Xu Hướng 3/2023 # Thú Chơi Người Bình Thuận: Nuôi Gà Rừng, “Đúc” Gà Đá # Top 8 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thú Chơi Người Bình Thuận: Nuôi Gà Rừng, “Đúc” Gà Đá # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Thú Chơi Người Bình Thuận: Nuôi Gà Rừng, “Đúc” Gà Đá được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thú chơi người Bình Thuận

Thú chơi người Bình Thuận: Nuôi gà rừng, “đúc” gà đá

BT- Gà mái rừng (hoặc lai rừng) giao phối với gà nòi chuẩn sẽ tạo ra giống gà đá giỏi chịu đòn, thường hay có cú song cước nhắm thẳng yết hầu của đối thủ mà đá, vì vậy dân nuôi gà đá thường lặn lội mua gà mái rừng, hoặc lai rừng để “đúc” gà nòi con.

Nuôi gà rừng. Ảnh: H.T.T

Thôn An Vinh, xã Sông Phan (Hàm Tân) một ngày nắng như đổ lửa. Từ sáng sớm xuất hiện 3 thanh niên đi mô tô loại cao phân khối hỏi đường vào rẫy ông Hòa nằm sâu trong núi Nhọn. Chị Lê Thị Trinh, người dân trong thôn, một phần vì tò mò, phần muốn giúp mấy thanh niên đã dẫn họ đến nơi cần tìm. Ông Hòa và một người con trai ngoài 30 tuổi có phần bất ngờ khi nghe khách giới thiệu từ Đồng Nai ra, nhưng sau đó ông hiểu được vì sao họ cất công đi tìm nhà ông. Số là, người con thứ hai của ông đang ở Phan Thiết, làm nghề “đúc” gà đá. Công việc của anh này là sưu tầm các con gà “chiến”, cho phối giống với gà mái tơ để cho ra lớp gà nòi con, rồi tìm mối bán. Công việc ấy đủ nuôi sống gia đình anh vì nhiều người đang có thú chơi gà đá. Năm ngoái, người con đó về thăm nhà, đã xin ông một con gà mái rừng, sau đó cho giao phối với gà nòi để “đúc” ra giống gà đá lai gà rừng, đặt tên là gà nòi An Vinh. Gà nòi An Vinh khi ra Bình Định thì thắng liền mấy trận lớn, vì vậy tiếng lành đồn xa. Người con thứ hai của ông Hòa “thừa thắng xông lên” động viên cha bẫy gà rừng (trống lẫn mái), cung cấp giống tốt cho công việc của anh. Nghe lời con, từ năm ngoái đến nay ông Hòa bẫy được vài con trống và vài con mái. Ông cho những cặp gà này giao phối nhau hiện tạo được đám gà rừng con thuần chủng, khỏe mạnh trong điều kiện nuôi bán tự nhiên. Không biết bằng cách nào đó, những người nuôi gà đá biết được, đặt hàng. Họ cho ông giá một con gà con vừa bằng nắm tay hoặc hơn một chút là 500.000 đồng. Thoạt đầu, thấy mình chỉ tốn công đi bẫy, và nếu bán đi cả đàn gà con sẽ được trên 5 triệu đồng, ông toan bán đi cả đàn thì người con thứ hai đề nghị giữ lại vì theo anh “Ba sẽ bán được trên 700.000 đồng một con do đây là hàng hiếm”. Ba thanh niên ở Đồng Nai tìm đến nhà ông không ngoài mục đích ấy. Quả như vậy, khi ông thả lúa dụ đàn gà con đến bên con trống (luôn được buộc chân vì chỉ cần nghe tiếng gáy “khích tướng” của đồng loại con trống sẽ bay đi) thì họ trầm trồ, chỉ chỏ ra điều thích thú. Một cuộc trao đổi chớp nhoáng diễn ra. Ba thanh niên đề nghị ông cung cấp gà rừng thuần chủng một cách liên tục, nếu được. Họ hứa bất cứ con gà nào có hai dái tai màu trắng, lông sặc sỡ chân màu chì sẽ được mua giá cao (đặc điểm của gà rừng). Buổi sáng hôm ấy, sau khi trao đổi với con trai, ông Hòa chỉ đồng ý bán: 3 con gà mái rừng cho 3 thanh niên vì người con của ông vẫn muốn giữ lại đa số!

Được biết, tại thôn An Vinh, xã Sông Phan; thôn Đông Thuận, xã Tân Hà (Hàm Tân) hiện nay có một số người chuyên đánh bẫy gà rừng. Nghề đánh bẫy gà rừng vừa là thú vui, vừa là nguồn kinh tế nếu bẫy được gà hay. Mỗi con gà rừng (trống) nếu không dùng phối giống thì làm gà mồi. Giá mỗi con gà mồi hay (gáy to và tiếng gáy vang xa, chịu đá, chịu khiêu khích đồng loại để chúng tìm đến đá, rồi sập bẫy) thường từ 3 – 4 triệu đồng con.

Hà Thanh Tú

Gà Nòi Cựa Sắt, Thú Vui Chơi Bình Dị Của Người Miền Tây

Gà Nòi hay gà đá, gà cựa hay gà chọi, đây là giống gà bản địa của Việt Nam, có khả năng chiến đấu mạnh mẽ thường tham gia cho các trận đá gà nòi cựa sắt ở miền Tây cũng như các tỉnh thành khác. Đặc biệt là người dân tại các tỉnh miền Tây luôn rất ưa chuộng bộ môn đá gà, thường vào những ngày lễ hội hay có dịp tụ tập với nhau thì họ cũng thường hay tổ chức những trận đá gà cựa sắt để vui chơi giải trí.

Đặc điểm của giống gà nòi

Gà nòi thường có kích thước lớn trọng lượng từ 2,5 kg – 4,0 kg, gà có cổ trụi, chân cao và cốt lớn. Về tính cách thì gà nòi rất dũng mãnh, gan lì khi chiến đấu, gà nòi có thể lực tốt, sức mạnh lớn, bền sức và rất nhanh nhẹn.

Gà nòi thường có những đặc điểm nhận dạng sau:

Gà không cựa: cựa gà nòi thường có gốc to mọc ra khá lâu và không dài, cựa mới mọc thì chỉ nhú ra như hạt bắp. Khi chiến đấu gà nòi cũng dùng quản và bàn chân để tấn công đối thủ do đó mà người chơi gà đòn thường bấm cựa khi mới nhú ra hay cưa bớt cựa hoặc mài nhẵn.

Đầu và hình dáng bên ngoài của gà đòn: so với những con gà bình thường khác thì đầu gà nòi lớn hơn, đỉnh đầu lớn bảng và bằng. Gà nòi có mặt rộng xương gò má cao. Ngoài ra gà nòi còn có phong thái rất tự tin và rất bản lĩnh, ánh mắt đầy sát khí.

Chân vảy: Chân vảy của gà nòi thường khô, hàng hàng vảy lớn, đều và có một đường chỉ chạy dọc theo 2 chân. Những con gà nòi có 3 hay bốn hàng vảy được xem là hiếm và rất được ưa chuộng.

Da và kích thước quản gà: Quản gà là vị trí phần cần cổ gà nối giữa phần đầu và mình gà. Cổ gà nòi thường lớn và trông rất mạnh bạo vì gà nòi thường dùng phần quản để tấn công và nó cũng bị tấn công ở vị trí này. Da gà chọi nòi thường có màu đỏ rực, da dày và xếp thành lớp như hình gợn sóng nhờ được các sư kê om nghệ.

Đặc tính riêng của giống gà chọi nòi Việt Nam

Ngoài các đặc điểm chung như ở trên thì gà nòi Việt Nam cũng có đôi chút khác biệt so với các giống gà đòn trên thế giới. Ví dụ như:

Đùi: Nở nang và dài hơn phần quản

Chân: tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác được ưa chuộng nhất

Đuôi: ngắn, lông cứng có hình cánh quạt để hỗ trợ trong việc bay nhảy để ra đòn.

Bộ lông: thưa ở phần đầu, cổ, đùi. Có nhiều màu khác nhau như: ô, điều, nhạn…

Tiếng gáy: gà chọi nòi Việt Nam không gáy nhiều như gà Thái, gà Tàu nhưng tiếng gáy rất trầm hùng và vang.

Xin giới thiệu một vài video về đá gà nòi cựa sắt để anh em thư giãn nhá

– Video 1:

– Video 2:

Thú Chơi Mai Trắng Của Người Hà Nội

Vẻ đẹp đài các, tôn quý của cây mai trắng có khả năng mê hoặc lạ kì. Từ ngày 26 tháng Chạp, nhiều chủ vườn ở Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết hầu hết cây mai trắng đã có khách đặt thuê chơi tết.

Vốn là “thập đại danh hoa”, mai trắng Nhật Tân loài cây vương giả, quý hiếm đã đi vào thơ ca. Hoa mai trắng vừa mang biểu tượng của cốt cách người quân tử, lại vừa mang bóng dáng thiếu nữ mình hạc sương mai.

Mỗi dịp tết đến xuân về, hoa mai trắng bung nở, tinh khôi, mùi thơm nhẹ nhàng. Đối với mỗi gia đình Hà Thành, chỉ cần có cây mai trong nhà là đã có tết.

Với vẻ đẹp và cốt cách như vậy, cây mai trắng đi vào chiều sâu tâm thức của người dân Việt, người Hà Thành từ bao đời nay và trở thành một thú chơi tao nhã.

Nắm bắt được xu hướng này, ông Đỗ Văn Lan (Nhật Tân, Tây Hồ) đã dày công tìm tòi và phát triển chính loài cây tinh hoa ở mảnh đất nơi mình sinh ra.

Để đúc rút quy trình chăm sóc, hiểu được “tập quán” của cây mai trắng, ông Đỗ Văn Lan cho biết: “7 năm trời tôi dày công chăm sóc cây mai trắng, nhưng tỉ lệ đạt không quá 30%. Một khi đã bỏ công sức tìm tòi, học hỏi nên sẽ phải theo đến cùng để ươm thành công những cây mai trắng đẹp đẽ này”.

Hoa mai trắng hiếm không chỉ vì đẹp mà còn vì đây là loài “khó tính”, dễ tạo thế hơn đào nhưng chăm sóc rất khó. Hoa mai trắng từ khi trồng đến khi chơi được ít nhất phải có 1 năm tuổi.

Ông Đỗ Văn Lan tiết lộ, kỹ thuật trồng mai phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và sống trong điều kiện sạch sẽ từ phân bón đến nguồn nước.

Người trồng mai phải chăm chút như nuôi con mọn, biết được đặc tính của loài cây có những chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ tiến bộ, người trồng mai có thể điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây dễ dàng hơn.

Cây mai đẹp phải có đường nét tỉ mỉ, thế cây là sự kết hợp âm dương hài hòa (nắng – mưa, ngắn – dài, cong – thẳng). Sự hiểu biết, tri thức và kinh nghiệm của người nghệ nhân dành trọn vẹn cho loài cây này mới có thể tạo ra được những cây mai trắng nức lòng người.

Tết Nguyên đán năm nay, gia đình ông Lan cung cấp hơn 300 gốc hoa mai trắng. “Tuy nhiên, thời điểm này không còn mai trắng để cung ứng ra thị trường, giá cả của mỗi cây mai thì khó định giá, dao dộng từ 1 triệu đồng đến 20 triệu. Năm nay, giá mai “nhỉnh” hơn năm trước.” – ông Lan chia sẻ.

Theo chủ vườn này, đến 26 tháng Chạp 300 gốc mai trắng trong vườn nhà đã bán, thuê hết. Hiện giờ chỉ chờ người đến lấy hoa. Do thời tiết năm nay thất thường, độ cẩm không khí cao nên cánh hoa nở không đẹp bằng mọi năm.

Trung Tâm Khuyến Nông Bình Thuận

Trong những năm gần đây, một số hộ nông dân đã chọn nuôi một số giống vật có nguồn gốc hoang dã như dông, heo rừng, nhím, gà sao,… đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trong đó gà sao là con vật có thể nuôi với điều kiện chăn nuôi đơn giản, nuôi thả vườn vì vậy nên có ít chi phí đầu tư về chuồng trại, dễ nuôi, ít bệnh tật, chu kỳ sản xuất ngắn có thể nuôi nhiều lứa trên năm … ngoài ra, chất lượng thịt thơm ngon phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Gà sao rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là lúa, tấm, cám, bắp, rau xanh,…Sử dụng thức ăn trên nguyên tắc phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của gà. Có thể sử dụng thức ăn như gà thả vườn theo nhu cầu dinh dưỡng như sau:

Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho gà sao hoặc gà thả vườn của một số xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín như Proconco, Cargill,…

Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủ cho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà con có thể bị chết. Nên bố trí đầy đủ máng uống cho gà. Cho uống nước sạch theo nhu cầu của gà, không để đọng nước trong khu chăn nuôi làm mất vệ sinh và để gà uống nước bẩn. Có thể khử trùng nước uống bằng clor hoặc iod, pha thêm chất điện giải như: Electroleyt, vitamin C hoặc ADE, Bcomlex…. để tăng sức đề kháng và chống stress cho gà khi thời tiết thay đổi.

3. Một số lưu ý về nuôi dưỡng và Sinh trưởng, phát triển:

Ngày đầu sau khi đưa gà về nuôi, cần đảm bảo nhiệt độ úm khoảng 33 0C, nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi của gà, mỗi tuần giảm khoảng 2 0 C. Giai đoạn 14-21 ngày tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều chỉnh đều nhiệt độ trong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ vơi dần số đèn sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm tản đều dưới vùng sưởi ấm; nhưng nếu thiếu nhiệt, gà sẽ dồn vào một chỗ, chui vào dưới góc tường hoặc máng ăn cho ấm. Trong trường hợp bị lạnh kéo dài, đường ruột chứa đầy nước và khí, phân ướt và quanh hậu môn dính phân nhão. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền chuồng, cố nghển cổ, thò đầu hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều.

Khả năng tăng trọng: Nếu nuôi tốt, sau 3 – 4 tháng đạt trọng lượng bình quân xuất bán 1,6 – 1,8 kg/con, Tỉ lệ nuôi sống đạt trên 95%. Gà sao trưởng thành nặng khoảng 2,2 – 2,5 kg/con.

Hiện nay chăn nuôi gà sao ở Bình Thuận đang phát triển, tuy nhiên việc tiêu thụ thịt gà là tự tiêu thụ. Tùy theo từng địa bàn có nơi đắt lên tới 200.000đ/kg, có nơi giá bán thịt chỉ bằng gà ta.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chơi Người Bình Thuận: Nuôi Gà Rừng, “Đúc” Gà Đá trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!