Xu Hướng 3/2023 # Phương Pháp Xem Tướng Gà # Top 4 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phương Pháp Xem Tướng Gà # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Xem Tướng Gà được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi xem tướng gà, người ta thường xem tướng mặt, dáng đi, tiếng gáy, cánh, mỏ, nhất là chân, cưa và những vảy trên chân gà để có thể xác định con gà nào là hay, cáp độ là sẽ thắng.

* Xem tướng mặt:

Xem tướng mặt tức là người ta xem cặp mắt gà, nếu cặp mắt hơi sâu và mí mắt hơi dày thì gà không chớp nháy nhanh được. Gà mắt có mí mỏng, mặt đẹp và lanh lợi thì là gà khôn. Muốn cho gà có mí mắt dày biến đi thì người ta phải cho trải qua hai ba đời thì mắt mí dày mới biến mất, tức là người ta lựa con 84 mái cũng thuộc giống gà nòi có mắt mí mỏng và nhanh nhẹn cho con gà nòi có mắt mí dày đạp, gà có sinh ra lại cho con gà trống khác lựa giống tốt cho đạp thì đời gà cháu này sinh ra sẽ mất mí dày. Bởi có câu “chó giống cha, gà giống mẹ”.

Khi kiểm tra mắt gà, chúng phải đỏ tươi như màu cà chua bởi vì nó đồng nghĩa với sức khỏe tốt. Tròng đen phải tách biệt – bằng không, đấy là dấu hiệu của bệnh tật trong quá trình nuôi dưỡng. Điều này cũng đúng với mặt nhợt nhạt. Con người phải tròn một cách hoàn hảo. Bất kỳ biến dạng nào đều dẫn đến thị giác phần nào bị ảnh hưởng. Cũng vậy, kiểm tra phần giữa mắt với mũi. Nếu bị lõm ở bất kỳ bên nào, thì điều này có nghĩa con gà bị mắc bệnh đường hô hấp khi còn non.

Thậm chí nếu cẳng chỉ dài có 5cm, chân gà Butcher của ông vẫn dài đến 20cm, đủ để diệt gà đối thủ. Những sự kê ở La Carlota vẫn sở hữu những con gà Lemon thắng trận cho đến tận ngày nay. Và đúng là dáng của chúng chỉ từ trung bình cho đến thấp.

Nếu gà mồng dâu hay có máu dòng phương Đông thì thân hình chúng phải đầy đặn và tròn. Gà mồng lá phù hợp với ngực đẹp và ngả hơn. Những sư kê hàng đầu khẳng định về mức độ quan trọng của xương lườn càng kéo dài về phía sau càng tốt, gần với hậu môn. Họ quan sát thấy trong một trận đấu sự, căng chân dài sẽ không bị cản trở nếu như ngực không tròn. Khi giữ gà hướng về phía bạn, cố gắng rà ngón cái vào khoảng giữa xương đòn và cơ ngực. Điểm này càng dày hay cứng càng tốt bởi vì điều này đồng nghĩa với cơ bắp mạnh mẽ.

Mỏ gà ngắn và cứng thì con gà dễ mở rộng mở để cắn địch thủ trong trường đấu.

* Xem tướng chân:

Cựa gà: Cựa dài là cựa sào, cựa gốc mập nhưng thân cựa ngắn gọi là cựa chốt. Có con gà có tới 6 cựa, thực sự ra thì không phải là 6 cựa mà phía trên cựa có thêm 3 cục u như hạt đậu xanh lồi ra, phía dưới cựa nằm giữa cựa và ngón thính (tức là ngón chân sau của gà, con gà chân có 4 ngón 3 ngón phía trước, 1 ngón phía sau gọi là thính) có thêm một cục u nhỏ như 3 cục u trên thị trường hợp này người ta gọi là gà có 6 cựa, gà 6 cựa thuộc loại linh kê, đá đâu thắng đó.

* Chân vảy: Có thể nói rằng việc đúc kết kinh nghiệm trong chơi gà, đặc biệt là coi chân váy để đánh giá con gà như thế nào là cả một quá trình Slen cứu tích luỹ hàng nghìn năm của những người đi trước.

Gà chọi khi đá địch thủ cần có bộ giò. Bộ giò lượt vây bên ngoài. Theo những tay thạo chơi gà bộ vảy có ảnh hưởng rất lớn tới con gà, hay nói đúng hơn tới sự chiến đấu của nó.

Màu sắc chân gà ăn theo bộ vảy, và bộ vảy này , đủ màu sắc, đen, hồng, xanh, trắng, đỏ, vàng. Những màu này nổi lên để phân biệt, chứ thật ra không phải những màu gà có những vảy sắc hoàn toàn đúng với những màu sắc thiên nhiên này, gọi là đen nhưng chỉ là màu chì, gọi là trắng nhưng chỉ màu phơn phớt trắng.

Đã có màu sắc, nhưng bộ vảy, theo sự khám phá của giới chơi gà, có rất lắm kỳ hình, nhiều bộ váy có đường nét giống như những chữ nho. Qua những kỳ hình, những tay chơi gà đã đoán tướng gà như các thầy tướng xem tướng tay vậy. Những con gà được gọi là linh kế hoặc thần kê thường có những vảy chân đặc biệt.

Những loại vảy được phân biệt theo nghệ thuật chọi gà:

Vảy trông như vảy trên mình rang.

Những chiếc váy trông như hàm răng.

Những chiếc chiếc vảy giao nhau từng đối mặt như hai vảy rồng giao nhau.

Từng hai cặp một giao nhau như bốn vảy rồng giao nhau.

Mỗi chiếc vảy giống như nửa mặt trăng.

Mỗi chiếc váy trông như một mặt trăng tròn.

Những hàng vảy xếp như ba ngôi sao một.

Mỗi chiếc váy trông như chữ vương.

Mỗi chiếc váy trông như chữ thần.

Mỗi chiếc váy trông như chữ khẩu.

Mỗi chiếc váy trông như chữ chủ.

Mỗi chiếc váy trông như chữ quế bị gãy.

Mỗi chiếc váy trông như chữ công.

Vảy nhỏ nằm liền ngay trên hoặc dưới cựa.

Vảy trông từa tựa như mặt chiếc đệm.

Bộ vảy hình vuông

Vảy giống như vảy chim sáo.

Mỗi chiếc vảy giống như chiếc khâu vàng đeo tay.

Chân gà có hai hàng vảy từ trên xuống dưới.

Giữa hai hàng vảy trơn có thêm hàng vảy nằm giữa.

Vảy ở dưới bàn chân, vảy loại này thật hiếm.

Vảy nằm ngang cựa, khi đội gà chọi nhau, và này thường đâm vào mắt địch.

Hàng vảy trông giống như bộ xương khô của con rắn

Những chiếc váy hồng ẩn khuất dưới chân, nơi Thân bốn ngón, khi gà co chân lên cuốn chân xuống mới thấy được.

Loại vảy nhỏ ở dưới gối, bị lông gối phủ lên khi vạch lông gối mới thấy được.

Vảy giống như một thanh đao.

Vảy giống như hai cây đao.

Ba vảy liền nhau.

Bốn vảy đấu đầu.

Vảy ở tám ngón chân đều có chữ nhân.

Hàng vảy ở phía sau chân.

Mặt tiền của chân gà, mỗi chân có hai hàng vảy, trừ những trường hợp đặc biệt, chúng có tên gọi như sau:

Hàng Nội (hàng quách): Hàng vảy đi từ ngón chân giữa (ngón ngọ) đi lên một đường thẳng cho đến đầu gối của gà, thuộc ngón ngọ.

Hàng Ngoại (hàng thành): là hàng vảy từ ngón chân phía bên ngoài đi lên đến gối, thuộc ngón ngoại.

Hàng Thới: Theo ngón thới đi lên, kéo thẳng nếu không xuống thới thì xuống ngón nội.

Hàng Hậu: là hàng vảy lớn phía mặt sau của chân gà

Hàng Độ: là hàng vảy từ cửa có một hàng vảy kéo dài lên gối, ở mặt trong.

Hàng Kẽm: ở giữa hàng hậu và hàng đó có 4 hàng từ cựa lên đến gối, nằm ở mặt trong.

Hàng Biên hoặc một số nơi gọi là hàng chu vi: giữa hàng ngoại và hàng hậu có hàng vảy nhỏ lăn tăn dài từ gối xuống, ở mặt ngoài.

Hàng Biên Phụ hay Hàng Chu Vi phụ: giữa hàng nội và hàng độ có một hàng vảy nhỏ như hàng biên, lên dưới cựa và vùng lên gối.

Cách chọn vảy ở chân gà:

Gà đá phần lớn cần có sự linh hoạt, trụ được khuya hồ, có nghĩa là đứng vững trong suốt cả trận đấu. Muốn được như thế thì nên chọn những con gà có vảy ở các ngón chân như sau:

Phải có 7 vảy, nếu nhiều hơn thì càng tốt, ngón thới rất quan trọng, nó được xem là cái cựa thứ hai của gà, ngón thới ngoài tác dụng giúp gà giữ được thăng bằng khi tiếp đất còn có tác dụng đâm đối phương.

Phải có 14 vảy mới là tốt, ít lắm cũng phải được 13 vảy.

Ngón chúa có 19 vảy hoặc nhiều hơn mới tốt, 18 vảy là bình thường.

Ngón ngoại phải có 14 vảy mới tốt.

Gà có các ngón chân ngắn, không đủ số vảy yêu cầu, thì có thể đứng yếu, đá dễ ngã và thường thì không thể trụ khuya hồ. Ngoài ra ta còn phải lưu chọn những con gà nào có chậu thắt. Chậu là pha cuối của quản gà, là nơi giáp với các ngón. Chậu thí giúp gà dễ dàng xoay trở.

Thường có các vảy như án thiên, phủ địa, khi vương, gạc thập, liên giáp nội, huyền trâm, ám long.

Thường thì các váy xếp lên nhau như ngói, đếm được từ 4 vảy trở lên, hoặc vảy úp ngược lại.

Bần Đạo:

Thường có các vảy tốt như ác tinh, tiêu son, độ biên, da quy…

Sinh Đạo:

Thường có những vảy như độ điền, độ son, độ tan trái, độ tam tằng, độ ứng…

– Luôn ở bên trên, luôn chiếm thế thượng phong. Khi cả hai chiến kê giao nhau trên không, con hơi cao hơn chiếm lợi thế vị trí. Từ vị trí này nó ra đòn dễ hơn Một số chiến kê sở hữu khả năng siêu việt này để ghim đối thủ trên không vào khoảnh khắc sinh tử.

– Đầu ra sau, chân ra trước. Ngược với những đó, cô luôn cố nắm lông trước, những con đá mà không cần nắm lông với đầu ngả ra sau, dễ thắng An Trên thực tế, những con chằm chằm đá lông đều bị loại. Khi đó thực sự ngoài trường, chúng lao đầu về phía đối thủ và đây là điều không được phép trong các trận đấu ngày nay khi mà việc di chuyển sai sẽ dẫn đến thất bại. Cũng để ý chân đá của chúng. Hãy chọn những con đá chân sâu chạm vào người đối thủ.

– Đá bồi 1 đến 2 phát. Đặc điểm này phần nào bổ sung cho lối đá luôn ở bên trên, luôn chiếm thế thượng phong. Sau khi nạp cú đầu, ngay khi vừa chạm đất, chiến kê liền nạp bồi 1 – 2 cú nữa. Đấy là những đòn sát thương mà đối phương hầu như không cách nào tránh khỏi.

Thể hiện sức khỏe của gà. Vì vậy khi chọn lựa gà,kiểm tra lông thật kỹ và lựa những con có tông màu tự nhiên , lông cứng nhưng đàn hồi – không được khô và xơ xác.

* Xem tiếng gáy:

Tiếng gáy cũng quan trọng vô cùng, gà có tỷ gáy lớn và trong là có sức mạnh. Gà có tiếng gáy và ngắn là gà có tiềm lực yếu. Ra trường đấu nếu hế độ nhang đầu mà không thắng đối phương thì thư nào nó cũng rót. Gà rót là gà bỏ chạy.

* Xem khẩu vị của gà:

Một nhà lại tạo nổi tiếng, bác sĩ Teddy Tanchanco, thích đến trại thật sớm để lựa chọn gà. Lý do là vì ông muốn thấy con nào trong bay chiến kê ăn uống ngấu nghiến vào bữa sáng. Đây cũng là nhận định chung, trong số chiến kê, những con ăn uống tốt thì đá cũng tốt. Do đó, hãy chọn những con “gõ đáy nổi” – nghĩa là mỏ của chúng chạm vào khay mỗi lần mổ thức ăn.

Phương Pháp Nuôi Gà Đông Tảo

Có 2 phương pháp nuôi gà là nuôi theo hình thức công nghiệp và nuôi thả vườn. Tuy nhiên, tốt nhất nên nuôi thả vườn vì gà đông tảo là loại gà rất hoạt bác, chúng sẻ lớn nhất hơn khi thả vườn hơ nữa nuôi thả vườn thì sẻ cho chất lượng thịt ngon hơn, gà sẻ to hơn.

Đối với chuồng gà khi làm chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ.

Đối với việc nuôi gà theo hình thức công nghiệp thì bà con nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau.Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh bệnh dịch.

2. Khâu chọn giống gà đông tảo

Trong phương pháp nuôi gà đông tảo thì việc chọn gà con là khâu quan trọng nhất. Gà con phải được mua ở những nơi cung cấp giống đáng tin cậy. Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn, da chân bóng mượt, hồng hào, rốn khô và khép kín.

3. Khâu chăm sóc, kỹ thuật nuôi gà đông tảo

Thời kỳ đầu đối với gà đông tảo con:

Lông ít chịu lạnh rất kém nên nuôi nhốt. Tùy theo độ tuổi của gà mà bà con có kỹ thuật nuôi hợp lý. Gà ở tuổi này nên ủ điện cả ngày lẫn đêm, bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng.

Máng ăn, máng uốn phải sạch sẽ. Gà ở tuổi này lông tơ vẫn đang phát triển nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau.

Khi gà đạt rọng lượng khoảng 300gam-350gam, gà ăn rất khỏe, hoạt bát. Gà ở tuổi này nên ủ điện vào buổi chiều tối đến sáng, ban ngày thì không cần. Nhưng vào mùa mưa và mùa đông, nên ủ điện cả vào ban ngày để giữ ấm cho gà.

Đối với gà con 2 tháng tuổi:

Khi lông tơ đã rụng hoàn toàn. Trọng lượng khoảng 500gam-600gam, ở tuổi này, gà nên được nuôi thả vườn hoặc nuôi ở diện tích rộng, vì loại gà này rất khó tính, nuôi ở diện tích nhỏ, chúng thường cắn đá nhau, gây thương tích hoặc chảy máu nhiều.Gà ở tuổi này không cần phải ủ điện. Nhưng vào mùa đông, nên ủ điện những lúc trời lạnh để giữ ấm cho gà.

Đối với gà con khi 3 tháng tuổi:

Vào giai đoạn này gà đông tảo con phát triển thể trọng rất nhanh, gà ăn rất khỏe, thịt và các cơ bắp đỏ âu. Gà đang bắt đầu trổ lông mã và bặp bẹ tập gáy. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt.Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3-6 kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.

Thức ăn cho gà:

Gà Đông Tảo ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn gà trộn rau muống, rau lang xắt nhỏ là chính, có thể kèm lúa, bắp xay…( thức ăn của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn.Chú ý: Nuôi gà Đông Tảo cần đặc biệt quan tâm bảo quản gà con. Khi mới nở, ngoài vài cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy mình. Sau 3 – 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ một cách chậm chạp trong 4 – 5 tháng.

4. Liên hệ mua gà đông tảo để nuôi

Để mua gà đông tảo quý khách vui lòng liên hệ vơi chúng tôi theo số điện thoại trên banner.

Phương Pháp Làm Nước Cho Gà

Trước khi vào phần chính là kỹ thuật làm xin được nhấn mạnh đến một vài kỹ thuật sơ đẳng người nuôi gà cần phải biết. Khi ra trường làm nó cho gà nòi đòn người nài nước phải mang theo “bộ đồ nghề” riêng, trong đó chuẩn bị một số đồ phụ tùng như sau:

– Khăn nhỏ làm nước (loại khăn rửa mặt hình vuông khoảng 25cm x 25cm hay 30cm x 30cm), nên dùng loại khăn dễ thấm nước và dễ dàng vắt khô.

– Cuộn chỉ nhợ (để khớp mỏ gà), lưỡi lam, kéo nhỏ

– Hộp mỏ gà (mỏ trên của gà giữ lại sau mỗi lần làm gà ăn thịt, bóc mỏ trên ra và hong gió cho mỏ khô và cất vào hộp giữ lại).

– Lông cứng ở cánh gà

– Lông cứng ở đuôi gà

– Hộp pho-mát hay kem bôi mắt loại nhỏ.

– Hộp nhỏ chứa ít đất sét trắng (loại làm đồ gốm).

Người nài nước luôn cầm chiếc khăn làm nước trong tay. Nên lựa chọn vị trí thích hợp ngồi gần xô nước để dễ nhúng khăn làm ướt cho dễ. Khăn phải được giữ lúc nào cũng ướt đẫm nước để người nào nước có thể lấy miệng hút nước từ khăn rồi phun sương cho gà. Người nài nước phải phun sương cho gà bằng cách hút nước từ khăn 1 ngụm nhỏ vừa đủ để phun thành sương hơn. Nếu hút nhiều nước quá phun sẽ thành giọt nước làm gà ướt không đều. Khăn phải đủ mềm và nằm gọn trong tay để nài nước có thể dùng 1 tay vắt khăn nước, vì có thể tay kia phải giữ gà, nâng gà lên trong lúc nghỉ giải lao để phun nước dưới lườn, trong nách, vv,…

Lông cánh mang theo dùng để tháp nếu gà bị gãy lông cánh không đập cánh để bay cao . Thường thì ít trường nào cho tháp cánh gà trong đấu trường. Nếu những lông ống trong cánh gà thiếu thì nên tháp trước ở nhà. Theo lối xưa thì tháp bằng chỉ, nhưng hiện nay có nhiều cách tháp cánh gà nhanh và có đó là dùng súng bơm keo để dán lông ống ở cánh.

Lông đuôi mang theo để tháp vào đuôi do gà yếu gối nên khi nhảy dễ bị ngã. Tuy nhiên thường là nên tháp lông đuôi ở nhà trước khi đưa gà ra trường đấu.

– Ngồi trực diện với con gà, phun sương từ mỏ xuống cố, rồi phun nước vào 2 nách non (cả 2 bên). Nhấc gà lên phun sương vào đùi và 2 chân. Chuyển gà ra phía trước, phun sương sau ót gà phun tới.Phun sương từ cổ chân xuống giây chằng phía sau. Nhấc gà lên, phun vào phía bụng và lườn gà. Lấy khăn lau mát 2 đùi và vuốt xuống hai chân gà. Vắt khăn thật khô, lau mặt gà, cổ cần, vuốt nước cho khổ ở lông ức, lông cánh, lông mã, lông đùi. Xong rồi xả khăn cho sạch. Lấy nước vào khăn và làm nước lần thứ hai như đã hướng dẫn. Sau khi đã làm nước xong lần thứ hai là thả gà.

* Làm nước trong lúc giao đấu: Trong phần này kỹ thuật làm nước hầu hết do tài khéo và kinh nghiệm chiến trường của nài nước. Tùy theo con gà bị khiếm khuyết cái gì thì nài nước săn sóc kỹ phần đó. Tuy nhiên điều bắt buộc là phải có khăn ướt. Khi bắt gà ra hay ôm gà về vị trí là tay có khăn nước phải luôn bợ dưới lườn gà và vuốt xuống phần bong, hai bên kẹt háng của đùi gà (đã được tỉa lông gọn gàng) để làm mát cấp thời. Trước khi thả gà lại, hút nước từ khăn và phun sương từ phía sau ót phun tới. Trong khi giao đấu không bao giờ phun sương từ phía mỏ vào vì làm như thế gà sẽ dễ chịu và “lim dim” muốn ngủ. Một điều quan trọng khác là không nên để gà nhìn về phía khác mà luôn cho gà nhà nhìn về phía đối thủ của nó trong khi làm mát. Ngoại trừ khi gà ra ôm làm nước thì khác. Thường thì luật trường đấu cảm không cho gà uống nước trong lúc thi đấu nhưng không cấm việc sử dụng khăn và làm mát cấp tốc cho gà, miễn sao nài nước không kéo dài thời gian để làm mát cho gà nhà một cách quá trắng trợn.

* Làm nước lúc gà ra ôm: Khi trọng tài tuyên bố ra ôm nước là lúc nài nước đã chuẩn bị khăn ướt và phải bồng con gà bằng cái khăn nước dưới bụng mang về góc của đội mình. Sau đó lấy khăn nước nước cho gà uống ngụm nhỏ, vì gà mệt đang thở nên không cho uống nhiều nước. Trong khi ra ôm làm nước, nài nước không bao giờ nhấc con gà hổng khối mặt đất để phun nước như lúc trước khi thả gà vào trận. Phun sương từ mỏ gà xuống cần cổ chạng ba. Chuyển gà ra phía trước, phun sương từ sau ót tới. Luồn khăn nước xuống ủ vào hai nách non của gà, lau xuống đùi, lườn và bụng. Nếu gà thở nhiều thì vắt khăn lấy nước mát từ xô nước và mở khăn lớn bằng bàn tay rồi úp tay vào hai bên nách non cho đến khi gà bớt thở. Khi thấy gà bớt mệt cho gà uống ngụm nước nhỏ thứ hai từ khăn. Sau đó vắt sạch nước và nhẹ nhàng lau mặt gà. Xong xuôi mở cái khăn để từ sau chấn sọ gà và dùng miệng mút cổ gà qua cái khăn làm nước từ chấn sở xuống tới dây chằng ở gáy xuống lưng gà. Nài nước có thể dùng khăn và kẹp giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ rồi kẹp vào cổ gà phía trước ra phía sau rồi giật nhẹ như kiểu “giật gió” để lấy tang cho gà. Sau khi lấy tang xong, cho gà uống ngụm nước nhỏ lần thứ ba trước khi thả gà.

Làm nước xong nên đẩy gà vận động đi tới đi lui cho khoẻ gà và để cho gà nhà “kên” gà đối phương. Từ lúc này chỉ nên phun sương từ sau ót phun tới. Khăn nước luôn kẹp làm mát bên hai nách non, dưới lườn, đùi và bụng. Cho gà đi lại tự nhiên. Tránh kiểu đập đuôi cho gà chạy về phía trước rồi kéo dây chằng ở phía sau cổ gà và nhấc gà hống khỏi mặt đất đem về góc của đội nhà như một số tay nài nước thường làm. Trong lúc gà đang còn thi đấu trong trận kỵ nhất là giở hổng gà khỏi mặt đất,

* Làm nước vào những hiệp (hồ) về khua: Càng về khua gà trúng đòn nhiều và bị thấm tang, nên cần phải làm nước rất nhẹ tay. Điều này nài nước cần phải để ý. Sử dụng cách làm nước như đã hướng dẫn ở phần lúc gà ra ôm. Khi gà đã bớt thở thì xoay sang cách làm nóng để làm gà thư giãn và giảm đau do các vết tang gây ra. Sau khi làm nước cho gà xong như được hướng dẫn ở phần trên, vắt khô khăn nước và lau lót cho gà khô ráo. Nhúng khăn nước vào chậu nước nóng ấm (cho tay vào được) vắt hơi khô và lấy khăn trùm lên đầu gà. Tiếp tục làm dọc theo cổ gà và dọc theo lưng gà. Nếu không có khăn nóng, nài nước dùng hai tay xoa dọc theo hai bên hông, đùi để tạo nhiệt, sau đó úp 2 bàn tay vào hai bên mặt của gà chừng 5 giây, tiếp tục chà xát vào đùi lây nhiệt và úp một tay vào đỉnh đầu, một tay vào bên dưới mỏ gà giữa chừng 5 giây, cứ chà xát và làm nóng , và di chuyển hai bàn tay xuống tới chảng ba và di chuyển sang hai bả vai. Riêng từ trên mu lưng dọc xuống thì để cái khăn đã vắt khô lên lưng gà và thổi hơi nóng từ miệng nài nước xuống lưng gà, di chuyển hơi nóng dọc theo sống lưng xuống tới phần cuối của lưng gà. Nếu gà bị ăn đòn dọc và hầu kiềng thì dùng tay trái chà nóng cả cánh tay phải từ cổ khuỷu tay, sau đó cầm nhẹ đầu gà và để cổ tay vào hầu gà rồi lăn theo chiều dài cánh tay phải từ hầu gà xuống cho đến bầu diều chừng 3 lần. Sau đó cho tay trái và làm tương tự.

Nếu gà bị tang mặt nhiều thì chà nóng hai bàn tay và úp vào nơi gà bị tang nhiều. Ở giai đoạn này chỉ khác ở phần làm nước lúc gà ra ôm là tránh dùng khăn lau như mấy hiệp đầu mà chỉ dùng khăn nước thấm và chậm nhẹ lên đầu, cổ gà và ủ khăn nóng (nếu có) vào những nơi có vết tang mà thôi. Càng về khua thì các bắp thịt ở đùi và chân gà mỏi nên thường hay run, dân chọi gà thường gọi là gà gô này “song lan”. Lúc này nên tránh làm nước mát vào đùi gà và chân mà chỉ nên làm nóng bằng khăn nóng hay bằng hai tay xoa bóp nhẹ vào đùi, chân gà là tốt nhất. Nếu trận đấu kéo dài từ 4 hiệp (hồ) trở lên hiệp thứ 4 có thể lấy vốc cơm trắng để vào tay ăn mấy hạt. Nếu gà không chịu ăn thì vắt cơm chừng 3 vắt lớn bằng ngón tay cái và đút vào họng gà. Sau đó cho gà uống vài hớp nước từ khăn cho cơm hoàn toàn trôi xuống bầu diều. Nếu gà nuối chưa trôi xuống mà thả gà có thể bị gà đối phương đá nghẹt ngang.

Làm nước sau trận đấu: Sau khi trận đấu đã kết thúc, nài nước ôm gà ra khỏi bồ để vỗ đờm trong cổ họng ra cho sạch. Tùy vào vết thương nặng nhẹ trên người gà mà làm nước nhưng nhẹ tay là tốt hơn hết vì sau trận đấu là gà không ít thì nhiều cũng bị bầm dập và đau đớn. Pha chậu nước muối hơi ấm rồi lấy khăn nước vắt nước vào cổ họng gà, khi gà chưa kịp nuốt thì nhanh chóng kéo đầu gà bằng tay trái xuống thấp hơn mình gà và lấy tay phải vỗ nhẹ và vuốt lên xuống dưới hầu gà. Làm như vậy 3 lần để cho gà ọc ra hết đờm dãi trong cổ tránh cho gà khò khè kéo hen về sau. Sau khi vỗ hen xong lấy tay ấn và giữ đầu gà xuống thấp, lấy khăn vắt nước ấm pha muối trong chậu lên đầu, cổ và rửa vết thương cho gà. Xong xuôi vắt khăn khô và lau lót gà cho khô. Tránh không nên tắm gà khi vừa đá xong trận đấu như một số nài nước hay làm mà chỉ nên lau lót qua cho sạch vết máu trên người là đủ. Pha muối với nước ấm có công dụng sát trùng và tránh cho gà bị sưng hay làm độc ngoài da. Phơi gà ngoài chỗ nắng ấm giúp gà mau khô các vết thương.

Phương Pháp Nuôi Gà Đá (Gà Nòi)

Ai cũng biết, con gà nòi cũng như gà thịt, chỉ cần lúa và uống nước mà sống. Tuy vậy, nuôi gà đá có khác gà thịt ở chỗ là con gà đá phải luôn luôn được sung sức. Vì vậy mà cách nuôi có khó hơn. Nói một cách khác, nuôi gà nòi phải có phương pháp chăn nuôi riêng.

Nuôi gà đá phải nhốt kỹ vì sợ chúng đá lộn nhau bị thương tích. Nhốt gà đá có hai cách: Một là nhốt trong chuồng, hai là nhốt trong bội.

Chuồng gà đá

Chuồng gà đá cần phải rộng rãi, cao ráo để gà đi qua đi lại và quạt cánh thong thả, như vậy gà mới không bị tù túng. Diện tích chuồng phải từ hai đến bốn mét vuông và có chiều cao khoảng một thước trở lên. Nền chuồng phải bằng phẳng, làm bằng đất nện cứng để dễ quét dọn, và để gà khỏi bị hư móng, hư chân. Nếu cần phải cao ráo, hơi nghiêng để tránh nước đọng. Trong chuồng, cách mặt đất khoảng ba tấc, ta dùng một khúc cây hay tầm vông để gác ngang để làm cây đậu cho gà. Còn chung quanh vách chuồng phải kín đáo, trước là tránh gió mưa, sau là tránh gà trong gà ngoài “xói” nhau hư đầu, hư mỏ, hư chân cẳng. Nhà rộng, đất rộng ta nên làm chuồng cho gà ở.

Bội nhốt gà đá

Bội được đan bằng tre hay nứa, hình dáng như cái nom bắt cá, lớn nhỏ đủ cỡ. Nhưng với việc nuôi gà đá lớn thì phải nhốt trong bội đặc biệt. Đặc biệt ở đây là đủ lớn cho gà nhốt bên trong xoay trở dễ dàng. Điều cần thiết là bội có đường kính mặt đáy từ một thước trở lên. Con gà nhốt bội tất nhiên phải tù túng, vì vậy ít ra một ngày một lần phải thả gà ra chốc lát để gà khỏi cuồng cẳng. Nhà hẹp, đất đai không có, người ta mới phải nuôi gà đá trong bội.

Trại nuôi gà đá

Nếu nuôi một vài con thì có thể dùng bội mà nhốt, còn nếu nuôi năm bẩy con thì phải có trại. Trại gà là một cái nhà lớn như nhà mình ở, cũng có cửa bên ngoài, cũng có vách kín đáo chung quanh. Bên trong, người ta thiết kế một dãy chuồng, hoặc hai dăy chuồng quay mặt vào nhau, giữa có lối đi rộng từ một thước đến hai thước càng tốt. Trại cần phải lợp bằng ngói hay bằng lá cho mát mẻ. Chuồng gà trong trại được làm sát nhau với kích thước lý tưởng là một thước bề rộng và hai thước bề sâu.

Chuồng này cách chuồng kia bằng một tấm vách kín đáo để gà ở hai bên chuồng không thấy mặt nhau. Vì hễ chúng thấy nhau là tìm cách xoi lỗ mà đá, khiến có ngày bể mỏ, hư chân, hại sức. Làm chuồng liền nhau như vậy, vừa đỡ tốn kém vừa cho ăn dễ dàng và con gà luôn sung.

Con gà nhốt trong hai chuồng đối diện với một khoảng cách vài thước, chúng có thể thấy mặt nhau mà không hề hấn gì vì khi đứng gần nhau, chúng mới hung hăng gây sự.

Thực phẩm chính của gà nòi là lúa. Thế nhưng thỉnh thoảng ta cũng nên cho ăn thêm bắp, cơm đậu phộng. Thỉnh thoảng ta nên cho gà ăn một vài con thằn lằn hoặc nhái con. Nuôi gà nhốt chuồng phải cho ăn rau cỏ cho đủ chất cần thiết để sinh trưởng.

Về lúa thì gút cho kỹ, bỏ hột lép, cho ăn hột chắc, có người thương gà, cho ăn lúa tiêu là loại nhỏ và tròn hột. Có người kỹ hơn, nấu với nghệ giã nhỏ, đem phơi khô cất cho ăn dần.

Với gà đang suy hay sắp ra trường mỗi ngày người ta cho ăn ba bữa, đúng giờ khắc. Hễ ăn xong là lấy máng ra ngay, như vậy gà sẽ ăn được nhiều hơn. Còn nếu ta không có thì giờ, thì phải đảm bảo trong chuồng hoặc bội nào máng lúa cũng đủ cho gà ăn.

Gà uống nước lạnh (lã) miễn là nước trong sạch là tốt. Thỉnh thoảng máng uống nước phải được cọ rửa sạch cho hợp vệ sinh. Nói về nước uống ta không thể quên cho gà uống về đêm.

Tại sao lại cho gà đá uống nước về đêm?

-Uống nước đêm có hai điều lợi: gà có sức khỏe dẻo dai và mau nở cần. Gà mà cần cổ thì mổ mạnh, chịu đòn giỏi. Có nhiều hình thức uống nước đêm:

– Lấy 1 ống trúc nhỏ, đựng đầy nước, xong ôm gà thật chặt, bắt nó há mỏ, đút ống vào miệng. Nếu uống 1 ống thấy bầu diều to thì thôi, không thì cho thêm 1 ống nữa.

Nhiều người ngâm nước vào miệng rồi đút vô mỏ gà móm cho nó, mất vệ sinh nhưng nhanh gọn. Gà đá uống nước đêm rất sung sức. Những lần đầu thì gà còn cựa quậy, phản ứng mạnh, nhưng vào những lần sau thì chúng uống như một thói quen.

Con gà không biết tắm như vịt, như chim, cách tắm của chúng là tắm cát, tức là vùi mình trong đất cát để rận mạt trong mình và lông bị tróc ra ngoài. Xong gà đứng lên rũ mạnh lông vài lần là xong. Vì vậy trên nền chuồng ta rãi một lớp cát mỏng cho gà vùi tùy thích. Ngoài ra trong mùa nóng nực, mỗi ngày nên bắt gà ra, phun vào mình vào nách chúng vài búng nước để cho chúng được mát mẻ. Có người kỹ thì thay nước bằng rượu đế. Sau khi gà đứng rỉa lông, rỉa cánh để làm rụng bớt trứng mạt.

Ai cũng biết buổi sớm tinh mơ mà được luyện tập ở ngoài trời với không khí trong lành mát mẻ là điều kiện sống tốt. Với gà cũng vậy, buổi sáng ta thả gà ra sân cho chúng tự do bay nhảy đi lại giãn gân cốt, dẻo dai. Độ nửa giờ ta cho gà vào chuồng. Lưu ý tránh gà gặp gà mái hay đụng độ gà khác. Nếu gió to lạnh thì không cho chúng ra kẻo bị cảm gió.

Với con gà sắp đá trận, cũng như võ sĩ sắp đến ngày lên đài người nuôi gà phải nghĩ đến việc dầm cẳng cho gà. Dầm cẳng có nghĩa là ngâm cẳng gà trong một dung dịch nước thuốc để chân gà được cứng cáp cũng như một võ sĩ nhà nghề hay ngựa đu có thuốc riêng để xoa bóp nắn thịt và gân cốt vậy.

Việc dầm cẳng cho gà nên làm từ đầu hôm, hoặc trước khi mình đi ngủ. Thuốc dầm cẳng gà mỗi người pha chế một cách. Con nhà võ chế theo cách nhà võ, các thầy lang có toa thuốc riêng. Thông thường người lấy rượu hay nước tiểu trẻ con với củ nghệ già đâm nhỏ, pha chút muốn và phèn chua. Người ta ngâm sẵn trong một cái khạp nhỏ, mỗi lần dùng thì múc ra một ít, đổ vào một cái vịm hay siêu sao cho gà đứng ngập nước thuốc đên gối là được. Cứ bắt gà đứng yên như vậy độ mười lăm phút mỗi ngày. Dĩ nhiên mấy ngày đầu gà sẽ vung vẫy nhưng dần dà gà sẽ quen mà đứng yên tuy nhiên vẫn có người ôm giữ cẩn thận.

Với gà chưa đến kỳ đá thì năm ba ngày dầm cẳng cũng được.

Bình thường không ai vô nghệ cho gà mặc dù vẫn biết rằng vô nghệ con đỏ thịt thấm da sẽ đẹp hơn. Chỉ sau khi xổ người ta mới vô nghệ cho gà. Sau khi xổ thế nào người ta cũng vỗ hen, cũng tắm rửa những vết thương cho gà khỏi bị ké, chờ cho gà khô lông là người ta vô nghệ. Vô nghệ có nghĩa là xoa bóp da thịt mình mẩy con gà nòi bằng nước nghệ pha với rượu hay nước tiểu con nít (con trai) pha với chút muối. Nghệ phải thật già đâm nhuyễn hoặc mài sền sệt để thoa khắp mình gà. Con gà được vô nghệ nhiều lần thì thịt săn chắc lại trông gọn ghẽ ra. Vô nghệ đúng một ngày thì phải xả nghệ ra. Xả nghệ bằng cách tắm kỹ cho gà bằng xác trà Huế hay xác trà tươi. Người ta dùng xác tà chà sát cho lớp nghệ hôm trước tróc ra khỏi mình gà. Tắm xong chờ gà khô lông, lại vô nghệ lần nữa nếu thấy cần thiết.

Thường thì người ta vô nghệ gà vài chừng ba lần rồi phải nghỉ một thời gian. Nêu vô nghệ nhiều lần liên tiếp gà sẽ rôm đi, trong dáng điệu cứng ngắc, ốm tong và yếu ớt thấy rõ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Xem Tướng Gà trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!