Xu Hướng 3/2023 # Sới Gà Chọi Đặc Biệt Ở Chợ Phiên Bắc Hà # Top 9 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sới Gà Chọi Đặc Biệt Ở Chợ Phiên Bắc Hà # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Sới Gà Chọi Đặc Biệt Ở Chợ Phiên Bắc Hà được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Chợ phiên Bắc Hà (thị trấn Bắc Hà, Lào Cai) những năm gần đây xuất hiện khu chợ mua bán gà chọi. Gà giành chiến thắng trong các cuộc đấu ngay trong buổi chợ sẽ có giá cao hơn nhiều so với những con thua cuộc.

Thú chọi gà không chỉ có ở miền xuôi, người dân Bắc Hà, đặc biệt đàn ông rất mê chọi gà. Những năm gần đây, từ miền xuôi đến miền ngược, thịt gà chọi rất được ưa chuộng như một món ăn đặc sản.

Có lẽ do vậy mà chợ phiên vùng cao Bắc Hà cũng tự hình thành một khu chợ riêng chỉ mua bán gà chọi.

Ngày họp chợ vào chủ nhật hàng tuần, hàng trăm đàn ông già có, trẻ có từ các thôn bản tấp nập xuống núi tham gia chợ phiên gà chọi Bắc Hà.

Những người đàn ông các dân tộc H’Mông, Tày, Nùng… cắp nách một, hai con gà chọi tự tay nuôi nấng xuống chợ.

Nằm trên một khu đất trống thuộc thị trấn Bắc hà, vào phiên, mỗi góc chợ các cặp gà chọi thi đấu trong tiếng reo hò của đám đông người xem. Gà thua cuộc chỉ được mua với giá theo cân nặng, những con gà chọi càng thắng nhiều giá càng cao, gà vô địch trong buổi chợ sẽ có giá cao nhất.

Chợ phiên gà chọi thu hút hàng trăm con gà chọi mỗi phiên.

Tham gia phiên chợ gà chọi chủ yếu là nam giới.

Không nhất thiết mang gà đến chợ bán, nhiều người mang gà chọi đến chợ với mục đích giao lưu là chính.

Thào Phừ tự giới thiệu là người H’Mông ở xã Bản Phố (Bắc Hà) cùng con gà chọi mà cậu rất quý xuống chợ khá sớm.

Từng tốp ngồi giao lưu kinh nghiệm chăm sóc, luyện gà thi đấu.

Một người đàn ông H’Mông đang thách đấu với các chủ gà chọi giữa chợ.

Một cặp gà chọi vào cuộc đấu.

“Thế trận” không cân bằng, chủ chú gà chọi màu trắng lo sợ thương tích đã hoãn nửa chừng trận đấu

Các trận thi đấu giữa các cặp gà chọi diễn ra khắp khu chợ.

Những cặp đấu hay, gay cấn thu hút người xem.

Những ngón đòn hiểm hóc của cặp gà chọi đen tuyền.

Một cảnh mua bán gà chọi diễn ra giữa phiên chợ.

Thông thường mỗi con gà chọi được bán với giá trên dưới 1 triệu đồng.

Người mua thường là những người sành chơi gà chọi nên săm soi rất kỹ.

Vừa chiến thắng trong một cuộc đấu, chàng trai người xã Bản Liền phát giá 2 triệu cho con gà chọi của mình.

Cậu bé 5 tuổi người H’Mông ở Bản Phố dạo khệ nệ với con gà chọi của gia đình.

Nhiều người len lỏi đủ cách để được xem những trận đấu gà chọi diễn ra khắp chợ.

Rất nhiều du khách bị mê hoặc khi ghé chợ gà chọi.

Không ít khách du lịch người nước ngoài tỏ ra rất thú vị khi được chứng kiến những màn thi đấu gay cấn của các cặp gà chọi.

Con gà chọi vô địch buổi chợ được rao bán với giá 3 triệu đồng cất tiếng gáy cuối buổi chợ.

Lê Anh Dũng

Chợ Phiên Gà Nòi Tại Chợ Lách – Trung Học Chợ Lách

 

 

Năm nay, Tết Đoan Ngọ, Chợ Lách tiếp tục tổ chức Hội Chợ Trái Cây có thêm 1 chương trình mới là mở ra gian hàng bán gà chọi, một năm một lần. Đây là ý tưởng mới của ban tổ chức nhằm giúp đở nông dân có nơi giới thiệu sản phẫm đến người tiêu dùng. Hiện Chợ Lách có đàn gà hơn 215.000 con các loại, trong đó gà nòi (gà chọi) hơn 10%. Loại gà này theo cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện là “con xóa đói giảm nghèo” cho người dân ít vốn: đầu tư vài triệu đồng nuôi vài cặp gà , một năm có thể kiếm được hơn chục triệu đồng.

Mặt hàng mới của địa phương

Gà nòi (gà chọi) được dân gian nuôi từ lâu , với người dân Chợ Lách thì nghề nuôi này phát triển mạnh trong vòng 18 năm nay. Ở các xã Tân Thiềng, Long Thới, Vĩnh Thành được nuôi nhiều nhất và thị trường tiêu thụ chính là ở các tỉnh miền Đông và xuất khẩu sang Campuchia. Đầu ra của gà chọi được đi theo 3 đường chính là người dân địa phương thu gom gà trong vùng đem đi bán, dân tỉnh thành khác đến mua gom chuyển đi nơi khác và  dân Campuchia qua đặt hàng tại đây, mua chở về nước. Ngoài ra còn có nhóm thanh niên chuyên phục vụ các đại gia đem qua biên giới Việt – Camphuchia đá.

 Giá gà nòi thấp nhất 1,5 triệu đồng một con, hàng xô 700.000 -800.000 đồng/con . Nhiều gà đá hay giá từ 15 đến 20 triệu đồng. Những thương hiệu Chin Hóa, Tự Gương có tiếng trên thương trường hơn chục năm  có gà dễ bán giá lại cao. Ở Chợ Lách hiện nay , nhà nào cũng nuôi gà nòi, một nhà ít là một vài con, nhiều cũng hàng chục con đó là dân không chuyên. Còn những trại gà nòi như Tự Gương nuôi bài bản, trại gà phân ra nhiều lô. Hiện nay,  tổng đàn của Gương gần ngàn con, được chia ra nhiều khu vực. Khu phối giống, khu đặt máy ấp trứng, khu nuôi gà con, khu nuôi gà giò, khu gà hậu bị, khu gà đá được.  Chỗ nuôi này được bố trí rất khoa học, thứ tự nếu tận dụng làm điểm du lịch chắc chắn là khách tham quan rất đông. Được biết, trại gà chọi của Tự Gương đã từng đón nhiều viên chức cao cấp của Campuchia qua tham quan. Tuy nhiên, hiện nay để giữ bí mật nghề nghiệp, chủ nhân không tiếp khách. Về mặt nào đó thì không có lợi cho việc quảng bá một thương hiệu. Các tay nuôi gà cho biết gà Tự Gương được khách hàng đặt không đủ giao cần gì quảng bá (!). tại trại này giá một gà hay ở khoảng3000 – 4000 USD/con. Chủ nhân đang  chọn gà để thuần chủng, đổ ra gà thế hệ  con  giống bố mẹ.

Chợ phiên giúp người nuôi nhỏ có cơ hội

Có nhiều người nói vui, gà nòi là con xóa đói giảm nghèo, nhưng đó là sự thật. Nông dân vay 3 triệuđồng nuôi bò, nuôi heo có khả năng bị lỗ, nhưng nuôi gà nòi thì có thể khá hơn. Một hộ nuôi gà nòi vài con , nếu bán ký lô cũng được giá 800.000 đồng/ký, lời khẳm, trong khi nưôi gà vườn 6 tháng, tính chi phí thức ăn, chi phí thuốc men lớn vì nguy cơ bệnh tật cao. Gà nòi nuôi 6 tháng  mỗi con bán được cả triệu đồng, nuôi vài con mái vài con trống, đẻ ra mỗi năm bán vài chục con là đủ sống.

Trước đây , các quán nhậu ở khu vực Vĩnh Long , Bến Tre có bán món gà nòi hầm sả do các người nuôi gà tuyển chọn gà giỏi, thải gà dở ra để khỏi phải chăm sóc, tiêu tốn thức ăn. Các gà này được bán với giá 150.000 đồng /ký, chế biến ăn rất ngon không thua thịt gà rừng. Hiện nay do nhu cầu tiêu thụ khá lớn, nên mua gà chọi thịt khó khăn. Người nuôi gà không bao giờ bán gà mái nòi, bạn bè chí cốt đến nhà thì làm thịt gà mái đãi khách, trong khi một gà nòi thịt nặng 3,5 ký,  bán 500.000 đồng /con.

Giá gà chọi như vậy nên người nuôi rất mau khá. Cụ thể như anh Ba Tòng ở Hòa Nghĩa, xưa ở nhà lá, nay đã cất nhà tường, lợp ngói cuộc sống có phần “dễ thở” hơn. Anh Sơn cụt (biệt danh do khuyết 2 ngón tay) ở  xã Hòa Nghĩa, Hùng Râu ở Long Thới, đều là những người nhờ gà nòi mà khá. Những người nuôi gà có tiếng còn có Bảy Thảo (Vĩnh Thành), anh Tưởng, Ba Cồn, Út Thảo, Sáu Ngọc Anh nhà cổ đều ở Long Thới. Đàn gà Ngọc Anh có tổng đàn vài trăm con. 

Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm , Trưởng phòng kinh tế huyện Chợ Lách cho biết, việc mở chợ phiên gà nòi  là góp phần cho dân địa phương có thêm thu nhập, đây là mặt hàng mới của Chợ Lách, các huyện khác như  Mỏ Cày cũng có , mới phát triển sau này. Hội chợ trái cây Chợ Lách đã tổ chức được 11 năm, nhưng mở ra chợ phiên gà chọi thì đây là lần đầu tiên, nhằm tạo thương hiệu gà chọi cho Chợ Lách.

Có người cho rằng đem gà chọi ra chợ là một vấn đề khó khăn, vì gà chọi là con vật quý, chủ bất ly thân, trưng bày cho nhiều người xem sợ bị hao tổn, còn đem gà thường thường ra triển lãm thì mất tiếng. Do đó, chủ gà có tiếng thì không muốn dự hội chợ bởi gà  khách hàng đặt, giao không đủ thì cần gì quảng bá. Chỉ có người mới nuôi chưa có tiếng thì cần đem ra chợ phiên. Anh Liêm cho rằng chợ phiên gà nòi làm cho công bằng, người nuôi mới không bị chèn ép giá.

         Bài và ảnh Lương Minh

     Đã đăng Thời báo Tài Chính (tháng 6/2011)

 Chợ lúc nào cũng đông

H3    

 

https://www.trunghoccholach.com/2012/07/le-hoi-trai-cay-tai-cho-lach-2/

 

http://vietbao.vn/Kinh-te/Ve-vuong-quoc-trai-cay-vui-Tet-Doan-Ngo/20575505/87/

 

http://luutru.tongphuochiep-vinhlong.com/index.php?mod=detail_chiase&id=964

Chợ Gà Chọi Ở Sài Gòn

Nằm trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7, TP HCM), trước cổng trường ĐH RMIT, thời gian gần đây xuất hiện “chợ” bán gà chiến (gà đá) hoạt động công khai. Mỗi “shop” có hàng chục con đủ các loại từ gà điều, xám, ô, tía, khét… đến gà tre lai, tre rặc.

Đang nhâm nhi từng ngụm cà phê, anh Sáu bỗng đứng phắt dậy khi thấy chiếc xe máy trờ tới. Người đàn ông chừng 30 tuổi, chống chiếc xe bên lề đường rồi lao vội tới con gà chân xanh, mắt trắng. Ôm sát chú gà vào người, vị khách luôn tay lật từng ngón chân của nó. “Con điều này lấy nguồn từ đâu?”, nghe khách hỏi, anh bán hàng đon đả: “Em lấy từ chợ Lách (Bến Tre) đó. Không phải nói hay chứ gà của em chắc chân lắm. Con gà mà anh đang xem là con gà đẹp nhất trong đám này”.

Theo anh Sáu, đó là con điều nặng 2,5 kg, chân xanh, mắt vàng, thế đá canh nạp, táp lông nhanh như điện, tránh né mau lẹ. Mắt hấp háy, anh chủ hàng nhỏ nhẹ với khách: “Anh xem đôi chân hậu của nó này. Đẹp chưa, nó có hình hàm long ngậm ngọc đấy. Đây mới là những con gà chiến thực sự, tướng dữ, trong lúc đá luôn giữ thế đứng như Sư tử, luồn lách như rồng, múa chân như phượng”. Sau khi nghe tư vấn, người đàn ông rút trong túi áo lấy ra 2 triệu đồng trả cho chủ.

Theo anh Sáu, mỗi ngày, từ 2h sáng, anh chạy về “lò” Bến Tre lựa chọn những con gà chiến có ngoại hình bắt mắt nhất rồi lên Sài Gòn bán. “Shop” gà chiến của vợ chồng anh chễm chệ ngay đầu cổng trường đại học nên khá đắt hàng.

Cạnh bên là “shop” của anh Tư “Khùng” (hơn 30 tuổi, quê Đồng Nai) được nhiều người dừng chân xem vì quán tổ chức cho khách chọn hàng “sống động”. Những chú gà sẽ được quẳng vào “chiến đấu” với nhau.

Khi cả đám đông đang hò reo đôi gà đá nhau, một người đàn ông to béo, da ngăm đen bước vào hỏi mua gà chiến. Qua vài câu trao đổi, đoán là khách sộp, anh Tư liền chạy vào lôi ra một chú gà được giấu trong giỏ mây mời chào: “Anh hai xem con này đi. Nó là một sát thủ đã chinh chiến khắp nơi và rất ít khi thua”. Đó là con gà tre lai màu chuối, nặng hơn 2 kg, cơ bắp khỏe mạnh, chân cao, cựa đều, mỏ to và nhọn, mắt sâu.

“Nói thật với anh, em có tật bán gà cho ai thì lâu lâu lại gọi điện hỏi thăm một lần xem gà đá thế nào. Trong số 12 con em bán gần đây, có 8 con thắng, 1 thua và 3 con chưa đá”, anh Tư giới thiệu “bảng thành tích”.

Để thuyết phục khách, anh Tư tung chú gà tre lai này vào đấu với những con gà chiến khác và đều giành chiến thắng. Tỏ ra hài lòng, người khách rút cọc tiền hơn 5 triệu đồng trả cho anh Tư rồi ôm con gà phóng vút đi.

Trên một đoạn đường Nguyễn Văn Linh từ ĐH RMIT đến giao lộ Lê Văn Lương, có hơn 10 “shop” bán gà đá tự phát tấp nập người mua kẻ bán. Chủ của những “shop” này chủ yếu là người Bến Tre, Vĩnh Long… lấy gà ở chợ Lách, đưa lên Sài Gòn bán cho những tay chơi cá độ đá gà.

Mỗi “shop” có khoảng trên 10 con gà “trưng bày”, số còn lại được để trong giỏ mây giấu kín. Giá của những con gà chiến này cũng rất khác nhau, tùy vào ngoại hình, tướng mạo, màu sắc và khả năng chịu đòn giỏi, dao động từ 500.000 đến 5 triệu đồng. Nhưng nếu như “săn” được con gà thiện chiến “tung đòn giỏi”, tướng dữ, vảy tốt, dáng đẹp thì giá có khi lên đến vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng.

Vì là “chợ” hoạt động tự phát nên chủ rất lưu ý phòng tránh đội tuần tra. Họ thường bán gà buổi trưa hoặc lúc chiều tối. Theo một chủ gà, họ tránh bán vào tầm 3h đến 5h là vì vào thời gian này, công an và phòng kiểm dịch hay đi tuần. “Thấy xe của đội tuần tra đến là bọn tôi để gà vào giỏ leo lên xe chạy ngay. Không nhanh chân là bị ‘hốt’ liền. Như hôm qua, một thằng chỉ chậm chân vài giây mà bị đội tuần tra ‘hỏi thăm’ đập đầu gần 20 con gà vào gốc cây, thiệt hại hàng chục triệu đồng”.

Theo chị Linh, để che đậy hình thức bán gà đá độ, nhiều chủ “shop” đã biến tướng thành nơi bán gà thịt nhưng không khó để nhận ra. Gà đá là những con được cột chân vào một cọc tre. Còn những con mà buộc chân xếp hàng đống là những chú gà bán thịt”.

“Ngày nào họ cũng bán ở đây. Đội tuần tra đến thì họ lên xe vọt lẹ, bắt sao được. Khi đội tuần tra rời khỏi thì đâu lại vào đấy”, chị Linh chia sẻ thêm.

Tá Lâm

Hải Phòng: Độc Đáo Phiên Chợ Quê Giữa Lòng Thành Phố

Không nổi tiếng như chợ cầu may Viềng, không hào nhoáng như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da, Hàng Bè, không âm u tĩnh mịch như chợ Âm Phủ, nhưng chợ Hàng thuộc phường Dư Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) là một trong những chợ phiên độc đáo…

Không nổi tiếng như chợ cầu may Viềng, không hào nhoáng như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da, Hàng Bè, không âm u tĩnh mịch như chợ Âm Phủ, nhưng chợ Hàng thuộc phường Dư Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) là một trong những chợ phiên độc đáo…

Chợ Hàng có những nét đặc trưng riêng của đất cảng. Chợ chỉ có duy nhất một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần, họp từ tờ mờ sáng, phiên nào cũng tấp nập kẻ mua người bán đến từ Hải Phòng và các địa phương lân cận.

Có người đi chợ để xem chọi gà, xem chim hót, có người đi chợ để mua một vài cây cảnh, giống rau, có người lại chỉ đến chợ như một thú chơi tao nhã, nhàn tản vào dịp cuối tuần… Tất cả những hình ảnh ấy làm cho chợ Hàng trở thành một phiên chợ đầy bản sắc, rất dân dã, quê kiểng.

Tại chợ Hàng, thượng vàng hạ cám cái gì cũng có. Hàng hóa ở chợ Hàng khá phong phú, nhưng không thể thiếu một số hàng truyền thống từ các loại hạt giống, cây giống, nông cụ sản xuất đến điện thoại, vàng bạc, đá quý đến cả chó, mèo, gà, vịt, đủ cả chim, hoa, cá cảnh.

Bên cạnh đó, còn có những mặt hàng phổ thông như quần áo, thức ăn, đồ trang trí, thuốc bắc, cây hoa cảnh… Và cả những đồ điện tử cũ một thời làm nên “thương hiệu” của người dân Hải Phòng như điện thoại, nồi cơm điện, các thiết bị âm thanh đến những thứ đồ điện gia dụng khác. Bày ngay dưới đất, còn có cả những đồ cổ mà người không sành khó phân định đâu là đồ cổ thật, giả cổ hay đồ cũ…Chính vì thế, chợ Hàng trở thành độc đáo và thu hút hàng nghìn người đến đây mỗi tuần.

Đến với chợ Hàng, khách như được sống lại những hoạt động mua bán trao đổi nhộn nhịp của một phiên chợ quê điển hình từ bao đời nay. Đi chợ Hàng để ngắm, thư giãn, đi chơi chợ và nhất là đi chợ hàng không hẳn là để mua sắm… Chẳng thế mà từ tờ mờ sáng, dòng người lũ lượt chật như nêm cối đổ về khu vực ngã ba chợ Hàng trên đường Nguyễn Văn Linh. Từ đầu chợ đến giữa chợ, tập trung bày bán các loại cây cảnh, hoa và những hòn giả sơn bày trong bể cá. Cây cảnh ở đây có đủ loại, đủ màu sắc và giá trị. Có loại cây chỉ vài ngàn đồng như chanh, ớt, hoa… đến các loại cây thế giá hàng chục triệu đồng như hải đường, cây thế, gốc lộc vừng….

Các loại dụng cụ và phân bón phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây cũng được bày bán rất phong phú với giá cả phải chăng. Hai bên phố chợ, san sát các cửa hiệu bày bán các công cụ hỗ trợ trang trí cây cảnh như đôn, chậu, lọ lục bình… Tại đây, vẫn tồn tại một số bễ lò rèn như thời của mấy mươi năm trước nơi những khách hàng kỹ tính vẫn có thể đặt mua và đứng nhìn những ông chủ lò rèn không ngơi tay rèn – mài thủ công từng chiếc liềm, con dao, lưỡi cuốc.

Khu vực cuối chợ là nơi mua bán các con giống được phân chia theo từng cụm. Tại đây, bày bán đủ loại chim cảnh, chó, mèo, gà tre, ba ba, rùa… các con vật thường được nhốt trong những chiếc lồng và người mua có thể tùy ý xem xét và mặc cả.

Mùa Xuân đến, người dân Hải Phòng đổ ra chợ Hàng để cảm nhận nét đẹp truyền thống, hiện đại; thôn quê xen lẫn một chút thành thị; từ “thượng vàng” tới “hạ cám”… Tất cả hòa quyện, thỏa mãn mọi người ở các tầng lớp khác nhau với những đam mê khác nhau, khiến phiên chợ Hàng lạ mà quen, đủ để ai một lần tới chợ đều nhớ mãi.

PV

Cập nhật thông tin chi tiết về Sới Gà Chọi Đặc Biệt Ở Chợ Phiên Bắc Hà trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!