Xu Hướng 6/2023 # Quế Võ : Cuộc Đột Kích Trong Đêm Phá 2 “Trang Trại Cờ Bạc” Giữa Cánh Đồng # Top 15 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Quế Võ : Cuộc Đột Kích Trong Đêm Phá 2 “Trang Trại Cờ Bạc” Giữa Cánh Đồng # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Quế Võ : Cuộc Đột Kích Trong Đêm Phá 2 “Trang Trại Cờ Bạc” Giữa Cánh Đồng được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để che mắt lực lượng Công an, các đối tượng ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh thường tổ chức đánh bạc ở bãi bồi ven sông, ở các trang trại giữa cánh đồng, thậm chí sát phạt nhau trên thuyền ở giữa sông… Triệt phá được các ổ bạc này, các trinh sát phải “ăn bờ, nằm bụi”, vất vả cả tháng trời. Sự nỗ lực không mệt mỏi đó đã thu được kết quả cao khi chỉ trong thời gian ngắn, Công an huyện Quế Võ triệt phá 2 sới bạc đều trong các trang trại rộng lớn, bắt giữ hàng chục đối tượng, thu hàng trăm triệu đồng các đối tượng sát phạt nhau…

“Trang trại cờ bạc” thứ nhất rộng 9 ha tại khu Hữu Bằng, xã Ngọc Xá, Quế Võ do Trần Văn Cường, 49 tuổi, trú ở thôn Đông, xã Đào Viên trông nom. Hai đối tượng đứng ra tổ chức là Nguyễn Văn Sinh, 33 tuổi, trú ở xã Chi Lăng và Bùi Huy Hoàng, 36 tuổi, trú ở xã Châu Phong, Quế Võ. Cường với Sinh là 2 kẻ có kinh nghiệm trong việc tổ chức đánh bạc và đối phó với cơ quan Công an nên hoạt động của chúng rất tinh vi. Theo đó, sới bạc của chúng hoạt động dọc triền sông, ở các khu vực giáp ranh, xa khu dân cư nên rất khó phát hiện.

Qua công tác nắm tình hình, Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Quế Võ phát hiện hành vi phạm tội của các đối tượng trên, báo cáo chỉ huy Công an huyện lập án đấu tranh. Nhiều ngày liền, các trinh sát phải “theo” sới bạc từ bãi bồi xã Phù Lãng, xuống dưới thuyền ở giữa sông… để nắm quy luật hoạt động cũng như thủ đoạn của các đối tượng. Theo đó, hàng ngày, khi đến giờ đánh bạc, đối tượng tổ chức thường liên hệ bằng điện thoại cho các con bạc thông báo địa điểm, thời gian để con bạc biết nơi sát phạt.

Phát hiện các đối tượng chuyển địa điểm từ dưới sông lên trang trại 9ha ở khu Hữu Bằng, Thượng tá Phạm Văn Lương, Trưởng Công huyện Quế Võ đã chỉ đạo lực lượng tổ chức bắt quả tang. Đây là trang trại trồng cây lâu năm, bên ngoài trồng bạch đàn, bên trong trồng chuối và các cây ăn quả, việc đánh bạc được các đối tượng tổ chức vào ban đêm, ở khu trung tâm.

Trang trại nằm giữa cánh đồng vắng vẻ nên các đối tượng rất dễ quan sát mọi di biến động từ bên ngoài vào. Trong trang trại nhiều cây cối rậm rạp, có ao cá nên việc tẩu tán tang vật và chạy trốn của đối tượng khá dễ dàng. Chính vì vậy, công tác đảm bảo bí mật phải được đặt lên hàng đầu, bởi chỉ cần sơ hở, các đối tượng sẽ dập cầu dao điện, bỏ trốn. 21h đêm, các trinh sát bí mật triển khai áp sát trang trại, “ém” tại những địa điểm định sẵn chờ lệnh tấn công.

Đúng 22h, khi các con bạc đang say sưa, Thiếu tá Nguyễn Sỹ Tráng, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự ra ám hiệu, lập tức các mũi trinh sát triển khai đội hình, bắt quả tang 11 đối tượng, thu hơn 52 triệu đồng, 60 ghế nhựa, 5 bảng vị, 1 máy nổ, bạt, nhà khung sắt… Lợi dụng đêm tối, nhiều đối tượng đã bỏ chạy ra cánh đồng.

Hơn 40 xe máy của các đối tượng đánh bạc bị Công an huyện Quế Võ thu giữ.

Đấu tranh khai thác, lực lượng chức năng đã làm rõ đối tượng xóc cái là Nguyễn Văn Thiều, 42 tuổi, trú ở Đồng Sài, Phù Lãng. Biết không thể trốn thoát, ngày hôm sau Thiều đã đến cơ quan Công an đầu thú.

Ngay sau khi triệt phá “trang trại cờ bạc” trên, Công an huyện Quế Võ cùng với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh tiếp tục phá ổ cờ bạc tại trang trại của Nguyễn Văn Cành, 44 tuổi, trú ở xã Phù Lương, huyện Quế Võ. Trang trại cờ bạc này chuyên tổ chức đá gà chọi ăn tiền cho những kẻ ham sát phạt. Đặc điểm của ổ nhóm này là chúng không tổ chức theo quy luật nào, có khi hai, ba ngày mới tổ chức một “hội” rồi lại nghỉ để tránh sự phát hiện của cơ quan Công an. Sau khi nắm chắc tình hình, lực lượng chức năng đã tổ chức triệt phá, bắt quả tang 27 đối tượng đang sát phạt, thu 4 con gà chọi, 1 cân đĩa, 23,5 triệu đồng, 40 chiếc xe máy cùng nhiều tang vật khác.

Đột Kích Sới Gà, Bắt Giữ 27 Đối Tượng

Các đối tượng bị bắt giữ

Qua công tác trinh sát, Công an huyện Diễn Châu xác định trên địa bàn có một nhóm đối tượng thường xuyên tổ chức đánh bạc bằng hình thức “đá gà” ăn tiền. Nhóm đối tượng lựa chọn khu vực vắng vẻ để dễ dàng cảnh giới và có thể tẩu thoát khi bị vây bắt. Điều đáng nói, nhóm đánh bạc qua hình thức chọi gà này hoạt động lưu động. Tại mỗi điểm, nhóm này tổ chức “đá gà” một lần, sau đó lại đi đến điểm mới. 

Trước thủ đoạn tinh vi của các đối tượng, lãnh đạo Công an huyện Diễn Châu đã lên kế hoạch chi tiết cũng như chỉ đạo các đội nghiệp vụ nắm tình hình cụ thể nhằm triệt phá thành công sới gà này. Qua các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát, xác định các đối tượng sẽ tập trung đánh bạc vào ngày 6/5 nên các CBCS Công an huyện Diễn Châu đã tổ chức lực lượng bí mật áp sát sới gà này. Vào khoảng 9 giờ ngày 6/5, lực lượng Công an phát hiện trong sân nhà Phạm Văn Hạnh (SN 1990) ở xóm Sào Nam, xã Diễn Mỹ có hàng chục đối tượng đang tụ tập “đá gà”. 

Tang vật bị thu giữ

Hiện, Công an huyện Diễn Châu đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can Phạm Văn Hạnh (SN 1990) trú tại xóm Sào Nam, xã Diễn Mỹ và Nguyễn Trung Hậu (SN 1976) trú tại xóm Đại Thành, xã Diễn Kim về tội đánh bạc, xử phạt vi phạm hành chính 13 đối tượng trong vụ án. Hiện, Công an huyện Diễn Châu đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

.

Đột Kích Trường Đá Gà Campuchia Bạc Tỷ Trên Đất Khmer

Ấn tượng đầu tiên khi bước vào trường đá gà Campuchia

Hình ảnh hàng trăm con bạc vây kín các trường gà lâu nay là hình ảnh chẳng có gì xa lạ với dân chơi đá gà Campuchia . Người ta đến sới gà để được xem những trận chiến nảy lửa, được hòa vào tiếng reo hò vui nhộn. Và được đắm chìm trong niềm vui chiến thắng, hưởng thụ những thành tựu cá cược của bản thân.

ĐỘT KÍCH TRƯỜNG ĐÁ GÀ CAMPUCHIA BẠC TỶ TRÊN ĐẤT KHMER

Theo chân Tuấn ‘khỉ’ – một thánh độ chuyên nghiệp ở Cần Thơ. Tôi được dẫn qua cửa khẩu Long Bình để sang biên giới Campuchia xem độ. Trong giới chọi gà, Tuấn được mệnh danh là một tay chơi khét tiếng. Anh chàng vung tay cá cược không tiếc trên các sới gà. Nhưng không biết do trời cho lộc hay có mánh khóe gì mà cũng chính nhờ những sới gà mà giúp Tuấn khỉ giàu lên trông thấy. Anh ta kể, có đợt sang Campuchia chơi chơi vài bữa mà thế nào anh vác được về nhà đến cả chục tỷ. Câu trả lời của Tuấn làm tôi choáng váng. Bởi chẳng thể ngờ được cái nghề đỏ đen này lại giúp anh ta hái ra tiền ngon lành đến thế.

Hành trình đến trường đá gà Campuchia

Qua cửa khẩu, chúng tôi được một xe ôm người Campuchia đón và chở đi. Cùng lúc đó, cũng có một nhóm người Việt cũng đến nơi cùng chúng tôi. Vì lần đầu sang nước bạn nên tôi cũng ngơ ngác lắm. Quay sang hỏi Tuấn khỉ thì nhận được câu trả lời rất chân thật. Mấy bố người Việt sang đây chỉ có 2 nơi để vào thôi. Một là đi từ cửa khẩu thẳng đến Casino rẽ phải vào động mại dâm. Thứ hai là rẽ trái đến trường gà. Anh em ta sẽ đi chợ gái trước xem hàng họ thế nào cho hưng phấn rồi mới đến xem gà.

Đi coi đá gà Campuchia thành đi chơi gái

Chúng tôi đi đúng theo lịch trình như Tuấn khỉ nói. Đầu tiên là ghé chợ gái. Nói ra thì thật buồn cười. Mang tiếng là chợ gái trên đất Cam nhưng gái trong chợ lại có đến 99% là người Việt. Đa số là các em gái miền Tây nhảy sang đây ‘buôn phấn bán hương’.

Do lần đầu sang xứ người, chưa có hứng thú nên tôi nhường cho Tuấn chọn hàng. Cuối cùng hắn cũng xơi được một em ở nơi đất khách. Tuấn khỉ bảo, chợ gái ở đây đa số phục vụ các anh em trên trong các sòng bạc. Thắng thì anh em kiếm vài cô vui vẻ. Thua cũng kiếm một vài em giải bớt vận đen. Cũng có nhiều ông người Việt không hứng thú với bài bạc, chỉ sang đây săn gái thôi. Vì bên này không quản lý mại dâm như ở Việt Nam, các ông tha hồ phè phỡn, mua bán với các em gái trẻ đẹp mà không gặp rào cản nào cả.

Bước chân đến cửa trường đá gà Campuchia

Vui vẻ một hồi, Tuấn và tôi lại tiếp tục ngồi xe ôm đến một sới gà trên đất Campuchia. Lần đầu tiên tôi được tận mục sở thị không khí náo nhiệt của một trận đá gà Campuchia – nơi người ta đổ cả tỉ bạc để đặt cược vào số mệnh của một chú gà chọi. Điều này khiến tôi không khỏi ngạc nhiên. Trường đá gà nằm ngay ở làng Chạy Thum, thuộc huyện Cỏ Thum, tỉnh Cần Đan. Đây là một ngôi làng nằm giữa cánh đồng cát trắng ngay cạnh sông Hậu. Trong làng có đủ các loại dịch vụ nhậu nhẹt, quán xá, ăn ngủ nghỉ…Tất cả đều dành để phục vụ những tay độ gà.

Điều đáng chú ý tại trường đá gà Campuchia

Và một điều lạ nhất ở đây đó chính là các trường gà đều được cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt. Không giống như ở Việt Nam, đá gà Campuchia được coi là hợp pháp. Và đây cũng được coi là nghề hái ra tiền cho quốc gia này. Cảnh sát ở đây đều được thuê để bảo vệ nghiêm ngặt trật tự cho các sới gà. Cũng chính điều này giúp cho cá độ, đánh bạc ở đây công bằng hơn. Đặc biệt không có chuyện quỵt tiền và lừa đảo giống như ở Việt Nam.

Cũng như chợ gái, các trường gà ở đây xây dựng lên đa phần phục vụ các con bạc Việt đủ các tầng lớp. Từ những ông tai to bụng phệ, đi giày bóng lộn. Đến những ông mặt bần hàn, răng vêu vẩu, mặt mày đen nhẻm, gầy như que củi cũng chen chân đánh bạc. Có ông còn mang theo cả thư ký, xách theo cả va ly tiền đến sới bạc. Tay lôi ra từng xấp, từng xấp tiền theo mỗi hiệp đá gà. Tất cả hồi hộp chờ đợi, rồi reo hò theo nhịp đá của 2 vận động viên gà chọi trên sới.

Sự chuyên nghiệp tại trường đá gà Campuchia ĐỘT KÍCH TRƯỜNG ĐÁ GÀ CAMPUCHIA BẠC TỶ TRÊN ĐẤT KHMER

Phải công nhận một điều rằng. Tuy các trường gà ở Campuchia được xây dựng khá sơ sài. Nhưng công tác tổ chức cực kỳ chuyên nghiệp. Chẳng khác nào một công ty tổ chức sự kiện ở Việt Nam. Mỗi sới gà đều có đầy đủ các ban bệ. Từ ban quản lý trường gà, đến nhân viên quản lý tài chính, thu chi… Mỗi bộ phận đều có công việc chuyên môn rõ ràng.

Gà chọi thì được các chủ gà chăm sóc kỹ lưỡng lắm. Bởi chúng được coi như bảo bối kiếm bộn tiền cho các ông chủ. Thậm chí có chủ gà còn thuê hẳn sư kê xịn ở Việt Nam về chỉ để nhiệm vụ nuôi gà và chuẩn bị cho gà chiến thể trạng tốt nhất. Những chú gà chọi được yêu chiều hết mực, chăm sóc chỉn chu từ đầu đến chân. Chúng được các huấn luyện viên vuốt ve, gội đầu, rửa mũi, xúc họng, chăm bẵm hơn cả bồ nhí. Và những chú gà này đa số là được mang từ Việt Nam qua. Mỗi lần thắng cược là chủ gà lại được những con bạc thắng ra lộc vài triệu, thậm chí đến cả chục triệu mỗi ván cược thắng.

Những chú gà được chọn đá phải là những chú gà có cân nặng tương đương nhau. Có 2 loại đá gà Campuchia đó là đá gà đòn và đá gà cựa dao. Thông thường dân độ chuyên nghiệp thích món cựa dao hơn bởi những trận này diễn ra nhanh chóng. Chỉ cần vài phút là có kết quả ăn tiền tươi thóc thật, đỡ mất thời gian chờ đợi. Bởi với những chiếc cựa dao sắc bén, chỉ cần thả vào sới gà 3-5 phút. Chắc chắn sẽ có một chú gà chiến tử trận.

Bắt đầu cuộc chiến tại trường đá gà Campuchia

Tiếng reo hò vang trời, tiếng cựa dao chạm nhau leng keng, phát sáng cả một vùng. Các con bạc thì thi nhau hét lên số tiền mình đặt. Các trọng tài lúi húi ghi chép. ‘5 triệu con xám, 10 triệu con trắng, 30 triệu con xám, 100 triệu con đen…’. Số tiền mỗi lúc cứ tăng lên, các con bạc đều máu me, sôi sục theo tiếng thách thức của trọng tài. Hai chú gà cứ thế chiến đấu…Chưa đầy 5 phút, gà trắng bỏ mạng. Một trận đá gà Campuchia kết thúc. Hàng trăm con bạc thắng cược reo hò, nhảy múa loan xạ. Chợ gái cũng nhờ đó mà rộn rã hẳn lên. Người đến giải lộc, kẻ đến đuổi xui. Tất cả lại tiếp tục chờ một trận đá gà nảy lửa ngày kế tiếp.

Đi xem tận mắt cũng có cái vui thú của nó, tuy nhiên đâu phải ai cũng rãnh hoài mà cứ làm vài chuyến vậy. Anh em có thể xem đá gà trực tiếp tại SV388 và S128 tại Nohutips. Video được LIVE trực tiếp từ Bồ gà SV388, S128 tuy nhiên không chơi cá cược được. Để tham gia cá cược anh em vui lòng đăng ký tài khoản bằng links bên dưới , cám ơn Anh em đã xem bài, Chúc Anh em thắng Lớn

Hình Tượng Con Gà Trong Cuộc Sống

Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo với tư cách là lễ vật (vật hiến tế hay vật tế thần).

Trong huyền sử

Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Trên trống đồng Đông Sơn, gà và chim là những loài vật được thể hiện khá nhiều. Có truyền thuyết về Vua An Dương Vương Thục Phán cố công xây thành nhưng đắp đến đâu thì đất lở đến đấy, Rùa thần báo cho Nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trước đó, trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Trong võ thuật

Vào thời Tây Sơn, tương truyền, Nguyễn Lữ là người đã sáng tạo ra môn võ Hùng kê quyền (quyền gà chọi) hay Hồng kê quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc. Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương.

Con gà là vật nuôi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày Trong văn học nghệ thuật

Từ xa xưa, hình ảnh con gà đã trở nên thân thiết với đời sống của người dân. Và từ cuộc sống, gà bước vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua việc đúc kết những kinh nghiệm sống thành những câu thành ngữ, tục ngữ.

Hoạt động của gà với tự nhiên để đoán định thời tiết khí hậu, mùa màng: Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa, Ráng mỡ gà có nhà thì chống, Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa…

Bên cạnh đó, hình ảnh con vật này được dân gian quan sát và khai thác rất chi tiết ở nghĩa đen để truyền tụng kinh nghiệm chăn nuôi:

Nuôi gà phải chọn giống gà Gà di bé giống nhưng mà đẻ mau Nhất to là giống gà nâu Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều

Hay:

Gà nâu chân thấp mình to Đẻ nhiều trứng lớn con vừa khéo nuôi Chả nên nuôi giống pha mùi Đẻ không được mấy con nuôi vụng về

Cùng với các con vật quen thuộc khác như trâu bò, chó lợn, gà luôn được chăm chút và đúc kết nhiều kinh nghiệm quý để làm sao cho việc chăn nuôi chúng thật sự đem lại kết quả tốt, mong có thể cải thiện phần nào đời sống kinh tế vốn chật vật vất vả của người lao động thời xưa: Con chó huyền đề, con gà năm móng đem về mà nuôi – Chó quen nhà gà quen chuồng – Chó liền da, gà liền xương – Thưa con nhớn trứng – Chó giữ nhà, gà gáy trống canh – Lợn nhà gà chợ – Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm – Cau hoa gà giò – Vịt già gà tơ – Gà lấm lưng chó sưng đồ – Chó già gà non – Ếch tháng ba gà tháng bảy – Con gà tốt mã về lông, răng đen về thuốc rượu nồng về men – Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn – Lợn thả, gà nhốt – Vịt rau gà cúp chớ nuôi – Cơm đâu no chó thóc đâu no gà – Một tiền gà ba tiền thóc – Thương con thì cho ăn quà, nuôi gà phải tốn thóc – Chớ bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa….

Gà là hình tượng được nhiều thi nhân Việt Nam nhắc tới

Nhưng phong phú và đa dạng hơn cả vẫn là mảng tục ngữ mà ở đó hình ảnh con gà như một cái cớ để dân gian thể hiện cái nhìn sâu sắc, thâm thúy và rất tinh tế của mình về cuộc sống, về con người. Triết lý dân gian luôn đồng hành cùng với cái nhìn thể hiện tình cảm, thái độ, cảm xúc của tác giả dân gian:

Có cái nhìn mô tả khách quan như Cơm gà cá gỏi (Món ăn ngon như cơm thịt gà và gỏi cá) – Đông như đám gà chọi – Chó ăn đá gà ăn sỏi (nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọc và nghèo khổ) – Đẻ như gà – Trứng gà trứng vịt (Suýt soát như nhau không thua kém là bao)…

Có cái nhìn tích cực như Con tông gà nòi (Con nhà truyền thống học giỏi, tài cao) – Con cha gà giống – Da trắng như trứng gà bóc (ngoại hình đẹp) – Đầu gà còn hơn đuôi trâu – Đầu gà má lợn…

Cái nhìn thương cảm thở than như Gà sống (trống) nuôi con – Mẹ gà con vịt – Vạ vịt chưa qua vạ gà đã đến (Liên tiếp gặp rủi ro rắc rối, thoát điều không may, tai họa này, lại gặp điều không may tai họa khác)…

Cái nhìn chê trách nhẹ nhàng như một nụ cười rộng lượng: Lúng túng như gà mắc tóc – Mặt tái như gà cắt tiết – Run như gà bị cắt tiết – Nháo nhác như gà phải cáo (như gà lạc mẹ) – Vắng chúa (chủ) nhà gà mọc đuôi tôm (hay: vọc niêu tôm, gà bươi bếp)…

Và thuyết phục hơn cả là những lời răn dạy đạo đức đối nhân xử thế: Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau – Gà khôn dấu đầu chim khôn dấu mỏ – Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm (khuyên con người biết chắt chiu cần kiệm) – Gà cỏ trở mỏ về rừng (biết nguồn gốc, thân tộc, họ hàng) – Còn con gà trống gà mái thì còn gà giò – Gà đẻ thì gà cục tác – Một tiền gà ba tiền thóc – Tiền trao gà bắt lấy …

Nằm trên biên giới giữa văn học viết và truyền khẩu là câu thơ “gà” này:

Phất phơ ngọn trúc, trăng tà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Nguyên là sáng tác của Dương Khuê (1839 – 1902), tả cảnh Hà Nội. Thọ Xương là tên huyện, khu thương mại, kết hợp với huyện Vĩnh Thuận, phía Hồ Tây lập thành phủ Phụng Thiên, sau đổi là Hoài Đức, là tên cũ của thành phố Hà Nội. Trấn Vũ là tên đền, còn gọi là Trấn Quốc hay Trấn Bắc, nằm trên một bán đảo nhỏ ven Hồ Tây.

Nền văn chương quốc ngữ, nhất là phong trào Thơ Mới 1932 – 1945, hình thành song song với sự phát triển các đô thị. Thời ấy, những thành phố lớn vẫn còn vọng âm thôn dã. Mà tiếng gà gáy là âm vang biên giới giữa nông thôn và thành thị – quá khứ và hiện tại. Do đó mà văn thơ eo óc tiếng gà, từ Lưu Trọng Lư đến lời nhạc Trịnh Công Sơn sau này.

Hình ảnh đàn gà vốn rất quen thuộc với nông thôn Việt Nam Xao xác gà trưa gáy não nùng Tế Hanh cũng đã tạo được tiếng gà não nùng như thế: Sang bờ tư tưởng ta lìa ta Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà

Nhưng nhà thơ thân thiết nhất với loài gà có lẽ là Huy Cận, tác giả Ngơ ngác tựa gà trống. Phải yêu tiếng gà sâu sắc mới làm được bài thơ này:

Gà gáy đầu thôn, gáy giữa thôn, Mưa tinh sương mát tận tâm hồn. Đêm qua tắt gió cây không ngủ, Mưa sớm hàng cây đứng ngủ ngon…

Năm 1962, Huy Cận có bài Sớm mai gà gáy tả cảnh nông thôn, thơ súc tích, rạo rực, sâu lắng, riêng tư :

Tiếng gà gáy ơi ! gà gáy ơi ! Nghe sao ấm áp tựa nghe đời. Tuổi thơ gà gáy ran đầu bếp, Trâu dậy trong ràn, em cựa nôi…

Tranh gà, ngày nay là trang trí, xưa kia có tác dụng trừ tà, có lẽ vì con gà gáy sáng, có khả năng xua đuổi bóng tối và tà ma, mang lại ánh sáng, bình an, tin tưởng, sức khỏe, dương khí cho con người. Do đó, tranh gà được phổ biến trong nhiều loại tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống và Kim Hoàng.

Hình ảnh gà trống cánh lông sặc sỡ, dáng dấp oai dũng còn tượng trưng năm đức tính: mào đỏ giống mũ cánh chuồn là văn (chữ Hán mào gà gọi là quan, đồng âm với quan (mũ) và quan (chức); cựa sắc nhọn như gươm là vũ ; đấu đá không sợ địch là dũng ; chia mồi cho gà con là nhân, gáy đúng giờ là tín.

Một đức tính không nghe sách vở ca ngợi, là khả năng tính dục, nôm na là “đạp mái”. Do đó tranh Gà thường kèm theo phụ đề như Thần Kê (Gà Thần) với chữ Kê thần chú viết thảo, có tác dụng trừ tà ; hay Đại Cát (vui lớn); Nghênh Xuân; tranh “Bé trai ôm gà trống” còn có tên là Vinh Hoa, có phần trọng nam khinh nữ lỗi thời. Bên cạnh hình ảnh gà trống, còn có tranh Trống Mái: Gà Thư Hùng , Gà Đàn, Trống Mái và Đàn con với hảo ý chúc tụng gia đình đông đảo và đông đủ, hòa thuận, ấm no trong truyền thống tư tưởng dân gian.

Gà con tượng trưng cho tình cảm anh em, đồng bào, đùm bọc, thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau vì “cùng một mẹ”. Tranh Đông Hồ gợi lên được những tình ý ấy.

Thúy Hằng

Cập nhật thông tin chi tiết về Quế Võ : Cuộc Đột Kích Trong Đêm Phá 2 “Trang Trại Cờ Bạc” Giữa Cánh Đồng trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!