Bạn đang xem bài viết Thú Vần Gà Chọi Chiến Chơi Xuân được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có lẽ, chọi gà là một trong những nét văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về, đặc biệt là khi các đình, chùa mở hội. Chọi gà đã trở thành thú chơi thu hút mọi lứa tuổi tham gia bởi tính chất giải trí nhưng vẫn chứa đựng tinh thần thượng võ. Vậy nhưng, để có một con gà chọi chiến tốt là cả một nghệ thuật…Biết chúng tôi đang muốn tìm một “kê sư” để tìm hiểu về thú vần vỗ gà chọi, anh Nguyễn Xuân Quảng, cán bộ phường Mạo Khê, TX Đông Triều hồ hởi giới thiệu: “Ở Đông Triều có nhiều lễ hội lớn như An Sinh, Ngoạ Vân, Quỳnh Lâm…, cùng các hội làng diễn ra vào dịp đầu xuân, năm mới. Chính vì vậy, môn chọi gà được nhiều địa phương duy trì. Tuy nhiên, số người chơi gà chọi hiện không nhiều, bởi sự hối hả của cuộc sống thời kỳ kinh tế thị trường đã khiến thú chơi tao nhã này dần bị mai một”.
Vần vỗ gà là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và kỹ thuật để thực hiện. Tuân thủ các bước vần vỗ góp phần không nhỏ để tạo nên một con gà chọi hay.
Anh giới thiệu và dẫn chúng tôi đến nhà anh Đặng Văn Mạnh, trú tại thôn Chí Linh, xã Yên Đức, TX Đông Triều – một trong số ít những người có thú vần vỗ gà chọi chơi Tết. Năm nào, anh cũng có gà đem ra hội làng thi đấu và đoạt nhiều giải cao. Gia trại của anh Đặng Văn Mạnh nằm xa xa giữa cánh đồng yên ả, trong vườn có nhiều ô lồng gà chọi. Anh chia sẻ: “Năm nay, tôi vần được 2 con gà chọi để chơi Tết. Một con trưởng thành cựa đã đầy đủ, một con thì non hơn nhưng cũng đã có thể “tham chiến” được. Hiện tại, trong vườn có gần chục con gà chọi, tuy nhiên đây không phải là gà chiến, mà là những con gà đã qua thời kỳ đỉnh cao thi đấu, nhưng là gà nòi đẹp nên tôi giữ lại để gây giống”.
Biết chúng tôi tìm hiểu về thú vần vỗ gà chọi, anh hồ hởi nói: “Người nuôi gà chọi không những phải nắm chắc kỹ thuật mà còn phải tinh tường về những đặc điểm tướng mạo, từ màu sắc lông, cánh, vảy, móng, tiếng gáy, thế đi… thì mới có thể chọn được một chú gà đẹp để chăm nuôi thành gà chọi chiến. Đầu tiên là giống, gà có rất nhiều dòng giống, chủng loại khác nhau, để tìm được một con gà chọi chiến thật sự ưng ý là rất khó khăn. Gà mẹ phải được xuất thân từ dòng gà bền bỉ, có sức chịu đòn tốt, gan dạ. Còn gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay. Chọn gà chọi con là rất quan trọng, phải xem từ vẩy chân, lông, đầu, mào, mỏ đẹp thì khi vần vỗ mới trở thành con gà chọi chiến hay. Ví dụ như vẩy chân, gà chọi tốt phải có vẩy rồng, vẩy hoa cà hoặc vẩy quấn sáo. Trong đó, vẩy rồng được các “kê sư” thích nhất, bởi con gà như vậy sẽ có lối đánh thông minh, lỳ đòn”.
Chia sẻ về bí quyết chọn gà chọi, anh Mạnh cho hay: “Có nhiều cách để chọn gà chọi chiến tốt, nhưng thường thì dựa vào kinh nghiệm và cái duyên là chính. Ví như, gà thư hùng có chân đen, chân trắng hoặc chân vàng, chân trắng; hai cựa khác nhau là gà nhật nguyệt; gà lưỡng nhãn hai con mắt khác màu; gà có bớt trong lưỡi. Về phần lông, chọn gà nhiều lông đá mới lên mặt; ít lông chỉ đá cửa dưới lên đến ức; chọn gà mã mái (giống gà mái) đá mới hay. Gà chọi tốt dáng đầu phải cao ráo, khi nhấc con gà lên hai chân phải chụm vào với nhau (gà chân đan). Về mặt gà chọi, mặt nhật thì linh hoạt, mặt ó thì gan lì, mặt tam giác thì dữ dằn. Mào gà cũng rất quan trọng, người chơi thường chọn mào vua, mào công thường gà đá cao, mào hộp gà hay chui luồn, nên chọn gà có mào công, mào vua hoặc mào chỉ thiên. Mỏ gà chọi càng to khoẻ càng tốt, không dùng mỏ ngắn và mỏ thẳng, hàm rộng…
Anh Đặng Văn Mạnh (thứ 2, trái sang), trú tại thôn Chí Linh, xã Yên Đức, TX Đông Triều, giới thiệu về thú vần vỗ gà chọi. Ảnh: Hữu Duy
Chỉ chọn gà chọi con tốt cũng thật nhiều bí quyết, thế nhưng nghe anh kể về cách vần vỗ gà mới thấy hết được sự công phu, kiên trì và cả sự đam mê của nhưng người yêu thích môn chọi gà. Anh Mạnh kể: “Vần vỗ gà là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và kỹ thuật để thực hiện. Tuân thủ các bước vần vỗ góp phần không nhỏ để tạo nên một con gà chọi hay. Gà chọi nuôi từ nhỏ đến khi biết gáy thì bắt đầu vần vỗ. Bước đầu ta phải vần chè, sau đó là vào nghệ. Các “kê sư” cho chè vào nồi đun sôi, sau đó để nước âm ấm thì đem gà vào tắm. Vào nghệ cũng tương tự, giã nhỏ nghệ cho vào nồi đun sôi kỹ, sau đó để nước ấm cho thêm vào một chút rượu rồi xoa bóp cho gà. Tiếp đó, ta cho gà chạy lồng, bằng việc sắm một chiếc lồng to, cho gà vào trong để gà chạy vòng quanh nhằm tăng dần sức chiến đấu cho gà chọi, công việc này thực hiện một tuần 2 lần. Trong các khâu vần vỗ gà chọi, đá tập là vô cùng quan trọng, đây chính là lúc hình thành cho gà các miếng đánh, đồng thời tạo ra cho gà chọi sự bền bỉ khi chiến đấu. Gà chọi sau khi vần chè, vào nghệ thì tiến hành cho đá tập với tần suất 20 ngày/1 lần, mỗi lần đá 2 hồ, mỗi hồ 15 phút. Điều quan trọng là mỏ gà phải được bịt lại, gà không thể mổ được mà chỉ nhảy đá (vần hơi), nhằm mục đích để gà đá được sâu hồ. Sau mỗi lần vần hơi xong, gà chọi phải được rửa họng, bằng cách đổ nước vào họng rồi nhẹ nhàng móc hết đờm ra, điều này sẽ tránh được gà bị ho; sau đó tắm, xoa bóp cho gà bằng nước lá ngải, lá chè, đặc biệt ở vùng đùi, vùng cổ để gà hồi phục sức lực”.
Theo anh Mạnh, một con gà chọi đá hay gồm nhiều yếu tố như sự gan lỳ, bền bỉ, nhanh nhẹn trong lối chơi, nhưng đặc biệt là phải có các miếng đánh như ôm đấm (hai chân đá vào ức đối phương), cựa cuốn mé hai mang (đá xẻ cựa vào hai bên má đối phương). Mỗi con gà chọi chỉ đá được 3 năm (3 lần thay lông) cùng với chế độ chăm sóc ăn uống, vần vỗ rất đặc biệt. Trước mỗi khi đá, phải cho gà chạy lồng để xuống cân (ép cân) và chỉ nên đá với những đối thủ đồng hạng (cùng cân) để tránh gà bị bại sức.
Mùa xuân đến, khi tiếng trống hội vang rền, cùng với các trò chơi dân gian, tiết mục văn nghệ truyền thống thì chọi gà là thú vui được nhiều người yêu thích, theo dõi. Qua câu chuyện kể của anh Mạnh mới thấy hết được sự công phu, kiên trì, kỹ thuật và cả niềm đam mê của những “kê sư” đã huấn luyện ra những con gà chọi chiến, góp phần làm cho các lễ hội xuân thêm xuân.
Thái Bình
Chọi Gà Thú Vui Ngày Xuân
(GLO)- Chọi gà là một trong những thú chơi được ưa chuộng của người Việt, nhất là vào ngày xuân. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng để cá cược khiến thú chơi này bị biến tướng. Với mong muốn mang đến một cách nhìn khác và để tập hợp những người cùng sở thích, Câu lạc bộ (CLB) Gà Gia Lai đã được thành lập từ tháng 4-2015 với hơn 100 thành viên.
Thành viên của CLB với nhiều thành phần, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp nhưng có chung niềm đam mê là thú gà chọi. Ngoài ra, CLB cũng lập trang Facebook “Hội yêu thích gà chọi Gia Lai” thu hút hàng ngàn lượt người theo dõi. “Mỗi thành viên đều phải tuân thủ quy định của CLB, nhưng quan trọng nhất là không được cá cược đỏ đen”-anh Ngô Văn Liêm-Chủ nhiệm CLB Gà Gia Lai chia sẻ phương châm hoạt động.
Một cuộc thi chọi gà của CLB Gà Gia Lai. Ảnh: T.B
Mỗi một người chơi thường sẽ có ít nhất 2-3 chú gà chọi, có người mới tham gia vài năm, nhưng cũng có người có trên 20 năm gắn bó với thú chơi này. Cũng chính vì thế, chỉ cần nhìn vào dáng đi, móng, cựa, mỏ và mào thì họ sẽ biết ngay đó có phải là gà chiến hay không. Gà chọi có sức kháng dịch bệnh tốt hơn các loại gà khác. Tuy nhiên theo chia sẻ của anh Liêm thì quá trình chăm sóc rất kỳ công, phải có niềm đam mê mới gắn bó lâu dài được. Gà chọi thường được cho ăn lúa sạch ngâm nước 5 giờ đồng hồ, ăn men rượu, dế… để bồi dưỡng và tăng sức đề kháng. Gà chọi khoảng 5 tháng tuổi thì bắt đầu được tỉa lông ở vùng đầu, cổ, đùi; được tắm bằng nước lá, xoa bóp bằng nghệ giã nhỏ trộn với rượu, phơi nắng thường xuyên để da gà săn chắc, có màu đẹp; được giữ ấm khi trời lạnh. Mỗi chú gà khi trưởng thành sẽ được nhốt riêng trong lồng bằng tre hoặc sắt.
Một chú gà chọi tầm 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu được thử giò để xác định khả năng bằng cách cho thi đấu với những đối thủ cùng hạng cân. Hễ có thời gian rảnh và một khoảng không gian đủ rộng, sới gà sẽ được tổ chức. Sới quây tròn bằng cót hoặc bằng cao su trên một mặt phẳng khoảng 4 m2, nền cát; mỗi lần đá 2 hồ, mỗi hồ 20 phút. Sau mỗi trận đấu, các chú gà sẽ được rửa họng bằng nước, sau đó tiếp tục xoa bóp bằng nước lá và cho nghỉ dưỡng sức 10-15 ngày rồi mới cho đá tiếp.
Những chú gà chọi thường được đặt tên theo màu lông, chân như: xám tía, xám messi, xám đuôi dài, đen… Để làm đẹp cho các chú gà và cũng để bảo vệ, giảm tính sát thương, các chú gà được trang bị áo đấu, phụ kiện bảo vệ cựa. Trong CLB còn có một thành viên là bác sĩ chuyên chữa bệnh cho gà chọi. Là người đam mê và gắn bó với thú vui này hơn 10 năm, anh Trương Hữu Lộc (công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Công việc khá bận rộn nhưng tôi vẫn tranh thủ thời gian rảnh để chăm sóc gà. Thú vui này giúp tôi thoải mái tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng”.
Hàng năm, CLB đều tổ chức hội thi, triển lãm gà cảnh, gà chọi tranh cờ dân gian liên tỉnh. “Sới gà được dựng lên, những chú gà tham gia giao đấu, người ngồi xem xung quanh không phân biệt già trẻ vừa thưởng thức vừa cổ vũ. Đây thực sự là sân chơi lành mạnh dành cho những người có cùng sở thích. Ngoài những chú gà chọi, CLB đang khuyến khích các thành viên sưu tầm những giống gà cảnh đẹp, quý hiếm để bảo tồn”-anh Ngô Văn Liêm cho biết.
Cách Vần Gà Chọi Chiến Hay Hiệu Quả Nhất Cho Người Chơi Chọi Gà
1. Hướng dẫn cách vần gà chọi vụ lông 1
Ở giai đoạn gà còn non, bạn nên tìm một chú gà chọi bằng trạng bằng cân và quấn chân lại để cho chúng đánh đòn với nhau khoảng 1 hồ. Đánh xong thì vỗ và lau sạch đờm rồi cho nghỉ ngơi 4 – 5 ngày. Trong những ngày gà nghỉ ngơi, bạn có thể tranh thủ cắt tai tích cho gà theo sở thích của mình.
Thay vì quấn chân để đánh đòn, bạn quấn chân và bịt mỏ để hai chú gà bằng trạng bằng cân quần nhau khoảng 3 hồ, thời gian mỗi hồ là 15 phút. Tuy nhiên thì trước khi kết thúc, bạn nên cho chúng đánh thả đòn tiếp với nhau khoảng 10 phút nữa thì vỗ và lau sạch đờm. Sau pha vần kỳ hơi 1, bạn cho chú chiến kê của mình nghỉ ngơi 9 ngày trước khi bắt đầu kỳ đòn 2.
Trong kỳ đòn 3, bạn cho hai chú gà đánh đòn trong 4 hồ rồi vỗ và lau sạch đờm. Sau khi chăm sóc gà cẩn thận, bạn cho chú chiến kê của mình nghỉ ngơi trong 14 – 16 ngày tùy theo tình trạng thương tích đã bị trong quá trình vần.
Vần hơi gà chọi với một chú gà bằng trạng bằng cân trong 4 hồ, thời gian các hồ lần lượt là 30 – 40 – 50 và 60 phút, sau đó tiếp tục cho chúng đánh đòn từ 7 đến 10 phút rồi vỗ và lau sạch đờm. Kết thúc vần kỳ hơi 3, bạn cho gà nghỉ ngơi 20 – 22 ngày để tĩnh dưỡng.
2. Cách vần gà chọi vụ lông 2
Sau khi trải qua vụ lông 1, chú gà chọi bị gián đoạn quá trình luyện tập do thời gian nghỉ thay lông. Do đó, khi vần gà vụ lông 2, bạn cần hết sức cẩn thận và tăng mức độ luyện tập một cách từ từ, nếu không thì rất dễ làm hỏng con gà chiến của bạn đấy. Tốt nhất là trước khi đưa gà vào chế độ luyện tập, bạn nên thường xuyên đập tay để gân gối và cơ bắp của gà được cứng cáp và vững vàng hơn.
Trước khi vần khoảng 5 ngày, bạn nên thả gà ra chuồng rộng để nó đi lại cho thoải mái, đồng thời xả nghệ trong 5 ngày.
Kết thúc mỗi kỳ vần đòn hay vần hơi, bạn ngâm chân cho gà (ngâm ngập đầu gối) bằng nước lạnh trong khoảng 5 – 20 phút để tránh trường hợp bị xưng cụm bàn. Sau khi ngâm chân khoảng 2 giờ thì nhỏ mắt cho gà bằng thuốc V-Rohto để loại bỏ cát sạn và tránh đau mắt. Đồng thời dùng tay om bóp mỗi ngày 2 lần để tan đòn.
Cho gà ăn cơm trộn với thóc ngâm trong vòng 1 hay 2, 3 ngày sau khi vần xong.
Sau khi vần đòn 3 – 4 ngày thì nên cho gà chạy lồng và massage cho gà để rèn thể lực, thời gian tập và cường độ tập phụ thuộc vào thể trạng của gà chiến sau khi vần xong.
Đặc biệt là trong mùa đông lạnh, vết thương của gà lâu lành hơn nên sau mỗi hồ đòn, bạn nên cho nó nghỉ ngơi hồi phục thể trạng khoảng 5 ngày.
3. Cách vần gà chọi chiến với kỹ thuật om bóp vào nghệ
Om bóp vào nghệ là một kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình vần gà chọi để chú chiến kê thực sự xuất sắc trong mọi trận đấu. Thời gian bắt đầu om bóp gà theo chế độ là sau khi bạn tiến hành cắt tai tích và tỉa lông cho chúng.
Cách om bóp gà rất đơn giản thôi. Sau khi cho gà ăn uống vào buổi tối thì bạn thả tự do để nó đi lại thư giãn cơ bắp, sau đó dùng chổi sơn hoặc chổi vẽ để quét đều hỗn hợp om bóp lên da gà, lên những chỗ đã được tỉa lông. Cuối cùng là thả gà ra để nó tự do hoạt động cho đến khi da khô trở lại thì nhốt gà đi ngủ. Cho đến sáng hôm sau, trong lúc thả gà đi tự do thì bạn dùng một chiếc khăn mặt ngâm nước nóng, vắt khô đi khoảng 50% nước rồi đắp lên cơ thể gà, đặc biệt là những chỗ đã quét nghệ tối qua. Sau khi đắp xong, bạn cho gà đi tự do một lúc nữa thì nhốt lại.
4. Cách thức xả nghệ cho gà chọi chiến
Đun thật sôi một nồi nước lá ngải cứu, sau đó vặn lửa nhỏ để nồi chỉ sôi liu riu.
Gấp làm 4 một chiếc khăn mặt sạch bằng bông rộng khoảng 30 – 45 cm, nhúng khăn vào nồi, sau đó vắt khô khoảng 80 – 90% nước, đợi khăn nguội đi một chút thì ủ khăn lên cơ thể gà, đặc biệt là những vị trí đã cắt tỉa lông đẹp. Cuối cùng là dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng cho gà.
Nhúng khăn mặt vào nồi nước một lần nữa, sau đó vắt khô và lau lại một lượt cho đến khi hoàn thiện chu trình.
Chọi Gà Thú Chơi Lắm Công Phu
Chọi gà là một thú chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống có sức hút rất lớn với mọi lứa tuổi bởi tính chất giải trí nhưng vẫn chứa đựng tinh thần thượng võ.
Ông Nguyễn Sơn Hà, ở xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn năm nay đã ngoài 60 tuổi, là người có thú chơi chọi gà từ khi còn rất trẻ, ông chia sẻ “Khi còn nhỏ, tôi đã rất thích nuôi gà, thường đi theo cha, chú để xem gà chọi đá nhau, lúc đầu chỉ biết xem hai con gà đánh nhau để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình chứ không biết như nào là thế đá, đòn lối của chọi gà. Nhưng cũng chính từ những lần đi xem như vậy mà tôi đã bị thú chọi gà lôi cuốn, dần trở thành niềm đam mê”. Ông dẫn tôi tới khu nuôi gà của mình, đó là một khu đất rộng khoảng 50m2 và giới thiệu rất tỉ mỉ về từng con gà trong các ô chuồng, khi dừng lại ở chuồng của một chú gà nhìn rất đẹp, dáng đứng oai phong, vươn cao cổ gáy, ông cho biết đây là con gà mà ông yêu quý nhất với màu lông tía, chân có vẩy màu xanh, đã có thành tích thắng nhiều trận tại những hội gà chọi trong vùng. Giờ ông đang cho nó sống chung cùng một con gà mái hy vọng là sẽ cho ra đàn gà chọi con có những đặc tính, đòn lối ưu việt như gà cha.
Theo những người chơi gà “có nghề” thì để tạo được một con gà tài, thì việc quan trọng là phải biết chọn dòng gà tốt để nuôi, ông cha ta có câu “chó giống cha, gà giống mẹ” vì thế muốn có gà con tốt thì trước tiên phải chọn được con gà mái mẹ thật tốt, có xuất thân là con gà chọi nòi, có thân hình cân đối, sức bền chịu đòn. Còn con bố thì phải là con có đòn, lối hay xuất sắc đã ăn nhiều “độ”.
Khi hội tụ đầy đủ những tố chất của cả gà bố và gà mẹ cho ra đàn gà con, những người nuôi gà chọi mà người ta gọi là “sư kê” lại trải qua công đoạn tuyển ra những con gà con có tố chất của một chiến kê để nuôi chăm sóc, vần vỗ, huấn luyện mất thời gian khoảng một năm thì chú gà mới ra trường gà để tranh tài được.
Trong giới chơi gà thường truyền tai nhau câu “nhất lực nhì tài”, ý nói con gà ra trường đấu để giành được cơ hội thắng cuộc thì dứt khoát phải là con gà khỏe mạnh, sau đó mới kể đến con gà có tài nghệ, đòn độc lối hay. Hiện nay, hội những người chơi gà chọi ở Ninh Bình không ai không biết đến các “Sư kê” có cách nuôi gà chọi tốt như ông Lợi ở phường Vân Giang, anh Phương béo ở phường Nam Thành (thành phố Ninh Bình). Với những kiến thức có thể gọi là uyên thâm về gà các “sư kê” đã chăm sóc, huấn luyện thành công rất nhiều “chiến kê” xuất sắc.
Anh Phương béo cho biết, gà chọi cũng như những võ sỹ vậy, nó cũng cần có chế độ ăn của một vận động viên thể thao, thức ăn chủ yếu của gà chọi là lúa ngâm trong nước từ 4 đến 12 tiếng, lấy ra để ráo nước rồi cho gà ăn hai bữa vào buổi sáng và chiều tối, buổi trưa thì cho gà ăn ít rau xanh, ít mồi tươi như thịt bò, lươn… Gà chọi chỉ cho ăn không chưa đủ mà còn phải có kế hoạch tập luyện “vần vỗ” thường xuyên để con gà có cơ bắp, thể lực sung mãn.
Trong luyện tập cũng có nhiều cách nhưng chủ yếu là: cho hai con gà quần nhau (nếu bịt mỏ thì gọi là vần hơi, còn để mỏ thì gọi là vần đòn); còn bài tập khác nữa là cho gà chạy lồng. Bên cạnh đó, để lớp da gà dày, có sức chịu đựng tốt thì người nuôi còn dùng nghệ tươi, phèn chua, đem giã nát rồi ngâm rượu để xoa cho gà mỗi ngày và cho gà phơi nắng thường xuyên. Sau khi đã trải qua những quá trình như vậy, chú gà chọi trưởng thành là vào khoảng một năm tuổi mới có thể cho ra trường tranh tài được.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh, thú chơi này vẫn đang được duy trì trong nhân dân, được tổ chức và quy tụ rất nhiều người cùng chung một niềm đam mê, cùng nhau đưa những “chiến kê” của mình về thi đấu tại các lễ hội như: lễ hội Trường Yên (huyện Hoa Lư); lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (huyện Kim Sơn); lễ hội đền Bình Hải (huyện Yên Mô)…
Bên cạnh nét đẹp văn hóa trong thú chơi gà chọi vẫn còn những phần tử lợi dụng, sử dụng sới gà là nơi đánh bạc làm mất đi cái hay, cái đẹp của phong tục truyền thống có từ ngàn xưa của ông cha.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Vần Gà Chọi Chiến Chơi Xuân trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!