Xu Hướng 3/2023 # Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Chiến Trong Truyện Ngắn Những Đứa Con Trong Gia Đình (Đoạn Trích Được Học) Của Nguyễn Thi # Top 10 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Chiến Trong Truyện Ngắn Những Đứa Con Trong Gia Đình (Đoạn Trích Được Học) Của Nguyễn Thi # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Chiến Trong Truyện Ngắn Những Đứa Con Trong Gia Đình (Đoạn Trích Được Học) Của Nguyễn Thi được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyễn Thi sinh ra và lớn lên ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, một vùng quê đất Bắc nhưng ông đặc biệt gắn bó máu thịt với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm ân tình thủy chung sâu sắc. Tình cảm sâu nặng đó được ông gửi vào trong từng trang viết về miền Nam. ông được trân trọng mệnh danh là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông Nam Bộ luôn là đề tài nóng hổi cho những sáng tác của Nguyễn Thi. Một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông ra đời trong những ngày đấu tranh chống Mĩ cứu nước đầy khó khăn, gian khổ là Những đứa con trong gia đình. Tác phẩm viết về trong dòng hồi tưởng đứt nối, mê tỉnh của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại giữa chiến trường. Cũng từ những dòng tâm tư mê man ấy hiện lên thật sinh động hình tượng nhân vật Chiến – chị gái của Việt. Đây là một cô gái vừa mang trong mình những vẻ đẹp đời thường vừa mang những phẩm chất anh hùng.

Chiến là một cô gái 19 tuổi được thể hiện với nhiều nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam một thời đánh Mĩ. Trước hết, đó là vẻ đẹp trong đời thường. Tuy vẫn có lúc Chiến rất trẻ con như tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc, tranh đi tòng quân với em,… nhưng lúc nào cũng nhớ mình là chị, nhường em tất cả, thương em, lo cho em. Chiến đã sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Cách mạng, có mối thù sâu nặng với bọn cướp nước: ông nội với người cha là Tư Năng đều chết bởi tay kẻ thù, còn người mẹ gan góc đảm đương gánh vác chuyện nuôi dạy đàn con cũng đã chết vì đạn Mĩ. Chính vì thế, cô đã thể hiện tinh thần hăng hái lên đường giết giặc. Chiến xung phong tòng quân để trả thù cho người má chết vì đạn pháo. Ở Chiến, thù nhà gắn quyện với nợ nước. Thường ngày Chiến với Việt vẫn hay tranh giành nhưng lần này, Chiến đã không nhường em như mọi lần mà quyết chí ra đi. Chuyện này đâu có nhường được vì Chiến rất thương em, không muốn em phải xông pha đánh giặc nơi bom đạn nguy hiểm nhưng sâu xa hơn là trong Chiến luôn có một niềm khao khát được đánh giặc để trả thù cho gia đình và quê hương. Với Chiến, đó không chỉ là biểu hiện quyết tâm, thái độ mà nó còn chuyến hóa thành việc làm cụ thể. Chiến đã đi vận động chú Năm để được tham gia quân ngũ, được trở thành người chiến sĩ. Nguyễn Thi trong Người mẹ cầm súng đã thể hiện người anh hùng út Tịch trên hai tư cách: người chiến sĩ và người mẹ với nỗi lo việc nước, việc nhà. Còn ở nhân vật Chiến, ta cũng thấy nét đẹp của người chiến sĩ hăng hái lên đường, đồng thời ta còn thấy nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam sắp đặt việc nhà. Chiến là chị cả trong một gia đình đã chẳng còn ba má. Cô gái ấy mới 19 tuổi mà gánh vác đầy đủ những trọng trách của một người mẹ. Đêm trước ngày lên đường, Chiến đã không ngủ được, sắp tới đây bao nhiêu chuyện phải lo. Không phải Chiến lo sợ, lo lắng mà là lo liệu, lo toan, bởi lẽ việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non… Làm sao có thể ra trận chiến đấu lập công trong khi việc nhà còn bề bộn. Từ đây ta mới hiểu được vì sao Nguyễn Thi đã kể ra biết bao việc mà Chiến phải lo liệu, càng nhiều việc phải lo càng thấy Chiến đảm đang: nào là viết thư cho chị Hai, lo chỗ ăn chỗ học cho thằng út,… Đặc biệt, cô cũng là một người con rất thương cha mẹ. Trước ngày lên đường nhập ngũ, cô đã cùng Việt khiêng bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm. Có thể nói, đoạn văn miêu tả hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ má đi gửi là đoạn văn hay nhất của tác phẩm trong không khí thiêng liêng, xúc động. Hình ảnh này có ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, hình ảnh này cũng nói lên một điều: thế hệ sau sẽ cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn thế hệ trước. Có thể nói rằng nhân vật Chiến đã được thể hiện với những nét đẹp truyền thống muôn đời của người phụ nữ Việt Nam. Chiến không chỉ lo cho ngày giỗ, lo chuyển bàn thờ cho má mà trong mọi chuyện chị ấy đều đã hỏi ý kiến của Việt bởi Việt là con trai lớn trong gia đình. Người chị ấy. lại có nét bộc trực, chất phác đồng thời cũng rất đằm thắm trong việc biểu hiện tình cảm khi nói với Việt: Em có ừ không ? Rồi Em cũng ừ nghen,… Trước lúc lên đường tòng quân, Chiến như bỗng trở nên nghiêm trang hơn, già dặn hơn nhưng cũng lại đằm thắm hơn.

Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Cô đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mĩ.

Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Gọn Nhất

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Những đứa con trong gia đình

1. Tác giả

– Nguyễn Thi (1928 – 1968) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ra tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Tác giả Nguyễn Thi (1928 – 1968)

– Ông vốn xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cha thì mất sớm, mẹ thì đi bước nữa nên cuộc sống của ông chịu nhiều vất vả, tủi nhục từ nhỏ.

– Phong cách sáng tác vừa giàu chất trữ tình và vừa đậm chất hiện thực, nhân vật được lấy cảm hứng từ tính cách con người Nam Bộ.

2. Tác phẩm

– Viết vào năm 1966 khi mà chiến tranh chống Mỹ vẫn diễn ra ác liệt.

Tác phẩm Những đứa con trong gia đình

– Sau đó tác phẩm được in trong tập “Truyện và kí” (1978).

II. Soạn bài Những đứa con trong gia đình chi tiết

Câu 1

Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật lại dưới góc nhìn của Việt (khi anh đang bị thương).

Tác dụng theo kiểu lối trần thuật này:

– Câu chuyện sẽ vừa được thuật và vừa được kể cùng một lúc, tính cách nhân vật cũng được khắc họa rõ ràng hơn.

– Câu chuyện trở nên hấp dẫn, mới mẻ hơn khi được kể qua con mắt và ngôn ngữ riêng của nhân vật.

– Nhà văn thâm nhập vào thế giới bên trong nội tâm nhân vật dẫn dắt câu chuyện mượt mà hơn, diễn biến chuyện cũng trở nên linh hoạt, có thể xáo trộn cả thời gian lẫn không gian phụ thuộc theo trật tự tuyến tính.

– Chi tiết ngẫu nhiên về hiện thực chiến trường đã gợi lên kỉ niệm rất tự nhiên và nhà văn phải là người am hiểu sâu sắc ngôn ngữ nhân vật.

– Người kể bộc lộ được hết thảy tính cách, tình cảm và cảm xúc của chính mình.

Câu 2

Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau:

– Truyền thống yêu nước nồng nàn, mãnh liệt, một lòng căm thù bọn xâm lược:

+ Chú Năm: đại diện cho truyền thống, lưu giữ những giá trị truyền thống (câu hò, cuốn sổ).

+ Má Việt: khả năng chịu đựng mọi đau thương, cố gắng duy trì sự sống, luôn che chở, bảo bọc cho đàn con và đấu tranh quả cảm.

– Việt, Chiến – những đứa con tình nguyện đứng lên cầm súng để chiến đấu báo thù cho ba mẹ đã bị bọn giặc Pháp man rợ giết hại.

Câu 3

– Điểm chung về tính cách của hai chị em:

+ Sinh ra trong gia đình phải chịu nhiều đau thương, mất mát của ba, má.

+ Tuổi còn nhỏ nhưng đã nuôi dưỡng ý chí lớn lao báo thù cho cha mẹ, và cùng có nguyện vọng là cầm súng đánh giặc.

+ Tình yêu thương và sự bao bọc nhau chính là vẻ đẹp trong tâm hồn ta có thể nhìn thấy ở hai chị em, tranh nhau để được ghi tên đi tòng quân.

+ Hai chị em là những chiến sĩ đầy dũng cảm và gan dạ. Đánh giặc tuyệt nhiên trở thành niềm hạnh phúc của hai chị em.

– Nét riêng

*Chiến (hơn Việt 1 tuổi):

+ Tính cách rất người lớn, bỏ ăn để đánh vần hết cuốn sổ gia đình, Chiến học cách nói “trọng trọng” như chú Năm…

+ Tính cách “người lớn” còn thể hiện ở sự nhường nhịn em, có lúc cũng tranh giành một chút như tranh công đi bắt ếch, nhưng thường thì sẽ vẫn nhường em.

→ Nhân vật được xây dựng mang tính cách phù hợp với tâm lí lứa tuổi, đây là nhân vật gợi lên từ hồi tưởng của Việt.

*Em Việt:

+ Mang dáng điệu ngây ngô, vô tư và hồn nhiên đúng tuổi của một cậu con trai mới lớn.

+ Hay tranh giành với chị.

+ Rất dũng cảm, gan dạ và yêu gia đình (ngay khi còn nhỏ, Việt đã xông vào đá ngay thằng giết cha mình, khi chiến đấu trên chiến trận dù chỉ có một mình vẫn quyết tâm ăn thua với kẻ thù).

→ Nhân vật thể hiện sự thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Nguyễn Thi, dù còn nhỏ nhưng chững chạc và gan dạ, dũng cảm trước kẻ thù.

Câu 4

Khuynh hướng sử thi trong đoạn trích:

– Thể hiện qua việc ngợi ca truyền thống của dân tộc và thể hiện trong cả truyền thống của gia đình.

– Cuốn sổ chính là lịch sử gia đình, qua đó ta nhìn thấy được chặng đường lịch sử của một đất nước, của một dân tộc trong cuộc chiến đấu chống Mĩ.

– Số phận của các thành viên trong gia đình cũng chính là số phận của người dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Truyện kể về phạm vi gia đình nhưng lại mang sức gợi về Tổ quốc, về dân tộc, chiến đấu bằng sức mạnh nội hàm sinh ra từ đau thương.

– Mỗi nhân vật đều tự ý thức được trách nhiệm đối với gia đình, Tổ quốc. Nhân vật mang phẩm chất của người anh hùng.

Nhân dân Nam Bộ tham gia kháng chiến chống Mỹ

+ Gan dạ, dũng cảm, kiên trung.

+ Căm thù giặc bạo tàn.

+ Giàu nghĩa tình với quê hương, thủy chung với cách mạng.

→ Tác phẩm là một bản anh hùng ca về người dân Nam Bộ.

Câu 5

Qua nghiên cứu toàn tác phẩm để soạn bài Những đứa con trong gia đình, oạn văn cảm động nhất: Cảnh hai chị em khiêng bàn thờ của ba má băng qua cánh đồng để gửi sang nhà chú Năm trước khi lên đường chiến đấu vì sự nghiệp cao cả, vì trả thù cho cha mẹ.

+ Người đọc thấy xúc động, bồi hồi trước sự hiếu thảo, trọn vẹn ơn nghĩa với cha mẹ của hai đứa trẻ.

+ Dù khó khăn gian khổ là thế nhưng hai chị em vẫn yêu thương nhau và không quên trách nhiệm của mình là trả thù cho ba má.

+ Vẫn trung thành đi theo cách mạng – con đường mà ba mẹ đã lựa chọn.

III. Tổng kết phần soạn bài Những đứa con trong gia đình

1. Giá trị nội dung

– Truyện viết về những đứa con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân Nam Bộ thấm đẫm tinh thần yêu nước, căm thù giặc và khát khao chiến đấu, son sắt một lòng với cách mạng.

– Sự gắn bó sâu sắc giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn kết giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2. Giá trị nghệ thuật

– Mang đậm chất sử thi: thể hiện từ đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, đến các chi tiết cuốn sổ, lòng căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, …

– Ngôn ngữ mộc mạc, rất tự nhiên, giàu hình ảnh và đậm chất Nam Bộ.

– Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật khách quan, sinh động.

– Nghệ thuật kể truyện theo mạch hồi tưởng lại của nhân vật Việt tạo sự đặc biệt, nét tự nhiên, không bị phụ thuộc yếu tố thời gian.

Hình Tượng Con Gà Trong Cuộc Sống

Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo với tư cách là lễ vật (vật hiến tế hay vật tế thần).

Trong huyền sử

Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Trên trống đồng Đông Sơn, gà và chim là những loài vật được thể hiện khá nhiều. Có truyền thuyết về Vua An Dương Vương Thục Phán cố công xây thành nhưng đắp đến đâu thì đất lở đến đấy, Rùa thần báo cho Nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trước đó, trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Trong võ thuật

Vào thời Tây Sơn, tương truyền, Nguyễn Lữ là người đã sáng tạo ra môn võ Hùng kê quyền (quyền gà chọi) hay Hồng kê quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc. Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương.

Con gà là vật nuôi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày Trong văn học nghệ thuật

Từ xa xưa, hình ảnh con gà đã trở nên thân thiết với đời sống của người dân. Và từ cuộc sống, gà bước vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua việc đúc kết những kinh nghiệm sống thành những câu thành ngữ, tục ngữ.

Hoạt động của gà với tự nhiên để đoán định thời tiết khí hậu, mùa màng: Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa, Ráng mỡ gà có nhà thì chống, Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa…

Bên cạnh đó, hình ảnh con vật này được dân gian quan sát và khai thác rất chi tiết ở nghĩa đen để truyền tụng kinh nghiệm chăn nuôi:

Nuôi gà phải chọn giống gà Gà di bé giống nhưng mà đẻ mau Nhất to là giống gà nâu Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều

Hay:

Gà nâu chân thấp mình to Đẻ nhiều trứng lớn con vừa khéo nuôi Chả nên nuôi giống pha mùi Đẻ không được mấy con nuôi vụng về

Cùng với các con vật quen thuộc khác như trâu bò, chó lợn, gà luôn được chăm chút và đúc kết nhiều kinh nghiệm quý để làm sao cho việc chăn nuôi chúng thật sự đem lại kết quả tốt, mong có thể cải thiện phần nào đời sống kinh tế vốn chật vật vất vả của người lao động thời xưa: Con chó huyền đề, con gà năm móng đem về mà nuôi – Chó quen nhà gà quen chuồng – Chó liền da, gà liền xương – Thưa con nhớn trứng – Chó giữ nhà, gà gáy trống canh – Lợn nhà gà chợ – Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm – Cau hoa gà giò – Vịt già gà tơ – Gà lấm lưng chó sưng đồ – Chó già gà non – Ếch tháng ba gà tháng bảy – Con gà tốt mã về lông, răng đen về thuốc rượu nồng về men – Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn – Lợn thả, gà nhốt – Vịt rau gà cúp chớ nuôi – Cơm đâu no chó thóc đâu no gà – Một tiền gà ba tiền thóc – Thương con thì cho ăn quà, nuôi gà phải tốn thóc – Chớ bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa….

Gà là hình tượng được nhiều thi nhân Việt Nam nhắc tới

Nhưng phong phú và đa dạng hơn cả vẫn là mảng tục ngữ mà ở đó hình ảnh con gà như một cái cớ để dân gian thể hiện cái nhìn sâu sắc, thâm thúy và rất tinh tế của mình về cuộc sống, về con người. Triết lý dân gian luôn đồng hành cùng với cái nhìn thể hiện tình cảm, thái độ, cảm xúc của tác giả dân gian:

Có cái nhìn mô tả khách quan như Cơm gà cá gỏi (Món ăn ngon như cơm thịt gà và gỏi cá) – Đông như đám gà chọi – Chó ăn đá gà ăn sỏi (nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọc và nghèo khổ) – Đẻ như gà – Trứng gà trứng vịt (Suýt soát như nhau không thua kém là bao)…

Có cái nhìn tích cực như Con tông gà nòi (Con nhà truyền thống học giỏi, tài cao) – Con cha gà giống – Da trắng như trứng gà bóc (ngoại hình đẹp) – Đầu gà còn hơn đuôi trâu – Đầu gà má lợn…

Cái nhìn thương cảm thở than như Gà sống (trống) nuôi con – Mẹ gà con vịt – Vạ vịt chưa qua vạ gà đã đến (Liên tiếp gặp rủi ro rắc rối, thoát điều không may, tai họa này, lại gặp điều không may tai họa khác)…

Cái nhìn chê trách nhẹ nhàng như một nụ cười rộng lượng: Lúng túng như gà mắc tóc – Mặt tái như gà cắt tiết – Run như gà bị cắt tiết – Nháo nhác như gà phải cáo (như gà lạc mẹ) – Vắng chúa (chủ) nhà gà mọc đuôi tôm (hay: vọc niêu tôm, gà bươi bếp)…

Và thuyết phục hơn cả là những lời răn dạy đạo đức đối nhân xử thế: Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau – Gà khôn dấu đầu chim khôn dấu mỏ – Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm (khuyên con người biết chắt chiu cần kiệm) – Gà cỏ trở mỏ về rừng (biết nguồn gốc, thân tộc, họ hàng) – Còn con gà trống gà mái thì còn gà giò – Gà đẻ thì gà cục tác – Một tiền gà ba tiền thóc – Tiền trao gà bắt lấy …

Nằm trên biên giới giữa văn học viết và truyền khẩu là câu thơ “gà” này:

Phất phơ ngọn trúc, trăng tà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Nguyên là sáng tác của Dương Khuê (1839 – 1902), tả cảnh Hà Nội. Thọ Xương là tên huyện, khu thương mại, kết hợp với huyện Vĩnh Thuận, phía Hồ Tây lập thành phủ Phụng Thiên, sau đổi là Hoài Đức, là tên cũ của thành phố Hà Nội. Trấn Vũ là tên đền, còn gọi là Trấn Quốc hay Trấn Bắc, nằm trên một bán đảo nhỏ ven Hồ Tây.

Nền văn chương quốc ngữ, nhất là phong trào Thơ Mới 1932 – 1945, hình thành song song với sự phát triển các đô thị. Thời ấy, những thành phố lớn vẫn còn vọng âm thôn dã. Mà tiếng gà gáy là âm vang biên giới giữa nông thôn và thành thị – quá khứ và hiện tại. Do đó mà văn thơ eo óc tiếng gà, từ Lưu Trọng Lư đến lời nhạc Trịnh Công Sơn sau này.

Hình ảnh đàn gà vốn rất quen thuộc với nông thôn Việt Nam Xao xác gà trưa gáy não nùng Tế Hanh cũng đã tạo được tiếng gà não nùng như thế: Sang bờ tư tưởng ta lìa ta Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà

Nhưng nhà thơ thân thiết nhất với loài gà có lẽ là Huy Cận, tác giả Ngơ ngác tựa gà trống. Phải yêu tiếng gà sâu sắc mới làm được bài thơ này:

Gà gáy đầu thôn, gáy giữa thôn, Mưa tinh sương mát tận tâm hồn. Đêm qua tắt gió cây không ngủ, Mưa sớm hàng cây đứng ngủ ngon…

Năm 1962, Huy Cận có bài Sớm mai gà gáy tả cảnh nông thôn, thơ súc tích, rạo rực, sâu lắng, riêng tư :

Tiếng gà gáy ơi ! gà gáy ơi ! Nghe sao ấm áp tựa nghe đời. Tuổi thơ gà gáy ran đầu bếp, Trâu dậy trong ràn, em cựa nôi…

Tranh gà, ngày nay là trang trí, xưa kia có tác dụng trừ tà, có lẽ vì con gà gáy sáng, có khả năng xua đuổi bóng tối và tà ma, mang lại ánh sáng, bình an, tin tưởng, sức khỏe, dương khí cho con người. Do đó, tranh gà được phổ biến trong nhiều loại tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống và Kim Hoàng.

Hình ảnh gà trống cánh lông sặc sỡ, dáng dấp oai dũng còn tượng trưng năm đức tính: mào đỏ giống mũ cánh chuồn là văn (chữ Hán mào gà gọi là quan, đồng âm với quan (mũ) và quan (chức); cựa sắc nhọn như gươm là vũ ; đấu đá không sợ địch là dũng ; chia mồi cho gà con là nhân, gáy đúng giờ là tín.

Một đức tính không nghe sách vở ca ngợi, là khả năng tính dục, nôm na là “đạp mái”. Do đó tranh Gà thường kèm theo phụ đề như Thần Kê (Gà Thần) với chữ Kê thần chú viết thảo, có tác dụng trừ tà ; hay Đại Cát (vui lớn); Nghênh Xuân; tranh “Bé trai ôm gà trống” còn có tên là Vinh Hoa, có phần trọng nam khinh nữ lỗi thời. Bên cạnh hình ảnh gà trống, còn có tranh Trống Mái: Gà Thư Hùng , Gà Đàn, Trống Mái và Đàn con với hảo ý chúc tụng gia đình đông đảo và đông đủ, hòa thuận, ấm no trong truyền thống tư tưởng dân gian.

Gà con tượng trưng cho tình cảm anh em, đồng bào, đùm bọc, thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau vì “cùng một mẹ”. Tranh Đông Hồ gợi lên được những tình ý ấy.

Thúy Hằng

Chiến Thuật Săn Đầu Trong Tích Tắc Của Lối Đá Gà Cựa Tháp Cuba

Gà chọi Cuba còn được gọi là giống gà Cubalaya. Đây là một giống gà có nguồn gốc từ đất nước Cuba. Một số người cho rằng giống gà này có bắt nguồn từ một giống gà chọi của Philippines.

Gà chọi Cuba là một trong những giống gà thường được chọn nuôi, chăm sóc. Và huấn luyện để tham gia các trận đá gà cựa tháp ở đất nước này.

Giống gà chọi Cuba có đặc điểm hình thể bên ngoài khá giống với gà chọi mỹ. Tuy nhiên tư thế đứng của chúng thẳng, phần ngực nhỏ hơn. Và đặc biệt là phần lưng hẹp dần về đuôi. Nên khi đá gà, chúng khá nhanh nhẹn trong việc lăn lộn.

Cân nặng trung bình đối với gà trống là 1,5 – 2 kg. Với gà mái là 1,2 – 1,6 kg. Chân gà cao hơn, đóng gần về phía trước.

Gà cuba có nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng các sư kê chơi đá gà cựa tháp hầu như không mấy chú trọng đến việc xem tướng lông gà chọi.

Lối đá của dòng gà này khá khác biệt với những dòng gà khác. Bởi những giống gà, dòng gà các sư kê thường thấy. Sẽ có lối đá tấn công vào các vùng trọng điểm gây trọng thương cho đối thủ. Hoặc không thì cũng là cho đối thủ mất sức nhanh chóng khi thi đấu.

Tuy nhiên lối đá gà của gà chọi Cuba là tấn công vào phần đầu. Thậm chí còn quyết săn đầu của đối thủ. Lối đá này có phần nặng nề hơn so với các lối đá khác. Và tất nhiên gà chọi bị săn đầu nếu thua cuộc thì chỉ có thể bỏ mạng. Chứ đừng nghỉ đến việc có thể dưỡng thương, bình phục.

Dòng gà đá Cuba là những chiến kê vô cùng ranh mãnh. Giống gà này thường đá và dạt, sua đó lại gài miếng và tiếp tục đá. Lối đá chạy kiệu thường được giống gà đá này áp dụng. Và thậm chí là áp dụng rất tốt. Ngoài ra một lối đá cũng được dòng gà này thường dùng là ôm đấm.

Đặc biệt giống gà này khá nhanh nhẹn trong việc phán đoán tình trận đấu. Do đó chúng thường sẽ vận dụng linh hoạt các lối đá, đòn đá trong trận chiến. Chứ không chỉ đá gà theo đúng một lối đá duy nhất.

Gà Cuba có một chiến thuật cực độc khá nổi tiếng là chiến thuật săn đầu. Chúng thường sử dụng lối đá chạy kiệu khi chuẩn bị cho chiến thuật săn đầu của mình. Chúng thường sẽ chạy lồng để dụ đối thủ đuổi theo. Sau đó tìm cơ hội khi đối thủ mải mê rượt đuổi mà đưa đầu ra đằng trước. Chúng sẽ tìm thế, dừng lại và xoay người đá chớp nhoáng tấn công vào đầu. Nếu với một cú đá chính xác thì đối thủ mất đầu như chơi.

Ngoài ra, trong những trường hợp có lợi thế khác. Thì chiến thuật săn đầu này cũng được áp dụng. Nhưng ít khi người ta thấy chúng sử dụng chiến thuật săn đầu của mình. Chúng sẽ đá từ phần trên của cổ trong suốt khoảng 75% thời gian diễn ra trận đá gà.

Vì việc tập trung đá vào phần đầu nên chúng sẽ để lộ một chút bất lợi. Nhưng bù lại gà Cuba rất lì đòn, chúng có thể chịu đựng và tiếp tục đá. Kể cả khi vùng đầu bị thương, mắt sưng vù sụp xuống. Lúc này chúng sẽ ôm đấm, nắm lông để tấn công đối thủ.

Điểm mạnh của lối đá này là khi tấn công đầu. Thì đối thủ sẽ giảm khả năng quan sát, xử lý tình huống để né đòn và tấn công.

Hiện nay thì dòng gà này cũng được cho đá gà cựa sắt, đá gà cựa dao. Chứ không chỉ đá gà cựa tháp như trước. Và tất nhiên với mức độ sắc bén của các loại cựa sắt. Thì lối đá săn đầu càng trở nên có sức mạnh hơn trong các trận chọi gà.

Bài viết chia sẻ về giống gà đá Cuba. Cũng như lối đá gà nổi bật và chiến thuật săn đầu cực ấn tượng của dòng gà này. Tham khảo các lối đá gà cực độc đáo và ấn tượng tại chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Chiến Trong Truyện Ngắn Những Đứa Con Trong Gia Đình (Đoạn Trích Được Học) Của Nguyễn Thi trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!