Bạn đang xem bài viết Tất Tần Tật Cách Chữa Gà Chọi Bị Tụt Lực Hay Nhất 2022 được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gà chọi bị tụt lực. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này ở gà
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thể trạng của gà càng ngày càng trở lên không tốt, sức bền kém, thể lực không kéo dài. Một số yếu tố thường đến từ môi trường và chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không tìm ra một cách chữa gà chọi bị tụt lực để khắc phục tình trạng này ngay lập tức, thì việc các chiến kê không thể ra đấu trường chỉ là điều sớm muộn. Do đó hãy quan sát, tìm ra nguyên nhân và chọn lựa một cách phù hợp để đảm bảo về sức khỏe và thể lực tốt nhất cho các chiến kê.
Nguyên nhân và cách chữa gà chọi bị tụt lực
Nếu muốn tìm ra một cách chữa trị tốt nhất thì phải biết nguyên nhân gây ra bệnh. Điều này sẽ giúp cho lộ trình điều trị trở lên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Không những thế còn giảm thiểu được khả năng rủi ro về các tác dụng phụ của các cách chữa gà chọi bị tụt lực.
Nguyên nhân dẫn đến gà bị tụt lực
Môi trường sống không được dọn thường xuyên dẫn đến bị ô nhiễm, ẩn chứa nhiều loại ký sinh trùng
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dẫn đến gà không có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Cách vần và om gà không đúng cách
Chọn lựa gà dùng để vần hơi có thể trạng tốt hơn và cứng xương hơn dẫn đến tình trạng hao hụt sức lực
Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến gà bị tụt lực là do cho gà đi đá quá đà, một số sư kê cho thời gian phục hồi cho gà chiến quá ngắn. Do vậy, sau mỗi lần đá, sức sẽ bị hao hụt nhanh chóng và dần dần dẫn đến kiệt sức không thể hồi phục. Vậy nên hãy chú ý, tham khảo những cách chữa gà chọi bị tụt lực để chiến kê luôn giữ được thần thái và thể trạng tốt nhất mỗi khi có mặt trên đấu trường.
Cách chữa gà chọi bị tụt lực đơn giản
Cách đơn giản nhất là sử dụng trực tiếp các loại thuốc làm tăng thể lực cho gà như là Catosal tiêm 3 lần 1 ngày, Boganic và Enervon C uống mỗi loại 1 viên. Các loại thuốc này rất dễ tìm, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng thú y hoặc ra các tiệm thuốc tây để tăng cường thể lực và hệ miễn dịch cho gà.
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi bị tụt lực
Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng song song với cách chữa gà chọi bị tụt lực.
Trong giai đoạn gà bị tụt lực thì sức khỏe của gà còn khá yếu nên giảm thịt và tăng cường rau xanh, đặc biệt là cà chua để tránh gà bị khó tiêu, loạn tiêu hóa.
Chế độ ăn cũng sẽ được giảm một phần thóc thay bằng một phần cám, bổ sung các loại cám hỗn hợp để nhanh chóng lấy lại thể lực như ban đầu.
Rèn luyện gà đá khi bị tụt lực
Cách chữa gà chọi bị tụt lực kết hợp với cách chăm sóc và rèn luyện. Chế độ dinh dưỡng là một phần, cách rèn luyện trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc gà có lấy lại được thể lực hay không.
Trong giai đoạn này gà cần được nghỉ ngơi nên tuyệt đối không om và vô nghệ cho gà. Cách vần gà cũng phải nhẹ nhàng, giảm thời gian phơi nắng và tránh nhốt cạnh gà xung khỏe.
Chỗ ngủ của gà phải thường xuyên được lau dọn, ban đêm phải đảm bảo là ấm áp nhưng phải thoáng khí thì gà mới nhanh chóng lấy lại được thể lực.
Hãy giữ cho chiến kê có sức khỏe tốt nhất để có thể trình diễn những màn võ hay, đẹp mắt thỏa mãn được nhu cầu của mọi người xem.
Tuyển Tập Các Cách Nuôi Gà Đá Có Lực Hay Nhất
Chọn lựa giống tốt là cách để biết được một nguồn gốc, bản lĩnh từ dòng dõi của một chiến kê. Nhưng làm thế nào để gà duy trì được sức khỏe và sức bền thì phải dựa vào những cách nuôi gà đá có lực của các sư kê. Để làm được điều này thì ngoài những kinh nghiệm, kiến thức của bản thân thì việc học hỏi những cách được truyền lại từ nhiều sư kê kinh nghiệm. Vì thế, dưới đây bài viết sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số cách nuôi hay nhất từ trước đến nay.
Vần gà là một kỹ năng quan trọng giúp cho gà quen dần với việc thi đấu cũng như là rèn luyện sức dẻo dai cho cơ thể. Có 3 cách vần gà chính là: vần hơi, tập bộ và chạy bội.
Vần hơi: là cách để cho hai chú gà quần với nhau nhưng với điều kiện là phải được bịt mỏ và cựa để tránh gây ra những vết thương không đáng có trong suốt quá trình luyện tập.
Tập bộ: cũng là một kiểu trong cách nuôi gà đá có lực và cũng khá giống với cách vần hơi. Tuy nhiên, ở đây người luyện tập cùng gà chiến chính là các sư kê, cả hai bên sẽ rèn luyện sao cho sức bền của gà được nâng cao theo từng ngày.
Chạy bội: bằng cách để một con gà trong lồng và một con ở ngoài cho chạy theo vòng trong. Quan sát thể lực và số vòng mà gà chiến chạy được trong một khoảng thời gian nhất định.
Cách nuôi gà đá có lực nhờ vào luyện tập
Luyện tập là cách để có được một bộ da dày, một cặp chân cứng, chắc khỏe, một đôi cánh khỏe khoắn…Để làm được điều này thì bất cứ gà chiến nào cũng phải trải qua 3 giai đoạn trong suốt quá trình đúc gà:
Vào nghệ là cách để cho da gà ngày càng dày hơn, hạn chế được việc khi tham gia chiến đấu sẽ giảm thiểu được việc hình thành nên các vết thương sâu bên trong. Cách nuôi gà đá có lực thì cách vô nghệ cần được đảm bảo với nguyên liệu chính là nghệ nguyên chất, muối và phèn chua. Sau khi nấu các nguyên liệu sẽ bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng các bộ phận của gà trong vòng 6h thì bắt đầu ra nghệ.
Để ra nghệ tốt nhất thì phải sử dụng nước chè phun vào các bộ phận và xoa nhẹ cho bớt nghệ. Làm lặp đi lặp lại trong khoảng 3 lần mỗi lần cách nhau 4h. Lưu ý, trước khi ra nghệ thì gà cần phải được cho đi tập “quay thóc” thì mới đem lại hiệu quả cao.
Cách để tăng cường sức khỏe và quen với môi trường luyện tập khắc nghiệt trước khi được đưa lên đấu trường. Quá trình luyện tập ở giai đoạn này thì các sư kê phải đảm bảo cho gà luyện tập khi trời còn sương sớm cho đến khi hết nắng sớm (chủ yếu là đến 9h sáng). Tuyệt đối không được nhốt gà mà để gà tự do chạy nhảy, vươn vai để thân hình thêm chắc nịnh. Sức đề kháng được tăng lên
Ngoài ra quá trình của cách nuôi gà đá có lực cũng phải cho gà dầm cán bằng hỗn hợp nước tiểu pha loãng để chân gà ngày càng trở lên cứng cáp hơn.
Thực hiện đầy đủ được hai yếu tố trong cách nuôi gà đá có lực như trên thì chiến kê của bạn luôn đảm bảo được yếu tố về sức bền, sức khỏe dẻo dai để chiến đấu trăm trận trăm thắng ở mọi đấu trường. Hy vọng rằng những kiến thức được chia sẻ như ở trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công cuộc đúc lên một thần kê thực sự theo đúng ý muốn của mình.
Cách Nuôi Gà Chọi Có Lực Hay Nhất
Gà chọi cho đến hiện nay hầu hết các sư kê nuôi vì đam mê. Tuy nhiên loại gà này cũng đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế khá cao. Nhưng để làm được điều đó thì cần làm cho gà có lực.
Cách vần gà chuẩn
Vần gà là giai đoạn cơ bản nhưng bạn cần phải thực hiện đều đặn để chú gà của mình trở nên sung sức hơn. Có 3 phương pháp vần chính như sau:
Gà vần với gà, hay còn gọi là vần đòn, vần hơi: Ở hình thức này, bạn cuốn chân hai chú gà chọi lại, bịt hoặc thả mỏ để chúng ‘quần thảo’ với nhau.
Gà vần với người, hay còn gọi là tập bộ, bao gồm cả hình thức quay thóc: ở hình thức này, chúng ta sẽ cùng tập với gà.
Hai gà chạy lồng: Hai chú gà chọi sẽ được nhốt chung vào một chiếc lồng để luyện chạy đuổi nhau. Khi đó, bạn sẽ phải ngồi ngoài để theo dõi đếm số vòng chạy của chúng.
Kỳ 1: Bạn vần 1 hồ đòn 15 – 20 phút rồi cho nghỉ 8 ngày, vần 1 hồ hơi 30 – 40 phút rồi nghỉ 7 ngày.
Kỳ 2: Vần 2 hồ đòn 17 – 25 phút rồi nghỉ 14 – 20 ngày, vần 2 hồ hơi 30 – 40 phút rồi nghỉ 10 ngày.
Kỳ 3: Vần 3 – 4 hồ đòn trong khoảng 17 – 25 phút rồi cho nghỉ 21 – 28 ngày bắn chân 5 phút, tiếp đến khoảng 3 ngày sau thì vần 4 hồ hơi từ 30 – 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày bắn chân 5 phút. Cuối cùng thì khoảng 4 ngày sau cho bắn chân 10 phút rồi nghỉ 7 ngày trước khi ra chiến đấu.
Tuy nhiên, để nuôi gà đá có lực, bạn cần phải biết vần gà theo các mức độ khác nhau trong quá trình nuôi. Nguyên tắc là phải vần theo mức độ tiêu hao năng lượng từ ít đến nhiều thông qua các hình thức từ đơn giản đến phức tạp.
Và khi chú gà chọi đã đạt đến mức tiêu hao năng lượng cao nhất rồi thì bạn lại hạ dần mức độ xuống để cho chúng thích nghi và có được một thể lực thật hoàn chỉnh.
Vào nghệ, ra nghệ và om bóp
Vào nghệ là việc giúp cho gà nhanh lành da, làm da dày hơn sau mỗi trận đấu, giảm mỡ phần đùi cho đôi chân khỏe, làm cho cơ thể săn chắc, tạo ra những đòn đá hiểm chí mạng vào đối phương.
Tuy nhiên, kỹ thuật này thường không dành cho gà đá dưới 1 năm hoặc những chú gà đã được vần từ 2 đến 3 lần. Các sư kê nên dùng nghệ tươi với gừng giã nát trộn với muối rượu sau đó sát vào những chỗ hay bị thương như cổ, mỏ, đầu, lưng,..
Xem Thêm: Cách đúc giống gà chọi thuần chủng
Ra nghệ là một kỹ thuật cần thực hiện sau khi vào nghệ khoảng 6 tiếng, sư kê phải từng bước ra nghệ phun nước chè, xoa đều cho bớt nghệ lần 1, 4h đồng hồ sau lại phun nước chè, xoa đều cho bớt nghệ lần 2.
Sau đó ra nghệ lần 3 bằng cách om nước chè tươi đun sôi và phun tắm xoa khô bằng nước sôi để nguội hoặc rượu.
Om bóp là kỹ thuật căn bản giúp cho gà tránh được tình trạng nấm mốc và các loại vi khuẩn ký sinh trên da và lông gà. Đồng thời giúp gà sạch sẽ, khí huyết lưu thông, cho da dày hơn, giúp gà không bị rách da khi chiến đấu và có khả năng chịu được những đòn hiểm từ phía đối phương.
Chỉ cần thực hiện đầy đủ các bước vào nghệ, ra nghệ và om bóp là chú gà của bạn đã nắm phần thắng khá tương đối.
Cách dãi nắng, dầm sương
Đây là một hình thức rèn luyện giúp mang lại nhiều hiệu quả cực kỳ tốt trong cách nuôi gà đá có lực. Chú gà chọi của bạn sẽ phải trải qua những thời tiết khắc nghiệt nhất, dù là nắng hay mưa, thậm chí là cả khi sương dày đặc thì gà vẫn phải tập luyện để có được mộtcơ thể dẻo dai và khả năng chịu đòn bền bỉ.
Mỗi ngày, bạn có thể cho gà phơi nắng khoảng 1 tiếng vào buổi trưa. Tuy nhiên, trong quá trình phơi, cần đặt gà trên nền ẩm, mát và trong lồng lúc nào cũng có một cốc nước.
Còn trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, nhiệt độ cao thì trước khi phơi, bạn cần phải cho gà uống thêm một lát sâm để đảm bảo sức khỏe của gà trước khi tập luyện.
Kết luận
Cách Chữa Gà Chọi Yếu Chân, Gà Chọi Bị Yếu Chân Chữa Như Thế Nào
Tình trạng gà chọi bị yếu gối không hề hiếm gặp. Một khi để gà chọi rơi vào tình trạng này thì không thể cho gà đi đá hay đi vần vò. Trong khi đó, để chữa khỏi cũng cần các sư kê ra rất nhiều công sức. Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu biết rõ hơn về tịnh trạng này. Và biết cách chữa trị khi gà bị yếu gối.
Đang xem: Cách chữa gà chọi yếu chân
Thế nào là gà chọi bị yếu gối?
Rất dễ để nhận ra gà chọi có bị yếu gối hay không. Bởi khi bị yếu gối chân gà chọi thường yếu, gà đi hay té, thọt chân, gà không đá được. Hoặc nếu tình trạng yếu gối nhẹ hơn thì phải sau khi gà đá về đi tập tễnh mới nhận ra được.
Thế nào là gà chọi bị yếu chân?
Gà chọi bị yếu gối rất dễ để nhận ra nên các sư kê cần lưu ý để chữa trị kịp thời cho gà.
Nguyên nhân gà chọi bị yếu gối
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu gối ở gà chọi. Dễ gặp nhất là do sư kê vần vỗ, om chườm không đúng cách, gà non ép đòn quá tải… Lúc này gà dễ mất gân và yếu gối là chắc chắn.
Gà chọi cũng có thể bị yếu chân, mất gân do tiêm phòng, tiêm thuốc bổ hoặc bệnh vào gân tại phần cơ đùi không đúng kĩ thuật. Và nguyên nhân do chữa trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh liều cao. Hoặc do người nuôi cho gà dùng liên tục thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.
Nguyên nhân gà chọi bị yếu chân, mất gân
Gà chọi bị yếu chân còn do sư kê cho gà đạp mái quá nhiều trong thời gian thay lông chuyển vụ lông 1 sang vụ lông 2. Gà bị mất gân do chính gen di truyền của dòng gà. Có những dòng gà cứ thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 xong là không thể chơi được. Kinh nghiệm nhãn tiền mà tôi đã gặp được 4 con. Những con gà này ở vụ lông 1 chân đòn và gân gối của nó lên theo từng kỳ vần.
Cách chữa gà chọi bị yếu gối hiệu quả
Để chữa trị cho gà chọi bị yếu gối hiệu quả, sư kê cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Tách gà ra khỏi bầy gà chiến
Ngay lập tức tách gà chọi bị mất gân ra khỏi đàn nếu phát hiện. Cần để gà đến nơi có khoảng không gian rộng rãi, có cát đất và cây cỏ… Thả gà chung với mấy con gà con non để nó tung tăng bới rãi.
Tách gà ra khỏi bầy gà chiến
Lưu ý, tuyết đối không thả nhốt chung với gà mái đẻ hoặc gần gà chiến chạy lồng. Tình trạng mất gân yếu chân của gà chọi chỉ bị nặng thêm mà thôi.
Bước 2: Sử dụng thuốc bổ gân cho gà
Sư kê có thể dùng rượu thuốc để xoa bóp vào đùi gà với cái động tác masage vào buổi sáng hoặc chiều tối liên tục khoảng 15 ngày. Sau 15 ngày thì tiến hành thêm phương pháp luyện gân gối và phục hồi chức năng gân cho gà.
Bước 3: Nếu gà đạp mái nhiều thì nên bỏ qua
Gà chọi bị yếu chân do cho gà đạp mái quá nhiều trong thời gian thay lông chuyển từ vụ lông 1 sang vụ lông 2. Tốt nhất là không nên chữa lại vì mất thời gian. Sau khi chữa xong, cũng không còn thời gian để chơi vì gà sẽ tiếp tục thay lông vụ 3 thôi.
Gà bị yếu gối có nhiều nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân mà sư kê có cách chữa trị cho phù hợp. Gà bị mất gân, yếu gối, yếu chân đều không phải vấn đề lớn nhưng rất cần có sự chăm sóc tỉ mỉ để phục hồi nhanh chóng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tất Tần Tật Cách Chữa Gà Chọi Bị Tụt Lực Hay Nhất 2022 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!