Bạn đang xem bài viết Thú Chơi Gà Rừng Chỉ Có Thể Là Đam Mê được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chơi gà bằng lòng đam mê…
Từ tò mò, chúng tôi đã tìm tới trang trại gà của anh Tô Quốc Thịnh, thôn Phước Lợi, xã Phước Thuận (Ninh Phước) để “khám phá” thêm về thú chơi khá mới mẻ này. Sau tiếng gọi của anh Thịnh, dưới giàn táo, xuất hiện chú gà rừng trống đầy dũng mãnh, những chú gà con chạy lon ton bên mẹ.
Anh Tô Quốc Thịnh (xã Phước Thuận, Ninh Phước) bên đàn gà rừng của mình.
Thoạt nhìn, chúng ta dễ nhận thấy gà rừng có nhiều điểm khác biệt so với gà nhà. Với dáng cao, thon, gọn, gà rừng chỉ nặng tối đa từ 700 gam – 1 ký. Một điểm khá thú vị là gà rừng có mặt trên của đôi cánh cong và chúng có thể bay như một loài chim. Đôi chân màu chì chắc khỏe. Đặc biệt, khi gà trưởng thành, hai tai bắt đầu trắng lên. Anh Thịnh cho biết: Gà rừng trống thường “đánh dấu” lãnh thổ bằng âm thanh. Mỗi buổi sáng, con trống cất lên tiếng gáy báo hiệu sự thống trị vùng lãnh thổ mà nó với các con mái khác đang sinh sống. Gà rừng trống đẹp lạ kỳ bởi bộ lông màu nâu đỏ nhạt kết hợp với màu đỏ và màu xanh lá đậm. Bộ đuôi dài màu xanh trông rất oai vệ.
Vừa dẫn chúng tôi đi quanh trang trại, anh Thịnh vừa kể về cơ duyên đến với gà rừng của mình: “Năm 2010, tôi đến nhà bạn ở Tây Ninh chơi, tình cờ bắt gặp giống gà lạ, rất đẹp mắt. Lân la hỏi chuyện, tôi mới biết giống gà rừng. Qúa thích thú, tôi mua một cặp với giá 1 triệu đồng về nuôi thử. Sau gần 4 năm chăm sóc, tôi đã sở hữu trong tay trên 20 con gà rừng”. Thời gian đầu nuôi gà rừng, người chơi phải chú ý khéo léo, tỉ mỉ. Nên nuôi gà rừng con trong lồng, cách ly mặt đất 60cm, nhằm tránh chuột. Khác với gà nhà, gà rừng có khả năng miễn dịch rất cao nên hạn chế rủi ro khi dịch bệnh đến. Mỗi cặp gà trưởng thành có giá khoảng 400.000 đồng tùy vào sắc đẹp mỗi con. Riêng gà mồi có giá “nhỉnh” hơn từ 800.000 -1.000.000 đồng/con.
Cũng là một dân chơi gà rừng lâu năm, anh Phan Minh Hòa, phường Đông Hải, Tp. Phan Rang Tháp Chàm thích thú chia sẻ: Tôi nuôi gà rừng không phải vì lợi ích kinh tế, mà đơn giản chỉ vì đam mê. Tôi mê tiếng gáy của gà rừng vào mỗi buổi sáng, mê ngắm nhìn bộ lông sặc sỡ, vóc dáng hoang sơ của nó. Và càng thú vị hơn khi thấy cả đàn gà rừng ở ngay trong vườn nhà mình.
Đến thú vui bẫy gà rừng
Có “dân chơi” chịu chi tiền triệu để sở hữu một cặp gà rừng, nhưng cũng có nhiều người không có điều kiện kinh tế nên xem việc đi bẫy gà rừng về để nuôi vừa là một cách để thỏa mãn thú chơi, vừa để có thêm những trải nghiệm quý mà những người dùng tiền để mua gà không có được.
Theo kinh nghiệm của anh Thịnh, mùa bẫy gà “rộ” nhất từ tháng 5 đến tháng 7. Vào khoảng thời gian này, dân chơi bẫy gà lại í ới gọi nhau về các bìa rừng Phương Cựu, Vĩnh Hy (Ninh Hải), núi Chà Bang (Thuận Nam) hay ngược lên Phước Bình (Bác Ái), Hòa Sơn (Ninh Sơn)…để bẫy gà. Bẫy gà được bện bằng sợi thép nhỏ, dài chừng 3 cm, một đầu gắn đinh cắm xuống đất, đầu còn lại nối với đoạn ni lông thắt thòng lọng để thít chân gà khi chúng xông vào con gà mồi. Yếu tố quan trọng quyết định thành công của cuộc bẫy gà chính là con gà mồi. Gà mồi phải là gà lai thì mới dạn dĩ, đập cánh khiêu khích, dụ đối phương được.
Bẫy gà được “ém” sát đất, lẫn vào lớp lá khô, rất khó phát hiện. Mỗi lần phải đặt xung quanh gà mồi mấy chục chiếc bẫy như thế. Công đoạn cuối cùng của việc đặt bẫy là đặt chú gà mồi vào khoảng trống giữa “rừng” bẫy. Chân của chú trống này được cột bằng một sợi ni lông mảnh, một đầu gắn với cây sắt nhọn nhỏ hơn đầu đũa, cắm sâu xuống đất. Bẫy gà mang đến người chơi cảm giác hồi hộp, kiên nhẫn chờ đợi con mồi…để rồi niềm vui vỡ òa khi gà rừng dính bẫy. “Có lúc ngồi canh cả ngày cũng không có con gà rừng nào dính bẫy, có hôm may mắn lại bẫy được 2-3 con. Đường đi xa, vất vả nhưng vui nên có thời gian rãnh tôi lại cùng anh em đi bẫy gà để về nuôi”- anh Thịnh tâm sự. Càng quý hơn, dân chơi gà luôn ý thức được sự khan hiếm của gà rừng nên trong quá trình bẫy hạn chế làm gà bị tổn thương. Sau khi sở hữu được gà, người chơi tỉ mỉ chăm sóc, lai tạo giống để gà phát triển.
Đối với những người nặng lòng với làng quê, khi được nghe tiếng gà gáy, tiếng túc túc gọi bầy, tiếng chú gà trống oai hùng gọi bạn tình, bao ký ức về vùng quê yên bình như đang trở về. Càng đặc biệt hơn, khi tiếng gáy đó cứ mải miết như bản nhạc hoang sơ kéo người nghe về gần hơn với thiên nhiên, với núi rừng. Thú chơi gà rừng không chỉ thõa mãn đam mê của dân chơi, mà còn góp phần bảo tồn giống gà rừng địa phương đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Mỹ Dung
Gà Rừng Cho A E Đam Mê !
Tác giả
namnq64 Nhi đồng
Gia nhập: 21/09/2012Khu vực: Ha NoiTình trạng: OfflineĐiểm: 75
Bán gà rừng giá rẻ tại Hà Nội cho anh em đam mê !
Giá từ 1tr-1tr5/cặp!
Ai cần liên hệ : Nam 0904 656 542
http://i1137.photobucket.com/albums512amnq64gay1772013/20130922_161138minimizer_zpsb2257892.jpg –
Nhiều gà quá nhưng 1 tr/1 cặp mua đâu chẳng đc
gà hay quá, nhưng chắc khó trôi đó bạn à,toàn anh em chơi gà đòn là nhiều nên cũng ít người chơi hàng này
gà đẹp đó bạn nhưng nói thậ chỗ mình thấy hay thịt loại này lắm!!chúc nhanh bay
Bạn này chưa nhìn thấy Gà Rừng thật rồi. Hohoo
ko biết giống gà này thuộc khu rừng nào , nhưng minhg đac dc coi 2 con gà trống rừng ko có tại trắng, và lông mã + lông đuôi rất đep, gà của bạn có dc nhân giống thì phải, nên rất giống nhau, như vậy nếu chơi thì ko dc ưu chuộm nữa
gà rừng tai trắng mới đúng, nếu tai không trắng mà hơi nhạt thì lai rồi, nuôi gà tre vs gà rừng này sợ lắm nuôi ở thành phố nó bay lung tung sang nhà hàng xóm, ngại vô cùng
mình khong thích loại gà này lắm,chỉ thích gà chọi thôi
gà này gọi là gà rừng à! giờ mới nhìn thấy
Tuy là gà rừng lai qua nhiều đời nhưng cũng được lắm chủ topic !
Tai gà rừng rặc có 2 loại :
Về sắc lông : Màu lông gà rừng được các nhà khoa học gọi là ngũ sắc và có 2 loại cơ bản sau :
2. Lông cổ và lông mã màu đỏ.
Làm sao để nhận định con gà rừng mình đang xem là con gà rừng rặc ????
Đã bấy lâu nay bạn tới nhàTrẻ thì đi vắng , chợ thời xa.Ao sâu nước cả, khôn chài cáVườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.…Đầu trò tiếp khách, trà không cóBác đến chơi đây ta với ta.
Cách nuôi gà hay quá.giá cao. up phụ
đăng nhầm trang rồi , đây là hội đam mê gà đòn . gà rừng sang nhầm bên này dễ vào nồi lắm . đưa em nó sang gà ảnh , gà tre .
gachoicon85 viết:
ko biết giống gà này thuộc khu rừng nào , nhưng minhg đac dc coi 2 con gà trống rừng ko có tại trắng, và lông mã + lông đuôi rất đep, gà của bạn có dc nhân giống thì phải, nên rất giống nhau, như vậy nếu chơi thì ko dc ưu chuộm nữa
tất nhiên con gà bác này là gà lai bác ạh. nhưng em đi bẫy gà rừng thì chưa có con nào tai không trắng cả, và bọn chúng sinh sản ra (cả gà lai) hầu hết giống nhau bác ah, gà bay như chim, con nhỏ cũng thế
Gà này thả ra là bay mất hút ngay
kiettuong viết:
đăng nhầm trang rồi , đây là hội đam mê gà đòn . gà rừng sang nhầm bên này dễ vào nồi lắm . đưa em nó sang gà ảnh , gà tre .
gà rừng mà cho sinh sản nuôi nhốt thuần dưỡng như thế này thì ko còn vẻ đẹp vốn dĩ của gà rừng nữa rồi
Còn Tiền-Còn Bạn-Còn Huynh ĐệHết Mồi-Hết Rượu-Hết Anh Em..!
Gà này lai rồi, gà rừng rặc phải như con của mình đây nè :
http://s269.photobucket.com/user/amdcian/media/DSC00957Custom.jpg. –
http://s269.photobucket.com/user/amdcian/media/DSC00964Custom.jpg. –
gà này F mấy rồi chứ, mà giá cao quá thả ra bay nhanh lắm
Thú Chơi Và Nghề Bẫy Gà Rừng
Trong nhịp điệu cuộc sống phát triển, khi những biệt thự vườn ngày càng nhiều, nhu cầu thú nuôi cũng cao hơn. Bên cạnh chó kiểng và những con chim ríu rít, nhiều gia chủ sành điệu có thêm sở thích chơi gà rừng. Có cung ắt có cầu, thị trường gà rừng nhanh chóng được hình thành và bắt đầu có tính chuyên nghiệp.
1. Nếu có dịp ghé chân đến những khu phố các đại gia cư ngụ như Phú Mỹ Hưng, Thảo Điền hay Biệt thự vườn Thủ Đức, dễ dàng nghe tiếng gà gáy khá lạ tai, những con gà có hình dáng khác hẳn giống nhà thường nuôi. Đó là những con gà rừng, rất đặc trưng, đuôi dài và cong, màu sắc sặc sỡ. Gà rừng không hề rẻ, loại thường cũng tiền triệu. Nếu thịt gà ở siêu thị chỉ có giá hơn 100.000 đồng mỗi ký, gà rừng cân ký sẽ giá gấp 5-7, thầm chí gấp 10.
Chủ yếu đại gia mua gà rừng để chơi. Thuở nhỏ tôi cũng từng nuôi gà, theo thói quen của người nông thôn, nên cũng có chút ít kiến thức từ chuyện ấp trứng thành gà con đến chuyện mang gà đi đá. Từ ngày định cư ở TPHCM, chẳng có thời gian quan tâm đến nữa. Đột nhiên, một hôm đẹp trời, anh bạn doanh nhân thành đạt rủ rê: “Cuối tuần xuống tệ xá của mình nghe gà gáy chơi”. Có thể thoáng qua một ý nghĩ hơi buồn cười, nhưng giữa lô nhô cao ốc nghe một tiếng gà gáy cũng thú vị. Tôi nhận lời vì nửa thấy hứng thú nửa thấy tò mò.
Tay săn Điền bên chiến lợi phẩm.
Anh bạn doanh nhân dùng hai chữ “tệ xá” là khách khí thôi, chứ biệt thự nằm ngay quận Gò Vấp, TPHCM rộng hơn 500 mét vuông. Sáng thứ bảy đẹp trời, chủ khách uống xong mấy chén trà, anh bạn doanh nhân dẫn tôi ra vườn. Nắm thóc mới ném giữa sân, đã nghe tiếng vỗ cánh sàn sạt. Từ trên ngọn cây, hai cặp cánh bay sà xuống. Chim ư? Chim gì mà to thế? Không phải, hai con gà rừng, một trống một mái.
“Quá đẹp!” – tôi buột miệng thốt lên khi nhìn thấy hai con vật nuôi ngỡ chừng rất quen thuộc kia. Anh bạn doanh nhân tỏ vẻ đắc ý: “Hai triệu rưỡi con trống, một triệu con mái. Mình thuần dưỡng cả năm rồi, bây giờ chúng chỉ sống quanh quẩn mấy cành cây quanh nhà thôi”. May mà kiềm chế kịp, bằng không tôi đã phải cảm thán “quá đắt”. Nếu có đắt là so với gà thịt, chứ còn gà kiểng cái giá ấy cũng tạm chấp nhận.
Tiếng gà rừng ở nhà anh bạn doanh nhân cứ ám ảnh tôi nhiều ngày. Quen phận làm công ăn lương, thứ gì cũng quy ra thực phẩm bỏ vào miệng, nên tôi làm sao chia sẻ được thú chơi hiện đại trong xã hội thượng lưu. Tuy nhiên, bỏ mấy ngày tìm hiểu, tôi phát hiện có không ít gà rừng đang được nuôi làm kiểng ở các biệt thự vườn.
Trường hợp thuần dưỡng để có thể thả rong gà rừng như anh bạn doanh nhân của tôi không nhiều, hầu hết người chơi đều làm lồng bằng lưới ở một góc sân để nuôi gà rừng. Ở khu vực Phú Mỹ Hưng, phía sau vị trí Hồ Bán Nguyệt biểu tượng giàu sang, tôi cũng gặp không ít đại gia có nuôi gà rừng trong khuôn viên biệt thự. Nơi đây yên tĩnh, nhiều cây xanh, bất chợt nghe một tiếng gà mà thấy xốn xang và thư thái.
2. Gà rừng ở đâu các đại gia nuôi? Dĩ nhiên, chả có ông giám đốc hay bà doanh nhân nào tự vào rừng mai phục ngày đêm bắt cho bằng được con gà đem về nuôi. Muốn mua nhanh thì lên mạng, các trang web đầy đủ các giao dịch. Gà rừng không nặng cân như gà nhà, con to nhất cũng chỉ khoảng 1kg. Chỉ cần gọi điện, vài hôm sẽ có người giao gà tận nhà. Nguồn gà rừng rất đa dạng. Gà rừng Tân Hồng – Đồng Tháp cũng có, gà rừng Bác Ái – Ninh Thuận, gà rừng Bù Gia Mập – Bình Phước, gà rừng Bảo Lộc – Lâm Đồng cũng có.
Giống gà rừng được ưa chuộng nhất là loại gà trống có tai trắng. Bởi lẽ, nhiều người vẫn tin rằng tai trắng là biểu tượng độc đáo nhất của giống gà rừng. Một tay chuyên cung cấp gà rừng tại bến xe Tân Bình sau khi bị tôi chê cặp gà rừng giá 5 triệu, đã không ngần ngại thổ lộ: “Bây giờ ngoài Bắc người ta cũng thích gà rừng tai trắng của miền Nam lắm. Mỗi cặp gà rừng chuyển ra Hà Nội bán đều trên dưới 10 triệu đồng cả”. Đấy là nói gà rừng đã trưởng thành, gà trống đã biết gáy hoặc gà mái đã kêu ổ sắp đẻ trứng. Còn những ai ít tiền muốn chơi gà rừng có thể nuôi gà con lớn chừng hơn nắm tay, giá khoảng 300.000 đồng/cặp về nhà mà nuôi.
Hiện nay, vùng ngoại ô quận 12 và Củ Chi đã có nhiều người nuôi gà rừng lấy giống. Thế hệ F1, F2 vẫn còn nguyên dáng vẻ của gà rừng, từ màu lông rất bắt mắt cho đến chân đen chì. Tuy nhiên, cái máu nghề nghiệp khiến tôi thèm khát được dòm ngó những con gà rừng nguyên sơ. Qua vài lần hẹn, Điền, một tay chuyên bẫy gà rừng ở Bảo Lộc, đồng ý cho tôi mục sở thị nghề nghiệp của anh ta. Gà rừng ở Bảo Lộc chủ yếu được bẫy ở các rẫy cà phê và các đồi trà. Gà rừng ở Bảo Lộc về nhiều vào đầu mùa xuân đến đầu mùa hè.
Mùa gà rừng vừa rồi, Điền bẫy được gần 100 con, cũng cải thiện thu nhập kha khá cho gia đình. 3 giờ sáng, trời tờ mờ sương lạnh, Điền dắt tôi đến một rẫy cà phê để săn gà rừng. Muốn bẫy gà rừng phải có dụng cụ. Cái bẫy được làm bằng dây cước và những cây sắt vuốt nhọn như đinh. Bẫy giăng trên khoảnh đất chu vi 10 mét vuông, phủ lá khô lên trên. Thế nhưng, cái bẫy chưa quan trọng bằng con trống làm gà mồi. Điền cho biết: “Gà rừng hiếm khi đến gần gà ta. Chắc vì tướng mạo tụi nó khác nhau. Gà mồi phải là gà rừng được thuần dưỡng lâu ngày đã trở nên dạn dĩ, và tiêu chí quan trọng là phải gáy thật nhiều và thật to”.
Bẫy đã giăng. Điền kéo tôi nằm sấp xuống một gốc cà phê thật xa chỗ giăng bẫy để mai phục. Gà mồi gáy liên tục. Bình minh ló dạng, bỗng nghe tiếng đập cánh ràn rạt, Điền bấm tay tôi yêu cầu yên lặng. Từ xa, trên những ngọn cây cà phê, một bầy gà rừng bay đến như những con chim dũng mãnh. Một bầy gà rừng, một con trống và ba con mái.
Thế nhưng, khi con gà mồi gáy dữ dội chỉ có con gà trống tiến đến gần. Sau một hồi dòm ngó với cặp mắt long lanh, gà rừng xông vào đá gà mồi. Quần nhau chưa được một phút, gà rừng dính bẫy, dẫy đành đạch. Thấy gà trống gặp nạn, ba con gà mái bay vút lên cây rồi chuyền đi mất hút vào rẫy cà phê bạt ngàn. Điền cười sảng khoái, bật khỏi chỗ nằm, tiến về cái bẫy.
Lần đầu tiên trong đời tôi được thấy một con gà rừng đang tự do trong môi trường cố hữu bị rơi vào tay con người. Gà rừng phản ứng bằng cách quẫy đạp rất mạnh, nhưng làm sao thoát khỏi cái bẫy. Tiếng kêu của gà rừng rất hoang dại. Còn đôi mắt gà rừng, không giống chút nào so với gà nhà, có chút gì đó vừa ngơ ngác vừa sợ hãi.
Điền bảo: “Con này lớn đây. Em đem về nuôi khoảng vài tháng cho dạn dĩ, chắc bán cũng được 2 triệu đồng”. Tôi nói đùa: “Con mồi bán bao nhiêu?”. Điền nhìn tôi dò xét, nhưng vẫn hồn nhiên kiểu người quê: “Anh muốn bẫy thì em cho mượn. Chứ con gà mồi này có người đã trả 15 triệu đồng mà em không bán đó”.
GIA QUAN
Thú Chơi Người Bình Thuận: Nuôi Gà Rừng, “Đúc” Gà Đá
Thú chơi người Bình Thuận
Thú chơi người Bình Thuận: Nuôi gà rừng, “đúc” gà đá
BT- Gà mái rừng (hoặc lai rừng) giao phối với gà nòi chuẩn sẽ tạo ra giống gà đá giỏi chịu đòn, thường hay có cú song cước nhắm thẳng yết hầu của đối thủ mà đá, vì vậy dân nuôi gà đá thường lặn lội mua gà mái rừng, hoặc lai rừng để “đúc” gà nòi con.
Nuôi gà rừng. Ảnh: H.T.T
Thôn An Vinh, xã Sông Phan (Hàm Tân) một ngày nắng như đổ lửa. Từ sáng sớm xuất hiện 3 thanh niên đi mô tô loại cao phân khối hỏi đường vào rẫy ông Hòa nằm sâu trong núi Nhọn. Chị Lê Thị Trinh, người dân trong thôn, một phần vì tò mò, phần muốn giúp mấy thanh niên đã dẫn họ đến nơi cần tìm. Ông Hòa và một người con trai ngoài 30 tuổi có phần bất ngờ khi nghe khách giới thiệu từ Đồng Nai ra, nhưng sau đó ông hiểu được vì sao họ cất công đi tìm nhà ông. Số là, người con thứ hai của ông đang ở Phan Thiết, làm nghề “đúc” gà đá. Công việc của anh này là sưu tầm các con gà “chiến”, cho phối giống với gà mái tơ để cho ra lớp gà nòi con, rồi tìm mối bán. Công việc ấy đủ nuôi sống gia đình anh vì nhiều người đang có thú chơi gà đá. Năm ngoái, người con đó về thăm nhà, đã xin ông một con gà mái rừng, sau đó cho giao phối với gà nòi để “đúc” ra giống gà đá lai gà rừng, đặt tên là gà nòi An Vinh. Gà nòi An Vinh khi ra Bình Định thì thắng liền mấy trận lớn, vì vậy tiếng lành đồn xa. Người con thứ hai của ông Hòa “thừa thắng xông lên” động viên cha bẫy gà rừng (trống lẫn mái), cung cấp giống tốt cho công việc của anh. Nghe lời con, từ năm ngoái đến nay ông Hòa bẫy được vài con trống và vài con mái. Ông cho những cặp gà này giao phối nhau hiện tạo được đám gà rừng con thuần chủng, khỏe mạnh trong điều kiện nuôi bán tự nhiên. Không biết bằng cách nào đó, những người nuôi gà đá biết được, đặt hàng. Họ cho ông giá một con gà con vừa bằng nắm tay hoặc hơn một chút là 500.000 đồng. Thoạt đầu, thấy mình chỉ tốn công đi bẫy, và nếu bán đi cả đàn gà con sẽ được trên 5 triệu đồng, ông toan bán đi cả đàn thì người con thứ hai đề nghị giữ lại vì theo anh “Ba sẽ bán được trên 700.000 đồng một con do đây là hàng hiếm”. Ba thanh niên ở Đồng Nai tìm đến nhà ông không ngoài mục đích ấy. Quả như vậy, khi ông thả lúa dụ đàn gà con đến bên con trống (luôn được buộc chân vì chỉ cần nghe tiếng gáy “khích tướng” của đồng loại con trống sẽ bay đi) thì họ trầm trồ, chỉ chỏ ra điều thích thú. Một cuộc trao đổi chớp nhoáng diễn ra. Ba thanh niên đề nghị ông cung cấp gà rừng thuần chủng một cách liên tục, nếu được. Họ hứa bất cứ con gà nào có hai dái tai màu trắng, lông sặc sỡ chân màu chì sẽ được mua giá cao (đặc điểm của gà rừng). Buổi sáng hôm ấy, sau khi trao đổi với con trai, ông Hòa chỉ đồng ý bán: 3 con gà mái rừng cho 3 thanh niên vì người con của ông vẫn muốn giữ lại đa số!
Được biết, tại thôn An Vinh, xã Sông Phan; thôn Đông Thuận, xã Tân Hà (Hàm Tân) hiện nay có một số người chuyên đánh bẫy gà rừng. Nghề đánh bẫy gà rừng vừa là thú vui, vừa là nguồn kinh tế nếu bẫy được gà hay. Mỗi con gà rừng (trống) nếu không dùng phối giống thì làm gà mồi. Giá mỗi con gà mồi hay (gáy to và tiếng gáy vang xa, chịu đá, chịu khiêu khích đồng loại để chúng tìm đến đá, rồi sập bẫy) thường từ 3 – 4 triệu đồng con.
Hà Thanh Tú
Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chơi Gà Rừng Chỉ Có Thể Là Đam Mê trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!