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi

Trong những ngày lễ tết, trên mâm cỗ cúng của ông bà tổ tiên, đất đai, thần thành thường không thể nào thiếu được gà luộc nguyên con. Đó là cách để con người tỏ lòng biết ơn, trân trọng ông bà tổ tiên. Trong các lễ hội truyền thống gà cũng xuất hiện như một trò chơi độc đáo như chọi gà. Thậm chí có những quốc gia như Pháp chú gà trống Gô-la tượng trưng cho sự phồn thịnh của nước nhà.

Nhớ tới làng quê Việt Nam, nhiều người hẳn sẽ nhớ tới hình ảnh của đàn gà. Gà mẹ dẫn gà con đi kiếm ăn trở thành hình ảnh bình dị, thân thuộc. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây có một vài bệnh dịch xuất hiện trong gia cầm khiến con người hoang mang lo sợ. Vậy nên khi nuôi gà, chúng ta cần chăm sóc thật kĩ lưỡng và tiêm phòng cho gà để phòng tránh dịch bệnh.

Đối với người dân Việt Nam con gà có một vị trí quan trọng. Là một công dân của Việt Nam, em cũng rất yêu quý loài vật nhỏ bé này.

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,… nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy càu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn cùa gà mái, hay có thê nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch… có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngàv thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ăn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”… Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

Thuyết minh về con gà lớp 9 – Bài làm 3

Đó là chú trống nòi mẹ cho em nuôi kể từ ngày chị em bắt đầu sống tự lập. Mới đó mà đã năm, sáu tuần trăng trôi qua.

Giờ đây, chú đã là một “thanh niên tráng kiện”. Tuần trước mẹ cân thử, cứ tưởng chú chỉ nặng độ ba kí là cùng. Ai ngờ chú lên đến ba kí sáu, vạm vỡ như một đô vật ngoại hạng. Bạn bè cùng xóm đều phải kiêng nể trước thân hình hộ pháp của chú. Nhìn bộ mã, dáng đi, điệu đứng của chú ai cũng tấm tắc khen là một “đấng hào hoa phong nhã”. Cái mào của chú mới tuyệt làm sao! Cái vương miện màu đỏ tươi như màu hoa phượng vĩ ấy như tôn chú lên cái địa vị chủ soái ở cái “xóm gà” đông đúc này. Cái mỏ của chú trông như hai mảnh thép hình vòng cung ốp lại dùng để kiếm ăn và tự vệ. Đôi mắt sáng tròn như hai hạt hồng ngọc lúc nào cũng lóng la lóng lánh.

Là một chú gà đã trưởng thành, toàn thân chú được bao bọc bằng một lớp lông màu vàng rực pha lẫn những chiếc lông màu đen xanh ong ánh như rắc hạt kim tuyến. Bao quanh cái cổ là một lớp lông mịn và mềm như nhung thẫm, làm cho da cổ lúc nào cũng đỏ au càng thêm rắn rỏi. Đôi chân vừa to lại vừa cao được bao bọc bởi một lớp vảy sừng màu vàng sậm. Hai cái cựa chòi ra như hai mũi đinh mười, nhọn hoắt, một thứ vũ khí lợi hại giúp chú đánh bại mọi đối thủ trong xóm, nâng chú lên địa vị “thống soái”. Bộ lông đuôi của chú mới rực rỡ làm sao! Những chiếc lông ba màu vàng, đen, trắng pha lẫn, dài thượt, cong vút về sau, vừa tạo cho chú một dáng vẻ khỏe khoắn, cân đôi, lại vừa tăng thêm vẻ bảnh trai của một “thanh niên” vừa mới lớn.

Sáng nào cũng vậy, khi tiếng chuông nhà thờ ngân vang, em đã thấy chú đứng vắt vẻo trên cành cây ổi cạnh hồi nhà, vỗ cánh phành phạch rồi cất giọng gáy vang bài ca muôn thuở: “Ò… ó… o…” rộn khắp thôn xóm như đánh thức mọi người cùng dậy. Hát chán, chú lại đứng chờ đợi… Mấy chị mái tơ nghe tiếng hát của chú vội chen nhau ùa ra sân. Từ trên cành ổi cao, chú nhún mình, vỗ cánh, nhoáng một cái đã thấy chú đứng bên chị mái nâu mặt đỏ, lông mượt từ bao giờ. Có lẽ trên mười chị gà mái, chú thích nhất cô mái nâu này. Có thể là vì bạn cùng lứa với chú, với lại chị ta cũng thích kèm cặp với cu cậu. Mỗi lần chú kiếm được một miếng mồi ngon, bao giờ chú cũng tục tục… mời chị mái nâu cùng chén. Có lúc chú nhường hẳn cho chị mà không hề đắn đò do dự chút nào. Chú “ga lăng” như thế nên chị gà mái nào cũng thích được sóng đôi cùng chú.

Đối với bạn bè hàng xóm cùng “giới” với chú thì chú tỏ ra khắt khe, thậm chí nhiều lúc mất “lịch sự” nữa. Mỗi lần chúng bạn láng giềng đi kè kè với bất kì một chị mái nào trong đàn là chú ta tỏ thái độ phản ứng ngay. Chú lặng lẽ tách khỏi đàn, áp sát đối phương. Khi dừng lại, chú vỗ cánh phành phạch làm bụi bay mù mịt, sau đó dướn cổ, cất cao giọng “đô trưởng” ca bản “ò… ó… o…” như thách thức, đe dọa. Các bạn láng giềng đã nhiều phen vì lòng tự trọng đã thử sức với chú. Biết mình không phải là đối thủ, thấy chú sắp sửa gây sự đã vội vàng “cao chạy xa bay”, vừa tăng tốc vừa ngoái đầu nhìn lại có vẻ hậm hực. Những lúc như vậy, chú có vẻ đắc thắng, tự hào, lững thững trở lại đàn với một dáng điệu tự đắc, kênh kiệu. Đối với người ngoài thì vậy đó, nhưng trong nhà hình như chú không hề hiếp đáp một ai, lúc nào cũng tỏ ra “độ lượng bao dung”.

Em quý chú trống nòi không chỉ chú là niềm tự hào, kiêu hãnh của em với chúng bạn cùng xóm mà còn là kết quả lao động đầu tiên của em trong suốt năm, sáu tháng nay. Ngoài ra, chú còn là chiếc đồng hồ báo thức chính xác, vui nhộn, sống dộng nhất mà các hãng đồng hồ Ra-đô, Gi-mi-cô hiện đại ngày nay chẳng bao giờ tạo ra được.

Thuyết minh về con gà lớp 9 – Bài làm 4

Thường trong một đàn gà do người ta nuôi thì trong đó người ta chỉ nuôi có một con gà trống và khoảng mười con gà mái. Chính vì thế mà giống gà là giống đa thê nhưng không có hành động đánh ghen. Mỗi ngày, chú gà trống có thể làm tình tới mười lần với mười con gà mái khác nhau.

Các giống vật đều có hai loại là đực và cái; riêng đối với gà, người Việt ta gọi con gà đực là gà trống hay gà sống và gọi con gà cái gà mái. Gà trống thì ít mà gà mái thì nhiều.

Gà trống trông oai vệ và rất đẹp trai vì có lông dài mướt, óng ả, và nhiều màu sắc. Thêm vào đó, gà trống còn có cái mào đỏ chói trên đầu, có đuôi dài và xòe rộng, có cái bầu diều hay diều gà ở cổ (diều là cái bíu hay cái bọc chứa đồ ăn ở ngay dưới cổ của một vài loại chim), và có cựa gà ở mỗi chân. Chính nhờ đôi cựa gà này mà loại gà trống được nổi tiếng qua việc chọi gà trong dân gian.

Gà Trống còn có một điểm rất đặc biệt khiến người dân Việt ở thôn quê coi gà trống giống như cái đồng hồ vì tiếng gáy “o! o!” của gà trống rất đúng giờ, nhất là “gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông” (câu thơ số 3216 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du). Tại rất nhiều làng thôn ở quê người Việt chúng ta, dân quê vẫn nhờ tiếng gà gáy, nhìn ánh nắng, nhìn mặt trăng để ước lượng thời gian. Chính vì thế mà gà trống lúc đầu được nuôi để làm vật tôn thờ vì nó biết gáy sáng. Tuy rằng gà trống là loại đa thê, dê xồm, và kiêu ngạo nhưng đó là điều rất nhỏ nếu so sánh với 5 điều rất lớn và đáng ca ngợi của nó. Đó là 5 đức tính lớn: văn, võ, dũng, nhân, và tín. Lý do là đầu gà trống có mào hay mồng giống như đội mũ, đó là văn; chân gà trống có cựa sắc bén như gươm giáo, đó là võ; thấy quân thù, gà trống liền xông vào đá và mổ, đó là dũng; khi kiếm được đồ ăn gà trống bèn gọi bạn bè, gà mái, và gà con đến ăn, đó là nhân; và ban đêm tới giờ sáng, gà trống gáy cầm canh đúng giờ, đó là tín.

Gà mái thì có vẻ nhã nhặn và khiêm nhường. Lông của gà mái thì màu vàng và lấm-tấm đen. Dầu gà mái cũng có mào gà màu đỏ nhưng rất nhỏ. Gà mái có đuôi ngắn hơn gà trống và không có bầu diều ở cổ. Gà mái gáy “cục cục, cục ta cục tác,” gà con thì kêu “chíp chíp chíp.” Gà mái rất bận rộn vì phải tìm đồ ăn, đẻ trứng, ấp trứng, và săn sóc gà con. Chỉ có gà mái trông nuôi đàn con còn gà trống thì không để ý đến. Mỗi sáng, gà mái lấy mỏ rỉa lông làm dáng.

Gà là giống vật có hai chân, có hai cánh, và có lông vũ che phủ toàn thân như các loài chim. Mắt gà thì tròn, nhỏ như hạt đậu đen, và không có lông mi. Hai mắt của đầu gà không nằm cùng trên một mặt ở gần trán như mắt người hay mắt chó mà mỗi con mắt của gà lại nằm riêng rẽ ở phía trên mỗi bên má. Chính vì thế mà khi nhìn, gà thường lắc đầu bên này qua bên kia và bước lên theo hình chữ chi (z). Gà không có vành tai, nhĩ quản của gà rất ngắn và được bảo vệ bằng lông và một miếng da. Tuy thế, thính giác của gà thật hữu hiệu đặc biệt để tránh các cầm thú săn đuổi. Khi gặp nhiệt độ cao và nóng, gà thường há rộng mỏ, thở gấp rút, duỗi cánh, và uống nước cho mát. Tuy có hai cánh nhưng khả năng bay của gà không được tốt như các loài chim khác. Mỗi chân gà có bốn ngón với móng chân rất sắc và nhọn dùng vào việc đào đất, bới đất, và cào cỏ để tìm đồ ăn. Mỏ gà rất cứng và nhọn. Trong mồm gà không có răng. Gà rất dễ tính về việc ăn uống. Gà thích ăn thóc, gạo, rau, cỏ, trái cây, con dế, con gián, con cào cào, con châu chấu, con mối, và con giun. Gà rất ham ăn vặt nên suốt từ buổi sáng đến tận buổi tối gà thường chăm chỉ và tha thẩn đi tìm thức ăn.

Gà rất điều độ về việc thức ngủ, khi vừa mới tối, gà đã rủ nhau về chuồng đi ngủ; khi bắt đầu sáng, đàn gà đã thức giấc và gà trống thì gáy o! o! Gà chỉ ngủ theo cùng đàn ở nơi quen thuộc và an toàn. Gà sợ nhất rắn hổ-mang và mùi của củ hành hay lá hành. Vì thế mà gà có đời sống rất thoải mái.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng chuyên nuôi gà mái để gà mái đẻ ra nhiều trứng rồi cho ấp ra gà con mà nuôi; sau đó, khi cần thì người ta giết gà để ăn thịt. Nhiều người nuôi gà đã có kinh nghiệm chỉ nhìn quả trứng là biết trứng đó sẽ nở ra gà trống hay gà mái. Nếu một đầu quả trứng gà mà nhọn thì bảo đảm sẽ nở ra gà trống và nếu quả trứng nào tròn trịa, tức là quả trứng đó không có đầu nào nhọn thì sẽ nở ra gà mái. Có nhiều gia đình nuôi gà chỉ để gà đẻ trứng rồi dùng trứng gà để làm đồ ăn. Sau khi gà đẻ trứng rồi, người ta lấy trứng đem ấp trong lò ấp nhân tạo rất tiện lợi. Sau khi ấp trứng gà được vài ngày thì trứng đó được gọi là “trứng gà lộn.” Trứng gà lộn này rất được những người nghiện rượu ưa thích dùng làm đồ ăn để nhậu rượu. Thường thường người dân Việt hay ăn “hột vịt lộn” chứ không ăn “trứng gà lộn.” Tuy nhiên vẫn có một số trong những người nghiện rượu thích ăn “trứng gà lộn.”

Nhiều người nuôi gà để ăn thịt. Với thịt gà, người ta có thể làm được nhiều món ăn ngon như: gỏi gà, gà quay, gà kho sả, gà luộc, gà nướng lá chanh, gà hấp muối, gà hầm thập cẩm, gà rim nước dừa, gà nấu tiêu, gà chưng cách thủy, gà tiềm, phở gà, miến gà, bún gà, mì gà, hủ tiếu gà, gà rút xương bỏ lò, và gà nhồi thập cẩm, v.v. Vào ngày Tết ta, dân Việt rất thích ăn xôi với thịt gà và tổ chức chọi gà để được hưởng vui thú. Gà ở quê ta rất ngon, nhất là vào tháng tám ta vì đã được chứng thực bằng câu tục ngữ “ếch tháng ba, gà tháng tám.” Tháng tám ta là tháng gặt lúa nên gà tha hồ ăn lúa mới; vì thế, thịt gà rất ngon.

Người ta còn nuôi gà để làm đồ cúng bái trong dịp Tết, giỗ gia tiên, và dùng con gà giò còn sống để cúng lễ mở cửa mả. Người ta dùng con gà trống lớn để cúng thần linh khi người dân muốn làm lễ thề thốt. “Gà, xôi, trầu, và rượu” là 4 lễ vật tối thiểu để cúng thần thánh.

Người Việt ta còn dùng gà để bói (kê bốc). Người ta dùng gan gà, đầu gà, mật gà, phổi gà, xương gà, và trứng gà để bói. Tùy theo mỗi nơi người ta ấn định thế nào là tốt và thế nào là xấu trước khi giết gà đem lễ để bói. Thêm vào đó, người ta còn dùng tiếng gáy của gà để bói nữa. Thường thường gà gáy sáng thì tốt và gáy vào buổi chiều thì xấu cho gia đình.

Thuyết minh về con gà lớp 9 – Bài làm 5

Nuôi gà trống không những chi để duy trì nòi giống, lấy thịt để cải thiện bữa ăn, tăng kinh tế gia đình mà nuôi gà trống còn để biết giờ giấc theo kinh nghiệm dân gian. Có thể xem gà trống là chiếc đồng hồ báo thức rất đúng giờ. Tiếng gáy của gà trống thật lảnh lót, trong trẻo. Có lúc, tiếng gáy ấy ròn rã, rành rọt, như một điệu đàn sôi động trong buổi mai hồng. Tiếng đàn ấy tựa hồ muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe, muốn con người dậy sớm để chuẩn bị cho một ngày mới, muốn mọi vật bừng tỉnh dậy sau một giấc ngủ say nồng.

Gà trống đến tuổi trưởng thành thì rất đẹp mã, oai vệ, nó giống như một ông vua trong triều đại nhà gà. Mào gà trống đỏ chót, thường lắc lư như cánh hoa đỏ đang rập rờn trong gió nhẹ. Mỏ gà nhọn, khoằm, mắt long lanh như hai hột cườm. Lông gà nhiều màu óng ánh. Khi gáy, gà vỗ cánh phành phạch rồi dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên cao và gập thân mình rồi gáy vang, Lúc ấy, trông gà trống như người nghệ sĩ đang thổi kèn đồng. Tiếng gáy của gà trống để lại trong lòng người một cái gì sâu lắng, nó tựa như nhịp đập của thời gian và cũng giống như lời thúc giục con người nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ ở phía trước. Đứng quan sát gà trống ăn mồi hay ăn thóc thì mới thấy được bản chất hóm hỉnh và đáng yêu của nó.

Thỉnh thoảng, gà bới được con giun thì tục… tục… như mời bọn gà mái đến xơi. Nghe tiếng gọi mời, các chị gà mái kéo đến thì gà trống lại nuốt chửng những con mồi rồi vờ cào cào, bới bới trong lòng đất, nhưng có lúc gà trống cũng nhường mồi để các chị gà mái ăn no, đẻ trứng thật nhiều.

Gà trống rất siêng năng làm việc, siêng năng cùng đồng bọn kiếm mồi, bới tìm những con giun ẩn nấp dưới đất hay những con sâu trốn dưới luống rau xanh. Tuy bận rộn như thế nhưng gà trống không quên nhiệm vụ báo giờ giấc của mình.

Gà trống là một vật nuôi có ích nên nó được bà con nông dân nuôi nhiều. Nhờ có gà trống mà con người nghe được âm thanh của bình minh trên quê hương, thấy được cảnh vật lúc bắt đầu một ngày mới ở làng quê, thôn xóm. Gà trống gợi nhắc con người không để thời gian trôi đi vô vị. Đặc biệt, gà trống góp phần cải thiện bữa ăn, nâng cao kinh tế gia đình. Thịt gà ngon và bổ, nó là một món ăn ngon được mọi người ưa thích. Đó là chưa kể gà trống là lễ vật để cúng thần, thiếu gà trống thì không đủ lễ. Ông bà xưa thường nói gà trống có đủ phẩm chất nhân, dũng, trí, tín, văn, võ. Đầu gà trống có mào là dáng quan văn, chân có cựa là thân tướng võ, có miếng ăn thì tục… tục… gọi bầy như thế là nhân, gáy sáng đúng giờ thì gà có tín, thấy kẻ địch xông tới đánh như thế là dũng. Bởi thế, gà trống là một loài vật quí. Thậm chí, lông gà cũng được tận dụng để làm chổi và làm những vật dụng khác.

Gà trống đã trở thành một loài vật nuôi mang lại lợi ích kinh tế ở quê em. Nhà nào cũng có gà, có nhà nuôi đến ba bốn chục con. Tiếng gà gáy sớm hay tiếng gà cục tác… cục ta… đã làm cho con người thêm yêu mến quê hương, yêu vườn nhà tha thiết. Và đặc biệt, yêu những con vật nuôi đã gắn bó với mình.

Những bài văn mẫu Thuyết minh về con gà lớp 9

Gà là một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Một loài vật thân thuộc hiện hữu trong bức tranh làng quê.

Gà là loài gia cầm được nuôi rất phổ biến. Gà có cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lớp lông mao bóng như bôi mỡ, cái đầu bé và cổ dài từ 10cm đến 12 cm . Gà có đôi mắt không tinh, thường không nhìn thấy gì vào buổi đêm.Để thích nghi với việc đào xới tìm mồi, gà có đôi chân sần sùi, móng cùn và cứng phủ những vẩy sừng màu vàng nhạt có cựa ở chân và một cái mỏ vàng khỏe khoắn, để mổ con mồi..Theo các nghiên cứu, tổ tiên của chúng là gà rừng, theo sự thuần hóa của con người, dần dần chúng mất khả năng bay lượn, đa số chúng sử dụng chân để di chuyển trên mặt đất, đi lại và tìm mồi.

Gà cũng có con trống, con mái. Gá trống có cái mào màu đỏ tươi oai vệ, bộ lông óng mượt, chân có cựa sắc nhọn thu hút sự chú ý của con cái. Những con gà trống còn được coi là đồng hồ báo thức sống, mỗi lần chúng cất tiếng gáy lại là một lần chuyển canh, sự báo hiệu của ngày mới sắp bắt đầu. Còn gà mái, không có cái mào đỏ tươi rực rỡ như gà trống, bộ lông cũng không sặc sỡ, thường chỉ một màu. Vài trò chính của những con gà mái là sinh sản và nuôi con. Chúng thực hiện thiên chức làm mẹ của mình, thường ấp trứng và những con gà con được sinh ra. Gà mái đẻ một lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số những con gà mái đẻ thường kêu cục tác cục tác, ta lại nhớ đến câu “con gà cục tác lá chanh”. Gà con nở, đón chào một cuộc sống mới bên ngoài vỏ trứng , chúng như những cục bông màu vàng nhỏ xinh vây quanh gà mẹ, sung túc đủ đầy.

Thức ăn của gà thường là thóc hay cám, nhưng chúng vẫn thường đào xới đất để tìm những hạt sỏi , cát hay những con giun đất. Gà ăn thóc nên thịt của chúng rất thơm và mềm , là một trong những loại thực phẩm phổ biến của con người mang lại nhiều chất dinh dưỡng.Giờ đây, gà được nuôi theo quy mô lớn tại các trang trại với công nghệ cao, phòng dịch bệnh và giảm thiều số gà chết. Bên cạnh đó trứng cũng là nguồn thức ăn cung cấp một lượng lớn protein tốt cho sự phát triển của con người. Hàng năm, gà được tiêu thụ khá cao trong thị trường thực phẩm nhưng mỗi mùa bệnh dịch, hàng nhìn con gà bị chết và nhiễm bệnh dịch cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và sức khỏe con người. Chúng ta cần khắc phục hiện tượng này và bảo vệ chúng bởi chúng là một nguồn cung cấp dồi dào.

Không chi chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của nước ta, mà con gà còn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Gà đã đi vào tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Tên khác cua chúng là “Dậu” . Có năm “Đinh Dậu” cũng là tên gọi phổ biến để gọi năm đối với con người Việt Nam. Gà còn đi vào những bức tranh Đông Hồ đậm tính truyền thống dân tộc qua nét vẽ của những người nghệ sĩ tài ba. Gà còn là món ăn không thể thiếu, luôn được đặt ở giữa mâm trong những ngày giỗ, cúng bái tổ tiên hay mâm cỗ ngày Tết cổ truyền. Gà còn đi vào lời ru, những lời ca dao từ xa xưa, những câu răn dạy con người ta về cách sống tốt đẹp : “Khôn ngoan đối đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đã nhau”.

Gà là loài vật nuôi quan trọng trong đời sống, gắn bó thân thiết với con người và là một trong những nét truyền thống đẹp của Việt Nam biểu tượng cho những ước mơ cơm áo đủ đầy.

Thuyết minh về con gà lớp 9 – Bài làm 7

Đi lên từ nền văn minh lúa nước, người dân Việt Nam đã ngày ngày gắn bó với những nắng mưa ruộng vườn, với những cây những trái, với những trâu bò ngan ngỗng. Và gà với hình ảnh từng đàn lớn nhỏ đi nối đuôi nhau là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với người dân quê.

Gà là một loại gia súc được chăn nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành của đất nước cũng như nhiều vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Đây là một loại chim đã được con người thuần hóa từ hàng ngàn năm trong lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng thủy tổ của gà là loài chim hoang dã ở Ấn Độ và gà rừng lông đỏ nhiệt đới được tìm thấy ở Đông Nam Á.

Dù là một loài chim và có thủy tổ từ chim nhưng gà là động vật không biết bay. Kỷ lục bay của gà là mười ba giây, một quãng thời gian ngắn hơn bất cứ loài chim nào hết. Chúng cũng có cánh nhưng không dài rộng như những loài chim bay trên trời mà cánh ngắn và tròn. Gà cũng không thường xuyên bay, chúng chỉ sử dụng cánh để bảo vệ đàn con hoặc bay khi trốn chạy mối nguy hiểm. Toàn thân gà được bao phủ bởi một lớp lông dày, tùy vào mỗi loại gà mà có sự khác biệt giữa màu sắc của lông. Có loại lông trắng muốt từ đầu tới chân, có loại thì lại đen nhánh như màu tóc, cũng có những con gà lông màu nâu nhạt như da bò, hay có loại thì lông màu xám như màu tro… Lông gà trống thì thường óng và mượt hơn lông gà mái, điển hình là giống gà tam hoàng với con trống lông đuôi dài, cong, màu lông bóng bẩy và màu sắc đẹp. Tuy nhiên, nếu nói đến màu lông đẹp thì phải nói đến những loài gà cảnh như gà rừng đỏ, gà lôi, gà quý phi, gà lai cá, gà “Lamborghini”, hay gà Đông Tảo đặc hữu chỉ có ở Việt Nam,… rất quý hiếm và đắt đỏ.

Gà có gà trống và gà mái, có thể phân biệt hai giống đực cái này dựa vào mào của chúng. Cả gà trống và gà mái đều có yếm thịt ở trên đầu hoặc phía dưới mỏ, hay người ta còn gọi là mào, nhưng đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống, mào của gà mái nhỏ và kém phát triển hơn ở gà trống. Thay vì hót như các loài chim khác, gà thường gáy. Tiếng gáy của gà trống và gà mái cũng có sự khác biệt. Gà trống có tiếng gáy âm vang, được coi như một loại đồng hồ báo thức tự nhiên của người dân. Còn gà mái thì ít khi gáy mà thường kêu “cục tác cục tác” vì niềm vui hân hoan của một người mẹ sau khi đón chào những quả trứng mới sinh. Mỗi lứa gà có thể đẻ từ mười đến hai mươi quả trứng. Gà con vừa nở thường có lông vàng và đi sau mẹ thành đoàn tàu nhỏ trong vườn để kiếm ăn.

Nhìn chung các loại gà, chân của chúng không to mà mảnh, được chia thành các “ngón chân” dài, có móng. Trên chân còn phát triển ra những ngón thừa, được gọi là cựa gà. Với gà mái thì cựa nhỏ, gà trống thì cựa to và chắc khỏe hơn. Nhờ bộ móng khá dày và khỏe thì gà có thể dễ dàng đào sâu xuống dưới đất để kiếm ăn. Đây là một “tập tục” của loài gà, và những con giun nằm lẩn sâu trong đất cũng là món ăn khoái khẩu của chúng. Tuy nhiên, ngày nay, gà ít khi được thả ngoài vườn mà thường được chăn nuôi trong các trang trại nên tập tính bới đất này cũng hạn chế đi nhiều.

Gà là loài có nhiều tập tính như sống thành bầy đàn và là loài có “tôn ti trật tự”. trong một đàn, con nào có ưu thế về sức mạnh sẽ có những đặc quyền nhất định. Bên cạnh những tập tính như bới đất tìm mồi, gáy vào buổi sáng thì gà cũng có một số tập tính khác như nhảy ổ, ấp và úm trứng gà hoặc gà con, …

Gà được chăn nuôi phổ biến ở khắp các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới như một loài mang lại lợi ích kinh tế. Thịt gà cũng là một thực phẩm được sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Trứng gà là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, được nấu ăn hằng ngày hoặc được sử dụng trong các món ăn hỗ trợ hồi phục sức khỏe. Gà còn xuất hiện trong mâm cơm cũng giỗ chạp, là một phần không thể thiếu trong ngày lễ tết. Chọi gà là một trò chơi văn hóa phổ biến ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á lân cận khác, được nhiều nơi tổ chức thành một lễ hội hoành tráng và quy mô. Thú chơi gà cảnh, gà chọi cũng được nhiều người chia sẻ và yêu thích.

Gà không chỉ hiện hữu trong cuộc sống mà còn đi vào những giá trị văn hóa của con người. Là người dân Việt Nam, không ai là không biết bức tranh đông hồ cậu bé ôm gà hay bức vẽ một đàn gà với gà mẹ và nhiều chú gà con ở xung quanh. Con gà còn đi vào trong câu ca dao như biểu tượng cho tình ruột thịt anh em:

Gà là vật nuôi quan trọng trong đời sống, gắn bó thân thiết với đời sống người dân Việt Nam, bất kể thành thị hay nông thôn. Hình ảnh gà cũng xuất hiện như một ước mơ về đời sống đủ đầy ấm no của người dân thôn quê, là một phần trong bức tranh bình yên chốn thanh bình dân dã.

“Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Thuyết minh về con gà lớp 9 – Bài làm 8

Trong gia đình mỗi người dân quê Việt Nam chắc hẳn đều nuôi những con vật rất quen thuộc và gần gũi như chó, mèo, lợn,…Trong đó không thể không kể đến con gà. Gà là một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần.

Gà là con vật quen thuộc trong đời sống con người, có thể nói gà là loài vật đầu tiên được thuần hóa trong lịch sử. Gà hay gà nhà, kê là một loài chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng nghìn năm. Một số ý kiến cho rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Đến nay thì con gà đã được con người coi là con vật nuôi phổ biến và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam xuất hiện nhiều giống gà khác nhau như gà gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta…nhưng cũng chia thành hai loại là gà trống và gà mái. Con gà qua sự chăm sóc và thuần phục của con người nó đã trở thành con vật nuôi gắn bó thân thiết nhất đối với cuộc sống của người dân Việt Nam.

Gà là loài gia cầm được nuôi rất phổ biến. Gà có cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lớp lông mao bóng như bôi mỡ, cái đầu bé và cổ dài từ 10cm đến 12 cm. Gà là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng, thằn lằn hoặc chuột nhắt con. Tuổi thọ của gà có thể từ năm đến mười năm tùy theo từng giống. Gà có đôi mắt không tinh, thường không nhìn thấy gì vào buổi đêm. Để thích nghi với việc đào xới tìm mồi, gà có đôi chân sần sùi, móng cùn và cứng phủ những vẩy sừng màu vàng nhạt có cựa ở chân và một cái mỏ vàng khỏe khoắn, để mổ con mồi. Lông gà mịn có rất nhiều màu có con màu vàng, có con màu đen, nâu,… cánh gà sải rộng khi vỗ cánh để gọi những con con theo mẹ đi về. Những chú gà con mới sinh thì màu vàng mơ trông thật thích mắt. Gà là loài chim sống thành đàn. Khi gà trống tìm ra mồi, nó sẽ cục tác, nhặt thức ăn và thả xuống, gọi các gà khác đến ăn trước. Ngày xưa người ta phân biệt gà trống và gà mái là dựa vào mào gà hoặc sự phát triển ở cựa chân gà trống. Gà trống thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng, lông nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn. Cả gà trống và mái đều có mào và yếm thịt, tuy nhiên ở đa số giống gà thì những đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống. Mỗi chú gà lại chó những vai trò khác nhau. Gà trống thì như chiếc đồng hồ báo thức, gáy rất to để gọi mọi người thức giấc, tiếng gáy rất to vang động cả vùng quê. Gà mái thì như một người mẹ hiền từ chăm sóc cho đàn con, đi kiếm ăn cho con.

Thức ăn của gà thường là thóc hay cám nhưng chúng còn tự đi kiếm ăn bằng cách bới đất tìm giun. Gà ăn thóc nên thịt của chúng rất thơm và mềm , là một trong những loại thực phẩm phổ biến của con người mang lại nhiều chất dinh dưỡng.Trứng gà còn là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người. Từ trứng gà có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon như trứng gà luộc, trứng gà chiên…Trứng gà còn có thể dùng để làm bánh, là một thực phẩm dùng để dưỡng da hay ông bà ta còn dùng trứng gà để đánh cảm. Không những thế gà con đi vào đời sống tâm linh của con người bởi nó nằm trong 12 con giáp mà người Việt Nam cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Gà cũng xuất hiện trong bức tranh Đông Hồ, tranh phong cảnh nhiều màu sắc. Hình ảnh con gà cũng đi vào thơ ca nhạc họa rất tự nhiên mà nhà thơ Xuân Quỳnh đã lấy nhan đề bài thơ của mình là ” Tiếng gà trưa”. Hiện nay do ảnh hưởng của môi trường, xuất hiện nhiều dịch bệnh như H5N1 vì thế mọi người cần có cách chăm sóc để dịch bệnh không bị lây lan, vệ sinh chuồng trại khô ráo, thoáng mát.

Bức trah làng quê Việt Nam là một bức tranh ngập tràn màu sắc nhưng cũng yên bình với hình ảnh ổ rơm mái gà. Tiếng gà gáy cục ta cục tác mỗi sớm mai đã làm cho con người càng thêm yêu làng quê thân thuộc của mình hơn.

Thuyết minh về con gà lớp 9 – Bài làm 9

Con người luôn sống hài hòa với tự nhiên và những loài vật khác. Bức tranh cuộc sống không chỉ vẽ riêng con người mà còn vẽ cả các loài đặc việt. Gần gũi và thân thuộc với con người nhất là vật nuôi trong nhà. Con gà chính là một trong số những vật nuôi không thể thiếu trong đời sống, nhất là những vùng quê.

Gà có nguồn gốc từ đâu? Gà nhà là một loài chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng nghìn năm. Một số ý kiến cho rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim, gà là loài vật có số lượng áp đảo nhất.

Dòng dõi nhà gà có rất nhiều loài: gà gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta, gà tre… Nhưng xét về giới tính thì có gà trống và gà mái. Gà trống có thân hình vạm vỡ hơn gà mái, trên đầu có mào đỏ chót, bộ lông rực rỡ, lông đuôi dài, có cái bầu diều hay diều gà ở cổ, chân có cựa – lực lưỡng và oai vệ. Gà mái yểu điệu, đoan trang, lông mượt mà, lông đuôi ngắn, trên đầu không có mào như gà trống, chân cũng không cựa. Gà trống biết gáy “ò ó o” còn gà mái chỉ kêu “cục tác”. Đặc điểm chung của chúng là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, chân của chúng đã có đôi móng cùn và cứng, bao bọc trong lớp vẩy sừng màu vàng. Mỏ gà ngắn nhưng rất khỏe, cùng với móng chân bới đất kiếm ăn. Mắt gà thì tròn, nhỏ như hạt đậu đen, không có lông mi. Hai mắt của đầu gà không nằm cùng trên một mặt ở gần trán như mắt người hay mắt chó mà mỗi con mắt của gà lại nằm riêng rẽ ở phía trên mỗi bên má. Tuy có hai cánh nhưng khả năng bay của gà không được tốt như các loài chim khác.

Gà là động vật ăn tạp. Thức ăn của chúng là thóc, các loại hạt,các loài côn trùng, giun đất, chuối cây thái nhỏ băm nhuyễn trộn cám, các loại cám bột dạng viên,… Về đặc điểm sinh sản, gà mái đẻ trứng, mỗi lứa đẻ từ 15 đến hơn 20 quả. Sau đó, gà mái đem ấp trứng trong khoảng 3 tuần thì trứng sẽ nở ra gà con. Gà con mới nở bé xíu, cả người chỉ như một cục bông nhỏ. Gà vừa mở mắt đã có thể theo mẹ đi kiếm ăn. Gà mẹ sẽ dạy con cách bới đất, kiếm mồi. Khi có nguy hiểm gà mẹ xù lông, dang rộng cánh đâẻ bảo cệ con. Gà thức ngủ rất điều độ, khi vừa mới tối, gà đã rủ nhau về chuồng đi ngủ. Khi bắt đầu sáng, đàn gà đã thức giấc và gà trống thì gáy vang. Gà chỉ ngủ theo cùng đàn ở nơi quen thuộc và an toàn. Chúng sợ nhất rắn hổ mang và mùi của củ hành hay lá hành.

Gà đã tồn tại trong đời sống con người từ rất lâu, có nhiều giá trị, cả về vật chất lần tinh thần. Người ta nuôi gà để lấy trứng, lấy thịt. Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, được chế biên thành nhiều món ăn quen thuộc như: trứng gà chiên, ốp la… và là nguyên liệu để làm các loại bánh ngon như bánh kem, bánh mì,… Chị em phụ nữ còn dùng trứng gà để dưỡng da. Ông cha ta trước kia còn luộc trứng gà để cạo gió khi bị cảm, rất nhanh khỏi.

Thịt gà là món ăn ngon, được rất nhiều người yêu thích như: như: gỏi gà, gà quay, gà kho sả, gà luộc, gà nướng lá chanh, gà hấp muối, gà hầm thập cẩm, gà rim nước dừa, gà nấu tiêu, gà chưng cách thủy, gà tiềm, phở gà, miến gà, bún gà, mì gà, hủ tiếu gà, gà rút xương bỏ lò, và gà nhồi thập cẩm,…

Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Thời xưa, lông gà được dùng làm cây cọ viết, vẽ, làm chổi, làm cầu… Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối.

Không chỉ có giá trị về vật chất, gà còn mang giá trị tinh thần to lớn. Tiếng gà gáy đã trở thành âm thanh không thể thiếu ở mỗi miền quê. Hình ảnh con gà đã đi vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Gà là một trong 12 con giáp, gọi là “Dậu” Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Gà xuất hiện trên tranh Đông Hồ – loại tranh nổi tiếng của nước ta. Mâm cơm ngày lễ, Tết, dâng lên thần linh, ông bà tổ tiên không thể thiếu con gà luộc. Gà trống giống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc. Con gà còn đi vào văn học, ca dao, tục ngữ, xuất hiện trong các lễ hội truyền thống với trò chơi chọi gà độc đáo.

Gà thực sự là vật nuôi quan trọng trong đời sống con người Việt Nam. Tuy nhiên trước thực trạng môi trường, dịch cúm gia cầm xuất hiện nhiều hơn, chúng ta cần chăm sóc và nuôi gà đúng cách để đảm bảo an toàn cho vật nuôi này và sức khỏe của chính mình.

Gà là loài vật quen thuộc trong đời sống con người. Có thể nói gà là loài vật nuôi được con người thuần hóa đầu tiên trong lịch sử. Trong thế giới loài gia cầm, gà là loài vật có số lượng áp đảo nhất với 24 tỉ cá thể (thống kê đến năm 2003). Gà mang lại cho con người nhiều lợi ích thiết thực. Nhiều quốc gia xem gà như một linh vật, biểu thị cho sức mạnh, sự may mắn và đời sống thịnh vượng.

Bài văn mẫu Thuyết minh về con gà lớp 9

Gà hay gà nhà, còn gọi là kê (Gallus gallus domesticus) là một loài chim đã được con người ở nhiều nơi trên thế giới thuần hoá cách đây hàng nghìn năm. Một số ý kiến cho rằng các loài gà nhà có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á.

Một giả thuyết cho rằng các thợ săn đã đem trứng của gà từ trong rừng về trong môt lần đi săn. Họ đã ấp những quả trứng ấy nở thành con và nuôi những con gà con trong vườn nhà. Trải qua thời gian, từ loài vật hoang dã, gà dần quen với con người và cuộc sống nuôi nhốt. Với điều kiện nuôi nhốt, thức ăn có sẵn, chỗ ngủ an toàn, từ giống gà rừng dần biến đổi như các giống gà hiện có như ngày nay.

Tại Ấn Độ, người ta tìm thấy giống gà Ali nguyên thủy, được xem là giống gà cổ xưa nhất hiện nay.

Gà là động vật có xương sống bậc cao đã thích ứng với điều kiện sống bay nhảy. Về cơ bản, bên ngoài của gà gồm: mào, tích, tai, mỏ, lông cổ cườm, ngực, cánh, lông đuôi, lưng, đùi, bàn chân và các ngón chân. Toàn thân được bao phủ bằng lông và yếm.

Gà trống trưởng thành có thân hình to, chân cao, mào, tích, cổ lông đuôi đều to hơn gà mái. cân nặng từ 2,5 đến 3,5 kg. Gà trống thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng. Lông gà trống nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn. Gà trống có tiếng gáy trong trẻo vang xa. Bộ lông gà trống thường sặc sỡ. Đây cũng là đặc điểm nổi bậc của các giống gia cầm.

Gà mái có thân hình thon, nhỏ, nhiều lông tơ, cân nặng từ 2.0 đến 3,0 kg. Gà mái có tập tính để trứng, ấp trứng và nuôi con. Gà con khi mới nở nặng khoảng 0.2kg, thường có bộ lông tơ bao vàng hoặc nâu đen bao phủ khắp thân. Khi mới nở gà con đã có thể mổ ăn được. Gà con thường sống với mẹ hơn 30 ngày là có thể tự lập. Thường thì gà con sẽ tự lập sớm hơn khi gà mẹ tiếp tục để trứng.

Lông của gà có cấu tạo khác nhau và được chia thành hai loại: lông ống và lông tơ. Lông ống tập trung ở cánh và đuôi. Lông ống to, dài, cứng là loại lông giúp gà lấy thăng bằng khi di chuyển, hoặc bay lượn. Bộ lông làm cho gà thêm phần đĩnh đặc. Lông tơ thường phân bố ở vùng ngực, nằm sát dưới da. Dưới lớp lông cánh chính và đuôi, có chức năng giữ ấm cho thân thể.

Gà mái có vai trò đẻ và ấp trứng nên có nhiều lông tơ hơn để giữ ấm trứng khi sinh sản. Ở gia cầm màu sắc lông rất đa dạng. Lông cườm và lông trên lưng có sự khác biệt giữa con trống và mái. Ở con trống lông cườm và lông lưng dài, mềm mại hơn ở con mái. Thường thì con mái có bộ lông dày, ít có các lông dài, màu sắc đơn điệu chứ không sặc sỡ như con trống. Bộ lông của gia cầm có tác dụng ngăn cản những tác động bất lợi của môi trường đối với cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân nhiệt và là cơ quan cảm giác nhờ tận cùng của các thần kinh ngoại biên.

Chân của gà được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu sắc. Bàn chân có 4 ngón, ba ngón trước và 1 ngón sau giúp gà di chuyển linh hoạt và bới rác tìm thức ăn. Ở gà trống chân có cựa sừng cứng cáp, có tác dụng lớn trong các cuộc giao tranh giành lãnh thổ hoặc bạn tình.

Phần đầu của gà trống thường mào đỏ vươn cao. Chiếc mào mỏng dẹp, viền hình răng cưa dựng đứng. Một vài gà trống có chiếc mào to, bè thấp. Tích kéo dài xuống phía dưới có vai trò tản nhiệt cho toàn bộ thân thể. Gà mái thường không có mào, tích cũng nhỏ hơn gà trống.

Cánh gà có lông ống nhưng gà không bay được hoặc chỉ bay được một đoạn ngắn. Những chiếc lông ống dài tập trung ở phần đuôi vừa giúp gà di chuyển thăng bằng vừa làm đẹp cho hình thể của gà, đặc biệt là gà trống.

Lúc mới chào đời, gà con có thể chạy nhảy ngay chứ không yếu ớt như loài chim. Chúng theo mẹ kiếm thức ăn và sớm tự lập khi tròn 1 tháng tuổi.

Gà là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng, thằn lằn hoặc chuột nhắt con. Tuổi thọ của gà có thể từ năm đến mười năm tùy theo giống. Con gà mái già nhất thế giới sống được 16 năm và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness.

Tuy thuộc lớp lông vũ nhưng gà nhà không có khả năng bay xa. Chúng thường sống thành bầy đàn. Thường thì mỗi đàn gà là tập hợp của các cá thể có cùng huyết thống. Chúng biết tương trợ, chia sẻ nguồn thức ăn và thiết lập trật tự trong đàn. Một con gà trống thường sống cùng với nhiều gà mái.

Gà trống thường gáy to vào buổi sáng. Tiếng gáy của gà trống là tín hiệu thông báo cho các gà trống khác về lãnh thổ. Tuy nhiên, gà có thể gáy khi bất ngờ bị phá rối. Gà mái cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng và khi gọi gà con. Gà cũng có “tiếng kêu cảnh báo” âm lượng thấp khi chúng cho rằng có sự xuất hiện của loài ăn thịt.

Gà mái có tập tính đẻ trứng và nuôi con non. Mỗi lứa. gà mái thưởng để từ 10 đến 20 trứng. Nếu chăm sóc tốt, một con gà mái trong trọn cuộc đời của nó có thể đẻ đến 350 trứng. Nếu được giao phối, sau 21 ngày là trứng nở thành gà con.

Gà thường thích ngủ ở nơi cao ráo và thông thoáng. Mùa đông, cần phải che kín chuồng gà để tránh các luồng gió lạnh. Ở gà thường có một vài loại bệnh phổ biến như: toi gà, cúm, cầu trùng, huyết trùng, thương hàn, đậu gà,… Để gà khỏe mạnh cần làm tốt khâu vệ sinh, phòng bệnh, phát hiện và chữa trị kịp thời.

Gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người.

Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người. Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon như món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp la,…

Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay,… Thịt gà là thực phẩm tiêu thụ chính ở các nước trên thế giới. Theo tính toán, mỗi năm một người ăn khoảng 13kg thịt gà. Riêng ở Mỹ là 34kg, cao vượt bậc so với thế giới.

Thịt gà dễ ăn, giàu chất dinh dưỡng, chế biến phong phú thường là lựa chọn của các bà nội trợ cho bữa ăn hằng ngày. Thịt gà còn là phẩm vật để thờ cúng dâng lên tổ tiên hoặc các bữa tiệc tùng.

Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Ngoài ra còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi, làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu,…Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá. Trong một vài nơi người ta nuôi gà để bắt sâu bọ, nuôi gà làm cảnh. Nhiều loài gà có giá trị kinh tế cao.

Không những thế, ở một vài nước, hình ảnh con gà còn đi vào đời sống tâm linh và nghệ thuật. Đối với các nước Á Đông, gà đại điện cho dương khí. kêu gọi mặt trời. Ở Pháp, chú gà tróng Go-loa từ lâu đã được tôn vinh như một biểu tượng của sức mạnh, dũng khí và lòng quả cảm.

Gà là một giống vật nuôi hữu ích, đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Thịt gà, trứng gà chiếm một tỉ lệ lớn trong cơ cấu thực phẩm của con người. Không những thế gà thường sống gần gũi như người bạn trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam ta. Với hình dáng nhỏ nhắn, cân đối, bước đi oai vệ, màu sắc sặc sỡ, tiếng gáy dõng dạt, lãnh lót, con gà trống trở thành biểu tượng của niềm tin, sức mạnh trấn áp cái xấu của con người trên khắp thế giới.

Thu Thủy

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Bài Văn Mẫu Bài Viết Số 3 Lớp 10 Đề 3 Viết Truyện Ngắn Theo Ngôi Thứ Nhất Kể Về Con Gà Chọi Bị Bỏ Rơi Lớp 10 Chọn Lọc trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!