Bạn đang xem bài viết Thú Chọi Gà Ngày Xuân được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thú chọi gà ngày Xuân
(Báo Quảng Ngãi)- Cứ mỗi dịp xuân về, người làng lại tụm năm, tụm bảy xem chọi gà. Trong mắt người mê gà chọi, cuộc chiến của hai “chiến kê”không đơn thuần là màn đấu của giống vật nuôi quen thuộc, mà đó còn là sự quyết đấu của hai võ sĩ trên võ đài.
Để chuẩn bị cho những trận đấu gà gay cấn, người nuôi phải chăm sóc, chuẩn bị những con gà thiện chiến từ trước đó cả năm, thì ngày xuân mới có mang vào sới chọi. Chọi gà không hẳn chỉ là thú vui, mà còn thể hiện tài nghệ chăm bẵm, huấn luyện của người nuôi gà. Vì vậy, dù giải thưởng chọi gà sẽ do các bên giao ước với nhau và nhiều khi không đáng là bao so với công chăm sóc gà, nhưng những tay chơi gà chọi vẫn mang gà đi phô diễn để “trình làng” gà nhà và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Nuôi gà chọi rất kỳ công và là một nghệ thuật. Người chơi gà phải chịu tốn kém, phải hy sinh thì giờ, tiền bạc để chăm nom cho gà. “Muốn tuyển được gà chiến, phải chọn được gà bố, gà mẹ lì đòn. “Cha to xương thì con lớn vóc”. Gà trống để đổ dòng phải là những con to lớn và có thành tích vẻ vang. Gà mái cũng phải lì đòn và có đòn đá độc, hiểm”, lão nông Nguyễn Văn Bình, ở xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) kể về sự kỳ công trong tuyển chọn gà chọi. Trong cả đàn con của gà bố, gà mẹ ấy, người nuôi gà chỉ mong chọn được một, hai con nổi trội để dốc tâm sức vào đấy luyện nên gà chọi hay. Người chuyên nghề nuôi gà chọi đều tuân thủ theo nguyên tắc riêng và huấn luyện từng thế đá cho gà một cách bài bản. Từ đồ ăn, thức uống đến cách vào nghệ, phơi nắng, dầm sương… tất thảy đều phải chăm chút kỹ lưỡng.
“Trong Hùng Kê Quyền, mọi chiêu thức đều mô phỏng theo các thế đá của gà chọi. Những thế “Kim kê thượng xí”, “Kim kê triển dực”… chính là vận dụng từ thế của đôi cánh gà chọi… Võ sư NGUYỄN VĂN LINH
Người ta còn đem phơi sương, phơi nắng để gà hấp thụ khí thiêng của trời đất, chịu đựng được sự thay đổi của thời tiết. Từ đó mới biết, từ một con gà mộc, để trở thành gà có đủ thể chất chinh chiến đòi hỏi người chơi phải “lắm công phu”. Vậy nên, giây phút mang gà ra sới chọi, để đôi gà xông ra đụng độ là giây phút thiêng liêng đối với người chơi gà. Một con gà uy nghi hùng dũng xông ra một đòn đầu tiên chí mạng là một niềm hãnh diện của chủ nhân. Trong quá trình giao đấu, hai “chiến kê” đều thi nhau phô diễn những ngón đòn, chiến thuật, mánh khóe để có thể hạ gục đối phương. Cựa được gà sử dụng như thanh đao của võ tướng, hoặc những mánh khóe như đang đá lại bỏ chạy, lừa địch thủ rượt theo rồi bất thần quay đầu trở lại tấn công bằng một đòn mãnh liệt theo tích Quan Vân Trường dùng kế đà đao định hạ Hoàng Trung… là những “chiến thuật” mà gà mang ra sử dụng. Tương truyền rằng, cũng nhờ quan sát các ngón đòn của đôi gà chọi mà Đông Định Vương Nguyễn Lữ đã nghiên cứu áp dụng vào võ thuật, sáng tạo ra bài quyền mang tên Hùng Kê Quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn thời bấy giờ. “Trong Hùng Kê Quyền, mọi chiêu thức đều mô phỏng theo các thế đá của gà chọi. Những thế “Kim kê thượng xí”, “Kim kê triển dực”… chính là vận dụng từ thế của đôi cánh gà chọi…”, võ sư người Quảng Ngãi Nguyễn Văn Linh nói.
Là trò giải trí, vừa nâng cao tinh thần thượng võ, chọi gà cũng đã trở thành nét đẹp văn hóa và là chất keo gắn kết cộng đồng trong những ngày đầu xuân ấm áp, yên vui.
Ý Thu
Chọi Gà Thú Vui Ngày Xuân
(GLO)- Chọi gà là một trong những thú chơi được ưa chuộng của người Việt, nhất là vào ngày xuân. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng để cá cược khiến thú chơi này bị biến tướng. Với mong muốn mang đến một cách nhìn khác và để tập hợp những người cùng sở thích, Câu lạc bộ (CLB) Gà Gia Lai đã được thành lập từ tháng 4-2023 với hơn 100 thành viên.
Thành viên của CLB với nhiều thành phần, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp nhưng có chung niềm đam mê là thú gà chọi. Ngoài ra, CLB cũng lập trang Facebook “Hội yêu thích gà chọi Gia Lai” thu hút hàng ngàn lượt người theo dõi. “Mỗi thành viên đều phải tuân thủ quy định của CLB, nhưng quan trọng nhất là không được cá cược đỏ đen”-anh Ngô Văn Liêm-Chủ nhiệm CLB Gà Gia Lai chia sẻ phương châm hoạt động.
Một cuộc thi chọi gà của CLB Gà Gia Lai. Ảnh: T.B
Mỗi một người chơi thường sẽ có ít nhất 2-3 chú gà chọi, có người mới tham gia vài năm, nhưng cũng có người có trên 20 năm gắn bó với thú chơi này. Cũng chính vì thế, chỉ cần nhìn vào dáng đi, móng, cựa, mỏ và mào thì họ sẽ biết ngay đó có phải là gà chiến hay không. Gà chọi có sức kháng dịch bệnh tốt hơn các loại gà khác. Tuy nhiên theo chia sẻ của anh Liêm thì quá trình chăm sóc rất kỳ công, phải có niềm đam mê mới gắn bó lâu dài được. Gà chọi thường được cho ăn lúa sạch ngâm nước 5 giờ đồng hồ, ăn men rượu, dế… để bồi dưỡng và tăng sức đề kháng. Gà chọi khoảng 5 tháng tuổi thì bắt đầu được tỉa lông ở vùng đầu, cổ, đùi; được tắm bằng nước lá, xoa bóp bằng nghệ giã nhỏ trộn với rượu, phơi nắng thường xuyên để da gà săn chắc, có màu đẹp; được giữ ấm khi trời lạnh. Mỗi chú gà khi trưởng thành sẽ được nhốt riêng trong lồng bằng tre hoặc sắt.
Một chú gà chọi tầm 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu được thử giò để xác định khả năng bằng cách cho thi đấu với những đối thủ cùng hạng cân. Hễ có thời gian rảnh và một khoảng không gian đủ rộng, sới gà sẽ được tổ chức. Sới quây tròn bằng cót hoặc bằng cao su trên một mặt phẳng khoảng 4 m2, nền cát; mỗi lần đá 2 hồ, mỗi hồ 20 phút. Sau mỗi trận đấu, các chú gà sẽ được rửa họng bằng nước, sau đó tiếp tục xoa bóp bằng nước lá và cho nghỉ dưỡng sức 10-15 ngày rồi mới cho đá tiếp.
Những chú gà chọi thường được đặt tên theo màu lông, chân như: xám tía, xám messi, xám đuôi dài, đen… Để làm đẹp cho các chú gà và cũng để bảo vệ, giảm tính sát thương, các chú gà được trang bị áo đấu, phụ kiện bảo vệ cựa. Trong CLB còn có một thành viên là bác sĩ chuyên chữa bệnh cho gà chọi. Là người đam mê và gắn bó với thú vui này hơn 10 năm, anh Trương Hữu Lộc (công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Công việc khá bận rộn nhưng tôi vẫn tranh thủ thời gian rảnh để chăm sóc gà. Thú vui này giúp tôi thoải mái tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng”.
Hàng năm, CLB đều tổ chức hội thi, triển lãm gà cảnh, gà chọi tranh cờ dân gian liên tỉnh. “Sới gà được dựng lên, những chú gà tham gia giao đấu, người ngồi xem xung quanh không phân biệt già trẻ vừa thưởng thức vừa cổ vũ. Đây thực sự là sân chơi lành mạnh dành cho những người có cùng sở thích. Ngoài những chú gà chọi, CLB đang khuyến khích các thành viên sưu tầm những giống gà cảnh đẹp, quý hiếm để bảo tồn”-anh Ngô Văn Liêm cho biết.
Thú Chơi Chọi Gà Ngày Xuân
Nhiều làng nổi tiếng chơi gà chọi như Đình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ (Bắc Ninh) hay một số nơi khác ở cả 3 miền Trung, Nam, Bắc đều có. Thú chơi chọi gà đòi hỏi một sự kỳ công lớn của người nuôi – từ việc chọn gà giống phải là gà chọi “nhà nòi”, lựa chọn kỹ gà bố, gà mẹ, rồi đến khi trứng nở ra gà con lại được lựa từ dáng vẻ chân, mỏ, mình, đầu…
Lịch sử trò chơi chọi gà
Chọi gà được cho là du nhập vào Việt Nam từ thời Lý, trở thành thú vui của các bậc vương tôn quý tộc. Nhưng thú vui đó dần lan truyền ra dân gian, đến đời nhà Trần thì phát triển vô cùng mạnh mẽ, làm say mê mọi tầng lớp trong xã hội. Chẳng thế mà Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn khi ra chiếu “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” (Hịch tướng sĩ) vào cuối năm Giáp Thân (1284) đã kêu gọi tướng sĩ ba quân đừng vì ham mê thú chơi này (đá gà) mà mất đi tinh thần đoàn kết giữa dân quân trong lúc nguy cơ giặc Mông đang đe dọa – “Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai/ Hùng kê chi cư bất túc dĩ xuyên lỗ giáp.” (Một khi giặc Mông đến nơi, thì cựa con gà nòi không thể đâm thủng áo-giáp của giặc).
Tương truyền trong dân gian, Nguyễn Lữ (em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn) là một “sư kê” (danh xưng dành cho những người nuôi và huấn luyện gà chọi nhiều kinh nghiệm) sành sỏi bậc nhất. Ông có thú sưu tập gà, đặc biệt các giống gà được chọn đều rất nổi tiếng và được tuyển lọc kỹ lưỡng. Những giống gà đó theo một số sư kê ở Bình Định thì vẫn còn lưu truyền tới ngày nay. Có lẽ do ham mê chọi gà, lại sẵn tinh thần thượng võ mà với cách quan sát các thế đá của nhiều loại gà khác nhau, ông đã sáng tạo ra bài võ “Hùng kê quyền” nổi tiếng xưa nay, tức là dùng đòn thế hiểm của gà đá để lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.
Nhân vật nổi tiếng dân gian Trạng Quỳnh cũng từng mượn trò chơi này để mỉa mai lũ hoạn quan nhũng loạn trong phủ Chúa Trịnh. Lũ hoạn quan thù ghét Trạng từ lâu, mà chọi chữ chọi thơ với Trạng thì chẳng khác gì “lấy trứng chọi đá”, bèn bày ra trò chọi gà. Nào ngờ Trạng Quỳnh lại mang gà thiến đi đấu với loài gà nòi thiện chiến của lũ nịnh thần; khi gà Trạng thua, lại dở trò “khóc gà” nhằm đả kích bọn hoạn quan, nịnh thần bất tài vô dụng lại hay bày trò.
Trò chơi chọi gà được minh họa trong tư liệu, sách vở nói về phong tục tạp quán ngày Tết, lễ hội
Thú chơi dân gian hấp dẫn
Chọi gà là thú chơi dân gian từng thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Nhưng việc chăm sóc, chọn lọc, nuôi dưỡng, huấn luyện gà thì là cả một quá trình rất công phu. Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng có trong các hội làng xưa.
Tuy chỉ là một “thú vui tiêu khiển”, nhưng không phải vì thế mà người chơi gà chọi lại lơ là việc lựa chọn, chăm sóc cho những “chiến tướng” của mình. Theo kinh nghiệm dân gian, gà cha thế nào thì gà con thế nấy, phải kiếm giống gà tốt, gà “nòi” mà trong đàn chỉ có 1 đến 2 con thôi. Tuy nhiên, một số vùng lại lựa con theo mẹ vì người ta quan niệm “chó giống cha, gà giống mẹ” để tìm được giống gà như ý. Từ xa xưa, trong dân gian đã lan truyền “chiêu” lựa gà nòi chuẩn: “Đầu công, mình cốc, mắt ốc, chân chì, cánh võ trai, quản ngắn, chẳng thua ai”. Theo những sư kê, chẳng bao giờ họ ưa những con gà đầu to, cổ nhỏ và mềm, còn mỏ lại thô. Gà phải có mống (mào) cao vểnh sang trái, màu đỏ tươi vì loại này nhanh nhẹn, đá dai, lại rất khỏe. Cựa gà là phần quan trọng nhất vì nó chẳng khác gì vũ khí của tướng quân khi lâm trận, cựa gà chọi thì “Cựa sắc đá hay, cựa tày đá kém”. “Cựa nhật nguyệt” là loại cựa mà đầu có một điểm đen và trắng, chỉ có ở “thần kê”, may mắn lắm mới có thể tìm được.
Chọi gà là thú chơi dân gian thu hút đông đảo quần chúng tham gia
Nam Bộ từng là nơi sôi nổi nhất với thú chơi này. Người ta phải cất công tuyển chọn giống gà hay từ các địa phương như Cao Lãnh, Hóc Môn, Cần Đước, Trà Vinh… để có được những “chiến kê” xuất sắc.
Việc lựa chọn giống gà đã khó, chăm sóc gà cũng yêu cầu một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Thức ăn cho gà phải phù hợp với tuổi của gà, nước uống cũng phải tinh khiết. Gà nòi được ăn uống điều độ để tránh bị đói hay bệnh tật. Thường thì gà “chấm niên” (đúng 1 năm) mới được xây xổ tập tành chuẩn bị “tham chiến”. Những con gà đã được xây xổ xong phải được nuôi kỹ hơn nữa, tối cho ngủ mùng để khỏi bị muỗi. Ðến thời điểm, gà phải được cho đá dợt với một con gà khác hoặc để gà khác ngoài giỏ tre nhử trên không để tập đòn, tập thế đá cho gà.
Các trận chọi gà luôn thu hút đông đảo sự chú ý. Hai con gà chọi đỏ gay lừa mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, vào cổ họng, vào ức của đối phương rất quyết liệt, hoặc ghì nhau đè cánh đạp chân như những đấu thủ trên sàn đấu. Có những trận đấu kéo dài hàng tiếng đồng hồ mà không phân biệt thắng thua. Người xem bàn tán, tranh luận sôi nổi, đặc biệt là những ngày Tết Nguyên đán, khiến cho không khí Tết lại càng trở nên rộn rã. Trong quá trình thi đấu, nếu như thấy gà đuối sức, người chơi có thể xin dừng cuộc chơi để tránh gây thương tích cho gà. Thi đấu xong người giành phần thắng sẽ không trao bằng tiền mà sẽ được bên thua đãi một bữa ăn thịnh soạn. Việc thi đấu ở đây đôi khi thắng thua không quan trọng, mà chủ yếu để những người nuôi gà chọi chia sẻ kinh nghiệm, khán giả chứng kiến những pha biểu diễn kịch tính của các chú gà, tạo niềm vui trong dịp Tết đến Xuân về.
Thú Vần Gà Chọi Chiến Chơi Xuân
Có lẽ, chọi gà là một trong những nét văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về, đặc biệt là khi các đình, chùa mở hội. Chọi gà đã trở thành thú chơi thu hút mọi lứa tuổi tham gia bởi tính chất giải trí nhưng vẫn chứa đựng tinh thần thượng võ. Vậy nhưng, để có một con gà chọi chiến tốt là cả một nghệ thuật…
Biết chúng tôi đang muốn tìm một “kê sư” để tìm hiểu về thú vần vỗ gà chọi, anh Nguyễn Xuân Quảng, cán bộ phường Mạo Khê, TX Đông Triều hồ hởi giới thiệu: “Ở Đông Triều có nhiều lễ hội lớn như An Sinh, Ngoạ Vân, Quỳnh Lâm…, cùng các hội làng diễn ra vào dịp đầu xuân, năm mới. Chính vì vậy, môn chọi gà được nhiều địa phương duy trì. Tuy nhiên, số người chơi gà chọi hiện không nhiều, bởi sự hối hả của cuộc sống thời kỳ kinh tế thị trường đã khiến thú chơi tao nhã này dần bị mai một”.
Vần vỗ gà là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và kỹ thuật để thực hiện. Tuân thủ các bước vần vỗ góp phần không nhỏ để tạo nên một con gà chọi hay.
Anh giới thiệu và dẫn chúng tôi đến nhà anh Đặng Văn Mạnh, trú tại thôn Chí Linh, xã Yên Đức, TX Đông Triều – một trong số ít những người có thú vần vỗ gà chọi chơi Tết. Năm nào, anh cũng có gà đem ra hội làng thi đấu và đoạt nhiều giải cao. Gia trại của anh Đặng Văn Mạnh nằm xa xa giữa cánh đồng yên ả, trong vườn có nhiều ô lồng gà chọi. Anh chia sẻ: “Năm nay, tôi vần được 2 con gà chọi để chơi Tết. Một con trưởng thành cựa đã đầy đủ, một con thì non hơn nhưng cũng đã có thể “tham chiến” được. Hiện tại, trong vườn có gần chục con gà chọi, tuy nhiên đây không phải là gà chiến, mà là những con gà đã qua thời kỳ đỉnh cao thi đấu, nhưng là gà nòi đẹp nên tôi giữ lại để gây giống”.
Biết chúng tôi tìm hiểu về thú vần vỗ gà chọi, anh hồ hởi nói: “Người nuôi gà chọi không những phải nắm chắc kỹ thuật mà còn phải tinh tường về những đặc điểm tướng mạo, từ màu sắc lông, cánh, vảy, móng, tiếng gáy, thế đi… thì mới có thể chọn được một chú gà đẹp để chăm nuôi thành gà chọi chiến. Đầu tiên là giống, gà có rất nhiều dòng giống, chủng loại khác nhau, để tìm được một con gà chọi chiến thật sự ưng ý là rất khó khăn. Gà mẹ phải được xuất thân từ dòng gà bền bỉ, có sức chịu đòn tốt, gan dạ. Còn gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay. Chọn gà chọi con là rất quan trọng, phải xem từ vẩy chân, lông, đầu, mào, mỏ đẹp thì khi vần vỗ mới trở thành con gà chọi chiến hay. Ví dụ như vẩy chân, gà chọi tốt phải có vẩy rồng, vẩy hoa cà hoặc vẩy quấn sáo. Trong đó, vẩy rồng được các “kê sư” thích nhất, bởi con gà như vậy sẽ có lối đánh thông minh, lỳ đòn”.
Chia sẻ về bí quyết chọn gà chọi, anh Mạnh cho hay: “Có nhiều cách để chọn gà chọi chiến tốt, nhưng thường thì dựa vào kinh nghiệm và cái duyên là chính. Ví như, gà thư hùng có chân đen, chân trắng hoặc chân vàng, chân trắng; hai cựa khác nhau là gà nhật nguyệt; gà lưỡng nhãn hai con mắt khác màu; gà có bớt trong lưỡi. Về phần lông, chọn gà nhiều lông đá mới lên mặt; ít lông chỉ đá cửa dưới lên đến ức; chọn gà mã mái (giống gà mái) đá mới hay. Gà chọi tốt dáng đầu phải cao ráo, khi nhấc con gà lên hai chân phải chụm vào với nhau (gà chân đan). Về mặt gà chọi, mặt nhật thì linh hoạt, mặt ó thì gan lì, mặt tam giác thì dữ dằn. Mào gà cũng rất quan trọng, người chơi thường chọn mào vua, mào công thường gà đá cao, mào hộp gà hay chui luồn, nên chọn gà có mào công, mào vua hoặc mào chỉ thiên. Mỏ gà chọi càng to khoẻ càng tốt, không dùng mỏ ngắn và mỏ thẳng, hàm rộng…
Anh Đặng Văn Mạnh (thứ 2, trái sang), trú tại thôn Chí Linh, xã Yên Đức, TX Đông Triều, giới thiệu về thú vần vỗ gà chọi. Ảnh: Hữu Duy
Chỉ chọn gà chọi con tốt cũng thật nhiều bí quyết, thế nhưng nghe anh kể về cách vần vỗ gà mới thấy hết được sự công phu, kiên trì và cả sự đam mê của nhưng người yêu thích môn chọi gà. Anh Mạnh kể: “Vần vỗ gà là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và kỹ thuật để thực hiện. Tuân thủ các bước vần vỗ góp phần không nhỏ để tạo nên một con gà chọi hay. Gà chọi nuôi từ nhỏ đến khi biết gáy thì bắt đầu vần vỗ. Bước đầu ta phải vần chè, sau đó là vào nghệ. Các “kê sư” cho chè vào nồi đun sôi, sau đó để nước âm ấm thì đem gà vào tắm. Vào nghệ cũng tương tự, giã nhỏ nghệ cho vào nồi đun sôi kỹ, sau đó để nước ấm cho thêm vào một chút rượu rồi xoa bóp cho gà. Tiếp đó, ta cho gà chạy lồng, bằng việc sắm một chiếc lồng to, cho gà vào trong để gà chạy vòng quanh nhằm tăng dần sức chiến đấu cho gà chọi, công việc này thực hiện một tuần 2 lần. Trong các khâu vần vỗ gà chọi, đá tập là vô cùng quan trọng, đây chính là lúc hình thành cho gà các miếng đánh, đồng thời tạo ra cho gà chọi sự bền bỉ khi chiến đấu. Gà chọi sau khi vần chè, vào nghệ thì tiến hành cho đá tập với tần suất 20 ngày/1 lần, mỗi lần đá 2 hồ, mỗi hồ 15 phút. Điều quan trọng là mỏ gà phải được bịt lại, gà không thể mổ được mà chỉ nhảy đá (vần hơi), nhằm mục đích để gà đá được sâu hồ. Sau mỗi lần vần hơi xong, gà chọi phải được rửa họng, bằng cách đổ nước vào họng rồi nhẹ nhàng móc hết đờm ra, điều này sẽ tránh được gà bị ho; sau đó tắm, xoa bóp cho gà bằng nước lá ngải, lá chè, đặc biệt ở vùng đùi, vùng cổ để gà hồi phục sức lực”.
Theo anh Mạnh, một con gà chọi đá hay gồm nhiều yếu tố như sự gan lỳ, bền bỉ, nhanh nhẹn trong lối chơi, nhưng đặc biệt là phải có các miếng đánh như ôm đấm (hai chân đá vào ức đối phương), cựa cuốn mé hai mang (đá xẻ cựa vào hai bên má đối phương). Mỗi con gà chọi chỉ đá được 3 năm (3 lần thay lông) cùng với chế độ chăm sóc ăn uống, vần vỗ rất đặc biệt. Trước mỗi khi đá, phải cho gà chạy lồng để xuống cân (ép cân) và chỉ nên đá với những đối thủ đồng hạng (cùng cân) để tránh gà bị bại sức.
Mùa xuân đến, khi tiếng trống hội vang rền, cùng với các trò chơi dân gian, tiết mục văn nghệ truyền thống thì chọi gà là thú vui được nhiều người yêu thích, theo dõi. Qua câu chuyện kể của anh Mạnh mới thấy hết được sự công phu, kiên trì, kỹ thuật và cả niềm đam mê của những “kê sư” đã huấn luyện ra những con gà chọi chiến, góp phần làm cho các lễ hội xuân thêm xuân.
Thái Bình
Trò Chơi Gà Chọi Ngày Xuân
Thế nhưng hiện nay, ở nhiều hội thi chọi gà đã bị làm “biến tướng” xấu. Sới gà vui Tết, vui xuân không còn là nơi để giành giải lấy lộc đầu năm mà trở thành nơi tập trung của các con bạc đỏ đen, mà số tiền cá cược lên đến hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí lên đến hàng tỷ đồng. Giờ đây thay vì những sới gà mở ở sân đình làng, sân nhà văn hóa… vào những ngày xuân, nhiều làng quê có những sới gà mở cửa quanh năm để phục vụ nhu cầu chọi và cá cược của các con bạc. Ông T, một người chuyên chơi gà chọi ở Bố Trạch cho biết, ở các sới gà như thế, không phải ai cũng vào được, chỉ người quen và những người chuyên đá gà ăn tiền, có tiền cá độ mới được vào. Cũng theo ông T, ở những sới gà này mức cược cũng rất lớn từ vài chục đến vài trăm triệu đồng chứ không ít. Đây có thể coi là một trong những biến tướng không mong muốn của thú chơi giàu tinh thần thượng võ này.
Nhiều sới gà hiện nay mở ra là vì mục đích cá độ, đánh bạc sát phạt nhau.
Thời gian qua lực lượng chức năng ở tỉnh ta đã thường xuyên tổ chức các đợt truy quét và triệt phá nhiều trường gà, sới gà có tổ chức đánh bạc bằng hình thức đá gà. Điển hình nhất là vụ lực lượng Công an tỉnh, sau một thời gian theo dõi, ngày 2-5-2023, đã đột nhập vào một trường gà ở phường Bắc Lý (Đồng Hới), bắt quả tang hơn 100 người đang đánh bạc bằng hình thức đá gà. Thời điểm đó, trên chiếu bạc, lực lượng công an đã thu giữ hàng tỷ đồng, cùng 29 ôtô hạng sang trong sân trường gà. Theo lực lượng công an, đây là một trường gà hiện đại, có diện tích khoảng 5.000m2, tường cao 3 mét, xung quanh có máy quay cùng bảo vệ cảnh giới suốt ngày đêm. Đây được xem là trường gà quy mô lớn, quy tụ nhiều con bạc có máu mặt ở miền Trung và miền Bắc…
Ngoài những biến tướng thành cờ bạc cá độ, cho vay nặng lãi ngay sới bạc, nhiều chủ gà ép cho gà đánh hơn thua, nhiều khi sự hơn thua đã trở thành trò chơi rất “tàn độc” với những chú gà chọi. Theo các cụ cao niên chơi gà cho biết, ngày xưa chơi gà chọi là thú vui tao nhã nên gà được nghỉ ngơi nhiều hơn, khi gà mệt dựa cổ vào nhau để nghỉ, các ông chủ không nỡ đẩy chúng phải đánh nhau quá sức. Ngày nay, vì hơn thua cay cú nên họ ép gà đánh nhau đến kiệt sức mới thôi. Thậm chí, tàn độc hơn, họ còn bịt cựa bằng kim loại nhọn, cài lưỡi lam vào cánh để cho chúng đánh nhau rách cổ, rách mặt, máu chảy ròng ròng. Nhiều chú gà chết ngay trên sới đấu.
Giới chơi gà còn tiết lộ, ở một số nơi, trong những cuộc cá cược với số tiền lớn lên đến hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng, “con bạc đá gà” luôn tìm mọi cách để kích thích cho chú “gà chiến” của mình thắng cuộc. Thường thì khi đá chọi, chủ gà chỉ xoa rượu hoặc dầu lên mình gà, nhưng một thủ thuật mà giới cá độ đá gà hay dùng đó là cho gà uống thuốc kích thích để gà “đá đến chết thì thôi”. Loại thuốc kích thích mà các con bạc hay cho “gà chiến” uống trước khi chọi là “thần dược” Amphetamin.
“Uống loại thần dược này vào thì bảo đảm gà chỉ có đá đến khi chết thì thôi, không biết sợ. Nhưng thường chỉ là những ván cá cược sát phạt một mất một còn với số tiền lớn thôi, vì khi uống xong và lâm trận, gà dù có thắng trận thì sau đó vẫn chết.”, một người chơi gà tiết lộ.
Vậy là, từ thú chơi thể hiện tinh thần thượng võ nay đã biến tướng thành cuộc cá độ, những cuộc tự tàn sát nhau của những chú gà. Những ngày Tết đến, xuân về thú chơi chọi gà lại được tổ chức ở nhiều nơi, trong những lễ hội, những cuộc vui xuân. Tuy nhiên, để gìn giữ thú chơi này vẹn nguyên nét văn hóa thuần Việt, một thú chơi tao nhã của tinh thần thượng võ, thiết nghĩ các ban tổ chức lễ hội, chính quyền địa phương nơi có lễ hội và có truyền thống chơi chọi gà cần có sự quản lý sát sao hơn nữa…
Phan Phương
Ngày Xuân Về Hưng Yên Xem Chọi Gà
Trong những ngày Tết ở Đông Mai, bất kể người nào có gà hay không, là người trong thôn hay thôn lân cận, thậm chí cả những “chủ gà” của tỉnh Bắc Ninh, hễ nghe thấy thôn nào nào có hội chọi gà là tìm đến vây quanh, xem và cổ vũ. Chủ gà nào muốn tham gia lễ hội phải đăng kí trước với ban tổ chức để được bốc thăm cặp thi đấu với mình.
Tùy theo số lượng gà tham gia chọi mà ban tổ chức sẽ có ít “xới” hay nhiều xới. Các xới được quây ở hai bên trước cổng sân đình, để sau khi làng tổ chức xong phần lễ, sẽ tiến hành phần hội với các trò chơi dân gian đặc sắc.
Ông Nguyễn Xuân Khu (Trưởng ban tổ chức lễ hội đình làng) cho biết: “Trò chơi chọi gà đã có từ lâu, nhưng năm 1997, nó mới chính thức là trò chơi có mặt trong lễ hội đình làng Đông Mai hàng năm và được tổ chức thành hội chọi gà. Thông thường, cứ 3 năm làng lại tổ chức hội lớn một lần, nhưng chọi gà thì hầu như năm nào cũng có. Các chủ gà chỉ cần hẹn nhau là có thể tập chung lại để thi đấu, nhưng đúng năm tổ chức hội thì hội chọi sẽ lớn hơn và số gà tham gia chọi sẽ nhiều hơn”.
Không chỉ ngày tết, ngày thường ở Đông Mai cũng có hội chọi gà. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi là các chủ gà hẹn nhau chơi, vừa thi đấu giao hữu, vừa rèn luyện sức chiến đấu cho các “chú”.
Người chơi gà chọi phải là người có nhiều kinh nghiệm và đầu tư công phu về thời gian và công sức. Những người có “máu” chơi chọi gà thường lặn lội đi khắp nơi để tìm những giống gà nổi tiếng, như gà Đông Tảo, Cao Lãnh…
An Thắng – một chủ gà có tiếng ở làng – cho biết: “Dân chơi gà chọi thường có một câu truyền miệng về kinh nghiệm chọn gà. Đó là ‘đầu còng, mình cốc, mắt ốc, da chì, cánh vỏ trai…’. Những người chơi sành chỉ cần nhìn vào những đặc điểm này, nhìn vào tướng gà, dáng đi, màu sắc lông, chân gà, tiếng gáy là có thể kết luận về ‘sức chiến đấu’ của chú ta”.
Muốn có gà đá hay, người chơi gà chọi phải sành chọn giống, biết cách chăm sóc, “om bó” từ khi con gà đang còn nhỏ, rồi phải ra công tập luyện bằng cách cho “đấu giao hữu” để biết được những ưu khuyết điểm mà uốn nắn và phát huy.
Chọn được gà tốt, gà đá hay đã khó, nuôi gà chọi lại càng khó hơn. Theo anh Thắng, gà chọi phải có chế độ ăn uống riêng, đủ nước uống. Thức ăn ngoài ngô lúa còn phải có chất béo, đạm động vật. Trước ngày lên xới phải om bó, tẩm bổ bằng cách cho gà ăn những động vật có chứa nhiều chất đạm như lươn, tôm, cá… sống.
Vào cuộc đấu, mọi người khắp nơi đổ về vây quanh “xới”. Phải chọn xới trên bãi cỏ êm, không có đá sỏi, có khi phải trải chiếu. Nếu vào những ngày hội làng, các “xới” được tạo bằng những tấm cót chắn thóc, bên trong trải cát êm. Chơi gà chọi cũng cần phải có luật, phải căn cứ vào hạng cân, hạng tuổi mới cho các chú gà chọi thi đấu với nhau và phải có trọng tài giám sát.
Người xem chọi gà say sưa cổ vũ, bình phẩm từng cú đá hay, từng miếng mổ chuẩn xác, hiểm hóc, từng động tác di chuyển và ánh mắt nhìn “đối thủ” của gà. Nhiều khi người xem còn tỏ ra hào hứng và nhập cuộc một cách cuồng nhiệt để cổ vũ cho các “vận động viên”.
Những cặp đá hay và bền thường đá thông 7 – 8 hồ (mỗi hồ có thể 10 – 15 phút do trọng tài quy định). Nghỉ giữa các hồ, gia chủ phải dùng khăn tay móc nhớt trong họng, phun rượu và xoa nghệ những vết thương, rồi cho đấu hồ khác.
Gà vào cuộc thường “say đá” đến mức toạc đầu, gãy cánh, chảy máu mắt vẫn không chịu rời xới. Do đó có khi các chủ gà chọi phải dừng thi đấu và dùng kim chỉ khâu những vết rách ở chân hoặc cánh của gà lại rồi cho thi đấu tiếp. Nếu gà bị đá rời ra khỏi xới là thua cuộc. Những chú gà đá hay thường có máu bất khuất không chịu thua cuộc nên sẽ đấu hết mình.
Nếu các chủ gà chọi không muốn gà của mình bị thương nữa có thể xin thua và dừng thi đấu và cho gà về “dưỡng thương”. Cuối mỗi hội chọi sẽ có giải dành cho 3 chú gà có sức chiến đấu mạnh nhất và còn trụ tới hiệp cuối cùng. Kết thúc hội thi, các chủ gà lại đem về nuôi dưỡng, chăm sóc và rèn luyện sức chiến đấu để chờ tới hội làng năm sau.
Nhiều năm nay, thú chơi gà chọi trong ngày hội làng ở Đông Mai vẫn không hề mai một và được duy trì cho đến tận bây giờ. Nó không chỉ là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống, mà còn thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí bất khuất trong tính cách của người Việt Nam.
Phương Lam
Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chọi Gà Ngày Xuân trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!