Xu Hướng 6/2023 # Tản Mạn Chuyện Chọi Gà # Top 12 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tản Mạn Chuyện Chọi Gà # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Tản Mạn Chuyện Chọi Gà được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(QNO) – Trò chơi “chọi gà” có từ xa xưa, hàm chứa nhiều triết lý nhân sinh và nghệ thuật. Ngày xuân Đinh Dậu, kể chuyện chọi gà để “đánh thức” một nét đẹp văn hóa dân gian, trong đó có miền quê Quảng.

Theo tích xưa, ba anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ có những sở thích khác nhau. Khác với hai anh, Nguyễn Lữ từ nhỏ đã mê đá gà. Bỏ nhiều tháng năm xem gà chọi, một ngày Nguyễn Lữ gặp kỳ duyên với con gà ô mình nhỏ mà võ hay. Theo con gà đi suốt nhiều trận sống mái, ông học hỏi và sáng tạo nên môn “quyền kê” góp phần cho phái võ Tây Sơn dựng nghiệp lớn. Không rõ chuyện này có được minh định trong lịch sử võ đạo truyền thống hay không, nhưng hẳn không lạ vì võ học được sáng tạo từ những con vật, để lại nhiều quyền thế, chiêu thức như “hổ quyền”, “hầu quyền”, “miêu trảo”, “ưng trảo”, “hổ trảo”…

Một thế song tranh quyết liệt của cặp gà chọi.

Qua hàng nghìn năm, chọi gà là thú chơi phổ biến từ Nam chí Bắc. Ở Quảng Nam, “chọi gà” xuất phát từ đâu không rõ. Song theo lời kể của nhiều bậc cao niên thì chọi gà có mặt ở Quảng Nam lâu lắm. Cách đây mươi năm tôi từng gặp cụ Hồ Văn Giáo ở An Xuân (Tam Kỳ), người có gần nửa thế kỷ đam mê chơi gà chọi. Theo ông Giáo, từng có một trường gà nổi danh ở Đại Lộc của ông Phủ Sang. Nơi đây đã có nhiều trận thư hùng giữa các võ sĩ kê từ Bình Định, Quảng Ngãi đến tận Thừa Thiên.

Ngày xưa, chơi đá gà gắn liền với dịp xuân nhật, độ giêng hai. Sau này các trường gà ở Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ dần hình thành, phái gà ở núi như Tiên Phước, Quế Sơn, Đại Lộc cũng có gà đưa về dự đấu. Ngày nay, các trường gà còn lại không nhiều, và quy mô đã dần bó hẹp. Vài nơi như Đại Lộc, Tiên Phước, Hội An còn có các trường nhỏ, với số lượng gà được chuẩn bị để thi đấu chừng 5, 3 con. Riêng ở Tam Kỳ, hai trường gà An Xuân và An Sơn, có khoảng vài chục võ sĩ kê…

Nghề nuôi gà và chơi gà chọi khá công phu. Có những loại “sách” truyền thuật coi gà, chăm gà đá, thường được giấu như những bí quyết. Tuy vậy, nếu quan sát kỹ một người nuôi gà để thi đấu cũng có thể biết được những quan niệm nghệ thuật chơi gà đá của họ. Ngày trước, gà ở Quảng Nam được chọn giống và mua ở Quảng Ngãi, về nuôi trong một năm có thể xuống “vi” (sân thi đấu) để đá xổ. Cũng nghe kể, giống gà Tây Sơn nổi danh nhưng dần thất truyền bây giờ mới có một loại “mái hùm” chuyển về vùng Sông Vệ và Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) cho ra thứ gà đòn, gà thế cự phách, đá chì. Khi con gà đạt được độ tuổi và trọng lượng có thể thi đấu, người nuôi gà bắt đầu cắt lông gà dọc từ hai nách xuống bụng và gần như “hớt trọc” đầu và cổ. Làm thế để vào cuộc đấu khỏi bị cắn, mổ. Ngay chỗ lông bị hớt trụi họ vỗ nước hạt cau già, xuyên đàm thất, nước chè để da gà dần chai, chì và đỏ. Tập sức bật bằng cách xòe tay đè lưng gà xuống đất, gọi là “nhún gà”. Tập thế dựa vào địch thủ để giữ thăng bằng, lựa miếng bằng cách cho hai gà bịt mỏ và chân vuốt, quay nhau, gọi là “quay gà”. Nhún gà, quay gà làm cho chàng võ sĩ kê còn có thêm sức chịu đựng, giống như những bài tập thể dục, khởi động vào các buổi sáng. Trước mỗi cuộc đấu, thường hai thân chủ xem gà và ước trọng lượng gần ngang nhau.

Xem gà mỗi người mỗi sách. Đại để có mấy cách nhìn vào các “chỗ hiểm” để lượng định con gà hay, dở. Thường trên chân gà đá có hàng vảy trước, nếu đều như nhau, tựa những tam giác đối xứng gọi là “thiên địa giáp”, đá bền và ngang sức. Hàng vảy sau nhượng chân gọi là vảy độ, xem biết gà đá được mấy trận ăn thua, có người bảo “vấn cán đá ráng thì cũng chạy” (vết chạy cắt ngang hàng vảy chân gà đòn), nhưng có chỗ bảo có gà gãy hết vảy mà vẫn hay, nhờ con “mắt quái” và dưới lòng chân “có nồi” giấu đòn độc hiểm. Sẽ vô cùng nếu đi vào thuật xem gà, chăm gà đá, chỉ biết đó là cả những pho kinh nghiệm được đúc kết nhiều đời từ một trò chơi đầy đam mê nghệ thuật.

Trở lại với trường gà và những trận đá gà. Quả thật, đây là trò chơi đầy hào hứng. Ngày cũ, đá gà xem từ ngày này sang ngày khác vẫn chưa dứt khi cặp gà đá mỗi lúc mỗi hay. Có gà cứ chạy suốt ba đòn mới đá một đòn rất hiểm, đấy là gà thế, đá suốt ngày không thấy bại. Đá gà đi liền với việc cá độ. Độ như một chất men kích thích. Trong nghề chơi gà, nhiều người kể lại có kẻ độ gà mà cháy túi vài chục cây vàng như không. Nhưng đó là mượn gà đánh bạc. Những người ấy thường thông qua những tay chơi gà chuyên nghiệp mà bắt độ. Chính vì cá độ ăn thua dữ dội đã giết chết nhiều chủ trường gà trong những tháng năm ly loạn.

Nhiều năm trước, mỗi mùa xuân đến trường gà, hỏi những người chơi chọi gà, tôi còn được biết những chuyện thú vị. Rằng nghề chơi gà đá cũng tham gia bao việc nghĩa. Có hồ gà trở thành nơi những chiến sĩ tình báo tìm kiếm mối dây cắm vào giới thượng lưu của địch để thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Cũng có chuyện nhận mặt quê hương, tình bằng hữu đầy xúc động qua những hội gà. Nghĩa tình trong chơi gà cũng đầy tri âm, tri kỷ. Nghe tiếng gà gáy, biết đòn thế con gà, giống gà; có người mê và giữ lại như giữ cái tình với nghệ thuật. Với họ, con gà chọi có 5 đức tính tốt như Tả quân Lê Văn Duyệt thời Gia Long quan niệm: văn, võ, dũng, nhân, tín. Như chuyện còn lưu truyền về con gà ô tía của ông Phó Quờn (Tiên Phước) sống 17 tuổi, đá 14 năm vẫn thắng, được mọi người yêu quý như “thần kê”.

Kể chuyện chọi gà, người viết những mong trò chơi này được lưu giữ với đam mê nghệ thuật. Chơi gà chọi gắn với bao ký ức đẹp của cha ông, ẩn chứa khát vọng về một tinh thần thượng võ. Giống các trò chơi dân gian khác như chọi trâu, chọi dế, chơi chim, cá cảnh… chơi gà chọi cũng là nét đẹp văn hóa dân tộc, trong đó có vùng đất Quảng vào mỗi dịp xuân về.

ĐĂNG QUANG

Nhân Dịp Năm Mới Đinh Dậu, Tản Mạn Về Chú Gà

Trông ngoại hình thì con Gà rất đẹp, đặc biệt là chú Gà Trống, với bộ nông nhiều mầu sắc rực rỡ,với cái mào đỏ chót, dáng đứng vững chãi, nhất là khi chú vỗ cánh chuẩn bị cất tiếng gáy thì mới thấy họ nhà Gà oai vệ làm sao! Đấy là vẻ đẹp bên ngoài.

Còn hành vi của “gia đình nhà Gà” thì cũng đáng cho chúng ta và nhất là cho các bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân gia đình suy ngẫm. Chú Gà trống luôn tỏ ra “ga lăng”, chú rất cao thượng, bằng chứng là khi kiếm được một con mồi cho dầu mồi đó rất bổ béo và ngon lành: như con nhộng, con giun chú liền gọi “cục cục” cho cô Gà mái đến để nhường cho cô xơi! Cũng vậy quan sát cô Gà mái dẫn theo đàn con đi kiếm ăn trong vườn. Gà mẹ cật lực bứi chãi nơi bãi rác, khi thấy xuất hiện con mồi nó liền dùng mỏ gắp ra nhường cho các con ăn, còn đàn con thì luôn đi theo sát bên mẹ và kêu chim chíp.

Khi có sự cố bất an, như lúc có quạ đen bay đến thi ngay lập tức Gà mẹ kêu lên báo động đồng thời xòe đôi cánh ra để đàn con chui vào ẩn núp. Như vậy Gà mẹ sẵn sàng dùng thân thể mình mà che chắn bảo vệ cho đàn con!

Có lẽ chính vì thế mà hình ảnh con Gà đã đi vào văn hóa nước ta, khiến nó có mặt khắp nơi: trong tranh ảnh, trong tục ngữ, ca dao và cả trong âm nhạc. Bài hát “mùa xuân đầu tiên” của nhạc sỹ Văn Cao là một điển hình, trong đó có lời “tiếng Gà gáy trưa bên sông…” tự tiếng gáy của chú Gà nó làm toát lên một quê hương yên vui, đầm ấm và thanh bình.

Trong ca dao tục ngữ thì có rất nhiều câu nói đến con Gà. Nhưng ở đây chỉ xin nêu vài câu có ý nghĩa trong dịp mừng xuân:

– “Bút sa, Gà chết”: Ngày xưa trong xã hội đa phần mù chữ, nên muốn viết văn tự, đơn từ người ta thường phải nhờ đến thầy đồ đến nhà viết cho nên ngoài tiền công ra gia chủ phải giết Gà đãi khách ;

– “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”: Xét cho cùng thì chúng ta cùng chung một mẹ Việt Nam nên người Việt chúng ta sẽ mãi yêu thương đùm bọc lẫn nhau như Gà cùng một mẹ và tất nhiên chúng ta sẽ nhường nhịn yêu thương “chín bỏ là mười không hơn thua vi mọi người đều là anh em mà!;

– “Con Gà cục tác lá chanh”: Câu này nói lên tính tự hiến của chú Gà, nó sẵn sàng hiến thân để phục vụ con người để trở thành một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng cho loài người hưởng dùng! Ôi cao cả và đẹp đẽ làm sao!;

– “Lao xao gà gáy rạng ngày,Vai vác cái cày tay dắt con trâu” : Ngày xưa khi chiếc đồng hồ còn khan hiếm, mắc mỏ, người ta thường không có đủ tiền để mua về dùng và người ở vùng nông thôn sẽ căn cứ vào tiếng gáy của Gà để xác định thời gian, giờ giấc, nhất là trong cảnh màn đêm. Thế mới thấy con Gà gần gũi,thiết thực và thân thương với đời sống con người biết bao!

Bước sang lãnh vực Kinh Thánh thì con Gà được nhắc đến rất nhiều lần. Đặc biệt là ở trong Phúc âm:

“Đã bao lần Ta muốn tâp họp các ngươi lại như Gà mẹ tập hợp Gà con dưới cánh.” (Mt 23, 37; Lc 13, 34). Chính Thiên Chúa cũng đã dùng hình ảnh của Gà mẹ che chở, bảo vệ Gà con dưới cánh để diễn tả tình yêu của Ngài đối với nhân loại! Ôi một hình ảnh đẹp đẽ và thân thương làm sao!’ ;

“Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc Gà gáy hay tảng sáng” (Mc 13, 35);

Đức Giê-su nói với Phê-rô “Thầy bảo thật cho anh biết:nội đêm nay, Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần.” (Mt 26, 34; Lc 22, 34; Ga 13, 38; Mc 14,30);

“Lúc đó có tiếng Gà gáy. Ông Phê-rô sực nhớ lại lời Chúa nói, Ông liền ra ngoài khóc lóc thảm thiết” (Mt 26, 74; Mc 14, 72 ; Lc 22, 60; Ga 18, 27).

Như vậy căn cứ theo Kinh thánh thì nhờ tiếng gáy của chú Gà đã khiến ông Phê-rô nhớ lại lời của Thầy nói trước đó mà giục lòng sám hối ăn năn. Thật là may mắn cho vị Tông đồ Cả, cũng là vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo. Tiếng Gà gáy như một lời nhắc nhở khiến Ngài thống hối ăn năn từ đó biết sống trong khiêm tốn không còn dám cậy dựa vào sức riêng mình nữa mà luôn sống gắn bó chặt chẽ với Thầy, để loan truyền Tin Mừng của Chúa khắp nơi và sau cùng đã dùng chính mạng sống mình làm chứng cho Thầy Giê-su.

Trong năm mới này, chúng ta những thành viên của gia đình Đa-minh sẽ sống trong tâm tình của chú Gà: Sống cao thượng, trung thực, vì mọi người và cho mọi người, đồng thời sẽ luôn biết cất lên tiếng gáy để mang lại niềm vui, hạnh phúc trước là nhắc nhở cho chính bản thân mình sau là như một lời mời gọi mọi người chung quanh: Tiếng gáy đó là: “Hãy canh tân đời sống và hãy đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương.”

Đaminh Trần Văn Chính.

Con gà – chuyện từ tây sang đông

Ngày xuân thơi thới đang đến cận kề, chúng tôi ngồi trong xưởng vẽ bộn bề màu giấy. Bên bình trà nóng, họa sỹ Lê Trí Dũng vừa vẽ, vừa kể cho tôi nghe những thăng trầm, bao chuyện lạ của họa giới… Rồi nhân lúc tiễn con khỉ đi, đón con gà về, chuyện con gà nổ như rang không biết tự lúc nào. Gà vốn nhiều loại, gà gô, gà lôi, gà mái mơ, gà chọi, gà tre, gà Đông Tảo, gà dò, gà sếu, gà ri, gà tây… Với mỗi dân tộc trên thế giới, con gà lại có một ý nghĩa riêng, người Pháp coi con gà trống như biểu trưng của sự kiêu hãnh, hãy nhìn dáng đi của nó và tính cách người Pháp không phải không có những nét tương đồng.

Ở Nhật Bản, tiếng gà gáy được ví như tiếng hát của các thần linh khiến cho Amaterasu – nữ thần mặt trời phải rời khỏi nơi ẩn náu làm ta liên tưởng đến Quốc kỳ của họ. Trong thần thoại Hy Lạp, Veldranos thần gà trống của dân đảo Crete đã được cung hiến đồng thời cho cả thần Zeus, Apollon, Leto và Artesmis. Tuy nhiên, vì biểu tượng ánh sáng đang sinh nở, gà trống được xem là một vật hiệu đặc thù của Apollon – vị thần làm nên từng buổi bình minh.

Ở Ấn Độ, nó lại là vật hiệu của thần Skanda – hiện thân của năng lượng mặt trời bởi tiếng gáy báo hiệu mặt trời mọc. Còn các quốc gia vùng Bắc Âu, gà trống lại tượng trưng cho tinh thần sẵn sàng chiến đấu canh giữ sự sống với hình ảnh chú gà ưỡn ngực, gác chân lên cây tần bì hoặc đứng kiêu hãnh trên tháp chuông nhà thờ.

Ở châu Phi, gà trống được coi là khắc tinh với kẻ thù của Thượng đế bởi tiếng gáy báo hiệu thiên thần xuất hiện. Ở các nước Viễn Đông, gà trống có ý nghĩa đặc biệt tốt lành, nó được coi như con vật có đủ ngũ đức: Trung (với đôi cựa sẵn sàng bảo vệ tổ ấm, lãnh thổ của mình); Nghĩa (cần cù chăm chỉ kiếm mồi nuôi con); Lễ (với chiếc mào đỏ oai vệ như một chiếc mũ quan trên đầu, như một viên chức mẫn cán với phận sự); Dũng (chiến đấu không khoan nhượng dù rách mắt bể ngực với kẻ thù) và Tín (cất tiếng gáy báo sáng rất chính xác xua đuổi bóng đêm).

Còn ở Trung Quốc, con gà có sự gần gũi đặc biệt. Thời Đông Hán, Lưu Bang sau khi lên ngôi vua định đô ở Lạc Dương thì xảy ra việc không vui: Thái Thượng Hoàng từ khi về nhà mới suốt ngày ủ dột buồn rầu. Đoán biết tâm lý cha mình, Lưu Bang bèn cho sửa sang nhà cửa, đường sá, cảnh quan giống như ở đất Phong quê mình, lại đưa cả gà, chó ở đất Phong về nuôi, Thái Thượng Hoàng quả nhiên hết “bệnh” – đó chính là tích “Kê khuyển tân Phong”…

Còn ở Việt Nam ta, con gà vừa là con vật thân thiết của nhà nông trong việc báo bình minh đến, vừa tham gia và các cuộc chọi gà đã được nâng thành nghệ thuật với những cái tên nghe như tên các võ sĩ: Tía (lông đỏ như lửa); Ô (đen tuyền); Ô chuối (đen, đỏ, trắng); Ô mơ (đen, trắng); Bạch nhạn (trắng toát); Ngũ sắc (năm màu lông đỏ, vàng, đen, trắng, xanh); Xám (màu chì)… Và các miếng đánh rất cơ bản: quấn theo lối trên, vít xà ngang, miếng hít hầu, miếng quấn hai mang…

Cùng với các cú đá ghê hồn: đá mé trái, đá cao, đá giật dây cương… Có con đặc biệt cao thủ còn dùng miếng đá của Võ Tòng nổi tiếng trong Thủy Hử: “Ngọc hoàn bộ Uyên Ương cước” – tức là giả thua chạy hai bước, bất ngờ quay lại tung chân trái đá dứ, rồi bật mạnh chân phải đá trúng yết hầu đối phương. Với những “nghệ nhân” chơi gà, con gà chọi đôi khi được quý hơn cả một gia sản…

Gà quanh giá vẽ

Tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam ta vẽ nhiều về gà: “Em bé ôm gà” (Vinh Hoa); “Gà đàn” miêu tả gà mái mẹ bên đàn con như muốn nói lên mong ước gia đình sum họp đầm ấm; “Đại Cát” tả con gà trống oai phong, khỏe mạnh đem lại điềm lành… – tất cả đều được lưu hành rộng rãi trong dân gian hàng trăm năm nay.

Các họa sỹ hiện đại Việt Nam cũng thích vẽ gà, nhất là lúc tất niên. Đã thành thói quen, năm hết Tết đến các “họa gia” lại hì hụi màu mè bút giấy. Phóng bút xuất thần về các con giáp chả khác gì các cụ đồ ngày xưa viết chữ Nho trên giấy điều. Nhìn họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm với bộ đồ ta giản dị, chiếc mũ len sùm sụp trên đầu, ngồi xổm bên đống giấy màu, từ bàn tay gân guốc, con gà của bậc thầy hội họa từ từ hiện ra – rất đơn giản, chỉ có vàng đất nâu sồng thêm chút đen, chút trắng – những nét cánh và đuôi run rẩy, toát ra thần lực ghê hồn. Họa sỹ Trương Đình Hào vẽ con gà bột màu trên giấy báo cũ chắc nịch như gốm sành làng Phù Lãng. Họa sỹ Đỗ Phấn thì bao giờ cũng thế, anh vẽ con gà với nét bảng lảng cứ như đùa mặc dù rất biết đây là một việc làm nghiêm túc.

Còn họa sỹ Phạm Minh Tuấn chả biết có bị ảnh hưởng của trò chơi điện tử hay không – nhưng con gà của anh như được lắp ráp như những mảnh áo giáp của các rô-bốt với những hình kỷ hà xanh đỏ rực rỡ. Họa sỹ Phạm Viết Hồng Lam thì ngược lại, con gà của anh vẽ trên nền điệp bằng một thứ màu khó gọi tên, cực khó pha, nó làm ta nhớ đến bờ ao, đống rơm, giàn mướp.

Họa sĩ Hoàng Đình Tài lại đi theo lối riêng, chỉ bằng một thỏi chì than, loằng ngoằng vài nét ngông nghênh là đã ra một đôi gà chọi trong một thế trận khôn lường mà thành bại không thể nói trước, con gà to mào lớn xác ở phía trên những tưởng là chiếm ưu thế thượng phong, nhưng con phía dưới, đôi mắt vẫn dữ dội, mình đầy thương tích đang chuẩn bị tung cú đòn quyết định… Và cũng thật thiếu sót nếu không nhớ đến con “gà tồ” Thành Chương vẽ từ tấm bé đã sớm đem lại vinh quang từ thuở thiếu thời.

Chuyện gà kể đã vãn, bình trà cũng nhạt dần. Họa sỹ Lê Trí Dũng chậm rãi nói: “Tôi cũng vừa xong một chú gà tâm đắc, gửi tặng Báo An ninh Thủ đô – những người bạn trân quý!”.

Một con gà đơn thương độc mã với cặp giò chắc nịch, cái cổ múp lông trắng muốt với bộ cánh sặc sỡ màu, bộ cước với những cái móng sắc nhọn, ung dung bước mà chắc từng nhịp chân, mào nhỏ nhưng đầy tự trọng, lông đuôi dựng ngược vươn cao kiêu hãnh.

Một chú gà mà vàng có, lam đủ, đỏ cánh sen không thiếu. Lạ thay! Như ba màu cơ bản của con nhà họa vẫn thường dùng trong những dịp tất niên. Khi các bạn cầm giai phẩm ngày Tết của Báo An ninh Thủ đô trên tay, chú gà của họa sỹ Lê Trí Dũng đang hiện diện trên tờ bìa của số báo đặc biệt này.

Nguyễn Hùng @ 16:38 01/02/2017 Số lượt xem: 3985

Câu Chuyện Gà Chọi 1

CÁI GIÁ CỦA THẤT BẠI

Đô thị phồn hoa,thủ đô hoa lệ. NAM đang muốn trốn chạ khỏi nó, vì sao?

Công ty phá sản là 1 cú sốc quá lớn với Nam, có lẽ Nam còn quá trẻ để đối diện với thất bại này.

Rời quê hương với bao hoài bão, ước mơ làm giàu và rồi những khởi đầu thuận lợi, những thành công bước đầu của công ty làm Nam thấy tự hào rồi dần sinh ra tự mãn với bản thân. Quả thật những thành quả ngoài mong đợi làm chàng thanh niên quê mùa trở thành 1 anh giám đốc trẻ tài giỏi được mọi người ca tụng lên tận mây xanh làm Nam không thể tự chủ bản thân.Thất bại đến quá bất ngờ….

Quả thật xã hội quá bon chen, quá nhiều thủ đoạn mánh khoé mà chàng giám đốc trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thương trường sẽ là miếng mồi ngon cho những con “sói già” đầu đầy sỏi kia nuốt chửng dễ dàng. Và những kẻ ăn theo nếu bạn thành công họ xu nịnh, tâng bốc bạn lên cao nhưng khi bạn ngã thì họ sẽ cũng chà đạp dìm bạn xuống sâu hơn. Thế đấy, Nam chua chát nhận ra thì cũng quá muộn màng. Những thứ thời gian dài gây dựng giờ trở lại số 0. Nam mệt mỏi những chuyện xảy ra, điều Nam cần bây giờ là sự yên tĩnh để suy nghĩ về sự thất bại này. Nơi có thể đó là nơi mà Nam đã từng 1 thời lãng quên khi trên đỉnh của danh vọng.

LÀNG MƠ nơi có ngôi nhà nhỏ mà cha mẹ Nam để lại…Ngồi trên xe khách hành lý chả có gì ngoài quần áo, ít tiền còn lại và đôi GÀ CHỌI. Thời gian trước khi vẫn là anh giám đốc Nam vẫn thường lái xe mang gà ra sới.có thể gọi Nam là 1 sư kê với tay làm nước kỳ diệu khiến những lão làng phải nể phần nào dù tuổi chơi gà còn rất trẻ, hình như Nam sinh ra để dành cho môn gà chọi chứ không phải là anh giám đốc đạo mạo như ai, nhưng Nam chơi đam mê theo đúng cách chơi không mang nặng tính sát phạt dù lúc đó Nam rất nhiều tiền, tiếc là Nam không áp dụng hết cái ĐẠO GÀ vào công việc của mình.

Đôi khi Nam tự nhìn nhận so sánh con người với con gà. Ai bảo những con gà nó không có thủ đoạn không biết lợi dụng sơ hở của đối thủ. Con nào ngu thì dễ chết. Như con có lôi chạy kiệu khi đối thủ đánh là nó chạy nhử đối thủ chạy theo lợi dụng đối thủ mải mê quay lại sút buông…đó là mưu mẹo, thủ đoạn,lợi dụng còn gì. Con nào sơ hở là bị ăn đòn. Rồi đánh đối thủ gần chết vẫn cắn mổ rồi đá cho chết hẳn đó là độc ác hay là gì. Và những con gà được cho là anh hùng khi đối thủ ngã xuống không đánh được nữa thì đứng gáy o o ra điều hả hê ta đây không thèm chấp tỏ ta đây anh hùng nhưng thực ra đang cười trên sự đau khổ của đối thủ. Đến con Gà còn như thế nói gì tới con người. Ôi trời, với đầu óc đang tiêu cực, Nam suy luận ra đủ thứ chuyện tiêu cực. Cũng sắp về tới nhà nhưng lòng Nam vẫn đang nặng như đeo đá.đôi mắt phờ phạc trầm xuống…

Rồi cũng về tới đầu Làng Mơ, Nam hít 1 hơi thật sâu vào lồng ngực để tìm kiếm hương vị thân quen mà bấy lâu nay Nam dường như sắp quên. Không khí trong lành làm gương mặt Nam giãn ra đôi chút.có lẽ chả mấy ai còn nhớ tới mình. Nam tự nhủ! Rảo bước về ngôi nhà nhỏ, ba mẹ Nam mất cũng mấy năm rồi nên Nam không về luôn nhưng nhà cửa vẫn được cô chú trông nom cho. Bước tới cổng vẫn ngôi nhà ấy,vẫn hình bóng quen thuộc nhưng sao vắng vẻ quá…đẩy cánh cổng bước vào mùi hoa thiên lý thoang thoảng đập vào mũi làm Nam thấy dễ chịu. Chú thấy Nam về lật đật chạy ra…

– Nam! Có phải thằng Nam đấy không? Nam khẽ mỉm cười gật đầu

– Chú Út! con đây ạ! Chú lao tới ôm Nam xúc động.

-Vào nhà đi con. Lâu rồi mới gặp lại chú vẫn hình dáng nhỏ thó nhưng khuôn mặt phúc hậu của chú làm Nam nhớ tới cha mẹ.

– Cháu để đồ xuống hiên rồi rửa mặt mũi cho mát rồi vô nhà. Chú đi pha nước rồi lập cập gọi cô và mấy đứa em bên nhà sang.

– Mẹ mấy đứa sang bên này coi Nam nó về rồi này.

Thế lúc sau cô và 2 đứa em họ chạy sang.họ mừng ra mặt khi thấy Nam. Vào nhà thắp nén hương cho cha mẹ ngồi nói chuyện với cô chú rồi các chúng tôi nam về cả xóm biết sang hỏi thăm…. Chuyện Nam phá sản hình như họ cũng biết nhưng trái ngược với suy nghĩ của Nam. Anh em họ hàng làng xóm đều hỏi han, động viên Nam…thế đấy người ở quê họ vẫn mang tính đặc trưng thật thà, quan trọng 2 chữ TÌNH NGHĨA. Tình làng nghĩa xóm, Nam thấy hóa ra ở đời còn rất nhiều người tốt. Xế chiều mọi người ra về hết Nam mới nhớ ra 2 con gà mang về, hoảng quá nhưng may là 2 đứa em đã nhốt gà vào trong lồng…còn 2 chú cháu ngồi ngoài hiên nói chuyện?

-Gà này của cháu hay sao mang về thế.

-Vâng! khi cháu lên thành phố cũng bén duyên môn gà chọi chú à. Đôi gà này là 2 con gà cháu yêu quý nhất nên dù có nhiều người hỏi nhưng cháu cũng không bán. Chú Út với khuôn mặt rạng rỡ.

– Dạo này làng mình cũng nở rộ phong trào nuôi gà chọi lắm. Chú cũng nuôi mấy con đấy, tí cháu qua ngắm chú cháu mình đàm đạo….Nghe tới gà lòng Nam nhộn hẳn lên, không ngờ về quê lại gặp đúng thời đam mê. Nói về 2 con gà của Nam đó là 1đôi trống mái. Con trống có thể nói nó là 1chiến kê vô địch ở bảng cân của nó, thời chiến nó đánh toàn trèo trạng mà ăn toàn những danh thủ, nên dù ăn có 8 độ nhưng khi nhắc tới nó thì những dân chơi gà có tiếng đều chảy mồ hôi. Vì con này toàn đứng cho gà đối thủ đánh rồi ăn giá điếu đổ lên. Nên nó có tên là “BỊP ĐỒNG” thân hình lực lưỡng, cần cổ đầu mật thuộc loại chầy cối, quản rút mắt trắng dã, dù là mẫu gà cửa dưới nhưng chưa con nào đứng được với nó qua hồ 5. Vì hồ 1,2,3,4 nó để đối thủ đánh tới hồ 5 với 1chân đòn giải quyết đối thủ, đòn MU LƯNG. Có những đối thủ về chết phổi nằm chung với tim gan lòng mề. Với con mái là do Nam được 1 sư kê lão làng tặng vì quý mến tài năng của Nam, do 1 lần Nam đã làm nước giúp gà ông ăn ngược. Đó là dòng đè đánh mé mu lung, và đó là 1 con mái nhánh 3 niên tuổi cho ra rất nhiều chiến kê, trong đó có chính con Nam đã giúp. Quả là 1đôi trai tài gái sắc, anh hùng gặp gái thuyền quyên… Sang bên nhà chú Út cũng có 4,5 bu nhốt gà đang vào chế độ Nam xuýt xoa…

– Mấy năm không gặp chú mình thành sư kê thiệt rồi.

– Sư kê gì cháu ơi chú nuôi vui thôi, mấy con gà này do gà nhà đúc ra cháu xem giúp chú chơi được không?

Nam đảo mắt qua tất 4 con gà tơ có lẽ mới qua 1,2 nước vần, nhưng tay nuôi khá tốt của chú Út làm những con gà rất khoẻ, qua 2 lượt Nam dừng cặp mắt trước con Ô CHÂN VÀNG.

-Chắc con này khá lắm hả chú?

-Ừ con này hay nhất trong 4 con đó cháu, chân hay lối khá, chứ 3con kia chỉ tầm tầm đá vui thôi.

Với đôi mắt nhìn gà khá chuẩn của Nam thì chuẩn chỉ tới 80%. 2 chú cháu hàn huyên đủ thứ chuyện trong cả bữa cơm trở nên rôm rả, lại cùng đam mê nữa nên càng thấy hợp ý nhau. Mấy ngày sau Nam thấy thoải mái hơn sau quãng thời gian mệt mỏi vừa qua. Ánh sáng len lỏi qua những tán cây rọi qua khung cửa sổ làm Nam tỉnh giấc thì chú Út qua gọi

-Thế đánh răng rửa mặt qua nhà chú ăn sáng rồi chú cháu đi xem vần gà?

-Vần gà của nhà hay xem gà nhà người vậy chú?

-Chú cháu mình đi xem thôi, gà nhà chưa tới nước vần.

-Vâng! chú đợi con lát!

Xong bữa sáng 2 chú cháu đi tắt băng qua vườn hàng xóm, ở quê người ta có thể đi qua nhà nhau như thế đó, như thành phố sống mấy năm sát vách còn chả biết mặt nhau. Tới nơi chỗ có khu đất trống trong vườn nhãn, quả là chỗ vần lý tưởng có bóng mát như này vần gà không bị háo nhanh, gà đỡ mệt hơn… Vừa tới cũng là cặp gà bắt đầu vần, gặp nhau mọi người mỉm cười để chào nhau.

Cặp gà này vần có vẻ không cân xứng lắm. Gà bịp tơ mành, mộc nguyên lông đuôi còn chưa khô đầu cựa hơi nhú. Gà xám nhìn bụi bặm cứng cái hơn bịp rồi hơn cựa nếu nói chuẩn bịp thua mọi thành. Chủ gà bịp vần ẩu quá, vào trận bịp thích đi trên đè đầu xám nhưng có vẻ lực chưa có mà lại kém vai lên cứ phải kiễng mà đè. Xám dùng những lợi thế của mình để đùn đẩy làm bịp mất đà rồi đánh phủ đầu bịp. Hồ 1 bịp bị đánh khá đau, nhưng vẫn giữ lối cườm trên đẽo cái tảng của xám.dù đánh ít nhưng tảng xám có hiện tượng phồng dù không lên tang….. Nam lên tiếng hỏi chủ gà bịp…

-Chú bán con bịp này không ạ?

Chủ gà bịp hơi ngạc nhiên về đề nghị này.

-Cháu muốn mua à, nhưng chú thấy nó bình thường cháu bắt không ưng lại khó cho chú.

-Cháu muốn bắt chú để cho cháu nhé. Cầm tờ 2 tờ 500k nhét vào tay chủ gà. Như này được không chú.

Chủ gà bịp với Nam lại.

-Cháu cầm lại 500, chú lấy 500 thôi.

Nam đang ngạc nhiên, thì chú Út tới cầm lại tờ 500.

– Cháu cám ơn chú đã để cho cháu, giờ cháu không vần nữa ạ.

Nam cười nói với mọi người rồi xin phép bế gà về. Mọi người còn ngơ ngác vì Nam lại bắt bịp mà không mua xám, băng qua lối cũ chú Út thắc mắc với Nam.

-500k cháu có thể bắt con xám hay hơn cứng hơn mà sao cháu lại đi bắt con này, chứ con này về thằng chủ nó cũng thịt thôi. Nam cười bí hiểm và nói với chú.

– Sau này chú sẽ thấy con bịp sẽ không tầm thường đâu.

Có lẽ chú Út và những người xem vần hôm nay chưa thấy cái hay của con bịp nên họ suy nghĩ như thế, nhưng với Nam thì khác Nam cảm nhận thấy sự ma mãnh của con bịp và đôi chân sẽ làm nên chuyện….về úp lồng nhốt tránh con BỊP ĐỒNG để khỏi bị nó ép. Khi đã vào chế độ để đánh rồi thì tránh những chuyện thả rông và gà già ép mà hỏng con gà, đáng lẽ con Bịp chưa tới tuổi vần vì lông lá còn chưa khô hết vần thế hại gà, mà không đánh giá hết được khả năng của nó, đôi khi vỡ lông máu con gà đau quá mà chạy ngang, khi ấy đừng vội trách con gà không hay mà hãy trách chủ gà chưa tài mà thôi.

Nam khá hài lòng về cốt cách phong thái của Bịp nó có hơi hướng của Bịp Đồng, dù khung bệ không thể bằng. Sau 1 tháng lông lá bịp đã khô kiệt có thể tỉa tót lúc hoàn thành bộ áo mới thì nhìn ra dáng gà chọi lắm. Sau trận vần gà đã vào cốt với cái lườn tàu dài hết tay ôm thần thái đôi mắt tỏ ra dữ dằn với màu mắt ngan. Chú Út thấy sự thay đổi của Bịp sau 1tháng thì có đánh giá nhìn nhận dần khác đi.

-Út ơi! chú với con vần gà đi, Út có con tía bằng trạng con bịp đó. Vần xem có thay đổi nào không nha chú.

Thế là 2 chú cháu vần kín, vào trận bịp lao vào tấn công dồn dập như muốn giết tía, bịp chồng trên rồi như muốn gọt mất gáy tía, đau quá tía lúi húi đi dưới trốn đầu để tránh cơn mưa đòn từ Bịp, quả thật nếu có đầu cựa thì không biết tía sẽ thê thảm thế nào. Chỉ hơn hồ mà đầu tía sưng to như quả cà chín mọng,mồm ngáp ruồi liên tục, tía không đánh chân nào ra hòn vì còn mải trốn, xót gà nên Út bốc lên xót xa than vãn.

-Không ngờ con bịp đánh như vã nước vào mặt thế cháu à. Nam cười.

-Do tía đi dưới hợp vở bịp quá thôi Út à. Quả thật gà đi dưới gặp con đẽo tảng coi như mất gáy… 1 nhìn nhận không tồi của Nam.

-Sắp tới hội làng rồi sẽ vui lắm đây.

Út vừa cười vừa nói.

-Vậy sao Út, lâu rồi còn không còn nhớ tới hội làng mình.

-Cháu cứ nuôi con bịp để đá hội nhé.

Bịp được cho vào chế độ nuôi chiến khá nghiêm ngặt, đôi khi Nam cho vần hơi với chính Bịp Đồng với đôi chân bịt 1 lớp vải thật dày để tránh sát thương. Vần như thế này cốt để những chú gà non học hỏi những kinh nghiệm từ những con gà qua chinh chiến trận mạc. Hôm nay bịp sẽ ra trận đầu tiên để kiểm tra trước khi hội làng bắt đầu… Trận này đá với mấy chú trong làng gọi là 1chầu nhậu chứ không tiền nong gì hết. Đối thủ là 1con xám chân xanh, hơn bịp 10′ dày, nhưng thua vai bịp, thế là buông đuôi đá bằng.

Vào trận xám là gà cắn đấm đánh ít nhưng chân chưởng, bịp dính quả nào là dừng quả đấy. Bịp vẫn vở cũ đè đầu cưỡi cổ mà gọt gáy, đôi cựa búa mới nhú toàn nhồi xuống như muốn bổ sọ làm xám nhồng lên như điện giật, bịp biết ra mặt dọc là bị ăn đấm nên nó chỉ khoanh 2 mang ta đẽo ta gọt, xám nhìn chày cối nhưng đó là khung bệ chứ khu trung ương bị bịp làm hỏng đâm ra mất bình tĩnh…cuối hồ 4 chủ gà xám xin bê…sau trận đấu là 1trận say túy lúy ở nhà chủ gà xám nhưng vui vẻ…

1 trận thử thách cũng không tới mức quá vất vả, nhưng cũng làm Bịp ê ẩm,1 tiền đề tốt cho hội làng sắp tới. Đang ở bên nhà thì Nam thấy bên nhà chú Út ồn ào tiếng người nói. Sang bên nhà thì thấy 1 nhóm thanh niên chắc ở làng bên đang lớn giọng thách thức Út. Nam nhìn thấy thằng choai choai lớn giọng mà ngứa mắt lộn ruột.

-Ông chú thân mến sắp tới hội làng rồi tôi muốn đá với ông 1 trận để đòi lại món nợ năm ngoái ông nợ tôi.

-Tôi nói rồi năm nay tôi không có gà đá hội mấy chú đừng có nhiều lời.

-Thế mấy con gà ngoài kia ông nuôi để thịt à.

-Ừ tôi sợ thế vừa lòng các cậu chưa, hãy về đi.

Cả lũ bực tức văng tục vài câu rồi ra về. Nam đứng im không lên tiếng dù trong lòng đang rất tức giận khi cả lũ kia khuất dạng.

-Có chuyện gì thế Út? sao lũ kia lại đòi nợ gì út vậy?

-Cũng vì hội năm ngoái gà Út ăn chồng độ 2 con gà của nó đâm ra nó hậm hực. Hóa ra thế Nam cũng hiểu rõ nguồn cơn sự việc.

-Thế sao lần này út từ chối?

-Vì nó đòi đá bao tới 20 triệu lận, út lấy đâu ra tiền mà đá, và Út nghe kể nó tuyển được mấy con gà chiến lắm nên út cũng ngại thôi tránh voi chả xấu mặt nào… Nam suy nghĩ 1 lúc rồi thưa với Út…

-Út tìm hiểu giúp con xem tình hình gà của bọn đấy thế nào rồi con tính

-Ừ con định làm gì vậy?

-ÚT cứ tìm hiểu rồi nói con biết nha.

Tối Út sang nhà gọi Nam.

-Theo út biết thì năm nay thằng Tiến Còi (tên thằng hum nay lớn tiếng cầm đầu) có 3 con gà ra hội đều là gà bọn nó tuyển từ miền trung ra, và cũng là chiến kê cả. Trạng thì 2 con tầm 2,9 và 1 con trạng 3,3, cháu còn muốn biết gì nữa không?

-Dạ thế đủ rồi út à,Út mang con Ô Chân Vàng của út sang con chăm cho, tiện Út gửi lời bảo là chúng ta đồng ý đá tới cái thằng tên Tiến đó.

Út mắt trố ra nhìn Nam

-Cái gì? con định đá á?

-Vâng! dù là gà hay tiền con cũng không ngại nó,con tự biết sức mình mà Út. Nam cười trấn an Út của nó.

-Ừ thế để út về bắt con Ô sang. Nam cho cả con Bịp Đồng vào chế độ, còn 15 ngày e không kịp cho Bịp Đồng nhưng con mái đang dẫn con nên dạo này nó cũng không đúc mái nên vẫn rất sung độ.việc của nam là ép cân xuống 3,3 cho nó thôi. Ô và Bịp đều trạng 2,9 chuẩn thế là đủ gà ghép. Lần này Nam muốn dạy cho thằng oắt đó 1 bài học cho hết xấc láo, nhưng trong lòng Nam cũng hơi lo vì chưa biết rõ đối thủ, thôi cứ ra nhìn gà rồi ghép….Ngày hội cũng tới nên cả làng nhộn nhịp hẳn lên, cờ quạt rợp góc…những bồ cót quây tạm có tới 5,6 cót. Qua lời hẹn thì hôm nay sánh trạng được sẽ ghép. Thằng Tiến Còi cầm ra 2 con trạng 2,9 để sánh trạng, 1 con gà Tía chân vàng mào công mỏ tam sơn mắt vàng thau nhìn rất hầm hố mẫu gà Võ. Con thứ 2 là Nhạn chân mắt mỏ trắng mào chúng tôi này đẹp mê ly ai nhìn cũng phải trầm trồ.công tướng của gà Văn chân đánh kỹ thuật. Nam nhìn 2 con gà rất tâm đắc.

Con tía chắc là gà thích kiềng vai đấm phá đi dưới 1 mang hơi lùn gà 1chút, còn gà Nhạn chắc là mẫu gà siêu lối công thủ toàn diện.

Nam đồng ý ghép với nó.

-Tôi đồng ý ghép và chơi cả 2 con với cậu gà tôi cùng trạng, bằng tuổi gà cậu nhưng với điều kiện

-Anh nói đi, điều kiện gì?

-Nếu ghép với gà Tía tôi chỉ xin tí thành cao, chúng ta thả đá bằng, ghép với gà nhạn thì cậu chấp 8, chịu không?

Tiến Còi cười khinh khỉnh tự tin.

-OK! không tôi lại mang tiếng ép trai phố về làng.

Nam cười thầm” ừ cứ chờ xem” đôi khi tự tin quá chỉ mang lại cái thiệt thòi cho bản than, nhất là trong môn này. Trận đầu Nam cho bịp ghép với Tía. Bao 20t. Trận này ghép với lợi thế hơn vai nên bịp tha hồ thể hiện sở trường đè nghiệt không cho tía ngoi đầu lên bức lối toàn tự vả mặt mình. Bịp đánh quá nghiệt chân cựa búa cứ bổ xuống đầu tía rồi kê mà đập, tía gẫy gáy ngay hồ 2, hồ 4 bịp ra 1 đòn làm tía đổ 1 đống…thế đấy, xong trận đầu…mặt tiến Còi nghệt như mất sổ gạo không ngờ gà mình đi nhanh thế.

Trận 2 hứa hẹn khó khăn gấp bội cho Ô CV. Trận 2 bao cũng 20t gà nhạn chấp ô 8. Ô CV Nam đã xem nó đá và nuôi nó. Nó đánh ít nhưng toàn điểm huyệt làm đối thủ phải đơ gà, và nó đâm cựa rất dữ, nếu ghép tốt nó ăn dài vì chân có Tứ ứng độ sơn, độ nổi tới gối gà này thường rất duyên trường. Vào trận Nhạn tỏ ra là con gà siêu lối chân đánh rất tổng lực rất ma mãnh đầu như con rắn làm ô mất phương hướng, những hồ đầu nhạn làm chủ trận đấu ô dính rất nhiều đòn đau ô cáu nhưng bị nhạn khắc lối nên không làm gì được, nhưng Nam nhìn ra nhược điểm của Nhạn là nó đánh rải đòn dù chân đánh rất tốt, nếu nó đánh tập trung chắc Ô hỏng rồi. Và chính nhược điểm đó sẽ hại nhạn nếu nó không giải quyết trận đấu nhanh. Đó là đánh rải đòn và đi lối thế sẽ làm Nhạn mất sức về sâu hồ thì dễ thua ngược dù luôn ở thế thắng, giờ giá ô ở hồ 5 đang là 4.

Tiến còi nghĩ trận này thắng chắc nhưng khi trận đấu chưa kết thúc thì chưa biết được…cũng sắp tới lúc Ô ra đòn rồi, sang hồ 6 nhạn có vẻ đuối xoay đã chậm hơn ô dù bị đánh đau nhưng do bàn tay làm nước tài tình của Nam giúp ô hồi sức nhanh chóng và với lực của ô qua tay nuôi của Nam sẽ chỉ hơn lực nhạn chứ không kém. Nhạn vẫn hơn đòn ô nhưng ô đã có những chân đòn làm nhạn như muốn khụy xuống, ô chỉ chăm sóc 2 cái đùi ếch của nhạn dù nhìn qua chỉ là những vết tím trên đùi nhưng nó thấu tận xương và ảnh hưởng nghiệm trọng tới nhóm cơ, sự nghiệt ngã chân đòn của ô nằm ở đó. Hồ 8 là lúc nhạn thấy ảnh hưởng rõ rệt chân đứng run rẩy các ngón chân như bị cúm, nhạn bị đánh thọt đùi, đội Tiến còi chưa có kinh nghiệm trong ca này.

Thế chủ động thuộc về ô, giờ nhạn đứng thấp hơn ô dù đầu mặt vẫn sạch sẽ, ô trở về hình thù của 1 sát thủ dùng kiếm, lên chăm sóc “khúc mía” của nhạn. Cựa ô toàn đâm vào mắt cần làm nhạn đổ nghiêng ngả theo sự dẫn dắt của ô, nó bị cuốn theo chiều gió, mặt Tiến còi méo xệch như mếu khi nhìn con nhạn đang bị hành hạ lại. Nhưng nhất quyết không bê mà thi gan, dù nhạn bị đánh đau nhưng không hổ danh chiến kê nó vẫn cãi những chân dọc kêu óc óc làm ô lắc mặt nhưng ô trả đòn thù đau gấp mấy lần. Sang hồ 11 được 5′ Ô ra đòn cáo cựa đâm khớp chì làm cổ nhạn gẫy sang 1 bên, máu chảy như cắt tiết làm nhạn không đứng dậy nổi. Tiến Còi lao vào bế gà lên mà cổ nhạn tưởng như gẫy rời, quả thật 1 đòn giết gà của ô….chú Út vào ôm lấy gà ô động viên xuýt xoa… Nam đã đúng với những con gà siêu lối thì khó có thể dùng gà khắc lối để trị nó mà chỉ có thể dùng Đòn để trị Lối thôi…. Tiến còi ức muốn ói máu nhưng cũng không làm gì được thua tâm phục nhưng nó vẫn hứa hẹn ngày mai đá 1 trận gà kết khác… BỊP ĐỒNG ngày mai ra trận.

Ngày hôm sau 2 người cùng mang gà ra sánh trạng.

Quả thật 1 cặp dành cho nhau. Bịp Đồng có lẽ không phải giới thiệu nữa. Đối thủ là 1 con gà Ô Đuôi Lau chân trắng điểm mực công tướng có lẽ không chê được.

Khi bắt đầu trận đấu Tiến còi lên tiếng.

-Bao 40 quả, tôi muốn đòi lại những gì hôm qua.

Nhưng Tiến có có vẻ cẩn trọng và bớt khinh địch từ bài học ngày hôm qua.

-Có khát nước quá không vậy?

-Cũng bình thường, chơi thì buông đuôi thả bằng.

-OKE, nhưng chỉ đá bao trong không được bắt ngoài.

2 bên đồng ý. Chắc làng quê này trận này có lẽ kinh điển nhất từ trước tới giờ, từ số tiền tới 2 chú gà, những chiến kê lão luyện. Lần này bên Tiến còi có tay làm nước mới, qua cách rửa gà cho gà uống nước chứng tỏ không tầm thường. Nam thầm nghĩ trận này hay đây. Bắt đầu trận đấu. Bịp Đồng lầm lũi như 1cỗ xe tăng tiến vào trận, còn Ô Đuôi Lau dùng tốc độ tấn công vũ bão dồn dập như muốn ăn tươi nuốt sống Bịp Đồng. Vẫn như những trận trước BĐ vẫn đứng chịu trận đòn của đối thủ nhưng đôi mắt trắng dã như không còn con ngươi nhìn Ô trân trân, ai chứng kiến cũng thấy lạ tại sao bịp ít đánh như thế, thực nhìn như kiểu bị đánh nhưng bịp tránh né đùn đẩy rất kheó làm đối thủ đánh thường lọt chân dù có đánh trúng thì tác động cũng không đáng kể…nó là thế thường tiêu hao nội lực đối phương rồi ra đòn kết liễu…

Nhưng bịp đồng vào chế độ hơi muộn nên cũng có vẻ xì hơi, dù qua 5 hồ rồi mà vẫn chưa ra đòn quyết như mọi khi 1 thoáng lo lắng hiện ra trong Nam. Bên Tiến Còi hò hét dzữ quá như muốn lấn át cái khí thế đội Nam. Ô vẫn mau như tưới lên xuống trân đánh đều như vắt chanh, bịp thỉnh thoảng gịt được đầu ô xuống mà đánh trống trường như chưa đủ sức khuất phục 1 chiến kê dũng mãnh như ô.Nhưng những đòn mu lưng cũng làm cho ô tức ngực khó thở. Có lẽ lực của BĐ ko tốt nên việc đuổi ô có vẻ khó khăn ngược lại còn bị ô đánh bầm dập vì không bắt ngoài nên mọi người hò hét không ngừng. Ra làm nước Nam nhanh chóng làm mát cho Bịp rồi nhỏ nước chảy xuống tảng giúp bịp tỉnh táo hơn rồi cho uống từng hớp nước nhỏ, qua tay nước bịp tỉnh dần nhưng có vẻ nó dính đòn khá đau.

Về phía ô có dấu hiệu khó thở nhưng qua nước của sư kê đã bớt kéo kèn đám ma hơn. Những hồ sau ô đánh ít hơn mà dành thời gian để thở nhưng bịp cũng bở hơi nên chưa tiễn được. Sang hồ 10 ô được Tiến Còi cho uống thuốc công của thái. Vào trận thuốc phát huy tác dụng giúp ô đánh rõ nét và bớt thở hơn làm bịp dính những seri đòn đau đớn giờ bịp chả còn sức mà tránh né. Sang hồ 11 sau khi qua tay nước ấm mà Nam ko dùng nước mát như những hồ đầu nữa, giúp bịp hồi phần nào nhưng vẫn bị ô đánh liên tiếp máu bịp rỏ từng giọt xuống nền cát nhưng bản lĩnh chiến trận của nó khiến ô chưa thể khuất phục bỗn nhiên bịp rúc vào cánh ô,TIẾN CÒI tưởng bịp sợ mặt.

-Con bịp sợ không dám thị mặt rồi. Nhưng không phải, nó vào vỉa ngóc đầu lên túm lấy dây chẳng cần của ô mà lên đòn vào hốc nách làm ô nhồng lên rồi tím tái dần.

Kết thúc trận đấu vất vả nhất của BĐ.

Bỗng Nam lên tiếng.

-Tiến cậu giữ lấy tiền bao đi, tôi không lấy. tôi chỉ muốn dành cho cậu 1 bài học về thất bại thôi, càng cay cú thì càng làm con người ta mờ mắt.

Tiến còi ú ớ ngạc nhiên

Nam bước đi rồi mỉm cười với tiến

-Tối qua nhà tôi uống rượu nhé.

Tối hôm đó chỉ có 2 thằng ngồi uống và tâm sự, con bịp Nam tặng cho Tiến nuôi. Tiến cũng thay đổi bản thân rất nhiều từ khi quen Nam. Nam biết mùi vị thất bại có cảm giác thế nào, trong thời gian ở quê Nam hiểu ra rằng càng cay cú càng tức giận thì càng lún sâu…vì điều đó làm con người ta không còn sáng suốt và tỉnh táo. Và chính bản thân Nam đã tìm ra hướng đi mới để bắt đầu đứng dậy sau thất bại. Đó là làm nên sự nghiệp tại quê hương. Mô hình VAC được Nam áp dụng tại mảnh đất chôn rau cắt rốn và đã có những thành công ban đầu với đầu óc nhanh nhạy, thông minh của Nam và sự giúp đỡ tận tình của Chú Út cả Tiến Còi (1con người siêng học hỏi và hiểu ra rất nhiều sau những thất bại) nữa….giờ ngồi nhìn ngắm trại gà chọi mini của bản thân Nam và chút thành quả của bản thân thấy khá mãn nguyện.

Quê hương luôn là chùm khế ngọt. Con người ta sống trên đời ai cũng gặp những thất bại nhưng cái giá của sự thất bại đắt hay rẻ nó phụ thuộc ở bạn… Hãy coi đó là 1 lần vấp ngã trong cuộc sống và hãy tự đứng dậy từ nơi mình ngã.

RỒI THÀNH CÔNG SẼ TỚI VỚI BẠN.

Năm Dậu Kể Chuyện Phá Án… Gà

Chọi gà vốn là trò chơi dân gian mang tính truyền thống của dân tộc Việt, được xem như một thú vui tao nhã vào dịp Tết đến Xuân về, có từ cách đây hàng trăm năm. Tuy nhiên ngày nay, trò chơi này dần bị biến tướng khi những sới gà trở thành “trường đấu” của những con bạc. Chỉ riêng ở vùng đất Cố đô Huế, lực lượng công an đã liên tiếp triệt phá nhiều trường gà quy mô lớn, bắt giữ hàng trăm đối tượng cá độ…

Trò chơi dân gian bị biến tướng

Ông Nguyễn Hiền, ở Cồn Hến, phường Vỹ Dạ, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế – một trong những tay chơi gà chọi có tiếng một thời ở khu vực này kể về sự tích bài võ này:

“Nghe các bậc tiền bối trong giới chơi gà chọi đi trước kể lại rằng, vào thời điểm 3 anh em nhà Tây Sơn chiêu binh mãi mã, đúng dịp Tết, Nguyễn Lữ mời Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đến xem trận chọi gà. Khi thấy 2 chú gà tung đòn đá, bằng thiên tài võ học, Nguyễn Lữ đã quan sát rồi nghiên cứu các thế đá tấn công của chú gà lớn đến các thế tránh né, xỏ vỉa và phản công của chú gà nhỏ. Qua chắt lọc và sáng tạo, ông đã tạo ra bài võ mang tên “Hùng kê quyền” với lối đánh nhu cương linh hoạt và được nghĩa quân Tây Sơn ứng dụng tập luyện để đánh giặc ngoại xâm, lập nên những chiến công hiển hách”.

Đến thời triều Nguyễn, ngoài xây dựng đấu trường “hổ quyền” tại khu vực Trường Đá (phường Thủy Biều, TP.Huế) để tổ chức những trận đấu giữa voi và hổ; hoặc tổ chức chọi trâu thì vào dịp Tết, các vua chúa, quan lại và người dân còn lấy trò chọi gà để giải trí, mua vui. Trò chơi này thường được người xưa tổ chức kéo dài từ dịp Tết cho đến hết tháng Giêng âm lịch.

Sới gà được lập ngay giữa khu chợ có đông người qua lại đến reo hò, cổ vũ cho những chú gà chọi hăng máu đá… Ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu chơi gà chọi, nhiều lò gà nổi tiếng trên mọi vùng miền cả nước lần lượt ra đời.

Riêng ở miền Trung có các lò gà tên tuổi như tỉnh Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dút; tỉnh Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh. Đặc biệt, ở đất võ Tây Sơn, Bình Định có gà Bắc Sông Kôn, là dòng gà được võ tướng Nguyễn Lữ lưu truyền. Mặc dù đã giải nghệ nhiều năm, song ông Hiền vẫn rất “máu” khi mỗi lần có người nhắc đến gà chọi.

Ông Hiền cho biết, do đam mê nên ngày trước, “bộ sưu tập” gà chọi của ông có đến 20 chú gà “chiến” thường được nhốt trong những chiếc lồng sắt lớn. Đối với ông và nhiều người dân xứ Huế, chọi gà là một thú vui tao nhã, người chơi gà để rèn luyện tính kiên nhẫn, điềm đạm. Tuy nhiên, càng về sau, trò chơi dân gian này càng bị biến tướng và không ít trường gà trở thành những sới bạc cá cược đỏ đen, rơi vào “tầm ngắm” của lực lượng công an…

Một sới gà ở TP.Huế hoạt động với nhiều con bạc tham gia.

Triệt phá những sới bạc trong trường gà

Nếu nói đến giới “mê” gà chọi ở Huế, không ai không biết đến Năm Lửa (tên thật Đỗ Thanh Hồng, SN 1963). Từ những năm 2002, vào những ngày thứ 7 và chủ nhật, sới gà của Năm Lửa nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hậu thu hút hàng trăm người đến xem đá gà, trong đó có không ít con bạc là những tay anh chị có máu mặt.

Để phục vụ nhu cầu cá độ, Năm Lửa cho xây một trường gà lớn, bên trong có 2 sới và có cả dịch vụ cho vay nóng, đổi ngoại tệ. Có thời điểm, nhiều chủ gà ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên thường xuyên mang “thần kê” của mình đến trường gà Năm Lửa để thách đấu, đặt cược với số tiền từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng cho mỗi trận chọi gà.

Sau khi trường gà Năm Lửa bị triệt phá, các chủ sới gà khác ở địa bàn TP.Huế “đóng sới, quy ẩn” vì sợ bị công an “sờ gáy”. Tuy nhiên, vì lợi nhuận được hưởng trong tổng số tiền tham gia cá cược của con bạc nên chỉ một thời gian ngắn sau, nhiều sới gà ở Huế lại ồ ạt mọc lên.

Điển hình như từ khoảng cuối năm 2015, Võ Đình An Mãn (SN 1982, trú số 13/77 Thiên Thai, phường An Tây, TP.Huế) tổ chức một sới gà lớn ngay tại vườn nhà mình, vào những ngày cuối tuần, thu hút rất đông người đến xem chọi gà, đặt cược và chung độ bằng tiền mặt. Với quyết tâm triệt phá điểm tụ điểm cá độ này, một ngày trung tuần tháng 5.2016, hàng chục cảnh sát hình sự, Công an TP.Huế đã ập vào sới và bắt quả tang 48 đối tượng, trong đó có 10 đối tượng trực tiếp tham gia cá độ…

Theo thượng tá Võ Văn Sáu, Phó trưởng Công an TP.Huế – người chỉ huy triệt phá nhiều trường gà trên địa bàn TP.Huế, để tránh bị cơ quan công an phát hiện, nhiều chủ trường gà đã nghĩ ra nhiều chiêu bài như liên tục thay đổi thời gian chọi gà; sới gà được xây dựng ở địa điểm kín đáo với quy mô “khép kín” đầy đủ các dịch vụ như cơm, nước giải khát, cà phê, cho vay nóng và bố trí người đứng bên ngoài để cảnh giới. Nếu có động tĩnh, các đối tượng sẽ hô hoán nhau tháo chạy ở cửa sau nhằm tránh bị bắt.

Tuy nhiên, dù các chủ trường gà có ma mãnh đến đâu vẫn không thể thoát khỏi tai mắt cảnh giác tội phạm của quần chúng nhân dân nên không thoát khỏi “tầm ngắm” của lực lượng công an. Bằng chứng là vụ xóa sổ trường gà do Phạm Tiến Dũng (SN 1975, trú ở 35 Trần Nhật Duật, phường Tây Lộc, TP.Huế) làm chủ vào một ngày đầu tháng 3.2015. Ngoài Dũng và 50 đối tượng bị bắt giữ, Công an TP.Huế còn thu giữ 100 triệu đồng tiền mặt, nhiều biên lai tờ tịch cá độ và 8 con gà đá.

Trường gà của Dũng được xây dựng từ năm 2014 và thường tổ chức chọi gà để các con bạc cá độ vào những ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Tuy nhiên, vì nhu cầu của người chơi và để “né” công an nên sau đó Dũng chuyển sang tổ chức chọi gà bất cứ các ngày trong tuần, miễn sao có người bắt độ.

Bình quân mỗi ngày, trường gà của Dũng có đến trăm người ở Huế và các địa phương lân cận như Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc đến cá cược ăn tiền. Mỗi độ cá cược thường từ vài trăm nghìn đồng tới gần chục triệu đồng. Mặc dù nắm rõ phương thức hoạt động trường gà của Dũng, song vì các đối tượng cá độ rất ma mãnh nên phải đến lần vây bắt thứ 3, Công an TP.Huế huy động 50 cảnh sát hình sự phối hợp với Công an phường Tây Lộc, trong đó có nhiều cảnh sát mặc thường phục, thì mới khống chế được các đối tượng, qua đó xóa sổ trường gà này.

Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế nhận định, trước sự biến tướng của trò chơi chọi gà thành những tụ điểm đánh bạc quy mô lớn nên thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh và Công an TP.Huế đã phối hợp với công an các địa phương đã liên tiếp triệt phá nhiều trường gà tổ chức cá cược ăn tiền, qua đó nhận được nhiều khen ngợi từ phía người dân khi đã xóa sổ được các “trường đấu” cá cược, góp phần giữ gìn sự bình yên trên vùng đất Cố đô.

Theo PV (CAND)

Hàng trăm cảnh sát phá trường gà cực lớn ngày mùng 1 Tết Chiều 28.1 (mùng 1 Tết), lực lượng Cảnh sát hình sự Công an TP.Cần Thơ đã bắt quả tang 42 đối tượng đang sát phạt ăn thua bằng hình thức đá gà ăn tiền tại một bãi đất trống trên địa bàn quận Bình Thuỷ. Vào thời gian…

Cập nhật thông tin chi tiết về Tản Mạn Chuyện Chọi Gà trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!