Xu Hướng 12/2023 # Phú Yên: Bỏ Phố Về Quê Nuôi Gà, Bán Cho Nhà Hàng, Đám Xá Với Giá Cao # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phú Yên: Bỏ Phố Về Quê Nuôi Gà, Bán Cho Nhà Hàng, Đám Xá Với Giá Cao được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cuối năm 2013 công ty giao anh phụ trách lắp đặt điện cho một trại gà công nghiệp tại Gia Kiệm, tỉnh Đồng Nai. Từ những chuyến công tác tại trại gà này, anh nảy ra ý định là rời thành phố về lại quê nhà để chăn nuôi gà.

Đầu năm 2014 anh Phúc quyết định rời thành phố sầm uất về lại quê nhà khởi nghiệp trên chính mảnh đất vườn với diện tích 4.000m2. Lứa gà đầu tiên anh thả 500 con gà giống của Công ty gà giống Minh Dư, một tháng sau thả tiếp 500 con nữa.

Nhờ việc tuân thủ áp dụng đầy đủ các quy trình chăm sóc như tiêm vắc-xin ngừa bệnh đúng ngày, sát trùng chuồng trại, cho gà ăn uống đúng giờ, mật độ gà thả nuôi hợp lý, đặc biệt anh là người đầu tiên trong vùng áp dụng quy trình nuôi gà an toàn trên nền đệm lót sinh học bằng men Balasa N01.

Sau 3 tháng nuôi, tỉ lệ sống đạt 95%, gà trống đạt trọng lượng trung bình 2 kg/con, gà mái đạt trọng lượng trung bình 1,7 kg/con. Với mức giá bán khi đó là 70.000 đồng/kg thời gian bán trong vòng 10 ngày, thị trường tiêu thụ tại chợ Lớn Tuy Hòa và chợ Tân Hiệp, sau khi trừ tất cả các chi phí, lứa đầu cho lãi ròng đạt 25 triệu đồng.

Thấy việc nuôi gà thuận lợi, anh thả tiếp lứa thứ 3 với 1.000 con. Lứa thứ 2 xuất chuồng, gà vẫn đạt được trọng lượng như lứa thứ nhất. Gà khi đó giá giảm còn 60.000 đồng/kg, trừ chi phí vẫn còn lãi 10 triệu đồng, thị trường vẫn bán tại chợ Lớn Tuy Hòa và chợ Tân Hiệp.

Khi lứa thứ 3 xuất chuồng 1.000 con gà thịt, giá gà chỉ còn 55.000 đồng/kg nhưng bán rất chậm. Lúc đó anh mới nghĩ phải mở rộng, tìm thị trường mới chứ không thể phụ thuộc vào 2 chợ tại Tuy Hòa. Từ đó anh mới tìm hiểu về các nhà hàng và dịch vụ nấu đám tại Tuy An, đặc biệt là các nhà dịch vụ nấu đám cưới.

Gà bán cho thị trường này được giá hơn so với các chợ ở Tuy Hòa 10.000 đồng/kg. Tổng kết năm đầu tiên số gà nuôi được là 4.000 con, trừ các khoản chi phí anh có lãi ròng là 80 triệu đồng.

Qua năm thứ 2 anh Phúc bắt đầu thả gà theo thời vụ, canh thời điểm xuất chuồng rơi vào các tháng thị trường tiêu thụ mạnh như các tháng đám cưới, cúng nhà…Với quy mô tổng đàn là 4.000 con/năm. Đặc biệt anh luôn áp dụng quy trình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học bằng men Balasa N01 khi gà 10 ngày tuổi tới khi gà xuất chuồng.

Trước khi thả gà anh rải trấu lên diện tích chuồng khoảng 10 ngày. Anh ủmen balasa N01 với bột bắp theo tỉ lệ 1:2. Khi gà được 10 ngày tuổi thì tiến hành rải men lên toàn bộ đệm lót. Tùy theo mật độ và diện tích chuồng nuôi anh Phúc sẽ thay đệm lót trong quá trình nuôi hoặc tới khi xuất chuồng mới thay đệm lót mới.

Anh Phúc cho biết với cách nuôi gà trên nền đệm lót sinh học bằng men Balasa N01 đã mang lại một số lợi ích như: không gây ô nhiễm môi trường, gà ít bệnh, nhanh lớn, giảm bớt chi phí ban đầu và nhân công vệ sinh chuồng trại.

Anh Phúc lưu ý khi phun thuốc sát trùng không được phun trực tiếp lên đệm lót mà chỉ được phun xung quanh chuồng trại, phun khu vực thả gà vận động. Vì phun trực tiếp lên đệm lót sẽ làm chết men, làm mất tác dụng của đệm lót. Trong quá trình nuôi gà không được để nước thấm ước làm hỏng đệm lót sinh học.

Qua 5 năm nuôi gà trên đệm lót sinh học, hiện nay bình quân mỗi năm anh Phúc nuôi từ 4.000 đến 5.000 con gà thịt để phục vụ cho thị trường. Anh đã có được các đầu mối tiêu thụ gà thịt rất ổn định, nhờ nuôi gà mà lợi nhuận hàng năm trên cả 100 triệu đồng.

Ngoài thu nhập từ việc bán gà thịt anh còn tận dụng lượng phân gà thải ra từ các đệm lót tiếp tục ủ thành phân hữu cơ hoai mục để phục vụ trồng hoa màu góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Điều đáng quý là anh Phúc rất nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm đúc kết được khi nông dân quanh vùng đến tham quan học tập, giúp đỡ các hộ mới bước vào nghề về cách nuôi và cả đầu ra cho sản phẩm. Ghi nhận những thành tích trong sản xuất của anh, cuối năm 2023 anh đã được UBND huyện Tuy An trao tặng giấy khen là một trong những cá nhân lao động sản xuất tiêu biểu của huyện nhà.

Bỏ Phố Về Quê Nuôi Gà Quý

Với mục đích bảo tồn giống gà tre mã lại, sau gần hai năm âm thầm gây giống, anh Đăng đã lai tạo ra được nhiều chú gà kiểng rất đẹp, nhiều con được đánh giá là độc nhất vô nhị ở Việt Nam, được Hiệp hội gà Lông Vũ thế giới đánh giá cao.

Bỏ phố về quê

Sinh ra ở Phú Nnhuận, từ hồi tám tuổi, anh Đăng đã theo các anh trong vùng ra chợ Phú Nhuận, chợ Bà Chiểu xem gà và mê gà kiểng từ thời niên thiếu.

Sau này, một lần có người bạn than thở muốn kiếm một con gà kiểng tặng cho con trai nhưng tìm hoài không thấy. Anh Đăng ngạc nhiên: “Trước năm 1975, gà tre nuôi thịnh hành, bán dọc chợ khắp miền Nam mà giờ chả lẽ không có”. Từ đó, anh ấp ủ ý nghĩ sẽ nuôi và phổ biến giống gà tre mã lại. Nói là làm, năm 2006, anh xuống Tây Ninh thuê đất nuôi gà. Tuy nhiên, do công việc kinh doanh còn dang dở nên chủ yếu để vợ chăm sóc. Tháng 12-2009, anh quyết định từ bỏ hẳn việc kinh doanh để đến huyện Hòa Thành (Tây Ninh) thuê đất dồn sức cho đàn gà.

Bán đất nuôi gà

Từ ngày bỏ phố về quê nuôi gà kiểng tới nay, anh đã phải bán hai miếng đất hơn 3.000 m 2 để “cho gà ăn”. “Có người khuyên tôi nên nuôi thêm trăn, con gà nào bệnh thì làm mồi cho trăn ăn luôn để khỏi lây lan bệnh nhưng tôi kiên quyết không chịu. Con nào bệnh, tôi tách riêng ra để chăm sóc tới cùng, nếu chẳng may nó chết thì đem chôn” – anh Đăng chia sẻ.

Vì mặt bằng ở chúng tôi hiếm và đắt nên sau khi mua được gần 40 con gà mã lại, anh Đăng đành phải về đây thuê đất nuôi. “Mỗi chuồng diện tích khoảng 2 x 4 m, chỉ nuôi được bốn con gà mái và một con gà trống. Nếu ở thành phố thì không thể nào phát triển được. Trang trại của tôi hiện có gần 400 con gà mã lại, chi phí cho chúng ăn mỗi ngày lên tới cả triệu bạc” – anh Đăng cười, chia sẻ lý do bán đất của mình.

Chú gà bạch nhạn quý hiếm. Ảnh: HÀN GIANG

Anh mê gà đến mức mỗi buổi sáng nghe tiếng gà gáy, anh có thể biết được con gà nào đang gáy, ở chuồng số mấy. “Nhiều lúc, mình chỉ cần búng tay vào là lông của nó liền xòe ra. Mỗi con có một dáng đi rất vui vẻ, nhanh nhẹn, vừa đi, trong miệng vừa phát ra tiếng cúc cúc rất vui tai”. Tiếng gáy rất to giống gà rừng, mỗi con anh đều đặt tên cho nó: “Anh nhìn xem, con “Cốt Đòn” kia thuộc đuôi một lớp, bước đi mạnh mẽ, còn chú gà “Cốt Lông” này, bộ đuôi hai lớp, dáng đi oai phong, rất đẹp, con “Phụng Vĩ” có tiếng gáy rất thanh thoát”. Vừa nói, anh vừa chỉ vào một chú gà quý đang bươi cát và rồi nói thêm: “Nhìn chúng dễ thương thế, có bán hết cả cơ nghiệp để bảo tồn giống gà này, tôi cũng chấp nhận”.

Bảo tồn gà quý

Anh Đăng cho biết: “Những năm sau 1975, cuộc sống khó khăn, tất cả gà tre bị lai tạo xử thịt, giống gà thuần chủng mất dần. Người ta ghét gà tre vì nó đạp mái lai tạo cho ra giống gà nhỏ con, không có lợi về mặt kinh tế, thấy gà tre là xua đuổi. Hồi đó, không ai nuôi để làm kiểng, mà để lấy thịt thì giống gà đó quá nhỏ”.

Năm 2006, giống gà mã lại đuôi quạt đầu tiên ở chúng tôi được ông Bảy C. (quận 8) đổ giống (phối giống) và cho ra những chú gà đầu tiên cực đẹp. Con gà có hình dáng giống chú công đực đang xòe đuôi tỏ tình với bạn gái. Bộ đuôi của chú gà thẳng đứng, đẹp như đuôi công. Thế nhưng sau một đợt dịch, giống gà này gần như bị chết sạch. Năm 2008, sau khi thành lập Hội Gà cảnh chúng tôi hội đã lấy hình ảnh con gà này làm biểu tượng của hội. Tuy nhiên, hầu hết những người chơi đều không giữ lại được dòng gà mã lại này nữa. “Nhận thấy nguy cơ tuyệt chủng của giống gà này rất cao, tôi mày mò tìm kiếm tài liệu nghiên cứu để kiếm giống. Lần mò khắp các tỉnh miền Nam, sau một năm mới tìm được giống gà này. Trong quá trình đổ giống hàng trăm lần, tôi mới cho ra được những chú gà đuôi quạt đầu tiên.

Anh Nguyễn Hải Đăng bên chú gà mã lại màu xám đuôi quạt quý hiếm của mình. Giá mỗi con lên tới cả ngàn đô. Ảnh: HÀN GIANG

Hiện nay số người nuôi gà kiểng ở chúng tôi còn quá ít, họ lại vướng nhiều thủ tục pháp lý. Nhiều người dạt về các vùng ven chúng tôi như Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để chơi. Tôi cũng nhiều lần lên trạm thú y huyện đăng ký các thủ tục pháp lý, kiểm dịch để chăn nuôi một cách hợp pháp. Cán bộ ở đây hỏi số lượng bao nhiêu, tôi trả lời khoảng 400 con. Mấy ổng bảo biết rồi, về đi. Nhiều lúc tôi cũng lo lắng, gà mình tuy số lượng ít nhưng mỗi con rẻ cũng tiền triệu đến vài chục triệu đồng. Nếu không được đăng ký cấp phép chăn nuôi, kiểm dịch lúc xảy ra dịch bệnh thì thiệt hại rất lớn.

Sau khi phổ biến được giống gà này, tôi có nhã ý tặng lại một vài cặp gà tre mã lại đuôi quạt cho Thảo Cầm Viên để mọi người có thể chiêm ngưỡng giống gà từng một thời tuyệt chủng này”.

Tiêu chuẩn “gà hoa hậu”

Gà tre mã lại gọi là gà mã lại (hoặc gà mái lại theo tên gọi cách đây hơn 50 năm) du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20 từ các vị công sứ người Pháp khi họ sinh sống, làm việc tại Việt Nam và các nước châu Á. Dòng gà mã lại kiểng có đặc điểm chân thấp, bộ đuôi xiên. Dòng gà mã lại đá mang đặc điểm chân cao, bộ đuôi tôm một lớp.

Phần đầu cái mào và cái tích phải cân đối với khuôn mặt, cái tích tai phải màu trắng (có nét đặc trưng của gà rừng); bộ đuôi phải cân đối và phải xòe ra giống hình cây quạt hoặc bộ đuôi của con công trống; mặt phải màu son (đỏ hoặc đỏ sậm).

Về màu sắc, tùy theo thị hiếu người chơi nhưng những chú gà đắt giá thường có bộ lông màu trắng (gà nhạn), đặc biệt là bạch nhạn (lông trắng, mỏ trắng, tích tai trắng, chân, móng, cựa trắng…). Gà bạch nhạn có giá không dưới 20 triệu đồng/con. Ngoài ra, gà ô tuyền cũng được liệt vào danh sách những chú gà vô giá. Toàn bộ cơ thể của giống gà này đều có màu đen. Hiện anh Nguyễn Hải Đăng có hai con gà bạch nhạn và ô tuyền mà theo anh thì ở chúng tôi không thể có con thứ ba.

HÀN GIANG

Phú Yên: Giá Gà Cao, Người Nuôi Tái Đàn

Ông Trần Minh Mãn ở xã An Chấn (huyện Tuy An), cho biết: Trong đợt Tết rồi, gia đình tôi xuất hết đàn gà hơn 700 con, trọng lượng khoảng 1,5-1,7kg/con với giá bán 80.000 đồng/kg, đem lại lợi nhuận hơn 44 triệu đồng. Ngay sau những ngày nghỉ Tết, tôi làm vệ sinh chuồng trại và đặt mua giống. Để đảm bảo chất lượng và hạn chế dịch bệnh, tôi đặt mua gà ở trại gà giống Minh Dư (tỉnh Bình Định). So với thị trường, giá gà giống ở trại này cao hơn khoảng 3.000 đồng/con, nhưng đổi lại tỉ lệ hao hụt thấp, gà sinh trưởng tốt, chất lượng thịt thơm ngon nên dễ bán.

Còn theo bà Nguyễn Thị Hải ở xã Sơn Hà (huyện Sơn Hòa), trước Tết gia đình bà đã xuất lứa gà với gần 1.000 con, đem về lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng. Từ sau Tết đến nay bà để trống chuồng, rải vôi khử trùng. Dự kiến tuần tới bà Hải nhập lứa gà về nuôi.

Mặc dù đã bước qua kỳ cao điểm tiêu thụ gà, nhưng hiện nay gà thịt vẫn có giá khoảng 67.000 đồng/kg. Với mức giá này, bình quân mỗi lứa gà (1.000 con) sau 3,5 tháng nuôi người nuôi có lãi khoảng 20 triệu đồng. Nhờ có lãi khá nên người nuôi gà phấn khởi và tập trung tái đàn.

Do nhu cầu tái đàn gà tăng cao nên giá gà giống cũng tăng theo. Hiện gà con một ngày tuổi có giá khoảng 14.000 đồng/con, đối với các giống gà thông thường. Còn gà giống Minh Dư (giống gà ta được các hộ nuôi chọn lựa do chất lượng đảm bảo, tỉ lệ hao hụt thấp – PV) giá lên đến 17.000 đồng/con, cao hơn 3.000 đồng so với trước Tết.

Ông Võ Trí Tâm ở xã Hòa Phú (huyện Tây Hòa) cho hay: Dịp Tết tôi xuất bán 1 lứa gà 2.000 con, còn lứa gà gối đầu tôi vừa xuất khoảng 10 ngày trước, lợi nhuận hơn 40 triệu đồng. Sau khi bán lứa gà thịt, tôi vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh để tái mới. Tôi đã đặt mua 3.000 con gà giống ở trại gà Minh Dư, nhưng thiếu hàng nên phải tuần sau mới có gà để nhập chuồng, đây là lứa gà để bán vào dịp mùng 5 tháng 5 (âm lịch) sắp tới.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo: Hiện nay, thời tiết diễn biến thất thường nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi cao. Để hạn chế dịch bệnh chi cục đã chỉ đạo các trạm tăng cường kiểm soát việc mua bán, vận chuyển động vật trên địa bàn, đảm bảo không để trường hợp vật nuôi mắc bệnh nhập vào tỉnh. Đối với người chăn nuôi nên chọn mua con giống ở những trại giống uy tín và thực hiện chủng ngừa đầy đủ; định kỳ vệ sinh tiêu độc bằng thuốc sát trùng 2 lần/tuần để tiêu diệt bớt mầm bệnh.

Bỏ Phố Về Làng “Làm Bạn” Với Gà

Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, nhưng rồi chàng trai người dân tộc Mường ở Thanh Hóa đã sẵn sàng từ bỏ tất cả trở về nơi mình sinh ra để lập nghiệp. Hàng ngày lên đồi chăn gà, trồng cây, sau 3 năm anh đã sở hữu trang trại tiền tỷ.

Bỏ phố về làng…

Trương Văn Thể (SN 1986) ở xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, học xong THPT đã không lựa chọn con đường đại học như bạn cùng trang lứa, mà tìm công việc với mong muốn “thoát khỏi lũy tre làng”. Hết trong Nam rồi ngoài Bắc, quãng thời gian thanh xuân nhất của cuộc đời Thể gắn bó với đủ thứ nghề, từ công nhân đến phụ hồ, ai thuê gì anh cũng chẳng ngại.

Là người con vùng đồng bào dân tộc Mường, từ nhỏ Thể đã có vốn sống tự lập nên khi bước ra đời anh cũng chững chạc hơn so với tuổi đời. Anh kể: “Những ngày đầu khi rời xa gia đình cũng vất vả lắm. Sống tự lập khi tuổi chưa tròn đôi mươi nếu không chịu khó thì dễ sa ngã”.

Và rồi 10 năm trôi qua, chàng thanh niên ngày nào cũng dần trưởng thành giữa bộn bề cuộc sống. Sau 13 năm lăn lộn ở xứ người, anh đi đến một quyết định mà ít ai có thể ngờ, đó là trở về quê hương lập nghiệp. Năm 2023, Thể chính thức về quê. Nhận thấy không đâu xa, chính những quả đồi màu mỡ của gia đình mình là lợi thế, anh đã nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư vườn trại trên diện tích rừng canh tác của gia đình.

Ông chủ trại gà trên núi

Nghĩ là làm, từ số ít vốn liếng tích góp từ những năm đi làm thuê, được sự giúp đỡ từ gia đình, anh mạnh dạn vay ngân hàng thêm 200 triệu đồng để đầu tư vào mô hình nuôi gà thương phẩm. Tận dụng gần 30ha đất rừng của gia đình, anh xây dựng hai trang trại nuôi gà dưới chân núi với quy mô 5.000 con theo mô hình liên kết với Công ty Happy Farm. Và với 5.000 con gà lần đầu anh đã thành công ngoài mong đợi, đem về thu nhập gần 200 triệu đồng.

Là người không có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi nên từ công tác chọn giống đến chuồng trại đều vất vả đối với anh. Để thuận lợi trong quá trình chăn nuôi, anh chọn giống gà có sức đề kháng tốt và dễ bán. Đó là giống gà Minh Dư 3 (một giống gà lai chọi xuất phát từ Bình Định).

Nói về giống gà này, anh Thể cho biết: “Đây là giống gà rất khỏe, với môi trường tự nhiên như tại trang trại của tôi thì nó sinh trưởng rất tốt. Giống gà này có bộ lông rất bắt mắt, đôi chân to, thịt ngon… vì thế mà mỗi lứa gà xuất ra đều được khách hàng ưa chuộng và tin dùng”.

Vì là giống gà thương phẩm nên mỗi năm tại trang trại của gia đình anh nuôi từ 2 – 3 lứa, mỗi lứa trung bình từ 7.000 – 8.000 con. Với giá bán 60.000 đồng/kg, mỗi năm anh thu về từ 500 – 600 triệu đồng. Theo anh Thể, thị trường xuất bán của trang trại anh chủ yếu là liên kết với công ty, ngoài ra còn có rất nhiều lái buôn trong tỉnh và những tiệc cưới cũng thường xuyên đặt hàng.

Anh còn mạnh dạn mở rộng mô hình trang trại bằng cách trồng thêm cây ăn quả và mở rộng diện tích keo. Tận dụng phân chuồng hoai mục từ việc nuôi gà, anh sử dụng vào bón phân cho cây trồng, vừa tiết kiệm chi phí lại đem về năng suất cao. Vừa qua, anh xuất bán lứa keo đầu tiên đem về lợi nhuận gần 500 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Tuyết – Chủ tịch Hội nông dân xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) cho biết: “Mô hình trang trại của gia đình anh Thể là một trong những mô hình kinh tế trang trại tiên tiến của địa phương. Anh là một trong những gương điển hình trẻ tuổi để bà con địa phương học tập và noi theo”.

Tuấn Kiệt

Hà Tĩnh: Bỏ Việc Ở Phố, Hotgirl Về Quê Nuôi Gà, Trồng Cam Đặc Sản

Nhìn vườn cam sai trĩu quả,vàng ươm không ai nghĩ chủ nhân trang trại lại là một cô gái trẻ đẹp mới ngoài hai mươi tuổi.

Những gốc cam trĩu cành sau gần 4 năm chăm sóc. ẢNh: N. D.

Năm 2014, tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga, (sinh năm 1994 quê ở xã Đức Yên, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang có công việc tại Công ty Cảnh quan Hà Hội với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Nhưng chị quyết định trở về quê hương lập nghiệp với mô hình phát triển trang trại. Với diện tích vườn đồi ở xã Tân Hương (Đức Thọ) của gia đình, cùng những kiến thức được học từ giảng đường đại học, chị đã biến đồi hoang thành trang trại trồng cây ăn quả và nuôi gà nay bắt đầu cho thu nhập khá.

Trở về quê hương lập nghiệp, ngoài những kiến thức học được, sự hỗ trợ từ gia đình, chị Nga còn có sự tiếp sức của người bạn học cùng trường đó là anh Lê Văn Quang, chị Nga đã vững tin hơn trong công việc.

Với diện tích 4 ha đất vườn đồi của gia đình, chị đã bắt đầu trồng cây cam bù và các loại cam khác. Đến nay, trang trại của chị Nga đã được phủ kín với hơn 2000 gốc cam đặc sản các loại.

Trạng trại trồng cam đặc sản của hotgirl Nguyễn Thị Quỳnh Nga đã bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Ảnh: N. D.

Sau 4 năm lao động, gần 4ha đã được phủ kín các loại cây như cam chanh, cam bù, cam sành, quýt ngọt đã cho thu hoạch. Các loại cây được trồng và chăm sóc bằng biện pháp sinh học hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dự kiến cuối năm nay sản lượng quả ước đạt 25 tấn, ước tính thu nhập hơn 700 triệu đồng.

Chia sẻ với Dân Việt, chị Nga tâm sự: Vì gia đình có đất nhưng lại không có người làm nên em quyết định nghỉ việc ở Hà Nội để về quê làm trang trại. Đến nay, những sản phẩm trong vườn đã bắt đầu cho thu hoạch. Ngoài trồng cây, tôi còn chăn nuôi gà Đông Tảo, sản phẩm có đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Về làm trang trại mang lại mức thu nhập tốt hơn cho bản bản thân em cũng như gia đình.

Gà Đông Tảo có đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Ảnh: N. D.

Với đàn gà Đông Tảo hơn 400 con và đã xuất bán ra thị trường. Giống gà đặc sản được mua về từ tỉnh Hưng Yên đang được người dân ưa chuộng. Vừa bán gà giống, vừa bán gà thịt, riêng thu nhập từ gà Đông Tảo từ trang trại đã hơn 100 triệu đồng.

Vừa bán gà giống vừa bán gà thịt, trang trại không đủ cung cấp cho thị trường. Ảnh: N.D.

Bố mất sớm từ khi Nga mới học lớp 7, là con út trong gia đình, mẹ chỉ buôn bán nhỏ ở chợ nên Nga cùng các anh chị đã phải tự lập khá sớm. Các anh trai đều đi làm ăn xa nên mọi công việc ở trang trại đều một mình Nga quán xuyến.

Ông Trần Văn Lượng – Chủ tịch UBND xã Tân Hương (Đức Thọ – Hà Tĩnh) cho biết: Đến thời điểm này, trên địa bàn xã trang trại của chị Nga có diện tích lớn hơn các trang trại khác trên địa bàn. Tuy nhiên, trang trại này chị Nga chỉ tập trung trồng cây ăn quả và nuôi gà Đông Tảo và bước đầu đã cho thu nhập. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng chị Nga lại có chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương…

Cây trồng được áp ụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Ảnh: N. D.

Ông Trần Văn Lượng cho biết thêm: Trong thời gian qua, chị Nga không chỉ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trang trại của mình mà còn giúp đỡ các chủ trang trại khác về kỹ thuật trồng cây. Khi chúng tôi nhờ chị Nga hướng dẫn cách cắt tỉa, chăm sóc cây trồng cho những hộ gia đình mới bắt đàu làm trang trại chị đều hướng dẫn bà con rất nhiệt tình.

Nói về dự định của mình chị Nga chia sẻ: Sắp tới, tôi sẽ đầu tư xây dựng hệ thống trồng dưa lưới, rau thủy canh, cây ăn quả trong nhà kính, đào ao thả cá…

Những ngày Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2023 đã cận kề, với vườn cam bù chín đỏ sai trĩu cành của hotgirl Nguyễn Thị Quỳnh Nga thương lái ra vào liên tục để đặt hàng cho dịp Tết.

Lai Châu: Bỏ Việc Nhà Nước, Về Quê Nuôi Gà ‘Đ.ánh Võ’

Phóng viên đến thăm nhà anh Hưng vào một buổi chiều trung tuần tháng 6. Nhà anh ở trong một ngõ nhỏ, ngay đầu bản Tả Làn Than. Khi chúng tôi đến, anh Hưng đang tỉ mẩn chăm sóc chú gà trống chọi, chuẩn bị cho nó đi “rèn luyện sức khỏe”.

Mở đầu câu chuyện, anh Hưng vui vẻ nói: “Nuôi gà chọi vất vả gấp nhiều lần so với gà thường, lọ mọ suốt ngày, hết cho ăn, lại om gà, vần gà, vệ sinh chuồng trại…”.

Anh Nguyễn Quang Hưng, bản Tả Làn Than chăm sóc gà chọi trước khi cho nó đi “tập võ”. Ảnh:Dân Việt.

Dẫn chúng tôi ra thăm khu nuôi gà chọi, chỉ tay vào những chiếc lồng sắt, mỗi lồng nhốt một chú gà trống vạm vỡ, chân cao lênh khênh, anh Hưng cho biết: Đây đều là gà chi.ến, nếu không nhốt riêng thì chúng đ.ánh nhau suốt ngày. Tôi nuôi gà chọi đã nhiều năm, nhưng chỉ nuôi vài con để chơi thôi, còn nuôi với số lượng gà nhiều như này thì mới được gần 1 năm nay”.

Anh Hưng thường nhốt chung 1 con gà trống với 3 con gà mái đẻ trong thời gian gà đẻ trứng. Ảnh: Dân Việt.

Qua câu chuyện với anh Hưng, chúng tôi được biết, trước khi toàn tâm, toàn ý với gà chọi, anh là cán bộ Chi cục thuế thành phố Lai Châu.

Năm 2004, anh Hưng rời thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) xuống thị xã Lai Châu (nay là thành phố Lai Châu) xin vào Cục thuế tỉnh Lai Châu. Một năm sau anh xin chuyển về Chi cục thuế thành phố Lai Châu. Gần 14 năm gắn bó với nghề, đùng một cái anh xin nghỉ việc trước sự ngỡ ngàng của anh em, bạn bè, đồng nghiệp. Khi đó, mức thu nhập của anh đã là 7 triệu đồng/tháng.

Mỗi ngày, anh Hưng cho gà chiến tập luyện “võ nghệ” khoảng 15 phút. Ảnh: Dân Việt.

“Tôi vốn đam mê gà chọi từ bé. Khi còn là học sinh, tôi đã nuôi gà chọi. Kể cả khi đi làm, lập gia đình, tôi vẫn không từ bỏ sở thích này. Vì muốn dồn hết tâm huyết để thực hiện niềm đam mê của mình, nên tháng 8/2023, tôi đã quyết định xin nghỉ việc ở Chi cục thuế, dành thời gian cho việc nuôi và chăm sóc đàn gà ch.ọi”, anh Hưng cho hay.

Sau khi nghỉ việc, anh Hưng b.ắt tay ngay vào xây dựng chuồng trại, sau đó lặn lội khắp nơi để chọn mua gà chọi về nuôi. Cứ nghe nơi nào có dòng gà chọi hay, đá giỏi là anh tìm đến, ở lì vài hôm để theo dõi, kiểm nghiệm thực tế, sau đó mới mua về gây giống.

Theo anh Hưng, gà đá giỏi hay không, phần lớn phụ thuộc vào việc tập luyện mỗi ngày. Ảnh: Dân Việt.

Hiện nay, anh Hưng đã có 7 dòng gà mái chọi: Nghệ An, Lâm Đồng, Đông Anh, Thường Tín… với 15 con đang đ.ẻ.

Theo anh Hưng, nuôi gà chọi rất công phu, tốn nhiều thời gian, vì vậy đòi hỏi người nuôi phải kiên trì và phải có niềm đam mê thực sự. Để gà sinh trưởng, phát triển tốt, ngoài cho ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, anh Hưng còn đặc biệt quan tâm đến khâu phòng chống d.ịch b.ệnh. Anh ti.êm vắ.c xin phòng các loại bện.h: Rù, tụ huy.ết tr.ùng, s.ưng đầu mặt… cho đàn gà mái và gà con mới nở.

“Thức ăn cho gà chọi rất quan trọng. Với mỗi loại gà chọi và ở từng độ tuổi khác nhau mà cho ăn với khẩu phần phù hợp. Tôi chủ yếu cho gà chọi ăn thóc ngâm. Sau khi loại bỏ hạt lép, trấu, tôi cho thóc vào ngâm nước sạch khoảng 1 ngày, sau đó vớt ra phơi cho se rồi mới đem cho gà ăn…”.

Theo kinh nghiệm nuôi gà chọi của anh Hưng, khẩu phần ăn của gà chiến và gà bình thường (gà mái và gà con sau khi tách mẹ) khác nhau. Đối với gà chiến, anh cho chúng ăn 3 bữa trên ngày. Bữa sáng và nữa trưa cho ăn thóc, còn bữa trưa cho ăn cà chua kèm theo tí mồi (thịt bò, thịt chó đã nấu chín). Với gà bình thường, tôi cho ăn 70% thóc ngâm trộn với cám công nghiệp và rau xanh”.

Anh Hưng đam mê gà chọi từ hồi còn nhỏ. Ảnh: Dân Việt.

Trong quá trình nuôi, chăm sóc, anh Hưng không ngừng học hỏi kỹ thuật nuôi gà chọi từ sách báo, mạng internet và tham khảo anh em bạn bè cùng sở thích về kỹ thuật om gà, vần gà. Khi gà trống được từ 6 – 7 tháng tuổi, anh Hưng bắt đầu nhốt riêng mỗi con một lồng, đến khi gà được 9 tháng tuổi thì bắt đầu vần.

Việc vần gà chọi hay nói cách khác là “tập võ” cho gà, giúp cho nó nở nang cơ bắp, tiêu mỡ, cổ nở to, m.ổ khỏe, chịu đòn tốt…

Mỗi ngày, anh Hưng cho 2 con gà trống gặp nhau “trau dồi võ nghệ” khoảng 15 phút trong một cái vòng tròn cao su rộng rãi, cao chừng 70cm, để chúng tự luyện võ với nhau. Luyện tập nhiều sẽ giúp gà chọi có lối đá hay, kiên cường, lì đ.òn.

Anh Hưng cho biết, sau khi vần gà thì phải lau lưng, hông, bụng gà sạch sẽ. Ảnh: Dân Việt.

“Một con gà đẹp phải hội tụ nhiều yếu tố như: Thế võ hay, dẻo dai, cần cổ to, hình dáng, chân vảy đẹp, mắt sáng… Hiện tôi có hơn 100 con gà chọi, trong đó có 15 con mái chọi đang đ.ẻ, 2 con trống chuyên đ.ạp mái, 10 con gà chiến, và hơn 80 con gà chọi khác có độ tuổi từ 2 – 4 tháng. Tôi có con gà chiến giá lên đến gần 20 triệu đồng. Cuối năm nay, tôi sẽ bán lứa gà chiến đầu tiên, dự kiến thu hơn 60 triệu động. Giá bán gà chiến dao động từ 2 – 10 triệu đồng, thậm chí có con lên đến vài chục triệu đồng”, anh Hưng bảo vậy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phú Yên: Bỏ Phố Về Quê Nuôi Gà, Bán Cho Nhà Hàng, Đám Xá Với Giá Cao trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!