Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Giống Gà Chọi Bình Định (Phần 2) # Top 11 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Giống Gà Chọi Bình Định (Phần 2) # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Giống Gà Chọi Bình Định (Phần 2) được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những kiến thức về giống gà chọi Bình Định

5. Thức ăn và dinh dưỡng

Theo truyền thống, gà chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,…. Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,…. khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.

* Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ( cho ăn tự do):

– cám gạo : 10%

– bắp : 20%

– lúa : 30%

– Cá tươi nấu chín : 20%

– Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.

* Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày:

– Lúa : 0.25 kg.

– Rau, giá : 0.10 kg.

– Lươn, thịt bò : 0.10 kg.

6. Quản lý huấn luyện gà thi đấu

– Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi.

– Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.

– Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.

– Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.

– Huấn luyện gà bằng các việc chính:

+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.

+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.

– Tổ chức thi đấu:

+ Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (

+ Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà.

– Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được.

7. Đặc đIểm ngoại hình

Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.

– Màu sắc của lông, da

Nhìn chung màu sắc của giống gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tie lệ 50 – 60%.

* Màu lông

+ Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ cao nhất.

+ Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía.

+ Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám.

+ Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó.

+ Gà có màu lông trắng roàn thân, gọi là gà Nhạn.

+ Gà có lông 5 màu ( đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc.

Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có chấm trắng…

* Màu mỏ:

Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).

* Màu chân:

Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.

* Màu da:

Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc trắng và da mỏng.

– Tầm vóc

Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10 – 13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp (1.5 – 3.0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tới 30 cm). Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 – 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 – 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 – 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.

Tìm Hiểu Giống Gà Chọi Sumatra Ở Indonesia

Giống gà sumatra bắt nguồn từ đảo Sumatra, Indonesia. Đây là một trong những giống gà chọi lâu đời nhất và có ảnh hưởng di truyền đáng kể lên những giống gà đá khác. Tuy nhiên có những nghi vấn về nguồn gốc thật sự của loài gà này bởi giống gà sumatra ngày nay và những con gà chọi trong quá khứ không hề có quan hệ huyết thống.

Ở Anh, gà sumatra trắng được tạo thành nhờ cách lai xa với yokohama trắng, tuy còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện chất lượng những con gà trắng này.

Cá thể đầu tiên được nhập vào Mỹ từ năm 1847. Nhờ màu lông kim và vẻ ngoài duyên dáng mà chúng trở nên rất phổ biến.

Vào năm 1883, giống gà sumatra được ghi nhận trong tiêu chuẩn gia cầm Mỹ. Cùng vào thời điểm, chúng du nhập vào Đức và năm 1900 du nhập vào Anh.

Ở Sumatra. Giống gà chọi này vẫn được duy trì dưới tên ayam sumatra. Ở các nước phương Tây, gà sumatra được lai tạo chủ yếu với mục đích làm cảnh. Ở Pháp giống gà này được lai tạo với mục đích chọi gà.

Gà sumatra có kích thước trung bình với bề ngoài giống như chim trĩ. Lưng có chiều dài vừa phải, lông mã dày. Đuôi dài và rậm. Lông phụng cong tại hai phần ba chiều dài và cụp xuống. Lông phụng không lết trên mặt đất được chuộng hơn. Gà mái cũng có đuôi tương đối dài nhưng chỉ những lông phụng trên cùng mới cong. Gà sumatra trống có màu xanh bang; gà mái cũng có đuôi tương đối dài nhưng lông phụng trên cùng hơi cong ở đầu cuối.

Đầu gà nhỏ (còn gọi là đầu rắn) với mồng dâu ba khía. Màu của mồng biến thiên từ đỏ đến tím. Màu mắt càng sẫm càng tốt nhưng con ngươi và tròng mắt phải rõ ràng.

Ở Hà Lan chỉ có màu đen ánh kim mới được xem là màu chuẩn, màu đỏ hay tím cũng tồn tại nhưng được xem là lỗi. Ngoài ra còn có những màu khác nữa. Ở bán đảo Scandinavia người ta duy trì cả sumatra xám tro.

Ở Hà Lan, chỉ một số ít người duy trì màu xám tro. Ở Đức có một số cá thể màu đen – đỏ hay nâu sậm. Ở Anh và Mỹ có một số gà sumatra xám trắng nhưng cho đến nay chúng vẫn chưa được cho vào tiêu chuẩn. Ở Bỉ có một số gà sumatra bờm đỏ (màu điều) được triển lãm nhưng những màu này cũng chưa được cập nhật là màu tiêu chuẩn. Hành vi ở gà sumatra cho thấy chúng vẫn duy trì những đặc điểm của tổ tiên. Chúng thực sự thích đi dạo loanh quanh và cũng rất cảnh giác. Nếu cảm thấy đe dọa thì ngay lập tức chúng có thể bay qua hàng rào một cách dễ dàng. Nếu được lựa chọn giữa chuồng gà với một cành cây thì hầu hết gà sumatra đều chọn cách thứ hai. Bởi vì hành vi như vậy mà gà sumatra cần chuồng nuôi rộng rãi và chạc cây cao. Chúng cũng cần chạc để giữ cho bộ lông sạch sẽ và cơ bắp mạnh khỏe. Gà sumatra không đòi hỏi loại thức ăn cầu kỳ nào khác, đôi khi chỉ cần tăng cường thêm một lượng chất đạm để kích thích lông phát triển.

Gà sumatra là giống gà mạnh mẽ với khả năng kháng bệnh cao. Bạn chỉ cần theo dõi bệnh viêm đường hô hấp mãn tính hay CRD (Chronic Respiratory Disease), một loại bệnh di truyền ở gà. Để giúp gà khỏe mạnh, tốt nhất nên giữ môi trường khô ráo và có che chắn vào ban đêm.

Mặc dù là gà chọi, gà sumatra vẫn chấp nhận nhau ở một mức độ nhất định. Gà trống tơ có thể lớn lên cùng nhau sau khi phân cấp trong nhóm đã rõ ràng, nhưng chúng cần không gian để tránh xa khỏi vùng rắc rối. Gà nuôi trong chuồng có vẻ ít cá tính hơn những con được thả rông. Nhà lai tạo chăm sóc gà của mình hàng ngày và đặc biệt những con gà tơ thể hiện sự tin cậy và ảnh hưởng nữa. Gà tơ được cho ăn bằng tay sẽ theo chân nhà lai tạo khắp mọi nơi. Gà được nuôi cùng chó mèo, những loại động vật này sẽ quen với chúng và cảnh báo khi những động vật khác thâm nhập vào vùng lãnh thổ của chúng.

Nhờ dáng vẻ bề ngoài giống như chim trĩ mà gà sumatra trở thành bảo bối của khu vườn hay bãi chăn thả. Gà mái đẻ khá nhiều trứng mỗi năm và trứng có màu trắng. Gà mái chăm con rất giỏi. Nếu những loài “săn mồi” khác đe dọa gà con thì gà mái sẽ thể hiện hành vi mạnh mẽ nhất để bảo vệ con mình. Tiếng gáy của gà sumatra hơi lạ nếu như bạn mới nghe lần đầu.

Tìm Hiểu Giống Gà Tây Huba

Gà tây Huba là giống gà có tốc độ sinh trưởng nhanh, thể trọng lớn, có sức đề kháng cao, đến tuổi trưởng thành, con đực nặng từ 6-16kg/con, con mái nặng từ 4-9kg/con, thịt thơm, ngon.

Gà tây Huba có 2 loại, gà tây màu thiếc và gà tây màu đồng. Gà tây màu thiếc có năng suất trứng/mái/24 tuần đẻ đạt 68, 34 quả. Gà tây màu đồng có năng suất trứng/mái/22 tuần đẻ đạt 40,34 quả.

Anh Vũ Đức Cảnh, Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình cho biết: “Giống gà tây Huba, khi đưa ra sản xuất được đánh giá rất cao ở khả năng thích nghi tương đối tốt ở các điều kiện sinh thái khác nhau như các vùng gò đồi hoặc các vùng đồng bằng có bãi đất rộng. Vì đây là một giống chăn thả nên chất lượng thịt thơm ngon, người dân rất thích.

Ông Bùi Khắc Trí ở phường Chí Minh, TX Chí Linh, tỉnh Hải Dương bắt đầu nuôi gà tây Huba từ 2 năm trước. K hi được nuôi chăn thả ngoài vườn, gà tây cho chất lượng thịt thơm, ngon, săn chắc. Với số lượng gần 200 con gà nuôi thương phẩm và gà nuôi sinh sản, hàng năm ông Trí có thể xuất bán ra thị trường hàng tấn thịt. Với giá bán từ 90-120nghìn/ kg, mỗi năm loại gà tây này cho gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng.

“Hàng năm chúng tôi có thể cung cấp cho thị trường hàng tấn thịt về gà tây này. Và đồng thời cũng tạo ra nguồn thực phẩm và thu nhập tương đối lớn trong kinh tế của gia đình. Hiện nay chúng tôi bán 90nghìn/kg gà tây thịt. Gà giống thì lúc bé mới nở thì là 21-32nghìn một con. “ Ông Trí chia sẻ niềm vui.

Ở giai đoạn gà con, gà tây rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, mưa, sấm chớp và tiếng động lạ. Vì vậy, thời kỳ nuôi úm gà nhỏ, người nuôi cần duy trì mức nhiệt độ từ 25-30 oC cho đàn gà con. Khi gà được 21 ngày tuổi, thả gà ra bãi chăn thả. Việc kết hợp chăn thả như vậy sẽ giúp gà ăn nhiều sâu bọ, lá cây và phát triển khỏe mạnh hơn, thịt rắn chắc, thơm ngon hơn.

Thức ăn cho gà tây thương phẩm:

Để gà ăn nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt, bà con cần cho gà ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp, đảm bảo thức ăn thường xuyên mới, có mùi thơm và không bị mốc mọt. Như vậy sẽ kích thích gà ăn nhiều hơn. Đồng thời thức ăn phải cân đối về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gà tây trong từng giai đoạn.

Trong giai đoạn úm gà, bà con nên sử dụng loại cám công nghiệp ăn thẳng. Gà ở giai đoạn này đòi hỏi dinh dưỡng cao nên bà con nên chọn loại cám có độ đạm 20-22% protein, năng lượng từ 2800-2900.

Giai đoạn gà sau 21 ngày tuổi rất phàm ăn. Ngoài thức ăn mà gà có thể tự kiểm được ở bãi chăn thả, bà con có thể dùng các loại rau xanh như rau muống, bèo tây, thân chuối, cỏ voi…

Thức ăn cho gà tây giai đoạn này cần phối trộn rau xanh băm nhỏ với các thành phần tinh bột cám phù hợp. Việc cho gà tây ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp với chăn thả ngoài bãi vườn sẽ tiết kiệm được 1 lượng lớn thức ăn công nghiệp. Đồng thời giúp nâng cao chất lượng thịt gà, tăng hiệu quả gà thương phẩm.

Theo kinh nghiệm của ông Bùi Khắc Trí thì ông phối trộn với tỷ lệ là 10 kg rau: 1 kg cám ngô: 1 kg cám gạo: 1 kg thóc.

Phòng một số bệnh thường gặp ở gà tây:

Bà con cần thực hiện nghiêm túc lịch phòng vaccin và thuốc định kì cho đàn gà tây. Đồng thời bà con nên có sổ ghi chép đầy đủ chính xác về các loại thuốc và vaccin sử dụng cho đàn gà tây, thời gian, ngày, giờ cho uống hoặc tiêm vaccin.

Lịch phòng Vaccine và thuốc cho gà tây thịt:

1) 4 ngày tuổi: Phòng bệnh đường ruột bằng một trong các kháng sinh sau: Octamix: 50 mg/ 1kg thể trọng; Gentadox: 50 mg/ 1kg thể trọng; Kết hợp cho uống GlucoK-C hoặc các loại Vitamin tổng hợp.

2) 5 ngày tuổi: Vaccin lasota, nhỏ mắt, mũi (phòng bệnh Newcastle).

3) 7 ngày tuổi: Vaccin Gumboro D78 lần 1 , nhỏ mắt, mũi, chủng đậu, màng cánh.

4) 8- 12ngày tuổi: Phòng bệnh đường hô hấp bằng: Tylanvet 1g/ 1lít nước + Vitamin tổng hợp.

5) 14- 16ngày tuổi: Vaccin Gumboro D78 lần 2. Phòng bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Coxymax 1g/ 6 kg thể trọng; Vetpro 1g/ 1lít nước; Baycox 1g/1lít nước. Cho uống 2 ngày liên tục.

6) 15 ngày tuổi: Vaccin cúm gia cầm – tiêm dưới da cổ.

Trong quá trình nuôi gà tây thương phẩm bà con cần chú ý thực hiện 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Lấy phòng bệnh là chính, khi thời tiết hoặc môi trường thay đổi, cần bổ sung kháng sinh và vitamin cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress. Đồng thời thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng trị bệnh kịp thời.

Câu Hỏi Thường Gặp

Tìm Hiểu Về Giống Gà Đông Tảo

Gà thích môi trường nuôi thả vườn

Đăc điểm khác biệt từ giống gà quý hiếm này

Đặc điểm nổi bật của giống gà này là có cặp chân sù sì, to và hơi thô so với những giống gà khác. Với cặp chân bề thế thì thân hình đối với giống gà này cũng sẽ rất khác biệt, hình dáng rất bề vệ, dũng mãnh, da màu đỏ và có một cái đầu rất oai vệ. Cặp chân của gà trống trông khá là to, chân được bao quanh bởi một lớp vẩy xếp không thẳng hàng, bốn ngón chân của nó chỉa thẳng, từng ngón chia ra rõ nét, cấu trúc chân như thế mang đến những bước đi vững chắc cho gà cho dù thân hình nó cao lớn, bệ vệ đến đâu đi nữa

Cũng như nhiều giống gà khác thì giữa gà đông tảo trống và gà mái cũng có sự khác biệt lớn ở phần mào. Với gà trống, mào sụn tương đối ngắn và thun lại với nhau, màu sẽ có màu đỏ tía, nhìn vào trông gà đông tảo có vẻ rất khỏe khoắn với chiếc mào của mình. Còn về gà mái, mào gà cũng tương tự vậy nhưng nhỏ hơn khá nhiều

Và ở giống Gà đông tảo trống cũng như là con mái thì chúng có điểm chung là da của chúng đều có màu đỏ ở những phần không có lông trên da, ta còn bắt gặp ở con mái là phần lông cổ lúc nào cũng có pha trộn nhứng chiếc lông màu vàng. Đối với gà mở nở thường có màu long trắng đục, và có khối lượng khoảng 30 – 40 gam, còn những con trưởng thành thì khoảng 6 -7 kg ( đối với con trống ) và khoảng 4 – 5 kg ( đối với con mái ).

Nuôi gà đông tảo

Chẳng những là giống gà quý hiếm của Việt Nam, giống gà này cũng rất khó tính và cũng không dể dàng nuôi chúng, Ở giống gà này chúng cần có sự thoải mái và tự do chạy nhảy thì cần phải có một khoảng sân rộng và chuồng trại phải rộng rãi, bởi vì chúng không quen nhốt. Chính vì thế ở giống gà này cho ta thịt rất ngon, chất lượng và rất săn chắc, chúng được cho ăn cám tự nhiên không cần thuốc tăng trưởng. Gà mái thời gian bắt đầu sinh sản khoảng 160 ngày tuổi. Nếu để gà tự sinh sản , 10 tháng chúng ta có thể thu được 70 quả, khối lượng trứng từ 48 – 55gam.

Thịt gà đông tảo rất đỏ

Giá thành giống gà đông tảo cao hơn nhiều so với những giống gà khác

Gà đông tảo không chỉ thu hút người ta bởi cái nhìn thực tế ngoài đời mà còn thu hút cả trên bàn ăn từ phương Đông cho đến phương Tây. Gà đông tảo được chế biến rất đa dạng và trông rất ngon và bổ dưỡng khác xa với vẻ ngoài xấu xí mà nó đang khoác trên da của nó. Chính bởi sự khác biệt so với những giống gà khác nên nó cũng rất thu hút các nước bạn như Mỹ, Nhật, . . . có ý định nhập khẩu về để nghiên cứu giống gà này. Tuy nhiên bởi nó rất quý hiếm nên hiện nay rất nhiều hộ dân cũng đang có ý định nuôi giống gà này, trung bình con khoảng tầm 1 kg thì giá bán tại vườn lên đến 700 – 800.000/kg, đó là giá bán lấy thịt , riêng những gà giống thì 200 – 300.000/con.

Phân biệt thịt gà đông tảo với những loại thịt gà khác

Bởi lợi nhuận của giống gà này mang lại rất cao mà trên thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện tình trạng thịt gà đông tảo giả, gà thải hay còn gọi là gà già ( gà đẻ trứng đã hết chu kỳ khai thác ), với những đặc điểm dể dàng nhận dạng ở gà này là da trắng muốt, mỏ trên của gà sẽ ngắn hơn so với mỏ dưới. Do đó, để biết được đâu là thịt Gà đông tảo và đâu là thịt gà đông tảo giả mạo thì phải xem đôi chân, chân gà đông tảo thường to hơn những giống gà khác rất nhiều, khi thịt ra chân màu đỏ đậm. Ngoài ra, da bụng của gà sẽ hơi sần sùi, có màu hơi thâm

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Giống Gà Chọi Bình Định (Phần 2) trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!