Xu Hướng 3/2023 # Thú Chơi Gà Tre Kiểng # Top 10 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thú Chơi Gà Tre Kiểng # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Thú Chơi Gà Tre Kiểng được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

KHPT – Những năm gần đây, ngoài thú chơi hoa lan cây cảnh, nhiều người còn say mê thú chơi gà kiểng, đặc biệt là gà tre.

Tùy theo dáng thể và sắc màu mà người nuôi đặt cho gà nhiều tên gọi khá ấn tượng như: chuối tuyết, chuối vàng, chuối ô, chuối bông, chuối tuyết bướm, nhạn Thái, cú Thái, nhạn Mã Lai, điều, lửa, bông đen, tàu vàng… Thông thường, người nuôi rất thích những con chuối tuyết, mình trắng, đuôi đốm đen; chuối ô; điều Tân Châu và nhạn Mã Lai. Đây là những giống có màu lông trắng tuyền, đen, tía, bông, vàng hoặc pha trộn, chân lùn, mào to, tích to, đuôi xòe và thẳng đứng. Đặc biệt, những con trống có cựa dài, linh hoạt, háo chiến và tiếng gáy thánh thót, vang xa, cao vút.

Gà tre hiện nay có nhiều loại khác nhau, mỗi địa phương đều sở hữu một giống gà đặc trưng, nhưng sau một thời gian tuyển chọn, cân nhắc, đánh giá, đa số những người yêu thích gà kiểng đều cho rằng gà tre Tân Châu – Việt Nam là giống thuần chủng và có ngoại hình đẹp nhất, oai vệ nhất so với các giống gà hiện có.

Gà tre Tân Châu là một giống gà bản địa có từ rất lâu đời. Thân hình, màu sắc và vóc dáng nó cũng giống như gà rừng nhưng nhỏ con hơn. Con trống nặng khoảng 700 – 800 g, đầu nhỏ, ức nở, tích vàng, đuôi phượng, mắt sáng và linh hoạt hơn gà thường.

Theo quy chuẩn của Câu lạc bộ bảo tồn gà tre giống Tân Châu thì một con gà đẹp phải hội đủ các điều kiện như: đầu nhỏ, gọn, mỏ ngắn, mắt sáng lanh lợi, đuôi dài thướt tha, thân tương đối ngắn, ngực rộng, bộ lông mịn màng và che kín toàn thân.

Gà tre thường có bộ mã nhiều màu sắc, phổ biến nhất là điều (tía), chuối, nhạn, khét, bông, ô đen và ngũ sắc. Đặc biệt, màu chuối rất đa dạng và phong phú, gồm chuối lửa, chuối trắng, chuối vàng, khét chuối, khét điều, khét sữa…

Người yêu thích gà tre không chỉ ở màu sắc, hình dáng oai phong mà còn mê cả tiếng gáy. Gà trống gáy rất hay, gáy liên tục, giọng vang xa và cao vút. Gà tre Tân Châu tuy hiếu chiến nhưng chúng rất thân thiện với con người. Gà có thể nuôi thả lan, cũng có thể nuôi nhốt nhưng chuồng phải cao ráo và rộng cho gà dễ vận động và đẻ nhiều. Thịt gà tre rất ngon, đặc biệt là trứng có lòng đỏ rất to, ngon và bổ nên giá gà con, kể cả trứng, đều đắt hơn các loại gà thường. Dân sành điệu nuôi gà tre rất thích những con gà dạn dĩ, thân thiện, không hung hãn nhưng phải có bản lĩnh khi giáp mặt với đối thủ, nhất là tiếng gáy phải cao vút, đĩnh đạc, khỏe và trong.

Những người yêu thích gà kiểng thường họp mặt nhau ở các câu lạc bộ để trao đổi thông tin, giới thiệu “hàng quý” và bình chọn những con gà đẹp theo thang điểm đã được quy định cụ thể. Những con gà đoạt giải, chủ nuôi sẽ được trao cúp và cờ lưu niệm. Họ đến câu lạc bộ là để trao đổi, cùng chia sẻ niềm đam mê và thư giãn sau một tuần làm việc vất vả.

Hiện ở một số nơi, nhất là miền núi, nhiều người đã tìm cách lai gà tre nhà với gà rừng để tạo ra những con gà lai có ngoại hình xuất sắc hơn, tiếng gáy trong hơn, giá bán cao gấp 5, 6 lần gà tre thường. Trên đỉnh núi Cấm (An Giang), hiện còn khá nhiều gà rừng nhưng do nạn săn bắt ráo riết nên có người đã tìm cách bảo tồn bằng cách thả gà mái tre vào rừng cho gà rừng đạp để lấy trứng ấp tạo ra những đàn gà lai.

Thú Chơi Gà Kiểng Giữa Sài Gòn

Theo các tay chơi gà kỳ cựu, chuyện nuôi gà kiểng thuộc về tập quán và văn hóa, xuất phát từ sự gần gũi và đam mê có từ tuổi thơ của nhiều người ở vùng nông thôn. Riêng với những người gốc thành thị thì việc chơi gà kiểng giúp họ khám phá được những điều thú vị trong cuộc sống.

Anh Cao Văn Hải, một người chơi gà kiểng ở quận 1, thổ lộ: “Từ nhỏ đến lớn mình sống trong thành phố chật chội và ngột ngạt xe cộ, muốn tìm một khoảng không cho riêng mình đã là rất khó, huống chi là nuôi một con gì đó. Nhưng khi phát hiện con gà kiểng, mình cảm thấy cuộc sống vui tươi và sinh động hơn”.

Nhiều người chơi gà cũng có chung suy nghĩ với Hải, vì giống gà kiểng vừa dạn dĩ, vừa đẹp, gáy lại hay nên có thể vuốt ve và để đâu đó trong nhà ngắm mà không sợ chạy mất, đặc biệt diện tích “chuồng trại” chỉ vài chục centimet vuông hoặc một cái lồng treo cao.

Có lẽ vì thế mà con gà kiểng tìm được chỗ đứng trong lòng người chơi giữa phố thị vốn đã chật chội này.

Thị trường gà kiểng hiện nay khá sôi động và phổ biến. Người chơi có thể tìm mua trên mạng, các shop thú cưng hay tại những vựa chim, cây cảnh trong thành phố hoặc các tỉnh thành trên cả nước.

Nói về sự phong phú, anh Hồ Anh Hùng cho biết: “Ngày trước đa số là gà nhập từ nước ngoài nên để sở hữu một con gà đẹp là rất khó. Nhưng hiện nay việc phối giống và ấp đẻ thành công các giống gà kiểng quý tại Việt Nam đã làm thị trường gà kiểng phát triển và người chơi gà cũng có thêm thu nhập khi bán lại gà con”.

Theo anh Hoàng Sơn, một chủ gà ở quận Tân Bình, “cách đây 7-8 năm, giống gà tre Tân Châu trên xứ lụa An Giang gần như bị bắt sạch để đưa về thành phố bán cho người chơi khi cơn sốt gà kiểng đang ở đỉnh cao.

Những tưởng giống gà đẹp nhất Việt Nam này sẽ tuyệt chủng khi vào tay dân chơi gà. Nhưng hiện nay, chỉ cần lên mạng tìm rồi alô là có thể sở hữu một con gà Tân Châu chính hiệu”.

Người chơi gà thường cho nhau mượn gà trống hay gà mái có mã đẹp để lai giống. Chủ gà cũng không bán những con gà đẹp nhất để giữ làm “gà nọc”. Chính vì vậy mà dòng gà kiểng ngày càng có nhiều con đẹp và số lượng luôn tăng.

Anh Nguyễn Văn Tân, một người chơi gà ở Gò Vấp, nói: “Mình có con gà Serama màu khét dáng thẳng, mào và rãnh năm khía cân bằng nhau, ngực ưỡn to như quả táo, tuy đã trưởng thành nhưng chỉ có 320 gam nên được anh em đánh giá khá cao.

Chính vì vậy, nhiều người mượn về phối giống. Sau mỗi lần như vậy, dù gà bị rụng lông và trầy mào, nhưng nghĩ tới chuyện trong giới sẽ có nhiều con gà đẹp sau này thì mình lại cảm thấy vui”.

Dù đối tượng chơi phải là người có đam mê và thu nhập tương đối khá nhưng thú chơi gà kiểng vẫn đang phát triển trên cả nước. Đây còn là kiểu chơi lành mạnh và giúp giảm bớt chuyện đá gà ăn tiền.

Có lẽ vì thế mà giữa trưa Sài Gòn vẫn thi thoảng nghe đâu đấy tiếng gà gáy vang như đang ở một góc nông thôn.

Hơn hết, từ những đam mê rất đời thường này mà những giống gà đẹp thuần chủng ngày càng được nhân rộng, trong đó có giống gà tre Tân Châu, một trong những giống gà đẹp của Việt Nam còn sót lại.

Phong trào chơi gà kiểng tuy chỉ mới xuất hiện gần 10 năm nay, nhưng “tín đồ gà kiểng” mỗi ngày một đông, thuộc nhiều tầng lớp và trải dài từ Bắc chí Nam.

Dân chơi gà thời nay chuyển sang săn lùng gà “dáng” như gà Thái, chuối Đức, Bantams Nhật, Tân Châu… những loài có bộ lông “độc”, uy nghi và không kém phần lộng lẫy; hoặc nuôi giống gà Serama – Malaysia có dáng hiên ngang, thanh thoát nhưng trọng lượng cực nhẹ, chỉ khoảng 350 gam. Gà kiểng có giá rất vô chừng.

Theo anh Hồ Anh Hùng, người chuyên cung cấp gà kiểng cho cả nước, tùy giống gà mà xác định giá trị con gà.

Tỉ như gà Thái hay chuối Đức thì chân phải lùn mập, mào bự dày có năm khía và phải có hạt li ti (dân chơi gà gọi là cát), lông trắng không lem, đuôi đen có lông kiếm (hai cọng dài chĩa thẳng lên) và phải có từ 3-6 lớp lông.

Nếu hội đủ những yếu tố trên thì giá sẽ không dưới 10 triệu đồng/con.

Thú Chơi Gà Tre Tân Châu

Một con gà cảnh Tân Châu đẹp hội tụ rất nhiều yếu tố

Không thiết tha, dặt dìu như chim yến ngày xuân, không luyến láy, lảnh lót làm say lòng người như họa mi, nhưng với bộ lông sặc sỡ, mềm mại kết hợp hài hòa với dáng vẻ uy nghi, tiếng gáy nhẹ nhàng, vang xa, những chú gà tre Tân Châu cũng cho ta những giây phút bình yên, thư thái giữa phố xá nhộn nhịp. Đó đã trở thành thú chơi, niềm say mê, yêu thích của nhiều bạn trẻ thành phố.

Gà tre Tân Châu là một giống gà bản địa của Việt Nam, là loại gà cảnh đẹp, có màu sắc rực rỡ, được nhiều người trong giới chơi gà yêu thích. Đã có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của loài gà này nhưng những người trong giới chơi gà cảnh đều khẳng định vùng đất Tân Châu, An Giang, là quê hương của những chú gà tre Tân Châu và cũng là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng thú vui bình dị này. Được biết đến năm 2000, thú chơi này mới phát triển mạnh mẽ, lan rộng ra nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước, trong đó có Hải Phòng. Tại Hải Phòng, Câu lạc bộ (CLB) gà cảnh Tân Châu đã được thành lập cách đây 2 năm với 15 thành viên chính thức đều là những người trẻ tuổi từ 20 – 34.

Anh Trịnh Thế Công – Chủ nhiệm CLB gà cảnh Tân Châu chia sẻ: Gà được chọn làm gà cảnh thường là gà trống bởi hình dáng oai vệ, vẻ kiêu mạn vốn có của chúng. Một con gà tre trống đẹp phải hội tụ được nhiều điểm như: Đầu gà nhỏ, mặt nhỏ và lanh lợi, tích tai cũng phải nhỏ gọn để phù hợp với đầu. Bờm cổ của con gà dày và kín, có độ phùng phình, suôn mượt kéo từ đỉnh đầu xuống che kín phần cổ và gắn liền với mã lưng. Thân hình cân đối, ngực rộng, hông to, cánh không dài quá thân, hơi xệ dài chấm chân. Chân cao cân đối với tổng thể con gà, vảy chân nhẵn, bóng, vuông rãnh. Lông đuôi có đủ 3 lớp là lông phủ, lông chúa và lông đỡ, cong xoè đều mọc chênh chếch khoảng 45 độ, lông mượt, dày, dài có màu sắc tươi sáng, bắt mắt. Bộ lông của con trống có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng đều phải bóng mượt, chắc khỏe, trong đó phổ biến nhất là những màu: điều (tía), chuối, bạch nhạn, khét, bông, các màu ô đen tuyền hay ngũ sắc thì hiếm hơn.

Cuộc thi nét đẹp của gà cảnh Tân Châu được tổ chức lần đầu tiên tại Hải Phòng

Gà tre thường có vóc dáng nhỏ nhắn, chỉ nặng từ 0,8 – 1kg nhưng tổng thể của con gà phải cân đối, hoài hòa giữa các phần, dáng đứng, tướng đi oai phong, thần thái linh hoạt và nhanh nhẹn. Anh Công còn cho biết thêm: không phải một sớm một chiều có thể cảm nhận, hiểu và thấm hết được vẻ đẹp của gà cảnh Tân Châu, người chơi thường phải mất đến 3 năm “nghiên cứu” mới nhìn ra được điều này.

Nuôi gà tre cảnh Tân Châu không khó vì giống gà này ít bị bệnh nhưng để có được một chú trống đẹp thì đòi hỏi rất nhiều công phu. Mỗi chú gà tre Tân Châu có được bộ mã đẹp là thành quả của một quá trình lai tạo, chăm sóc khá vất vả. Thế hệ gà đầu tiên phải là một đôi trống – mái có hình thể đẹp. Sau quá trình lai tạo nhiều thế hệ, nếu may mắn, người chơi sẽ có một chú gà trống có đặc điểm hình dáng lý tưởng. Chú gà đó được nuôi lớn và lai tạo với con mái khác để tận dụng nguồn gen quý. Phải thực hiện việc “đổ gà” nhiều đời như thế mới có được những con ưng ý nhất.

Người đam mê gà thực thụ thường ai cũng muốn tự tay nuôi nấng, chăm sóc những chú gà theo sở thích ngay từ khi chúng vừa chào đời. Tùy theo vào từng giai đoạn phát triển mà người chơi gà có cách chăm sóc đặc biệt đối với thú cưng của mình. Với gà con: cho ăn tấm gạo, cám, rau xanh và ít mồi tươi băm nhỏ. Gà từ 3 tháng tuổi trở lên có thể cho ăn thêm gạo lứt và lúa, mồi tươi thì không cần phải băm nhỏ nữa. Gà mái khi đẻ, ấp trứng và gà trống lúc thay lông là những giai đoạn cần sự chăm sóc đặc biệt hơn cả. Người chơi phải tự tay chế biến những khẩu phần ăn đặc biệt cho thú cưng của mình từ thịt, cá tươi cùng với hỗn hợp vỏ trứng, vỏ sò, ốc trộn lẫn xay nhuyễn.

Chăm luyện, yêu chiều nhưng cái thú nhất của những người trong giới gà cảnh Tân Châu là được chơi với gà hàng ngày. Người ta có thể ngồi ngơ ngẩn hàng giờ để ngắm những chú gà trống với bộ cánh rực rỡ, dáng đi có phần “kiêu hãnh”, thi thoảng lại cất lên tiếng gáy nhẹ nhàng lại trong vang. Anh Đỗ Hoàng Thịnh tâm sự: “Anh đã chơi gà tre cảnh được chục năm. Giống gà này rất thân thiện với con người. Mỗi lần đi làm về, anh thường dành thời gian để chăm sóc, vuốt ve, ngắm nghía chú gà tre của mình và thấy rất thư thái, những mệt nhọc dường như đều tan biến”.

Thú chơi gà cũng có nhiều lẽ khác nhau: người vì yêu giống gà có dáng hình nhỏ nhắn, màu sắc của bộ lông rực rỡ. Người vì lấy đó là niềm vui giữa bộn bề cuộc sống. Có người cũng vì lẽ mưu sinh. Họ vừa chăm luyện, vừa được thưởng thức, khi cần lại bán với giá cao khi con gà có vẻ đẹp “yêu kiều”, tiếng gáy căng đủ…

Đến với thú sưu tầm, chăm sóc và thưởng thức gà cảnh Tân Châu mỗi người một khác nhưng họ có chung một tình yêu, sự am hiểu và niềm đam mê với giống gà này. Người trong giới chơi gà cảnh quý nhau không phải chỉ bởi người chủ nhân có con gà quý mà còn bởi cái tình trọng nhau qua cách ứng xử với con thú cưng mà họ đã dày công chăm luyện.

Người Hải Phòng đã tổ chức cuộc thi nét đẹp gà Tân Châu cảnh lần thứ nhất với sự tham gia của rất nhiều CLB trên khắp cả nước. Anh Trịnh Thế Công – Chủ nhiệm CLB gà cảnh Tân Châu Hải Phòng đồng thời cũng là trưởng ban tổ chức, ban giám khảo của cuộc thi cho biết: “Chúng tôi tổ chức cuộc thi với mục đích là giới thiệu vẻ đẹp của gà Tân Châu Việt Nam và gắn kết tình cảm của anh em bạn bè trên cả nước. Đây cũng là cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của anh em về gà cảnh cũng như công việc trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc thi lần đầu tiên đã được tổ chức thành công tại Hải Phòng và dự kiến sẽ được diễn ra thường niên trong nhiều năm tới”.

Xuân Hạ

Gà Tre Kiểng Tân Châu

Đánh giá: 1 người đã đánh giá bài báo này.

Chú gà chuối khét có dáng khá chuẩn được giới chơi gà Long Xuyên giới thiệu tại một buổi offline.

Xuất phát từ việc lai giống giữa con gà tre nhà và giống gà rừng quý hiếm, những nghệ nhân của mảnh đất đầu nguồn Tân Châu đã tạo ra một trong những giống gà kiểng có hình dáng rất đặc biệt so với gà tre các vùng, miền khác ở Việt Nam. Chúng sở hữu một dáng hình cân đối, bộ lông mềm mại như lụa, đuôi dài thướt tha… đặc biệt giống gà này rất hiền hòa, không hiếu chiến. Đó là những con gà tre Tân Châu đầu tiên trên đất Việt.

Chưa có một tài liệu chính thống nào ghi nhận quá trình phát triển, hình thành của giống gà tre Tân Châu ngày nay. Tuy nhiên, từ những tài liệu tích cóp cũng như qua lời kể của những cụ cao niên từng chơi gà ở khu vực Tây Nam Bộ, nhiều giả thuyết về nguồn gốc gà tre Tân Châu đã được đặt ra. Hai giả thuyết sau được cho là có nhiều cơ sở nhất: Theo đó, thuở miền đất miền TâyNam bộ còn hoang sơ, đất rừng rậm rạp, vùng đất An Giang với Thất Sơn hùng vĩ, gà rừng sinh sống rất nhiều. Gà rừng miền Thất Sơn có đặc điểm bộ mã khá đẹp, lại nhanh nhẹn, nên cư dân bản địa rất yêu thích. Cũng thuở ấy, khu vực Cảng Hội An (Quảng Nam) đang rất phồn thịnh đã thu hút nhiều tàu buôn từ các nơi đến, trong đó có rất nhiều thương lái, giới quý tộc từ các nước Đông Á, trong đó có người Nhật Bản, xứ sở của những chú gà tre kiểng rất quý phái (trong đó có giống Japaness Bantam), đây là giống gà tre có nguồn gốc cổ, được nhiều thế hệ quý tộc, vua chúa Nhật Bản ưu chuộng, nuôi làm vật cảnh. Và trong công cuộc nam tiến, Tân Châu Đạo được xem là thương cảng sầm uất nhất vùng với nhiều thương buôn, giới giàu có sinh sống, thú chơi bonsai, gà kiểng cũng theo đó để phát triển. Một điểm đáng chú ý khác, chính Tân Châu Đạo là nơi giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc Kinh – Hoa – Chăm và người Khơ-me đất Cao Miên. Có lẽ do đặc điểm ấy, những nghệ nhân đầu tiên người Tân Châu đã cho lai tạo giữa giống gà tre du nhập với giống gà rừng bản địa tạo thành giống gà tre Tân Châu kiểng độc đáo với vẻ đẹp lưu truyền cho đến ngày nay. Một giả thuyết khác cho rằng vùng đất Tân Châu Đạo xưa với vị trí địa lý và quá trình phát triển kinh tế, văn hóa hưng thịnh sớm nhất khu vực đã thu hút rất nhiều thương gia giàu có sinh sống, trong đó bà con người Hoa là những người rất thích chơi chim, hoa kiểng. Có lẽ chính họ là những nghệ nhân đầu tiên đã lai tạo, thuần dưỡng những con gà tre rừng miền đất Thất Sơn thành con vật nuôi làm cảnh trong nhà làm kiểng và tên gọi gà tre Tân Châu hình thành từ dạo ấy.

Tuy nhiên thú chơi gà tre Tân Châu ở Tân Châu và vùng phụ cận ngày ấy chỉ mang tính nhỏ lẻ, anh em có chung đam mê nuôi làm kiểng, chia sẻ cùng nhau, họ cũng tự đổ gà (cho gà trống – mái giao hợp, sinh sản) một cách tự nhiên hoặc hữu ý tạo ra nhiều chủng loại gà như ngày nay. Theo anh Đỗ Thanh Cao, một trong những người đã cố công tìm hiểu về giống gà tre Tân Châu nhiều năm qua nhìn nhận, do thú chơi và việc lai tạo giống gà tre Tân Châu rất lâu đời đã giúp những nghệ nhân tìm ra được những chú gà có dáng chuẩn nhất, những tính năng trội, đẹp và nguồn gen gà tre Tân Châu đã khá thuần.

Những chú gà tre Tân Châu đẹp nhất thường được giới chơi gà kiểng mang đến những buổi offline để cùng chiêm ngưỡng. Ảnh : Thanh Hùng.

Song theo thời gian cùng sự thay đổi của đời sống, thú chơi gà kiểng cũng mai một dần. Đến năm 2000, ở huyện Tân Châu (nay là thị xã Tân Châu) phong trào nuôi gà tre kiểng mới gầy dựng lại. Sau đó, phong trào lan mạnh ra các vùng lân cận như: Châu Đốc, Thoại Sơn, Long Xuyên, Phú Tân… sang cả các tỉnh phụ cận như Đồng Tháp, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và gà tre Tân Châu lúc này đã ra cả miền Bắc. Phong trào đang nhen nhóm trở lại thì đại dịch cúm gia cầm bùng phát… gà tre kiểng cũng như những loại gia cầm, chim chóc khác phần lớn mắc cúm, lệnh cấm nuôi động vật lông vũ được ban ra nhiều nơi, từ đó đã đẩy giống gà tre Tân Châu tới bờ vực tuyệt chủng.

Mãi đến năm 2005 – 2006, một nhóm 2 bạn trẻ đam mê gà tre kiểng Tân Châu (Nguyễn Tuấn Huy và Đỗ Thanh Cao, thành viên sáng lập Câu lạc bộ bảo tồn giống gà tre Tân Châu, sau này đổi tên thành “CLB bảo tồn gà tre kiểng Tân Châu – An Giang”) tình cờ phát hiện ra một con gà tre Tân Châu kiểng tại nhà một người dân ở Long Xuyên. Một nhóm bạn khoảng 5 thành viên được hình thành, lên kế hoạch và âm thầm nuôi dưỡng gầy giống khoảng hơn chục con gà tre kiểng Tân Châu… làm nguồn gà giống. Và cũng từ đó, một kế hoạch phục hưng thú chơi gà kiểng và bảo tồn giống gà tre quý Tân Châu được vạch ra.

BẢO TRỊ

Nguồn tin: Báo An Giang

Chia sẻ bài báo này với bạn bè.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chơi Gà Tre Kiểng trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!