Xu Hướng 9/2023 # Thú Chơi Gà Rừng Lai Tiền Triệu Ở Miền Tây Xứ Nghệ # Top 9 Xem Nhiều | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thú Chơi Gà Rừng Lai Tiền Triệu Ở Miền Tây Xứ Nghệ # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thú Chơi Gà Rừng Lai Tiền Triệu Ở Miền Tây Xứ Nghệ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Baonghean.vn) – Gà vốn là vật nuôi quen thuộc của người dân vùng cao Nghệ An, trong đó, những con gà rừng lai lại được đặc biệt quý trọng, nhiều người sẵn sàng bỏ ra 3 – 4 triệu đồng để sở hữu 1 chú gà rừng lai vừa đẹp vừa gáy hay.

Gà là một vật nuôi thân thuộc với người dân vùng cao xứ Nghệ. Trong các loại gà, bà con đặc biệt thích chơi gà rừng lai.

Một chú gà rừng lai đẹp có thể có giá từ 3-4 triệu đồng. Anh Lầu Bá Chá ở bản Liên Sơn (xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn) hiện đang sở hữu hàng chục con gà rừng lai cho hay, một con gà đẹp phải thon gọn, thân càng nhỏ càng tốt, đuôi dài, chân thẳng và trơn, gáy hay.

Chân gà trơn, thẳng như gà rừng, cựa sắc và dài.

Loại gà có tai trắng giá đắt hơn và rất quý hiếm. Loại gà này được người dân săn lùng và mua với giá rất cao, có khi lên đến 4 triệu đồng.

Gà thường được thả rông trong bản làng ở vùng cao.

Nhiều con đẹp được người dân giữ trong nhà và coi như một vật nuôi quý.

Để có được gà rừng lai, phải săn được gà rừng và nhân giống rất cẩn thận, không để lai tạp…

Thời điểm hiện tại, người dân vùng cao chăm sóc gà rất chu đáo để chờ sang tháng 2 (dương lịch) mới đưa gà đi bẫy gà rừng.

Với người dân chài ở sông Nậm Nơn, gà được đem theo lên thuyền để báo thức cho những đêm cất lưới đánh cá.

Trẻ em người Mông tập luyện cho gà rừng lai.

Một chú gà rừng lai được đem đến ngày hội ở vùng cao, một thú chơi riêng có của đồng bào rất “hút” người xem.

Đào Thọ

Nuôi Gà Tây Ở Đại Ngàn Xứ Nghệ

(Baonghean.vn) – Ngoài gà xương đen quý hiếm, đồng bào người Mông ở miền Tây Nghệ An còn nuôi loài gà có tên là vòi voi – một giống gà lôi xuất phát từ nước ngoài. Giống gà Tây này đã theo chân người Mông từ Lào về sinh sống ở vùng cao xứ Nghệ…

Gà vòi voi được người Mông xứ Nghệ nuôi lâu đời và đây là giống gà thích hợp với khí hậu lạnh vùng cao nên phát triển rất tốt. Lên với các bản làng người Mông sinh sống như Nậm Càn, Na Ngoi, Tây Sơn, Mường Lống…(Kỳ Sơn), đều bắt gặp người dân nuôi gà lôi. Bà con gọi đây là gà vòi voi.

Thức ăn của chúng chủ yếu là rau, cỏ nên hàng ngày chúng thường tổ chức đi theo đàn để kiếm ăn quanh các bụi cây.

Gà trống có trọng lượng lớn hơn gà mái, tối đa từ 4-6 kg. Mỗi con gà vòi voi chỉ cần chăm sóc từ 3-4 tháng là có thể làm thịt, với giá bán hiện nay 130.000 đồng/kg. Loại gà này được người Mông ưa chuộng bởi thịt thơm ngon như gà chọi.

Chúng có chiếc vòi dài ra như vòi voi nên được gọi là gà vòi voi. Tuy nhiên, chỉ có con trống mới có những chiếc vòi dài và ướm cổ thõng xuống đỏ chót.

Ngoài ra, giữa ngực mỗi con trống đều có một nhúm lông nhô ra trông rất oai vệ.

Khác với gà trống, gà mái có thân hình thon gọn hơn và không có vòi.

Mỗi khi “tỏ tình”, gà trống thường xòe đuôi, bung cánh như một chú công để thu hút bạn tình.

Tuy nhìn bề ngoài có vẻ đáng sợ nhưng gà vòi voi lại rất hiền lành và gần gũi với con người. Đối với đồng bào, đây vừa là giống gà nuôi lấy thịt, vừa là vật nuôi làm cảnh tạo nên bức tranh sống động nơi miền biên viễn

Đào Thọ

Nghề Chơi Đá Gà, Đam Mê Đá Gà Và Nuôi Gà Ở Xứ Miền Tây

Chơi đá gà ở xứ miền Tây nhiều vô kể, và cũng không ít kẻ đam mê đã phải tán gia bại sản, vợ con ly tán vì nó. Nhưng ngày ngày rất nhiều người vẫn hăng hái lao vào, thi nhau sát phạt. Vì sao?

Ở miền Tây, khó có thể kể có bao nhiêu trường gà. Như ở Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng… có trường gà còn lớn hơn, toàn thu hút mấy tay đại gia với số tiền “sổ” mỗi độ lên 30 – 50 triệu đồng. Kể cả tiền bắt độ qua mấy tay biện, tổng số tiền ăn thua mỗi độ có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Tiến, sống ở TP.Tân An, Long An, cho biết: “Mấy tay mở trường gà hoạt động rất kỹ, dò la các đợt kiểm tra của công an mà tránh né nên cứ đá vô tư. Toàn là mấy đại gia vô đó ăn thua, tiền chung chi nhìn mà ngán”.

Nuôi gà cực hơn nuôi vợ!

Đó là nhận xét của ông Hồ Văn Bảy, ngụ TT.Ô Môn, quận Ô Môn (TP.Cần Thơ). Từ năm 16 tuổi, ông Bảy đã mê xem gà đá, mê chơi đá gà. Giờ, thân xác đã trải qua gần 60 mùa xuân, ông vẫn còn mê. Mê đá đã khổ, đàng này ông mê cả nuôi gà.

Ngày nào cũng vậy, khoảng 4 giờ sáng, ông đã thức dậy, lục đục ra chỗ mấy con gà cưng. Cầm theo cái chai nước, ông hí hoáy bắt từng con gà, hé miệng đổ nước. “Giờ ít người làm kiểu này, bởi họ nói đá cựa sắt, ăn thua chỉ vài cựa là xong. Nhưng biết đâu, vô độ ăn thua dai dẳng thì sao? Đổ nước đêm, con gà đá cả buổi cũng còn sức”, ông nói.

Đổ nước xong, ông lại bưng mấy cái bội ra sân, bỏ gà vào cho nó phơi sương. Sáng ra, lại phải phơi nắng, rồi cũng phải loanh quanh đó để canh đem vào vì phơi nắng lâu là gà bị hóc. Xong, phải sàng lúa, ngâm nước để cho gà ăn…

Ban ngày gà nhốt bội, cứ chạng vạng tối là ông phải bắt từng con gà cho vào giỏ. Ông sợ, không ngủ giỏ thì tối muỗi chích, gà ngủ không ngon, mất sức. Thôi thì, lỡ mê thì chịu, ông thực hành đủ kiểu. Gà ốm mất kí là ông phải đi mua lươn, chặt khúc cho nó tẩm bổ. Gà gần ra trường đá, thì phải mua hột gà, lấy lòng đỏ cho nó ăn, hoặc bắt thằn lằn, nhái bầu đút miệng… cho sung độ.

Gà mới mua về thì phải ngồi cả buổi để cắt tỉa lông để dễ tắm hàng ngày. Rồi phải đi mua nghệ, mà chọn loại nghệ Tàu mới được, pha nước quết vô hông, đầu… con gà để da bóng láng. Tối đang ngủ ngon, nhưng nghe gà kêu tiếng là lạ là phải lật đật thức, coi sao.

Khổ đủ thứ! Hỏi rằng, có khi nào vợ ông ghen tị, cho là ông mê gà hơn mê vợ không? Ông Bảy cười khẩy: “Chuyện nhảm. Bả biết tự lo mà. Còn con gà, nó có biết nói năng gì đâu, không lo cho nó thì ai lo?”.

Kỹ vậy cũng đâu dễ ăn. Như mới tuần trước, ông đem con gà ô ra trường. 2 con gà mới giao chân, gà của ông bị đá trúng cựa hiểm, máu ra lênh láng, nằm thẳng cẳng. Thua gà đã bực, về gặp thằng trong xóm còn theo châm chọc: “Nhờ ông Bảy nuôi gà kỹ, cho ăn nhiều vậy nên mới trúng 1 cựa, máu nó ra quá chừng chừng”.

Nhưng ông không bỏ tính nuôi gà kỹ. “Nuôi ẩu, ra trường nó đá “rớt chân” (ra đòn yếu), trúng cựa là mau xuống sức,.. thua người ta, còn bị cười”, ông nói.

Cứ tới cử xổ (cho đá nhau nhưng không trồng cựa sắt) là cách nhau 3-4 ngày, ông phải lặn lội tìm đối thủ. Lần xổ con này, lần phải kiếm con khác để xem gà cưng hóa giải đòn đánh của từng đối thủ thế nào. Xem kỹ từng đòn thế…

Mà phần lớn dân đá gà chuyên nghiệp ở miền Tây đều nuôi gã kỹ như ông Bảy. Không lạ, bởi con gà ra trường, thắng thua quyết định đến cả túi tiền chủ nhân mà, ẩu là chết. Nhưng mỗi người có cách nuôi riêng. Có người thích nuôi trên sân đất vì sợ nếu có cát, gà ăn lẫn thì bị bệnh không tiêu hóa. Người lại nói chỉ có sân cát mới giúp gà dễ bươi, mạnh chân.

Ngoài thức ăn chính là lúa, người cho ăn thịt bò, người khác chỉ thích cho ăn cà chua, nhái bầu để bồi bổ thêm… Nhưng chung quy, ai cũng muốn gà mình sung độ, mạnh khỏe trước khi ra trận.

“Có 10 con gà đá trong nhà, xem như hết làm ăn. Chỉ lo cho… gà là hết thời gian”, ông Bảy nói.

Nhưng nếu có tiền, thì khác. Các tay chơi sẵn sàng bỏ tiền ra mướn người chăm sóc các chú gà cưng. Khi giao gà, ngoài kèm tiền mua thóc, cứ hễ gà ra trận mà thắng, thì chủ gà cho các tay nuôi mướn 10% trên tổng số tiền “sổ”, cộng thêm xác gà (con gà thua mà bên thắng được bắt). Còn thích, thưởng thêm bao nhiêu tùy lòng hào phóng của chủ gà.

Nghề chơi đá gà lắm gian nan

Không kém phần gian nan là khâu tuyển lựa gà. Ở miền Tây có những vùng danh tiếng về gà, như Chợ Lách (Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp)… Một số tay chơi thì chuộng mua gà theo kiểu đó, tin nhau là chính, cứ gà Bến Tre, Cao Lãnh là mua, không cần xổ coi thử.

Nhưng một số dân đá gà khác lại mua gà theo “bon đá” (tạm gọi là võ công), gà đâu cũng được, quan trọng là đá hay. Người khác thì mua gà của “lò” nào may độ, con nào về đá mấy độ đầu cũng thắng là sau này sống chết cũng mua ở đó.

Cũng có người, mua gà lựa từng cái vảy chân. Chân gà mà có vảy đóng “thập cựa” là gà đâm (đá đâm đối phương rất dữ), mua liền. Rồi phải coi vảy độ, tránh vấn cán… “Vấn cán, đá ráng cũng thua”, anh Dũng, dân đá gà ở Phong Điền, Cần Thơ nói.

Hay có người lại thích màu, chỉ chuyên mua gà điều, người khác chỉ chuộng gà bông vì cho rằng màu này “mạng” lớn, ít thua ẩu.

Nói chung, đã rơi vào “nghề” này, cực nhọc trăm đường. Mà giá 1 con gà coi được đâu phải ít. Gà giờ cũng phải giá hơn 2 triệu đồng mới dám đem ra trường lớn thi thố giữa chốn “giang hồ”. Còn gà đã có tiếng, ăn nhiều độ thì vô giá.

Như anh Hùng “Dùi” ở Cái Sơn (quận Ninh Kiều, Cần Thơ), trước có con gà xám nặng 3kg, đá ăn trên 10 độ, có người trả tính ra hơn 1 cây vàng thời đó, anh cũng không bán. Hay như ở An Giang, vừa rồi có 1 đại gia dám mua con gà gần trăm triệu đồng để đem sang Campuchia quyết chiến và nghe đâu cũng… “nốc ao”.

Và nhiều người nuôi và chơi đá gà ở Bến Tre đã tạo được tiếng tăm trong giới chơi gà, chỉ chuyên nuôi gà độ cung cấp cho các đại gia ở chúng tôi và các tỉnh thành miền Tây… mà kiếm được bạc tỉ mỗi năm như chơi. Cứ mỗi con gà xuất bội là thu về 5 triệu đồng, chỉ cần mỗi năm đổ giống, nuôi bán được 200 con, coi như khỏe.

Tận Mắt Xem ‘Thần Kê’ Săn Gà Rừng Xứ Nghệ

Hiện nay, nhậu gà rừng và nuôi gà rừng làm cảnh đang là “mốt” của nhiều người, nhất là các “đại gia” lắm tiền, nhiều của. Chính vì vậy mà loài lâm cầm này hiện đang bị con người lùng sục khắp các cánh rừng.

Những tay “sát thủ”

Vượt hơn 20km đường rừng chúng tôi tìm đến nhà Hà, một tay săn gà có tiếng ở xã Tây Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An). Nhà Hà bé tin hin tựa lưng vào chân núi, xung quanh bạt ngàn cây nguyên liệu như tràm, keo, bạch đàn.

Theo giới thợ săn thì Hà hiện đang sở hữu con gà trống “đỉnh” nhất vùng bởi tiếng gáy của nó rất hay có thể dụ được cả gà trống, gà mái rừng từ xa đến. Hà đưa bàn tay bụm miệng kêu mấy tiếng, bỗng nhiên con gà rừng ngũ sắc trên cành cây trước sân sà xuống đậu vào vai. Hà âu yếm vuốt nhẹ trên lưng con gà bảo: Con mồi “thần kê” này giúp tôi kiếm tiền triệu đó. Nó được nhiều người gạ mua với giá 5 triệu đồng nhưng tôi không bán”.

Một thợ săn đang đặt bẫy với chú gà mồi để dụ gà rừng đến

Tính Hà xởi lởi và phóng khoáng, anh tự tay nướng con gà rừng mới bẫy được và lôi chai rượu ngâm chân gà rừng mời khách. Hà nói: “Thịt gà rừng nhắm rượu ngâm chân của nó thì tuyệt cú mèo. Nó là “thần dược” tăng sinh lý cho các quý ông, quý bà. Hũ rượu này tôi đã ngâm hơn 200 chiếc chân gà rừng đó”.

Chúng tôi có nhã ý muốn đi xem cách bẫy gà rừng. Hà đồng ý ngay và cho biết: Gà rừng trước đây, ở xung quanh nhà anh rất nhiều, buổi sáng nó gáy râm ran nhưng nay nhiều người bẫy nên hiếm rồi, muốn bẫy phải đi xa hơn một chút.

Sau chầu nhậu, Hà mang theo đồ nghề “tót” lên chiếc Minsk nổ đoành đoạch đèo chúng tôi vượt hơn 7km đường rừng khúc khuỷu để đến dãy Bồ Bồ, nơi tiếp giáp giữa Yên Thành, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu để thực nghiệm chuyến săn gà rừng.

Đồ nghề Hà mang theo khá đơn giản: Con mồi “thần kê” và 10 chiếc bẫy giò. Nơi chúng tôi đến là một thung lũng có rất nhiều cây bụi rậm, gần nương rẫy của dân. Hà tiếp tục dẫn tôi luồn sâu vào rừng chọn khoảng đất trống bên đồi tràm làm điểm đặt bẫy giò. Những chiếc bẫy này làm bằng dây phanh xe đạp nối với sợi dây dù làm thòng lọng. Đồng loạt 10 chiếc bẫy này được Hà cột với gốc cây rừng, vít đinh cắm xuống đất, phủ lá khô lên trên. Sau đó đặt gà mồi ở giữa. Hà bảo: Gà rừng rất tinh khôn nên phải đi nhẹ, tránh tiếng động, nếu có động chúng sẽ không đến. Đặt bẫy xong, chúng tôi núp vào một bụi rậm nín thở chờ đợi.

Không hổ danh là “thần kê”, khi Hà đặt bẫy, con gà mồi im thin thít, nhưng khi chúng tôi núp đi xong xuôi, Hà bụm tay lên mồm kêu ra hiệu, khi đó con thần kê mới nghe lời chủ nhân rướn cổ cất giọng gáy vang cả núi rừng.

Con gà mồi gáy vài đợt xong đứng im nghỉ ngơi. Cứ khoảng 5 phút nó lại cất giọng gáy khiêu khích. Khoảng 20 phút sau, chúng tôi nghe tiếng gà rừng phía rừng sâu đáp lại. Thật hồi hộp khi chúng tôi thấy con gà rừng trông rất đẹp mã vừa gáy vừa chuyền cây đáp xuống mặt đất.

Nó xù lông cổ nhìn chú gà mồi – kẻ xâm nhập lãnh thổ như muốn ra đòn nhưng nó vẫn giữ khoảng cách để thăm dò. Lúc đó con gà mồi, cũng rướn cổ gáy khiêu khích. Không chịu đựng được, chú gà rừng điên tiết lao vào. Bỗng, “phựt”, nó bị treo giò giãy phành phạch, kêu quang quác. Hà nháy mắt cười rồi chạy ra gỡ con gà rừng cho vào lồng.

Nhìn “chiến lợi phẩm” Hà reo lên: Gặp may rồi anh ơi, con này thuộc hàng ngũ sắc bán phải hơn 500 ngàn đồng. Hà cho biết thêm. Gà ngũ sắc thì nhiều nhưng gà ngũ sắc tai trắng, nay cực hiếm. Nếu như bẫy được giá mỗi con phải trên 1 trệu đồng.

Hơn 4 tiếng đồng hồ mai phục, cuối cùng Hà cũng bẫy được 2 con gà trống. Với giá bán gà rừng thịt hiện nay là 300 ngàn đồng/kg. Gà trống làm cảnh 500 nghìn đến 1 triệu đồng/con thì 2 con gà trống vừa bẫy được nếu đem bán cũng gần 1 triệu đồng. Đó quả là một ngày may mắn của một anh thợ săn gà.

Hà tâm sự: “Trước đây gà rừng nhiều, có ngày tui mần được cả chục con nhưng bây giờ lắm người bẫy quá nên hiếm rồi. Xóm tui có hơn chục người đi bẫy gà chuyên nghiệp. Còn nghiệp dư thì không kể hết. Người dân ở khu vực này nhà nào cũng biết bẫy gà rừng”.

Đi tắt qua cánh rừng khác trở về, chúng tôi nghe tiếng gà rừng gáy râm ran, nhưng theo Hà thì đó là gà mồi và tiếng gà trong castsete của các tay bẫy gà rừng.

Để tìm hiểu thêm về nạn săn gà rừng, chúng tôi ngược lên các huyện miền núi: Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn… Ở các địa phương này nạn bẫy gà rừng còn nhiều hơn ở các vùng rừng ở miền xuôi. Bẫy gà giăng la liệt, nhiều người còn vào cả khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Vườn quốc gia Pù Mát để bẫy gà rừng. Không những bẫy mà nhiều người con mang cả súng kíp, súng thể thao để đi săn gà rừng.

Phương, một thợ săn ở cho biết: Bọn tui, đi vô rừng một ngày đêm như vậy cũng bắn được khoảng trên dưới vài chục con. Chiến lợi phẩm này nhập cho các quán ăn đặc sản cũng được trên 200 ngàn đồng/con (gà chết).

Tôi hỏi người đi săn gà ở Con Cuông nhiều không? Phương bảo đếm không xuể, riêng xóm anh cũng có vài chục tay bẫy, tay súng chuyên nghiệp.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, săn bắn gà rừng không chỉ là nghề kiếm cơm của những người nông dân mà còn có một số “đại gia” cưỡi xe hơi, xách súng thể thao đi săn gà rừng làm thú tiêu khiển. Những đại gia này còn mang theo cả rượu Tây, bếp nướng điện từ và nhiều thứ khác cho một cuộc đi săn vài ba ngày…

Gà rừng có tuyệt chủng?

Hiện nay, nạn săn gà rừng đang gia tăng như một cơn sốt khắp các cánh rừng xứ Nghệ. Theo một cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Tương Dương thì vấn nạn săn gà rừng không những làm cho loài “lâm cầm” này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, làm mất cân bằng sinh thái mà nó còn kéo theo nhiều nguy cơ không an toàn cho các khu rừng. Bởi, nhiều đối tượng lợi dụng việc săn gà đã kết hợp săn bắn các loại động vật quý hiếm khác và khai thác trái phép lâm sản.

Được biết, trước nạn săn bắn gà rừng, Ban quản lý các khu rừng cũng đã phối hợp với ngành kiểm lâm Nghệ An có nhiều biện pháp ngăn chặn.

Thế nhưng trên thực tế, nạn săn bắn gà rừng vẫn diễn ra ngày một gia tăng, nhiều chợ, nhiều quán ăn trên địa bàn Nghệ An vẫn công khai bày bán gà rừng…

+ Trước sự quý hiếm và giá cả tăng vọt, một số người đã nhanh nhạy mua gà rừng bẫy được về thuần hóa thành công như anh Nguyễn Vinh ở xã Hợp Thành, Yên Thành. Hiện nay, anh đã nhân giống hàng chục con gà rừng để bán giống và bán gà trống làm cảnh thu lãi mỗi năm hàng chục triệu đồng. Đây cũng là cách nhân rộng giống gà rừng quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng.

+ Thành phần dinh dưỡng trong thịt gà rừng có chứa 24,4% protid, 4,8% lipid, 14 mg% Ca, 263 mg% P, 0,4 mg% Fe và một số vitamin. Thịt có vị ngọt, tính ấm. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh lý, thịt gà rừng có thể chữa ngộ độc nhãn rừng, chữa gân xương đau mỏi, chân tay run rẩy.

Tiến Dũng

Gà Nòi Cựa Sắt, Thú Vui Chơi Bình Dị Của Người Miền Tây

Gà Nòi hay gà đá, gà cựa hay gà chọi, đây là giống gà bản địa của Việt Nam, có khả năng chiến đấu mạnh mẽ thường tham gia cho các trận đá gà nòi cựa sắt ở miền Tây cũng như các tỉnh thành khác. Đặc biệt là người dân tại các tỉnh miền Tây luôn rất ưa chuộng bộ môn đá gà, thường vào những ngày lễ hội hay có dịp tụ tập với nhau thì họ cũng thường hay tổ chức những trận đá gà cựa sắt để vui chơi giải trí.

Đặc điểm của giống gà nòi

Gà nòi thường có kích thước lớn trọng lượng từ 2,5 kg – 4,0 kg, gà có cổ trụi, chân cao và cốt lớn. Về tính cách thì gà nòi rất dũng mãnh, gan lì khi chiến đấu, gà nòi có thể lực tốt, sức mạnh lớn, bền sức và rất nhanh nhẹn.

Gà nòi thường có những đặc điểm nhận dạng sau:

Gà không cựa: cựa gà nòi thường có gốc to mọc ra khá lâu và không dài, cựa mới mọc thì chỉ nhú ra như hạt bắp. Khi chiến đấu gà nòi cũng dùng quản và bàn chân để tấn công đối thủ do đó mà người chơi gà đòn thường bấm cựa khi mới nhú ra hay cưa bớt cựa hoặc mài nhẵn.

Đầu và hình dáng bên ngoài của gà đòn: so với những con gà bình thường khác thì đầu gà nòi lớn hơn, đỉnh đầu lớn bảng và bằng. Gà nòi có mặt rộng xương gò má cao. Ngoài ra gà nòi còn có phong thái rất tự tin và rất bản lĩnh, ánh mắt đầy sát khí.

Chân vảy: Chân vảy của gà nòi thường khô, hàng hàng vảy lớn, đều và có một đường chỉ chạy dọc theo 2 chân. Những con gà nòi có 3 hay bốn hàng vảy được xem là hiếm và rất được ưa chuộng.

Da và kích thước quản gà: Quản gà là vị trí phần cần cổ gà nối giữa phần đầu và mình gà. Cổ gà nòi thường lớn và trông rất mạnh bạo vì gà nòi thường dùng phần quản để tấn công và nó cũng bị tấn công ở vị trí này. Da gà chọi nòi thường có màu đỏ rực, da dày và xếp thành lớp như hình gợn sóng nhờ được các sư kê om nghệ.

Đặc tính riêng của giống gà chọi nòi Việt Nam

Ngoài các đặc điểm chung như ở trên thì gà nòi Việt Nam cũng có đôi chút khác biệt so với các giống gà đòn trên thế giới. Ví dụ như:

Đùi: Nở nang và dài hơn phần quản

Chân: tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác được ưa chuộng nhất

Đuôi: ngắn, lông cứng có hình cánh quạt để hỗ trợ trong việc bay nhảy để ra đòn.

Bộ lông: thưa ở phần đầu, cổ, đùi. Có nhiều màu khác nhau như: ô, điều, nhạn…

Tiếng gáy: gà chọi nòi Việt Nam không gáy nhiều như gà Thái, gà Tàu nhưng tiếng gáy rất trầm hùng và vang.

Xin giới thiệu một vài video về đá gà nòi cựa sắt để anh em thư giãn nhá

– Video 1:

– Video 2:

Thú Chơi Và Nghề Bẫy Gà Rừng

Trong nhịp điệu cuộc sống phát triển, khi những biệt thự vườn ngày càng nhiều, nhu cầu thú nuôi cũng cao hơn. Bên cạnh chó kiểng và những con chim ríu rít, nhiều gia chủ sành điệu có thêm sở thích chơi gà rừng. Có cung ắt có cầu, thị trường gà rừng nhanh chóng được hình thành và bắt đầu có tính chuyên nghiệp.

1. Nếu có dịp ghé chân đến những khu phố các đại gia cư ngụ như Phú Mỹ Hưng, Thảo Điền hay Biệt thự vườn Thủ Đức, dễ dàng nghe tiếng gà gáy khá lạ tai, những con gà có hình dáng khác hẳn giống nhà thường nuôi. Đó là những con gà rừng, rất đặc trưng, đuôi dài và cong, màu sắc sặc sỡ. Gà rừng không hề rẻ, loại thường cũng tiền triệu. Nếu thịt gà ở siêu thị chỉ có giá hơn 100.000 đồng mỗi ký, gà rừng cân ký sẽ giá gấp 5-7, thầm chí gấp 10.

Chủ yếu đại gia mua gà rừng để chơi. Thuở nhỏ tôi cũng từng nuôi gà, theo thói quen của người nông thôn, nên cũng có chút ít kiến thức từ chuyện ấp trứng thành gà con đến chuyện mang gà đi đá. Từ ngày định cư ở TPHCM, chẳng có thời gian quan tâm đến nữa. Đột nhiên, một hôm đẹp trời, anh bạn doanh nhân thành đạt rủ rê: “Cuối tuần xuống tệ xá của mình nghe gà gáy chơi”. Có thể thoáng qua một ý nghĩ hơi buồn cười, nhưng giữa lô nhô cao ốc nghe một tiếng gà gáy cũng thú vị. Tôi nhận lời vì nửa thấy hứng thú nửa thấy tò mò.

Tay săn Điền bên chiến lợi phẩm.

Anh bạn doanh nhân dùng hai chữ “tệ xá” là khách khí thôi, chứ biệt thự nằm ngay quận Gò Vấp, TPHCM rộng hơn 500 mét vuông. Sáng thứ bảy đẹp trời, chủ khách uống xong mấy chén trà, anh bạn doanh nhân dẫn tôi ra vườn. Nắm thóc mới ném giữa sân, đã nghe tiếng vỗ cánh sàn sạt. Từ trên ngọn cây, hai cặp cánh bay sà xuống. Chim ư? Chim gì mà to thế? Không phải, hai con gà rừng, một trống một mái.

“Quá đẹp!” – tôi buột miệng thốt lên khi nhìn thấy hai con vật nuôi ngỡ chừng rất quen thuộc kia. Anh bạn doanh nhân tỏ vẻ đắc ý: “Hai triệu rưỡi con trống, một triệu con mái. Mình thuần dưỡng cả năm rồi, bây giờ chúng chỉ sống quanh quẩn mấy cành cây quanh nhà thôi”. May mà kiềm chế kịp, bằng không tôi đã phải cảm thán “quá đắt”. Nếu có đắt là so với gà thịt, chứ còn gà kiểng cái giá ấy cũng tạm chấp nhận.

Tiếng gà rừng ở nhà anh bạn doanh nhân cứ ám ảnh tôi nhiều ngày. Quen phận làm công ăn lương, thứ gì cũng quy ra thực phẩm bỏ vào miệng, nên tôi làm sao chia sẻ được thú chơi hiện đại trong xã hội thượng lưu. Tuy nhiên, bỏ mấy ngày tìm hiểu, tôi phát hiện có không ít gà rừng đang được nuôi làm kiểng ở các biệt thự vườn.

Trường hợp thuần dưỡng để có thể thả rong gà rừng như anh bạn doanh nhân của tôi không nhiều, hầu hết người chơi đều làm lồng bằng lưới ở một góc sân để nuôi gà rừng. Ở khu vực Phú Mỹ Hưng, phía sau vị trí Hồ Bán Nguyệt biểu tượng giàu sang, tôi cũng gặp không ít đại gia có nuôi gà rừng trong khuôn viên biệt thự. Nơi đây yên tĩnh, nhiều cây xanh, bất chợt nghe một tiếng gà mà thấy xốn xang và thư thái.

2. Gà rừng ở đâu các đại gia nuôi? Dĩ nhiên, chả có ông giám đốc hay bà doanh nhân nào tự vào rừng mai phục ngày đêm bắt cho bằng được con gà đem về nuôi. Muốn mua nhanh thì lên mạng, các trang web đầy đủ các giao dịch. Gà rừng không nặng cân như gà nhà, con to nhất cũng chỉ khoảng 1kg. Chỉ cần gọi điện, vài hôm sẽ có người giao gà tận nhà. Nguồn gà rừng rất đa dạng. Gà rừng Tân Hồng – Đồng Tháp cũng có, gà rừng Bác Ái – Ninh Thuận, gà rừng Bù Gia Mập – Bình Phước, gà rừng Bảo Lộc – Lâm Đồng cũng có.

Giống gà rừng được ưa chuộng nhất là loại gà trống có tai trắng. Bởi lẽ, nhiều người vẫn tin rằng tai trắng là biểu tượng độc đáo nhất của giống gà rừng. Một tay chuyên cung cấp gà rừng tại bến xe Tân Bình sau khi bị tôi chê cặp gà rừng giá 5 triệu, đã không ngần ngại thổ lộ: “Bây giờ ngoài Bắc người ta cũng thích gà rừng tai trắng của miền Nam lắm. Mỗi cặp gà rừng chuyển ra Hà Nội bán đều trên dưới 10 triệu đồng cả”. Đấy là nói gà rừng đã trưởng thành, gà trống đã biết gáy hoặc gà mái đã kêu ổ sắp đẻ trứng. Còn những ai ít tiền muốn chơi gà rừng có thể nuôi gà con lớn chừng hơn nắm tay, giá khoảng 300.000 đồng/cặp về nhà mà nuôi.

Hiện nay, vùng ngoại ô quận 12 và Củ Chi đã có nhiều người nuôi gà rừng lấy giống. Thế hệ F1, F2 vẫn còn nguyên dáng vẻ của gà rừng, từ màu lông rất bắt mắt cho đến chân đen chì. Tuy nhiên, cái máu nghề nghiệp khiến tôi thèm khát được dòm ngó những con gà rừng nguyên sơ. Qua vài lần hẹn, Điền, một tay chuyên bẫy gà rừng ở Bảo Lộc, đồng ý cho tôi mục sở thị nghề nghiệp của anh ta. Gà rừng ở Bảo Lộc chủ yếu được bẫy ở các rẫy cà phê và các đồi trà. Gà rừng ở Bảo Lộc về nhiều vào đầu mùa xuân đến đầu mùa hè.

Mùa gà rừng vừa rồi, Điền bẫy được gần 100 con, cũng cải thiện thu nhập kha khá cho gia đình. 3 giờ sáng, trời tờ mờ sương lạnh, Điền dắt tôi đến một rẫy cà phê để săn gà rừng. Muốn bẫy gà rừng phải có dụng cụ. Cái bẫy được làm bằng dây cước và những cây sắt vuốt nhọn như đinh. Bẫy giăng trên khoảnh đất chu vi 10 mét vuông, phủ lá khô lên trên. Thế nhưng, cái bẫy chưa quan trọng bằng con trống làm gà mồi. Điền cho biết: “Gà rừng hiếm khi đến gần gà ta. Chắc vì tướng mạo tụi nó khác nhau. Gà mồi phải là gà rừng được thuần dưỡng lâu ngày đã trở nên dạn dĩ, và tiêu chí quan trọng là phải gáy thật nhiều và thật to”.

Bẫy đã giăng. Điền kéo tôi nằm sấp xuống một gốc cà phê thật xa chỗ giăng bẫy để mai phục. Gà mồi gáy liên tục. Bình minh ló dạng, bỗng nghe tiếng đập cánh ràn rạt, Điền bấm tay tôi yêu cầu yên lặng. Từ xa, trên những ngọn cây cà phê, một bầy gà rừng bay đến như những con chim dũng mãnh. Một bầy gà rừng, một con trống và ba con mái.

Thế nhưng, khi con gà mồi gáy dữ dội chỉ có con gà trống tiến đến gần. Sau một hồi dòm ngó với cặp mắt long lanh, gà rừng xông vào đá gà mồi. Quần nhau chưa được một phút, gà rừng dính bẫy, dẫy đành đạch. Thấy gà trống gặp nạn, ba con gà mái bay vút lên cây rồi chuyền đi mất hút vào rẫy cà phê bạt ngàn. Điền cười sảng khoái, bật khỏi chỗ nằm, tiến về cái bẫy.

Lần đầu tiên trong đời tôi được thấy một con gà rừng đang tự do trong môi trường cố hữu bị rơi vào tay con người. Gà rừng phản ứng bằng cách quẫy đạp rất mạnh, nhưng làm sao thoát khỏi cái bẫy. Tiếng kêu của gà rừng rất hoang dại. Còn đôi mắt gà rừng, không giống chút nào so với gà nhà, có chút gì đó vừa ngơ ngác vừa sợ hãi.

Điền bảo: “Con này lớn đây. Em đem về nuôi khoảng vài tháng cho dạn dĩ, chắc bán cũng được 2 triệu đồng”. Tôi nói đùa: “Con mồi bán bao nhiêu?”. Điền nhìn tôi dò xét, nhưng vẫn hồn nhiên kiểu người quê: “Anh muốn bẫy thì em cho mượn. Chứ con gà mồi này có người đã trả 15 triệu đồng mà em không bán đó”.

GIA QUAN

Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chơi Gà Rừng Lai Tiền Triệu Ở Miền Tây Xứ Nghệ trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!