Xu Hướng 12/2023 # Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hà Nội. Sonnptnt.hanoi.gov.vn # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hà Nội. Sonnptnt.hanoi.gov.vn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xã Đường Lâm, thuộc Giao Châu – Vùng đất cổ nằm bên hữu ngạn sông Hồng vốn là một trong tứ trấn Thăng Long, tục gọi là trấn Tây, xứ Đoài hay trấn Đoài, có bề dày lịch sử kéo dài từ thời Hùng Vương tới nay, cách thị xã Sơn Tây 3 km, cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía tây bắc, tục danh gọi là Kẻ Mía. Là vùng đất lưng tựa vào các quả đồi trung du – những bậc thềm đầu tiên của núi Tản, mặt ngoảnh ra sông Hồng. Đất địa linh nhân kiệt, sinh ra hai vị anh hung dân tộc có vai trò to lớn trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước và đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đó là Bố Cái Đại Vương – Phùng Hưng, là lãnh tụ một cuộc nổi dậy chống lại sự đô hộ của nhà Đường thời Bắc thuộc lần thứ ba (602-905) và Tiền Ngô Vương – Ngô Quyền, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, Ngô Quyền là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Gà Mía là một giống đặc sản có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây xưa, nay thuộc làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Giống gà Mía xưa kia nổi tiếng khắp vùng bởi đặc điểm hình dáng và chất lượng thịt thơm, ngon. Gà mái có màu lông đẹp, vóc dáng nhỏ xinh xắn, còn gà trống nổi trội với “mào đơn, đầu công, mình cốc, cánh trai, ngắn quản, dài đùi, diều vịt, mã lĩnh, chúng phảng phất có nét của loài chim công”. Theo các bậc cao niên trong làng thì một chú gà trống đủ phẩm chất được chọn theo tiêu chuẩn: Đầu công (đầu chim công nhỏ), mình cốc (mình như chim cốc hình bồ đựng muối), cánh trai (hai cánh như hai con trai trai ốp gọn bên mình), mã lĩnh hoàn toàn (màu vải lĩnh đen tía) long mã ngũ sắc rực rỡ, mỏ màu vàng, mào cờ đỏ chót và lúc nào cũng thẳng đứng. Những chú gà trống trưởng thành nhìn rất oai vệ, cùng với đôi chân thanh mà không cao (ngắn quản), vững vàng mà không thô (dài đùi). Ở má ngoài chân gà trống có một vệt màu đỏ rõ nét từ trên xuống đến ngón chân trông giống như sợi chỉ đỏ. Với vẻ đẹp bên ngoài cùng với chất lượng thịt thơm, ngon nên gà Mía là sản vật được người dân kẻ Mía lựa chọn để dâng tiến vua và để tế lễ, cầu cho quốc thái dân an, mọi nhà no ấm. Nét đẹp văn hóa ấy đang được người dân nơi đây gìn giữ và trân quý.

Với mục đích bảo tồn, phát triển và tôn vinh các đơn vị, cá nhân chăn nuôi giống gà Mía bản địa, được sự nhất trí của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức ” Hội thi gà Mía Sơn Tây lần thứ nhất, năm 2023″. Hội thi được tổ chức, thực hiện từ tháng 01/2023 với vòng thi Sơ khảo đã tuyển chọn ra 11 đội tham dự vòng thi Chung khảo tại 9 thôn của xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (01 đội thi/1 thôn), đội số 10 là Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây và độ isố 11 là Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm Sơn Tây thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico). Trước ngày diễn ra hội thi Chung khảo 11 đội đều đã sẵn sàng, ai cũng mang theo tinh thần phấn khởi, tự tin. Gà dự thi được các đội chỉnh chu, coi sóc, là đại diện của những chú gà, cặp gà mang các đặc điểm nổi bật, đặc trưng của giống gà Mía, đồng thời gửi gắm vào chúng những tâm tư, tình cảm niềm say sưa, đam mê và niềm tự hào của người dân Đường Lâm quê hương của giống gà quý này.

Ngày 28/9/2023 thi và chấm điểm, gồm 2 nội dung: Chấm điểm cặp gà (01 gà trống, 01 gà mái) và đơn trống (01 gà trống); Thi kiến thức nhận biết và kỹ thuật chăn nuôi gà Mía.

Ngày 30/9/2023 tổ chức công bố điểm, trao giải cho các đội dự thi.

Cơ cấu giải thưởng, gồm: 01 giải đặc biệt, 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 04 giải khuyến khích và các giải phụ.

Với sự dày công chuẩn bị, Hội thi gà Mía Sơn Tây lần thứ nhất năm 2023 không chỉ làm sống lại niềm đam mê của người dân Đường Lâm về chăn nuôi gà Mía mà đây còn là dịp để thị xã Sơn Tây cũng như ngành chăn nuôi Hà Nội giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng các tỉnh thành trong cả nước về giống gà đặc sản gắn liền với những thăng trầm của lịch sử cùng những tinh hoa văn hóa của một làng quê Bắc Bộ. Hội thi được tổ chức vừa tạo sân chơi bổ ích, tái hiện lại những giá trị văn hóa truyền thống vừa là dịp thông tin tuyên truyền, tạo tiền đề phát triển chuỗi sản xuất, cung cấp sản phẩm gà Mía Sơn Tây theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Qua đó, góp phần đưa gà Mía trở thành thương hiệu hàng hoá có sức cạnh tranh, lan tỏa trên thị trường, phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển chăn nuôi giống gà Mía.

Tin tưởng rằng, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền cùng sự tham gia nhiệt tình của người dân, thương hiệu “Gà Mía Sơn Tây” ngày càng nổi tiếng và đặc sản gà Mía của xứ Đoài với vị thơm ngọt, giòn sẽ là sản phẩm nông nghiệp sạch được nhiều người tiêu dùng biết đến để lựa chọn mỗi khi đến thăm mảnh đất Sơn Tây nói chung và làng cổ Đường Lâm nói riêng./.

Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

     

TT

Chủ CSGM

Quận, huyện

Thương hiệu

Địa chỉ

Loại GC

1

Lê Hoàng Chương

Bình Chánh

ÚT CHƯƠNG

A1/4 Ấp 2 QL 50, xã Bình Hưng, BC

Vịt

2

Huỳnh Thanh Trung

Bình Chánh

HUỲNH GIA

A1/18 Quốc lộ 50, ấp 2, xã Bình Hưng, BC

Vịt

3 Nguyễn Thị Huệ

Bình Chánh

HAI KỈNH

A1/11 Quốc lộ 50, ấp 2, xã Bình Hưng, BC

Vịt

4 Trương Kim Duy

Bình Chánh

TRƯƠNG PHÁT

A1/10 Quốc lộ 50, ấp 2, xã Bình Hưng, BC

Vịt gà

5 Nguyễn Thị Hồng Điệp

Bình Chánh

ÚT NHI

A1/8 Quốc lộ 50, ấp 2, xã Bình Hưng, BC

Vịt gà

6 Trần Văn Sáu

Bình Chánh

MƯỜI MUÔN

A30/9 Quốc lộ 50 , ấp 1, xã Bình Hưng, BC

Vịt

7 Trần Văn Tỷ

Bình Chánh

BÌNH HƯNG

A31/8 Quốc lộ 50,

 

ấp 1, xã Bình Hưng, BC

Vịt

8 Trần Văn Để

Bình Chánh

HAI ĐỂ

A30/6 Quốc lộ 50, ấp 1, xã Bình Hưng, BC

Vịt gà

9

Nguyễn Thị Thanh Toàn

Bình Chánh

THANH TOÀN

A30/15 Quốc lộ 50, ấp 1, xã Bình Hưng, BC

Vịt gà

10

Trần Thị Ngọc Tuyền

Bình Chánh

NGỌC TUYỀN

A30/5 Quốc lộ 50, ấp 1, xã Bình Hưng, BC

Vịt gà

11

Nguyễn Thị Hoa

Bình Chánh

TÂN THÀNH

A30/16 Quốc lộ 50, ấp 1, xã Bình Hưng, BC

Vịt gà

12

Nguyễn Công Luận

Bình Tân

CÔNG LUẬN

04/30 tổ 4 KP3, P. Bình Hưng Hòa A, B. Tân

13 Ngô Thị Thu Sương

Bình Tân

NGỌC SƯƠNG

368/13 Kinh dương Vương, KP2, P. An Lạc A, B. Tân

14 Phạm Thị Tốt

Bình Thạnh

KIM NGÂN

106 Diên Hồng, Phường 1, B Thạnh

Gà vịt

15 Nguyễn Quốc Thiên Hương

Bình Thạnh

THANH ĐA

11/2 XVNT P,28, Bình Thạnh

Vịt gà

16 Lê Thị Thu Nga

Bình Thạnh

THU NGA

108 đường

 

Bình Quới, phường 27, Q.BT

Vịt gà

17 Phan Văn Sáu

Cần Giờ

SÁU CHUNG

Chợ Bình Khánh, huyện Cần Giờ

Gà Vịt Chim

18 Nguyễn Thị Lợi

Cần Giờ

7 TỎ

Chợ Cần Thạnh, huyện Cần Giờ

Gà vịt 19 Nguyễn Văn Bạn

Củ Chi

THANH LÝ

Tổ 3 Aáp 4 Lộ 8, Xã Hòa Phú, CC

Gà vịt

20 Lê Huỳnh Sơn

Củ Chi

HUỲNH SƠN

Tổ 12, Ấp 1, Xã Tân Thạnh Đông, CC

Gà vịt

21

Đoàn văn Thật

Củ Chi

MINH PHỤNG

Tổ 1, Ấp 2 Xã Hòa Phú, CC

Gà Vịt

22

Hoàng Đức Thu

Gò Vấp

HẢI TRIỀU

332/60/10 Dương Quảng Hàm, Phường 5, GV

23 Nguyễn Xuân Minh Gò Vấp

HOÀNG MINH

6/29B Thống Nhất, phường 16, GV

24 Trịnh Thị Thật Gò Vấp

MỸ CHÂU

332/53A Dương Quảng Hàm Phường 5, GV

25 Hoàng Thụy An Gò Vấp

HIỀN AN

24/483C Lê Đức Thọ, Phường 16, GV

26 Tôn Thanh Thùy Gò Vấp PHẠM TÔN

5/4 Nguyễn Văn Lượng, Phường 16, GV

27 Trần Quang Tiến

Gò Vấp

TRUNG TÍN

332/175A Dương Quảng Hàm, Phường 5, GV

28 Trần Thị Thu

Gò Vấp

SỸ THU

22/1B Phạm Văn Chiêu, Phường 16, GV

29 Phạm Văn Xinh Gò Vấp

CS XINH

332/179B Nguyễn Thái Sơn , Phường 5, GV

30 Phan Tấn Quốc

Hóc Môn

MỸ TRANG

34/5A Aáp Đông Lân, Xã Bà Điểm,

 

HM

31 Hồ Minh Thiện

Hóc Môn

MINH THIỆN

40/2B Ấp 3, Xã Nhị Bình, HM

Cút

32 Nguyễn Hoàng Khánh

Hóc Môn

PHÚ TIÊN

4A Trần Văn Mười, ấp 2, xã Xuân Thới Sơn, HM

33 Nguyễn Quốc Oanh

Nhà Bè

HỒNG OANH

88 ấp 2, Nguyễn Văn Tạo, xã Long Thới

Gà vịt 34 Huỳnh Văn Đẩu Nhà Bè

3 ĐẨU

5/20 Lê Văn Lương, ấp 4, xã Nhơn Đức, NB

Gà Vịt

35

Nguyễn Thị Hiếu

Quận 2

HƯNG THÀNH

71 Lương Định Của, phường Bình Khánh, Q.2

Gà Vịt Chim

36 Bùi Thị Nga

Quận 7

HẠNH NGA

Chợ Tân Thuận Đông, Q.7

Gà Vịt Chim

37 Trần Thị Bình

Quận 8

LONG BÌNH

1975/70 Tạ Quang Bửu, Phường 6, Q.8

Gà Vịt Chim

38 Phạm Thị Hoa

Quận 8

PHÚC HOA

399/38 Liên tỉnh 5, F.5, Q.8

Vịt gà 39 Nguyễn Văn Sơn

Quận 8

HÙNG SƯƠNG

399/36 Liên tỉnh 5, F.5, Q.8

Vịt Gà

40 Nguyễn Thị Gái

Quận 8

NHƯ LONG

399/6A Liên tỉnh 5, F.5, Q.8

Vịt Gà

41 Nguyễn Thị Bé Năm Quận 8

BÉ NĂM

399/7 Liên tỉnh 5, F5, Q8

Vịt Gà

42 Lê Hồng Quỳnh Quận 8

HỒNG HUỲNH

399/35 Liên tỉnh 5, F.5, Q.8

Vịt Gà

43 Phạm thị Phương Quận 8

PHƯƠNG NAM

399/5A Liên tỉnh 5, F.5, Q8

Vịt Gà

44 Phạm Văn Minh

Quận 12

PHÚ AN SINH

154/ 1 Tô Ngọc Vân, KP1, P.Thạnh Xuân, Q.12

Gà Chim

45 Khổng Thị Ánh Hồng

Quận 12

ÁNH HỒNG

87/6C KP6, P.Tân Thới Nhất, Q.12

46 Trần Thị Long

Quận 12

LONG AN

11/24A KP5, Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất, Q.12

47 Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Quận 12

VIỆT PHƯƠNG

47/5B Tổ 24, KP2, Phường Trung Mỹ Tây,

 

Q.12

48 Nguyễn Văn Mạnh

Quận 12

MẠNH THẮNG

Tổ 24 KP2, Phường Trung Mỹ Tây, Q.12

49 Hồ Thị Đầm

Quận 12

NAM LONG

Sạp B2 Chợ Nam Long, Phường Thạnh Lộc, Q.12

Gà Vịt Chim

50 Phạm Văn Đôn

Quận 12

TÂN QUÝ ĐÔN

109 đường Lê Văn Khương, tổ 18, P. Hiệp Thành,

 

(chợ Thới An, Q.12)

Gà Vịt Chim

51 Thân thị Rượi

Tân Bình

ĐGM SỐ 1

Khu C – 211 – Chợ Phạm văn Hai, TB

Gà Vịt Chim

52 Trương Trường Sơn

Thủ Đức

TRUNG AN

11/39 Trịnh Phong Ðán, Kp 5, Linh Tây, TĐ

Gà Vịt Chim

53 Vũ Thị Kiếm

Thủ Đức

THIÊN THANH

49B/1 KP 3,Tỉnh lộ 43,P. Bình Chiểu, TĐ

54 Nguyễn Hồng Đạo

Tân Phú

GIA LONG HƯNG

7/19 Phố Chợ, tổ 18, khu phố II, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú

Gà Vịt (Trung)

Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Đồng Tháp

Báo cáo thống kê

Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 6 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ tháng 7 năm 2023

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG 6

1. Về trồng trọt

1.1. Đối với cây lúa

Lũy kế diện tích xuống giống lúa Hè Thu là 189.542 ha (đạt 102,5% so với kế hoạch), tăng 4.569 ha so với tháng trước. Diện tích thu hoạch 75.404 ha, năng suất bình quân 6,18 tấn/ha.

Vụ Thu Đông: Xuống giống 24.534 ha/120.008 ha (đạt 20,44 % so với kế hoạch), tập trung chủ yếu 2 huyện Tháp Mười và Cao Lãnh trên diện tích thu hoạch lúa Hè Thu sớm, trong đó lúa đang giai đoạn mạ 24.178 ha, đẻ nhánh 356 ha.

Tình hình tiêu thụ lúa Hè Thu: So với tháng trước, giá lúa tăng đối với cả nhóm giống lúa thường và giống lúa chất lượng cao, giá nếp tăng.

1.2. Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày

   Hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày xuống giống được 27.636,8 ha (đạt 74,94% so với kế hoạch), trong đó vụ Đông Xuân đã thu hoạch dứt điểm là 12.054,5 ha, vụ Hè Thu xuống giống được 15.143,7 ha (tăng 1.310,2 ha so với tháng trước) bao gồm bắp, ớt và rau, dưa các loại. Vụ Thu Đông xuống giống được 438,6 ha. Giá bán hầu hết các mặt hàng hoa màu tăng so với tháng trước.

1.3. Cây ăn trái

Tổng diện tích trồng cây ăn trái là 32.639 ha. Giá bán có xu hướng tăng trên một số mặt hàng trái cây chủ lực do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ tăng.

2. Về Chăn nuôi

Trong tháng phát hiện ổ dịch dịch tả heo Châu Phi tái phát (100 con heo) tại hộ ông Đoàn Văn Xấu ấp Mỹ Đông Bốn, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y Thủy sản cử cán bộ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cao Lãnh tiến hành xử lý toàn bộ số heo còn lại (20 con) đúng theo quy định. Đồng thời, khuyến cáo các hộ chăn nuôi tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; thực hiện cách ly, hạn chế tối đa người lạ ra vào trại; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng hàng ngày; tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Đồng thời thực hiện Công văn số 1244/VPUBND-KT ngày 09 tháng 6 năm 2023 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tập trung phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi tái phát và lây lan trên diện rộng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND Tỉnh văn bản về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi tái phát và lây lan trên diện rộng.

Về công tác tiêm phòng:

– Trên gia cầm: Lũy kế tiêm phòng cúm đợt I/2023 tiêm phòng được 442.910 con gà mũi 1, chiếm tỷ lệ 61,61% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng; 470 con gà mũi 2, chiếm tỷ lệ 0,95 % tổng đàn thuộc diện tiêm phòng, 3.519.499 con vịt mũi 1, chiếm tỷ lệ 90,48% tổng đàn thuộc diện tiêm; 702.456 con vịt mũi 2, chiếm tỷ lệ 56,18% tổng đàn thuộc diện tiêm. Tiêm phòng cúm đợt II/2023 đến ngày 14/6/2023 thực hiện tiêm phòng được 9.159 con gà mũi 1, chiếm tỷ lệ 3,96% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng, 697 con gà mũi 2, chiếm tỷ lệ 29,48% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng, 57.213 con vịt mũi 1, chiếm tỷ lệ 6% tổng đàn thuộc diện tiêm, 2.850 con vịt mũi 2, chiếm tỷ lệ 39,7% tổng đàn thuộc diện tiêm.

– Trên gia súc:

Thời gian

Tổng đàn

Dịch tả heo

Tụ huyết trùng

Phó thương hàn

Tai xanh

SLTP (con)

Tỷ lệ (%)

SLTP  (con)

Tỷ lệ (%)

SLTP  (con)

Tỷ lệ (%)

SLTP (con)

Tỷ lệ (%)

Tháng 6/2023

   47.339

    25.034

52,88

  24.010

50,72

 24.122

50,96

  4.514

9,54

Về vệ sinh tiêu độc khử trùng: Lũy kế từ đầu năm đến nay, cấp phát và tiêu độc khử trùng được 61.815 lít Benkocid phục vụ công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường và khu vực chăn nuôi.

Đến thời điểm hiện tại tổng đàn gia súc của tỉnh là 118.711 con, trong đó đàn heo là 79.247 con, bò 37.228, trâu 2.236 con. Đàn gia cầm 6.784.871 con, trong đó đàn gà là 1.379.264 con, đàn vịt 5.405.607 con.

Về thực hiện tái cơ cấu ngành hàng vịt: Hiện tại toàn tỉnh có 05 THT với 22 thành viên chăn nuôi vịt hướng trứng an toàn sinh học với tổng đàn vịt là: 143.000 con, trong đó: đàn vịt đang đẻ trứng là 77.020 con với sản lượng trứng bình quân/đêm là 53.914 trứng. Tình hình liên kết tiêu thụ ngành hàng trứng vịt đến thời điểm hiện tại, các hộ chăn nuôi vịt đang đợi thương thảo hợp đồng từ phía công ty Ba Huân để tiến hành liên kết mua bán trứng. Giá bán trứng vịt bình quân khoảng 2.169 đồng/trứng, giảm 81 đồng/trứng so với tháng trước.

3. Về Thủy sản

Diện tích thả nuôi trong tháng là 422,8 ha. Trong đó, diện tích cá tra  107,25 ha; tôm 146,5 ha; cá khác 169,05 ha. Lũy kế diện tích nuôi thủy sản đến ngày 14/6/2023 là 5.219,88 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá tra 1.576,45 ha; tôm 763,95 ha; cá khác 2.879,48 ha; lồng bè 3.744 chiếc.

Sản lượng thu hoạch đến ngày 14/6/2023 là 230.596,82 tấn. Trong đó sản lượng: Cá tra 188.058 tấn; tôm 958,25; cá khác 23.672,57 tấn; lồng bè 17.908 tấn.

4. Về lâm nghiệp

Bảo vệ và phát triển rừng: Phân công lực lượng Kiểm lâm trực phòng cháy chữa cháy rừng tại Văn phòng Chi cục Kiểm lâm và 2 Hạt Kiểm lâm liên huyện; vận hành máy chữa cháy thường xuyên, bảo dưỡng các thiết bị chữa cháy đảm bảo hoạt động tốt; phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an Tỉnh) tổ chức kiểm tra đột xuất đối với 03 đơn vị chủ rừng có nguy cơ cháy cao trên địa bàn tỉnh (rừng phòng hộ Biên giới Dinh Bà, Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Dự án Hồ rừng).

Phòng cháy chữa cháy: Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và thông báo rộng rãi trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp 1, Báo Đồng Tháp và gửi văn bản trực tiếp đến tất cả chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Trong tháng không xảy ra cháy rừng.

Phát triển kinh tế từ rừng: Trong tháng diện tích rừng khai thác 6,41 ha tại rừng phòng hộ môi sinh Bắc Tháp Mười. Lũy kế từ đầu năm đến nay, diện tích rừng khai thác là 41,86 ha (trong đó: Trại thực nghiệm nông lâm nghiệp Động Cát 14,93 ha, rừng tràm Công an tỉnh 20,52 ha, rừng phòng hộ môi sinh Bắc Tháp Mười 6,41 ha), diện tích rừng mới trồng là 63,18 ha (rừng tràm Công an tỉnh).

5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể

Trong tháng thành lập mới 03 Hợp tác xã. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn Tỉnh có: 168 HTXNN. Trong đó, có 165 HTX đang hoạt động, 03 HTX đang làm thủ tục giải thể; 932 THT, 106 trang trại (không tăng so với tháng trước).

6. Phát triển mô hình hội quán

Trong tháng có 02 hội quán thành lập mới. Hiện toàn tỉnh có 94 hội quán được thành lập với có 5.162 thành viên. Thành viên hội quán được thông tin về tình hình dịch bệnh Covid 19 trên thế giới và trong nước, tình hình nông sản trong và ngoài nước, các mô hình khởi nghiệp, mô hình sản xuất nông nghiệp mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Các thành viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất theo hướng mới, đẩy mạnh sản xuất để phục hồi nền kinh tế sau thời kỳ chống dịch, kết nối doanh nghiệp với nông dân để liên kết sản xuất- tiêu thụ, hợp tác sản xuất theo hướng nông sản sạch, chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP đủ tiêu chuẩn vào các siêu thị và hướng đến xuất khẩu.

7. Xây dựng nông thôn mới

Đối với xã nông thôn mới: tính đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có 78/117 xã (đạt 66,66%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 2 xã so với tháng trước); 19 xã đạt từ 16 – 18 tiêu chí và 20 xã đạt từ 14 – 15 tiêu chí.

Đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Huyện Tháp Mười có 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đã trình hồ sơ đề nghị xét công nhân huyện đạt NTM năm 2023 và ngày 26/2/2023, Đoàn Thẩm định của tỉnh đã tổ chức thẩm tra hồ sơ và khảo sát thực tế tại huyện Tháp Mười. Ngoài ra, Đoàn công tác Trung ương đã thẩm định hồ sơ và khảo sát thực địa về kết quả xây dựng nông thôn mới tại thành phố Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự.

8. Về Thủy lợi và đầu tư xây dựng các công trình trong nông nghiệp nông thôn

            Công trình vốn thủy lợi phí: Kế hoạch năm 2023 đầu tư 219 công trình các loại, chiều dài 392.792 m, khối lượng đào đắp 871.398 m3, tổng mức đầu tư 431.167 triệu đồng. Trong tháng thực hiện thêm 18 công trình các loại, chiều dài 24.844 m, khối lượng 68.722 m3, kinh phí thực hiện 12.513 triệu đồng, giải ngân 11.701 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 8/6/2023 đang thực hiện 125 công trình các loại, chiều dài 145.449 m, khối lượng đào đắp 431.101 m3, kinh phí thực hiện 68.846 triệu đồng đạt 39% so vốn tỉnh phân bổ, giải ngân 39.476 triệu đồng đạt 22% so vốn tỉnh phân bổ.

Công trình vốn hỗ trợ phát triển đất trồng lúa: Kế hoạch đầu tư 154 công trình các loại, chiều dài 273.706 m, khối lượng đào đắp 374.773 m3, tổng mức đầu tư 555.679 triệu đồng. Trong tháng thực hiện thêm 8 công trình các loại, chiều dài 6.527 m, khối lượng 2.665 m3, kinh phí thực hiện 8.015 triệu đồng, giải ngân 17.588 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 8/6/2023 đang thực hiện 84 công trình các loại, chiều dài 132.722 m, khối lượng đào đắp 106.852 m3, kinh phí thực hiện 56.059 triệu đồng đạt 25% so vốn tỉnh phân bổ, giải ngân 54.721 triệu đồng đạt 25% so vốn tỉnh phân bổ.

Về đầu tư xây dựng các công trình trong nông nghiệp nông thôn: Trong năm 2023 Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư tổng 04 công trình chuyển tiếp 2023 với nguồn vốn kế hoạch được giao là 298.519,87 triệu đồng. Đến nay, tổng giá trị giải ngân là 20.004 triệu đồng, đạt 7% so với kế hoạch.

9. Công tác Thanh tra, kiểm tra:

Trong tháng thành lập đoàn kiểm tra 25 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh, đoàn kiểm tra đã lấy mẫu kiểm tra chất lượng gồm: 24 mẫu phân bón, 12 mẫu thuốc bảo vệ thực vật, 15 mẫu thuốc thú y, 24 mẫu thức ăn chăn nuôi và đang chờ kết quả.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

– Tình hình bệnh trên các loại cây trồng vật nuôi trong tháng chỉ xảy ra nhỏ lẻ không đáng kể. Tuy nhiên, do hiện nay bắt đầu vào mùa mưa thời tiết diễn biến phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh Dịch tả heo Châu Phi tái phát và dễ phát sinh một số bệnh trên các loại cây trồng vật nuôi khác.

            – Tình hình tiêu thụ các loại nông, lâm, thủy sản tăng so với tháng trước do hiện nay dịch bệnh Covid -19 đã được kiểm soát tốt, một số mặt hàng nông sản và trái cây có giá tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

            – Tiến độ giải ngân các công trình còn chậm do thủ tục đầu tư mất nhiều thời gian nên công trình chậm tiến độ so với kế hoạch.

III. PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁNG 7 NĂM 2023

– Thực hiện Công văn số 197/UBND-THVX ngày 05/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, ổn định xã hội trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

– Xây dựng Đề án Nông nghiệp thông minh 2023-2030.

– Xây dựng kế hoạch: chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2023; kế hoạch đánh giá thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2023 – 2023 và giải pháp cho giai đoạn 2023 – 2035.

– Triển khai Kế hoạch giám sát môi trường nước nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Tam Nông.

– Theo dõi, đôn đốc tiến độ các công trình xây dựng cơ bản.

– Thực hiện công tác xây dựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.

– Tiếp tục theo dõi các ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp.

– Hội nghị trực tuyến các chính sách nông nghiệp và PTNT.

– Tọa đàm kết nối giữa các nhà vườn Lai Vung trong việc sử dụng phân bón Hữu cơ theo định hướng Đề án khôi phục cây quýt hồng.

– Tiếp tục kiểm tra thực tế tại các huyện, thị xã, thành phố các vấn đề về nông nghiệp, phát triển nông thôn, xây dựng Nông thôn mới.

– Thông qua Chủ trương đầu tư và hỗ trợ cơ sở hạ tầng Dự án “Liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao Cồn Chính sách, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và Cồn Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

– Trình thông qua Dự thảo Quyết định mật độ chăn nuôi; Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và các chính sách di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

– Tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi nhất là bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả heo Châu Phi, tình hình tái đàn heo, tình hình tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh./.

Chi tiết mời xem Báo cáo: 1361/BC-SNN

Tuyết Khương

Tổng Hội Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

Rất có thể nhà nhập khẩu đùi gà Mỹ mua hàng gần hết hạn sử dụng với giá rẻ rồi thay đổi nhãn mác bán cho người tiêu dùng.

Hàng trăm nghìn tấn thịt gà đông lạnh (chủ yếu đùi gà) đã nhập khẩu từ cuối năm 2014 và đầu năm 2023 đang được bán ra với giá siêu rẻ: chưa tới 20.000 đồng/kg. Thịt gà đông lạnh bán ra với giá siêu rẻ này khiến người chăn nuôi trong nước lỗ nặng.

Ngay cả giới kinh doanh cũng ngạc nhiên vì giá gà nhập khẩu, nhất là gà Mỹ, lại rẻ đến như vậy, vì giá bán lẻ tại Mỹ hiện đang rất cao, ở mức 3 – 4 lần giá thịt cùng loại bán tại Việt Nam.

Đùi gà Mỹ rẻ như… rau

Vừa hỏi giá các loại thịt gà đông lạnh từ một nhà cung cấp quen tại Bình Chánh (TP HCM), anh Nguyễn Xuân Trường, chủ quán cơm bình dân tại Bình Dương, nhận được tin nhắn với nội dung giá đùi gà Mỹ 19.000 đồng/kg, má đùi 17.500 đồng/kg, cánh gà 55.000 đồng/kg và gà nguyên con (không đầu, cánh, chân) 35.000 đồng/kg. “Giá gà đông lạnh năm nay rẻ bất ngờ, năm ngoái tôi mua thường ở mức 30.000 đồng/kg”, anh Trường cho biết.

Do giá thịt đông lạnh nhập khẩu rẻ và dễ bảo quản, các quán cơm bình dân như anh Trường đã thay thế tất cả món thịt gà trong thực đơn như đùi gà, cánh gà, gà kho… sang hàng nhập. “Chỉ còn món gà ta vẫn phải dùng thịt gà trong nước”, anh Trường nói.

“Không thể sống nổi” là khẳng định của giám đốc kinh doanh một công ty chăn nuôi quy mô lớn tại Đồng Nai khi nhận được bảng thông báo giá mới của một đơn vị nhập khẩu. “Đùi gà Mỹ về đến Việt Nam bán với giá chưa tới 20.000 đồng/kg thì rẻ như rau ở siêu thị. Ngay cả các công ty và nông dân đang bán lỗ như hiện nay vẫn không thể cạnh tranh được với gà nhập khẩu”, vị giám đốc này cho hay.

Người chăn nuôi bán rẻ vẫn không thể cạnh tranh được với gà nhập khẩu. (Ảnh: Internet)

Khảo sát ngoài thị trường, giá bán gà công nghiệp đông lạnh nhập khẩu đang rẻ hơn giá gà tươi trong nước 30 – 50%. Trong đó, thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam có giá ngày một rẻ hơn và rẻ nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thịt gà vào Việt Nam.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trung bình của năm tháng đầu năm 2023 với mặt hàng cánh gà đông lạnh, trong khi giá của Brazil và Argentina lần lượt là 1,9 USD/kg và 2,1 USD/kg thì cánh gà Mỹ chỉ có 1 USD/kg. Với mặt hàng đùi gà, giá cao nhất là gà nhập từ Lithuania 2,1 USD/kg, tiếp đến là Brazil 1,5 USD/kg, trong khi giá đùi gà Mỹ chỉ có 0,9 USD/kg.

Theo Chi cục Thú y TP HCM, hiện mỗi tuần đơn vị này đã cấp phép lưu thông 1.700 – 1.800 tấn thịt gà đông lạnh các loại (chưa kể phụ phẩm), tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm tháng đầu năm 2023 Việt Nam đã nhập gần 54 triệu USD thịt gà các loại, bằng 52% tổng giá trị nhập khẩu của cả năm 2014. Đáng chú ý, thịt gà Mỹ nhập khẩu ngày một nhiều hơn khi chiếm tới 65% giá trị nhập khẩu (34,8 triệu USD).

Nhập khẩu gà của Việt Nam ngày một tăng lên, trong khi giá nhập khẩu không ngừng hạ xuống đang tàn phá ngành chăn nuôi trong nước. Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, năm 2014 Việt Nam nhập khẩu trên 90.000 tấn thịt gà và phụ phẩm gà các loại. Nếu tính về khối lượng, thịt gà nhập khẩu chiếm khoảng 25% tổng lượng thịt gà công nghiệp nuôi trên toàn quốc. Nhưng do đa số thịt gà nhập khẩu là đùi và cánh nên số lượng nhập khẩu tương đương số lượng mặt hàng này trong nội địa.

Với giá rẻ hơn rất nhiều từ 40 – 50%, cánh và đùi gà nhập khẩu đã đánh bật các sản phẩm cùng loại trong nước. Đùi và cánh gà nhập khẩu đã có mặt ở hầu hết bếp ăn công nghiệp, trường học, bệnh viện, quán cơm bình dân, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh…, chân gà đông lạnh có mặt tại hầu hết quán nhậu bình dân, còn thịt gà xay đông lạnh giá rẻ đang dần thay thế thịt gà tươi trong nước trong phân khúc chế biến xúc xích, thịt viên… Hậu quả là thị phần thịt gà tươi trong nước ngày càng bị thu hẹp trước sức tấn công ngày một khốc liệt của thịt nhập ngoại.

Bất thường với gà nhập

Trở về sau chuyến đi Mỹ mới đây, ông Phi Long, chủ trang trại gà tại Đồng Nai, cho hay không hiểu sao giá gà Mỹ đưa về Việt Nam lại có thể rẻ đến mức không tưởng như hiện nay.

“Tôi đến các siêu thị Mỹ, giá đùi gà họ bán lẻ vẫn ở mức 1,5 – 2 USD/pound, tức 60.000 – 80.000 đồng/kg, trong khi giá nhập về đến Việt Nam chỉ có 16.000 – 18.000 đồng/kg và giá bán ra chỉ có 19.000 đồng/kg là không thể tin nổi”, ông Long phân tích.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, cũng cho rằng, giá thành nuôi gà của Việt Nam hiện đang ngang bằng với các quốc gia trong khu vực và chỉ cao hơn so với Mỹ khoảng 5.000 đồng/kg vì họ ở ngay nguồn nguyên liệu bắp, đậu nành. Tuy nhiên, nhân công ở Mỹ lại cao hơn của Việt Nam gấp 10 lần, cộng thêm chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu, giá thành gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam phải bằng với giá thành nuôi trong nước.

“Nhưng không hiểu sao giá gà Mỹ lại rẻ bất thường như vậy. Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra xem hàng nhập khẩu từ Mỹ nói chung và các quốc gia khác nói riêng có phải là hàng cận và hết hạn sử dụng được các công ty nước ngoài bán rẻ cho Việt Nam hay không?”, ông Ngọc nói.

Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho hay, giá thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam giảm thời gian qua do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do giá chăn nuôi của họ giảm vì hầu hết nguồn nguyên liệu chăn nuôi như bắp, đậu nành đều giảm rất mạnh. Tập quán tiêu dùng của người Mỹ cũng khác Việt Nam do họ ăn nhiều ức gà (có giá rất cao) trong khi ăn ít đùi và cánh.

Dù vậy, việc giá gà nhập khẩu về đến Việt Nam bán ra chưa đến 1 USD/kg đùi gà là quá vô lý. Bởi dù người chăn nuôi ở Mỹ có lợi thế ở vùng nguyên liệu bắp và đậu nành nhưng họ có chi phí chăn nuôi lớn hơn Việt Nam, chưa kể chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu. Vì vậy, không loại trừ việc nhập khẩu có gian lận thương mại, tức nhà nhập khẩu mua hàng gần hết hạn sử dụng với giá rẻ rồi thay đổi nhãn mác bán cho người tiêu dùng.

Một nguyên nhân nữa mà Việt Nam cần lưu ý là từ cuối năm 2014 đến nay Mỹ xảy ra dịch cúm gia cầm nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng hàng loạt nước ngưng nhập khẩu gà Mỹ. Do bị ngưng mua hàng, các công ty Mỹ sẽ tìm cách đẩy hàng tồn kho đi với giá rất rẻ và Việt Nam là một trong những điểm đến.

“Tôi không hiểu tại sao nước Mỹ xảy ra dịch cúm gia cầm nghiêm trọng như vậy mà Việt Nam vẫn cho phép nhập khẩu chân gà, cánh gà về với số lượng lớn. Chỉ đến khi nhiều quốc gia ngưng nhập, đến ngày 1-5 Việt Nam mới tạm ngưng nhưng các lô hàng đã ký trước đó vẫn được cho nhập về”, ông Lịch thắc mắc.

Nguy cơ vỡ nợ hàng loạt

Trong khi thịt gà nhập khẩu về ngày một nhiều, ngành chăn nuôi gà công nghiệp trong nước ngày một khó khăn hơn. Theo người chăn nuôi, giá gà công nghiệp của các trang trại trong nước từ đầu năm đến nay luôn dao động ở mức 21.000 – 22.000 đồng/kg, thấp hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái. So với giá thành sản xuất, người chăn nuôi gà đang bán lỗ 4.000 – 5.000 đồng/kg, tức khoảng 10.000 – 12.500 đồng/con gà.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, nếu tính toán cả ngành chăn nuôi gà công nghiệp từ đầu năm đến nay, số tiền thua lỗ ở mức khổng lồ. Bởi mỗi ngày các trang trại gà công nghiệp trên toàn quốc đưa ra thị trường khoảng 550.000 con gà trong khi thời gian thua lỗ kéo dài 4 – 5 tháng qua, tổng số lỗ mà các công ty chăn nuôi và nông dân ngành này đã gánh lên tới gần 1.000 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, cho hay chỉ tính riêng trong hiệp hội này đã có 3.000 trại gà công nghiệp hiện đại với vốn đầu tư khoảng 2 tỉ đồng/trại, phần lớn là tiền vay ngân hàng với phương án kinh doanh bán gà có lời.

Việc giá gà liên tục giảm thấp hơn giá thành thời gian qua đã đẩy người chăn nuôi vào tình thế hết sức khó khăn, nguy cơ vỡ nợ rất lớn. “Nếu Nhà nước không có biện pháp hạn chế gà nhập khẩu với giá quá rẻ như thời gian qua, nguy cơ vỡ nợ 6.000 tỉ đồng của ngành nuôi gà hoàn toàn có thể xảy ra” – ông Ngọc cảnh báo./.

Sở Nông Nghiệp Và Pttt Hà Nội

Về xã Khánh Hà (huyên Thường Tín – TP Hà Nội) hỏi thăm về chăn nuôi thì ai cũng nhắc đến anh Tiến chuyên sản xuất gà giống.

Vào thăm trang trại thấy một người chăn nuôi thực sự say mê và gắn bó với nghề “làm con giống”. Anh nói ngay nếu không đam mê, không tâm huyết sẽ thất bại ngay vì nghề này khác với nghề khác đỏi hỏi sự tỷ mỷ, tính kiên trì, có sự đầu tư không chỉ tiền của mà đòi hỏi cả kỹ thuật tốt mới có hiệu quả. Với hơn 20 năm trong nghề anh đúc rút ra điều đó và giờ đây anh đã có những thành công nhất định và sẽ quyết tâm đi theo con đường mà anh đã chọn là “chuyên sâu về sản xuất gà giống”.

Nói về thủa ban đầu bước vào nghề (năm 1994) với bao thăng trầm, đầy gian nan vất vả, khó khăn thử thách về vốn, về kỹ thuật và cũng không biết bao lần thất bại. Trước đây anh nuôi trong gia đình, diện tích nhỏ hẹp vừa ở vừa chăn nuôi với số lượng vài trăm con gà thịt, gà giống. Do chưa hiều biết về kỹ thuật nhất là kỹ thuật chọn giống và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nên hay để dịch bệnh xảy ra đã có năm do chủ quan lơ là không tiêm phòng nên đã để gà chết cả đàn, trắng tay, thua lỗ tưởng chừng như không theo được nghề.

Không chịu thất bại, anh đến các cơ quan chuyên môn như trạm Khuyến nông, trạm Thú y, trạm Phát triển chăn nuôi của huyện để học hỏi. Tìm sách chuyên môn về đọc, đi xuống một số cơ sở chăn nuôi gà ở Phú Xuyên, Chương Mỹ, Quốc Oai … nghiên cứu tìm tòi và nhận ra sự thật bại của mình đó là chưa tuần thủ quy trình kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó là việc chăn nuôi ở trong gia đình vừa không sản xuất lớn được vừa làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sửc khỏe cộng đồng. Không ít lần khi nuôi trong nhà anh đã bị bà con chòm xóm phàn nàn, có ý kiến nhiều về mùi hôi về tiếng ồn của gà của xe cộ người ra vào trại gà trong gia đình.  

Quyết tâm cộng với sự động viên của lãnh đạo địa phương, anh em bạn bè, gia đình, năm 2005 anh được chính quyền tạo điều kiện chuyển đổi ra khu quy hoạch chăn nuôi của xã Khánh Hà (khu đồng Ngọn Sẻ) với diện tích 5.000 m2 anh như được sống lại và đam mê với “nghề làm con giống”. Nghĩ ngay đến việc chỉ đi sâu vào làm con giống nên ngay từ đầu anh quy hoạch xây dựng hình thành nên 3 khu, khu chăn nuôi giành diện tích 2500m2, khu đặt máy ấp trên 200 m2, khu ra gà, đóng gói sản phẩm trên 300 m2, phần còn lại là khu hành chính, giao dịch và giành một phần để từng bước mở rộng quy mô sản xuất.

Nói về kinh nghiệm sản xuất, từ khi mở trang trại đến nay anh tập trung nuôi giống gà bố mẹ và chọn con gà Ri là chủ yếu. Hiện tại trang trại anh đang nuôi 13 ngàn con nhưng chỉ ở 3 loại giống, trong đó gà Ri chiếm trên 80%, gà lai Chọi 15 % và gà Đông Tảo 5 %. Số lượng gà đẻ trứng lớn nhưng anh sử dụng gà trống thuẩn chủng rất hợp lý (1gà trống thuần/10 gà mái). Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà trống thuần được nuôi với chế độ chăm sóc đặc biệt về kỹ thuật cũng như về chất lượng dinh dưỡng, khẩu phần ăn vậy nên tỷ lệ đẻ trứng cao và đặc biết chất lượng trứng tốt nên tỷ lệ nở đạt khoảng 90 %. Với 6 máy ấp trứng công suất 20 ngàn quả/ máy, mỗi tuần có 2 lô khoảng 50 ngàn gà giống cung cấp đi các tỉnh trong cả nước. Một số tỉnh, thành anh thường cung cấp gà giống như Nghệ An, Khánh Hòa, Hải Phòng, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Bắc Giang …. Để tạo niềm tin cho người sử dụng con giống anh cũng trưc tiếp thông tin hướng dẫn về cách chăm sóc nuôi dưỡng cho gà để người tiêu dùng có thêm hiệu quả trong chăn nuôi. Những người mới bước vào chăn nuôi có điều kiện anh đến tận nơi hoặc cho cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn kỹ thuật. Với cách làm như vậy anh đã dần tạo một địa chỉ tin cậy cho người chăn nuôi sử dụng con giống từ trang trại anh vậy nên tiếng lành đồn xa hiện nay con giống của trang trại anh đã cũng cấp đi nhiều tỉnh thành trong cả nước. Được nhiều người biết đến, thời gian qua anh còn hướng dẫn cho nhiều người chăn nuôi gà làm giàu khi có đất đai và lao động tạo điều kiện cho người nông dân quanh khu vực và các tỉnh thành trong cả nước. 

Nói về thu nhập và tạo điệu kiện cho người lao động tại trang trại, do làm tốt khâu cải tiến kỹ thuật nên từ khâu chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh thú y và vận hành máy ấp trứng cũng như tiêu thụ sản phẩm trang trại anh chỉ sử dụng 10 nhân công lao động, thu nhập bình quân 7 – 8 triệu đồng/người/tháng. Về hiệu quả kinh tế của trang trại, anh cũng cho biết sau khi trừ chi phí đầu vào cho sản xuất và công lao động, hàng năm anh có thu nhập bình quân khoảng 150 – 200 triệu đồng/năm. So với nhiều người làm kinh tế thì không lớn song so với một người lao động bằng nghề chăn nuôi thực thụ thì đây là một nguồn thu nhập đáng kể giúp anh làm giầu từ chính quê hương mình.

Anh cũng chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn khi làm nghề sản xuất con giống đó là thực hiện nghiêm quy trình về vệ sinh phòng bệnh, phải hạn chế tối đa người ra vào trang trại để không để lây nhiễm mầm bệnh. Định kỳ phun thuốc sát trùng 2lần/tuần, khi nghe thông tin ở đâu có dịch thì ngay lập tức phun thuốc sát trùng 1lân/ngày. Một thuận lợi ở trang trại anh là chỉ có xuất ra nên anh khống chế rất tốt việc ra vào khu chăn nuôi, trường hợp đặc biệt mới vào chuồng thì anh làm rất tốt khâu sát trùng, bảo hộ lao động. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở trang trại anh trang bị đầy đủ bảo hộ và yêu cấu thực hiện thật nghiêm khâu vệ sinh, phun thuốc khử trùng trước khi vào chuồng, sử dụng một số cán bộ chuyên trách, có trách nhiệm cao trong phòng dịch. Thực hiện tốt việc phun thuốc sát trùng, vệ sinh cơ giới trong và ngoài chuồng nuôi cũng như khu ấp trứng, khu ra gà, đống gói vận chuyển. Bên cạnh đó làm tốt khâu tiêm phòng các loại vác xin như cúm, newcatstle để chủ động phòng bệnh cho con vật. Do làm tốt khâu này nên từ ngày mở trang trại tại khu chăn nuôi ngoài khu dân cư (năm 2005) đến nay trang trại anh chưa để dịch bệnh xảy ra từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Riêng với nghề làm giống gà một kinh nghiệm nữa cần được lưu tâm đó là chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà trống thuần, đòi hỏi từng ly, từng tý làm sao để chất lượng đàn gà trống được đảm bảo. Muốn vậy phải đảm bảo 3 khâu đó là chế độ chăm sóc, theo dõi tỷ lệ đẻ trứng và tỷ lệ nở của trứng từ đàn gà mái để đánh giá chất lượng đàn gà trống. Những năm qua an làm rất tốt khâu này (mà anh là người trực tiếp thực hiện việc theo dõi này) nên đàn gà giống của anh có chất lượng rất tốt. 

Thuận lợi là vậy song anh cũng chia sẻ những khó khăn trong nghề làm gà giống hiện tại đó là việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu sản phẩm. Đến nay mặc dù đã làm nghề sản xuất gà giống gần 20 năm nay nhưng anh cũng chưa xây dựng được tên miền, nhẫn hiệu sản phẩm cho chính mình. Muốn mở rộng sản xuất nhưng hạn chế về vốn, đất đai không mở rộng được. Thị trường tiêu thụ mặc dù mang đến được nhiều tỉnh, thành song không ổn định bởi người chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng chung về giá, về thời điểm chăn nuôi gà thịt có lúc cao, khi thấp không ổn định. Bên cạnh đó giá thức ăn đầu vào, việc nhập lậu gà vào thị trường Việt Nam nhất là vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán nhiều khi làm cho giá con giống, giá gà thương phẩm biến động lớn nhiều khi làm người chăn nuôi lao đao làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi gà nói chung, trang trại gà giống của anh nói riêng.

Về định hướng năm 2023 và những năm tới anh cho biết sẽ có lộ trình tăng đàn gà giống một cách hợp lý lên khoảng 15 đến 20 ngàn con vào năm 2023 để phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình. Anh cũng sẽ xây dựng thương hiệu nhãn hiệu cho sản phẩm gà giống của anh để đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững. Anh cũng luôn mong các cơ quan chức năng và địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về phương thức xây dựng thương hiệu nhãn hiệu sản phẩm. Quan tâm tạo điều kiện tác động vào khâu phòng chống dịch bệnh, vác xin hóa chất, xây dựng cơ sở an toàn dịch để anh yên tâm phát triển sát xuất. Địa chỉ trang trại anh cũng đã được nhiều người chăn nuôi biết đến và anh luôn sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ cùng người chăn nuôi trên cả nước.

 

Một địa chỉ đáng tin cậy về sản xuất gà giống nhất là 3 giống gà Ri, gà Chọi, gà Đông Tảo của anh Lương Nguyễn Tiến (anh sinh năm 1971) còn gọi là cơ sở sản xuất gà giống Toàn Tiến (thôn Hoàng Xá, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, TP Hà Nội – ĐT:  01692701631). 

Hội Nghị Hợp Tác, Phát Triển Giữa Thành Phố Hà Nội Và Tỉnh Khánh Hòa

Đồng chí Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa phát biểu chào mừng Đoàn công tác Thành ủy Hà Nội

Theo Báo cáo, những năm qua, việc thực hiện các nội dung hợp tác giữa tỉnh Khánh Hòa và thành phố Hà Nội đã đạt kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Những năm qua, 2 địa phương đã có một số việc phối hợp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; qua đó, đã tham mưu cấp ủy 2 tỉnh, thành phố triển khai hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thời gian qua, mặc dù giữa Khánh Hòa và Hà Nội chưa ký kết thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nhưng 2 địa phương đã triển khai một số hoạt động hợp tác về xúc tiến thương mại, công thương, hỗ trợ phát triển huyện đảo Trường Sa, hỗ trợ các hoạt động an sinh xã hội. Riêng về xúc tiến du lịch, ngành Du lịch Hà Nội và Khánh Hòa đã có sự phối hợp, hỗ trợ nhau hiệu quả trong việc xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch và trao đổi, hợp tác nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về du lịch. Trong lĩnh vực công thương, tỉnh Khánh Hòa đã tích cực phổ biến, thông báo đến các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm của thủ đô Hà Nội.

Từ năm 2009 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã tích cực đồng hành với huyện đảo Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm, động viên quân dân tại huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Trong 10 năm qua, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Trường Sa với tổng trị giá hơn 238 tỷ đồng. Thành phố Hà Nội cũng đã phối hợp, hỗ trợ huy động nguồn lực để thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ an sinh xã hội và các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Khánh Hòa; đồng thời tích cực hỗ trợ đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh Hội nghị

Tại hội nghị, 02 địa phương đã có nhiều ý kiến trao đổi kinh nghiệm về tình hình sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII; công tác đánh giá cán bộ, đánh giá tổ chức cơ sở đảng; công tác phát triển đảng ở khu vực kinh tế tư nhân; đổi mới hoạt động của Hội đồng nhân dân; hợp tác phát triển trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực du lịch… Trong thời gian tới, 2 địa phương thống nhất tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm việc cụ thể hóa chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, tổ chức thực hiện hiệu quả; trao đổi kinh nghiệm về công tác đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ phục vụ xây dựng văn kiện và chỉ đạo thành công đại hội đảng các cấp; tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao sức chiến đấu của các cấp ủy đảng. Trên cơ sở quan hệ kết nghĩa giữa quận Hoàn Kiếm(Hà Nội) và thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), tiếp tục mở rộng quan hệ kết nghĩa trong thời gian tới. Đồng thời, thống nhất đẩy mạnh hợp tác trên 7 lĩnh vực: công nghiệp, thương mại; nông nghiệp; văn hóa, thể thao và du lịch; giáo dục, đào tạo; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; quốc phòng, an ninh; an sinh xã hội.

Đ/c Ngô Thị Thanh Hằng, UVTW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị lãnh đạo 2 địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt, rõ nét trong hợp tác 3 lĩnh vực. Thứ nhất, về du lịch, tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác quảng bá du lịch, giới thiệu truyền thống văn hóa, lịch sử; tăng cường công tác xúc tiến, hợp tác xây dựng các cơ sở lưu trú, các tuyến du lịch liên tỉnh, du lịch nghỉ dưỡng Hà Nội – Khánh Hòa; tăng cường kết nối thị trường du lịch Hà Nội – Khánh Hòa với du khách trong nước và quốc tế. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng gợi ý tổ chức định kỳ những ngày Khánh Hòa tại không gian phố đi bộ Hà Nội để giới thiệu sản phẩm du lịch của Khánh Hòa. Thứ hai, về xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế, phối hợp và hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, tập trung vào công nghiệp năng lượng sạch, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường; giúp các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội và tỉnh Khánh Hòa tăng cường hợp tác, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh riêng ở mỗi địa phương đến người tiêu dùng, ví dụ như sản phẩm yến sào của Khánh Hòa. Thứ ba, tiếp tục phối hợp, duy trì tốt các hoạt động của Hà Nội thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa với tinh thần “Vì biển, đảo quê hương”.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa thống nhất các nội dung hợp tác và mong muốn tiếp tục nhận được những tình cảm, sự hỗ trợ quý báu của Hà Nội dành cho huyện Trường Sa; đẩy mạnh hợp tác đầu tư phát triển du lịch để phát huy lợi thế của 2 địa phương; chia sẻ kinh nghiệm của Hà Nội về cải cách hành chính và xây dựng tổ chức, bộ máy; phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản đặc trưng vùng miền của 2 địa phương…

Thành phố Hà Nội trao hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội

Nhân dịp này, thành phố Hà Nội đã tặng Quỹ hỗ trợ nhân đạo Khánh Hòa và Quỹ vì người nghèo tỉnh Khánh Hòa với số tiền 03 tỷ đồng.

Nguyên Lộc – VPTU

Cập nhật thông tin chi tiết về Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hà Nội. Sonnptnt.hanoi.gov.vn trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!