Bạn đang xem bài viết Nuôi Thúc Trước Khi Cho Gà Chọi Đá được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời gian nuôi thúc nuôi thúc tôi thiểu cũng phải 10 ngày trước khi đá, sau khi làm đủ cách huấn luyện như trên.
Mỗi sáng sớm từ 3-4 giờ nhất định, cho gà uống nước, uống thật điều độ, dùng chén có cỡ đong cẩn thận, không được để gà uống nước tự do, như vậy gà sẽ không háo nước khi đá, bền sức hơn.
Sáng khoảng 5 giờ cho gà ra tắm sương, dùng một khăn bông phơi ngoài trời từ chập tối đến 5h sáng, khăn ấy sẽ ướt vì thấm sương trời, trước khi thả tắm, dùng khăn vắt nước sương ấy cho gà uống ít giọt, rồi cũng khăn ấy lau khắp thân thể gà chọi trước khi thả quần sương (kỵ đạp gà mái sẽ mất sức) không nên phun vào gà chọi một chút rượu trắng cho máu chạy đều. Đến chiều mặt trời xuống nắng dịu cũng phơi gà một chút cho quen, cũng nên phun rượu, 5giờ thả gà 6 giờ bắt nhốt vào ăn cho đúng bữa. Bữa sáng từ 8-9 giờ, buổi chiều từ 6-7 giờ, giờ nhất định mới cho ăn, có thể sớm muộn đôi chút. Thí dụ: sáng 9-10 giờ, chiều từ 5-6 giờ.
Thức ăn thường là: lúa đãi sạch trấu, được ngâm nước cho mọc mộng mới tốt, hoặc lúa nấu chín, đem phơi nắng cho khô thì tốt hơn. Nhiều nơi công phu dùng lúa nấu chín, rắc men, phơi sương một đêm, phơi khô rồi dùng cho gà ăn, gà sẽ sung hơn, nặng hơn và chắc. tới bữa cho gà ăn, gà chọi đang ăn rồi thôi bỏ đi chỗ khác lập tức cất lúa ngay mặc dù mới ăn ít (không cho ăn dầm dề) đến bữa hác mới được ăn. Nếu có thuốc tiêu nên cho uống một chút sau bữa ăn.
Nước uống phải cung cấp thường xuyên cho gà chọi (nước mưa là tốt) nước có cát bụi dơ phải thay ngay. Ngoài 2 bữa ăn chính, còn có thức ăn bổ dưỡng sau đây: Khoảng 2-3 ngày cho gà ăn một quả trứng gà (chỉ ăn lòng đỏ) thịt, cá sống, nhất là lươn chặt khúc nhỏ (đừng để mất máu tươi) cho ăn sống, các thứ rau. Trong thời gian dưỡng, cho ăn chua nếu có các thứ đậu càng tốt (đậu xanh), đậu phộng, đậu nành, thêm vào.
Những thức ăn bổ dưỡng kể trên lúc nào có thì cho ăn không cần thời gian cố định, nhưng cũng không nên cho ăn no, đến bữa chính cho ăn lúa.
Buổi tối trước khi đi ngủ không nên quên ép gà uống nước một lần nữa, như thế cần cổ gà nở to hơn.
Trong thời gian thúc dưỡng, luôn luôn theo dõi phân gà, nếu gà có phân khô cứng, tròn cục là gà chọi sung sức, nếu đi ra nước hoặc sệt là bộ tiêu hóa kém, thiếu sung, cần nuôi gà thật chắc thịt, không bung beo và có mơ dư, mâp.
Lúa cho gà ăn được để trên cao, gà phải nhón gót mới ăn đượic (tập nhanh chóng) sẽ tốt gà.
Cho gà ăn là lúc khi ở nhà, lúc mang đi đá, tuyệt đối không cho gà ăn bậy, ngứa kẻ đầu đôc. Đang thôi thúc, nếu được gần một con gà trống khác nhưng không thấy mặt, gà sung sức, đi tới đi lui, tránh được mơ dư càng tốt ( hình thức như vần xoay). Trước khi đó phải biết răng gà không hề khó chịu trong mình.
*Tập luyện cho gà chọi: gà gần ngày ra độ càng được luyên thúc kỹ năng, trước đó phải lo nhồi gà.
-Cách nhồi là ôm con gà để trước mặt, vê tay gà và nhồi lên xuông nhẹ nhẹ cho gà bổng mặt đấy độ 3-4 tắc nhịp đều, bỗng nâng cao lên một chút và rút tay ta liền, tự nhiên mất thăng bằng va rơi xuống, sẽ chổng cẳng lên và dùng 2 gối chống chơi cho khỏi té.
-Cũng như trên, lần này thả gà ngã chúi về phía trước, rồi lại tiếp tục cho gà ngã về phía sau, ngã bên phải, bên trái, đó là thể thức nhồi gà chọi. Tập như thế gà chọi sẽ vững vàng đôi chân , tránh yếu gối và đồng thời tiêu bớt mỡ dư , mỗi ngày 10 -15 phút là đủ.
-Khi tập nhồi phải cho ăn một chút cam thảo, nấu lấy nước uống, như vậy gà thở thông chẳng kem đờm lúc mệt, trước khi đá 3-4 ngày cũng cho uống nước cam thảo nói trên, khi đá gà chọi ít bị đờm bên chân cuống họng, khiến gà khí thở mệt sức.
Chăm Sóc Gà Chọi Trước Và Sau Khi Mang Đi Đá
Chọn giống gà chọi thiện chiến
Bước đầu tiên để sở hữu một chiến kê tốt là bạn phải biết cách xem tướng gà để chọn giống. Trước khi quyết định mua một con gà chọi bất kỳ, hãy chú ý quan sát bố mẹ của chúng. Người ta hay nói “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, vì thế dòng giống là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó quyết định phẩm chất thiên bẩm của những chú gà. Tốt nhất, bạn nên chọn những chú gà mạnh mẽ, khỏe mạnh và hiếu chiến.
Tiếp theo là xét đến ngoại hình. Một chiến kê đẹp phải đảm bảo có thân hình săn chắc, cao khoảng 40 – 50cm (tính từ chân đến vai). Gà phải có mào công, khung bệ tốt, mỏ ba soi, lông mịn, vảy chân đều, mắt tinh, mặt nhỏ,… Đặc biệt, gà chọi quan trọng nhất là ở đôi chân. Đây là vũ khí tác chiến khi thi đấu. Chân vàng điểm mực, hậu độ nổi phồng lên. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến tướng đi, dáng đứng, tiếng gáy của chúng nữa.
Việc nắm rõ những đặc điểm của giống gà giúp người nuôi biết sở trường, sở đoản của chiến kê. Từ đó, bạn sẽ có cách chăm sóc cũng như những kế sách phù hợp mỗi khi chú gà của bạn lên sàn đấu.
Chăm sóc gà chọi giai đoạn nuôi thúc: Cần chú ý thể trạng Chế độ dinh dưỡng cho gà chọiTrong giai đoạn nuôi thúc, chế độ dinh dưỡng cho gà vô cùng quan trọng. Thức ăn chính của gà thường sẽ là rau xanh, thóc và nước sạch.
Thóc cho gà ăn phải được đãi sạch và phơi khô để đảm bảo sự săn chắc cho cơ thể gà. Rau xanh sử dụng cho gà thường là xà lách, rau muống, giá đỗ vừa tốt cho hệ tiêu hóa, lại tăng tính sung mãn cho gà khi thi đấu.
Để tăng cường thể lực cho gà, ngoài thức ăn chính bạn cần bổ sung nhiều nguồn thức ăn bổ dưỡng khác, chẳng hạn như:
Thịt bò
Lươn trạch nhỏ
Sâu super worm hoặc dế
Cá chép hoặc các loại tôm, tép
Một số loại vitamin cần thiết
…
Các nguồn thức ăn bổ sung này nên được lặp lại 2-3 ngày/lần. Đồng thời, bạn có thể thay đổi lượng thức ăn tùy vào thể trạng của gà.
Ngoài ra, nhiều người còn bổ sung thêm giun, dế, vịt lộn, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, chuối xiêm… cho các chiến kê của mình. Những thực phẩm này có thể tăng cường sự sung mãn cho gà.
Lưu ý:
Tuyệt đối không cho gà ăn nhiều thức ăn có độ đạm cao. Vì gà dễ bị tăng cân, tích mỡ và thiếu sự linh hoạt khi di chuyển.
Chế độ Tập luyệnTrước khi chính thức lên sàn đấu, gà chọi cần trải qua giai đoạn tập luyện vô cùng vất vả.
Giai đoạn xổ gà:
Khi chiến kê của bạn chuẩn bị thi đấu, bạn nên đem về một con gà có ngoại hình tương tự. Sau đó bịt cựa gà lại và thả cho chúng tự đá lẫn nhau để làm quen. Trải qua nhiều lần luyện tập như vậy, gà sẽ trở nên gan dạ, khôn hơn và quen cảm giác bị đòn để khỏi bỡ ngỡ khi thi đấu. Sau khi đá xong, bạn nhớ lấy hết nhớt dãi trong cổ họng gà ra. Bạn có thể dùng một chiếc lông gà đã rửa sạch, luồn nhẹ nhàng vào trong cổ họng để kéo đờm dãi ra ngoài. Như vậy, gà sẽ không bị khò khè khi lâm trận.
Giai đoạn nước rút:
Ở giai đoạn cấp bách này, bạn cần làm cho gà mất thăng bằng bằng cách nâng ức gà lên cao, sau đó buông tay. Lúc này, chúng sẽ bị mất thăng bằng và tìm cách chống chân. Cứ luyện tập như vậy để gà quen thủ thế trước khi bước lên sàn.
Giai đoạn gà chọi:
Tùy theo kỹ thuật của gà mà các bạn hãy chọn cho chúng những đối thủ thật xứng tầm. Đừng vì háo thắng, hoặc thiếu kiên nhẫn mà bỏ mặc chúng. Bạn hãy kiên trì chăm sóc gà chọi và tập cho chúng trước khi chiến đấu.
Sau khi thi đấuChăm sóc gà chọi sau khi đá cũng quan trọng không kém gì lúc trước khi thi đấu. Sau khi chiến kê của bạn đã chiến đấu xong, việc đầu tiên cần làm là lau sạch cơ thể cho gà. Tiếp theo, vô đờm và om bóp cho gà với rượu nghệ để các vết thương nhanh chóng hồi phục.
Sau đó, để tránh bị cảm lạnh bạn nên cho gà nghỉ ngơi trong chuồng kín gió. Đồng thời, thức ăn cho gà lúc này phải được nấu chín kỹ để gà tiêu hóa nhanh hơn. Sau 2-3 ngày nghỉ ngơi, tiếp tục nuôi gà theo chế độ ban đầu để chúng dần lấy lại phong độ của mình.
Chăm Sóc Khỏe Cho Gà Đá Trước Khi Ra Đấu Trường
Có nhiều người nuôi gà nòi lâu năm, nhưng do bản tính háo thắng, hễ ai nói thách, nói khích một tiếng là tức khắc ôm gà đi đá liền, mặc dầu con gà mới ăn độ cách đây mấy ngày đang cần có thời gian để dưỡng thương, dưỡng sức ,..
Gà đá mà thắng độ, dù thương tích nặng, việc dưỡng thương cũng ngắn ngày vì do tinh thần nó phấn chấn nên vết thương cũng mau lành. Trái lại những gà thua vớt, hoặc bại trận thì thương tích thường nặng nên trị lâu tành. Do đó, khoảng cách giữa hai kỳ ra trường ít lắm cũng từ ba đến bốn tuần, chứ không thể thâu ngắn hơn được !
Dân nuôi gà nòi thường thương gà như thương con, quí con chiến kê như một thứ gia bảo nên không ai dám liều lĩnh cho gà đá tùy hứng của mình được !
Ngay khi ra trường, muốn cáp độ với một gà nào, chủ gà cũng phải so sánh, cân nhắc từng chúc một giữa gà mình với gà người khác, xem có bị thua thiệt gì không, rồi mới đi đến quyết định sau cùng. Thường thì mỗi lần ôm gà đi đá, chủ gà nào cũng đem theo một “ban tham mưu” đôi ba người để tiện bàn mưu tính kế với nhau.
Nói cách khác, con gà đá độ là niềm dinh dự của chủ gà. Nếu gà xuất sắc thắng độ thì được mọi người nhiệt liệt ngợi khen, còn nếu gà đá thua thì … nhiều khi một lời an ủi cũng không ai thèm nói … Vì vậy, chăm sóc cho con gà mới ra trường không ai là không quan tâm chú ý.
Độ vài tuần trước khi đá, gà được chủ đích thân chăm sóc, gần như phải theo dõi sức khỏe của gà từng giờ từng ngày… Hễ gà bị bệnh trong những ngày này thì chủ gà cũng mất ăn mất ngủ, chứ ít ai có thể yên tâm được.
Về cách chăm sóc thì gần như mỗi người có một cách ít ai giống ai. Và vì tự ái, trong đó cũng có phần tự tin nên xưa nay không ai chịu học hỏi ai, cũng không bày vẽ cho ai … Cách tập luyện phải theo bài bản, và thường có những điểm đáng chú ý sau đây :
Không cho trống cản mái : Gà trống cho cản mái thế nào cũng “lỏng gối”, yếu sức, nên con gà đá độ không ai cho cản mái. Mỗi lần thả là mỗi lần phải coi chừng, không cho trống mái xáp lại gần nhau.
Buổi sáng nào tốt trời cũng nên thả gà quần sương ở sân, ở vườn để gà chạy nhảy cho giãn gân cốt.
Khoảng tám chín giờ sáng đem bội ra sân cho gà chạy lồng khoảng một giờ rồi bồng gà vào nghỉ. Có thể nửa giờ thay đổi con trong ra ngoài, con ngoài vô trong. Hoặc hôm nay con này chạy trong, ngày mai để nó chạy ngoài …
Giữa chiều tập luyện bằng cách “nhồi gà” hay xổ sơ qua để gà dai sức. Nhồi gà là cách luồn tay xuống lườn gà rồi nâng lên cao khoảng vài ba tấc. Cứ nhẹ tay nhồi lên nhồi xuống như vậy chừng năm bảy làn, sau đó thình lình buông tay ra cho gà rơi xuống đất. Cách tập này tạo cho gà biết phản ứng nhanh, đồng thời cũng tiêu hao bớt mỡ. Tập như vậy nửa giờ là gà đủ mệt và cho nghỉ.
Còn xổ sơ qua mươi lắm phút là để chân gà khỏi bị tù túng, gân cốt được dẻo dai hơn. Xổ trong trường hợp này phải bịt cựa, bịt mỏ để tránh gây thương tích.
Phải vô nghệ, phải dầm cẳng và không quên cữ uống nước khuya.
Chương trình tập luyện thường chỉ có vậy, và tập mãi từ ngày này sang ngày khác …
Luôn luôn ta phải theo dõi sức khỏe của gà, nhất là những ngày cuối cùng. Theo dõi sức khỏe bằng cách :
+ Coi gà ăn uống ra sao, có gì bất thường không ? Thức ăn mốc meo, nước uống dơ bẩn phải đổ bỏ và cho ăn bổ dưỡng hơn…
+ Mỗi tối lén vào chuồng gà, hay ngồi ngoài bội xem gà ngủ có ngon giấc không. Nếu gà ngủ mê mệt thì hôm sau bớt tập luyện lại. Nếu tiếng ngáy của gà khò khè thì hôm sau phải cho gà uống nước cam thảo để “thông cổ hạ đàm”. Ngoài ra, ta còn phải quan sát xem phân gà có tốt hay không. Phân tốt là phân vón cục, khô. Nếu cận ngày đá mà gà tiêu phân không tốt như phân lỏng, phân cò (màu trắng như vôi) hoặc phân xanh, phân có lẫn máu thì dứt khoát không ôm ra trường đấu.
+ Mỗi sáng sớm, ta nên lắng tai nghe gà gáy để xem giọng gáy ra sao. Gà mạnh khỏe thì siêng gáy, giọng lớn cổ âm vang. Gà bệnh thì biếng gáy, giọng khàn hoặc nhỏ. Nếu sáng sớm nằm trên giường không nghe gà gáy thì …sức khỏe của gà “đã có vấn đề” …
Chăm sóc gà đá độ như chăm sóc một con ngựa đua hay một anh võ sĩ sắp đến ngày thượng đại, phải có những điều phải kiêng khem, để giữ gìn sức khỏe tối đa, và nhất là tránh mọi thương tật: võ sĩ thì đôi tay, ngựa đua thì bốn vó còn gà nòi thì cặp cán và cái mỏ, vì đó là khí giới của nó …
Tìm kiếm phổ biến:
gà thân kê
cho ga da an gi mau sung
cách chăm sóc gà chọi trước khi đá
cho gà ăn gì trước khi đá
cách nuôi gà chọi khỏe
Ga truoc khi ra truong
cách chăm gà chọi khỏe
Cach nuoi ga choi ra truong
cách chăm sóc gà đá cựa sắt
thoi gian vo moi cho ga da
Chuẩn Bị Chuồng Nuôi Trước Khi Vào Gà
Trong những năm gần đây nền chăn nuôi nước ta có những bước phát triển không ngừng. Kỹ thuật chăn nuôi ngày một tiên tiến, con giống và quy trình chăn nuôi cũng dần đi vào chuyên nghiệp. Đặc biệt chăn nuôi gà đang phát triển mạnh mẽ đã có những trang trại lên tới hàng vạn con. Tuy nhiên việc chú trọng tới khâu chuẩn bị chuồng nuôi để vào đàn mới vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự tốt. Từ tình hình thực tế trên chúng tôi đã tổng hợp một quy trình chuẩn bị cho các đồng nghiệp tham khảo và góp ý xây dựng ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ngày một phát triển.
Do điều kiện khí hậu nước ta rất phức tạp nên sự phát triển của các tác nhân gây bệnh khá nhanh và phức tạp. Việc chuẩn bị tốt giai đoạn đầu vào này sẽ giúp người chăn nuôi gà giảm tối đa thiệt ở giai đoạn úm gà.
Chuẩn bị chuồng nuôi như thế nào để chăn nuôi gà hiệu quả?Việc chuẩn bị chuồng nuôi để bắt đầu một lứa gà mới là rất quan trọng tuy nhiên ở công đoạn này chúng ta thường chú trọng tới chuồng úm hay khu vực úm nhiều hơn.
Để làm tốt công đoạn này ta cần chú ý những vấn đề sau:
– Có thời gian để trống chuồng nuôi 15 -20 ngày.
– Sau khi bán gà ta cần xử lý vệ sinh ngay (thường gọi sát trùng lần 1)
Sau khi loại bỏ hoàn toàn chất chứa, chất độn chuồng ra khỏi khu vực chăn nuôi gà. Đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, quần áo, dày . . . ) đi vệ sinh, tiêu độc để chuẩn bị lứa gà mới. Làm sạch cơ học bằng cách sử dụng chổi quét kết hợp với phun nước áp suất cao để rửa sạch nền, tường, trần của chuồng nuôi.
“› Lịch vacxin cho gà đẻ hiệu quả
“› Lịch vacxin cho gà thịt hiệu quả
-Không làm ảnh hưởng tới hệ thống đường điện. -Đối với chuồng kín cần xử lý luôn những vấn đề của chuồng như chuột cắn giàn mát, hệ thống máng uống, máng ăn tự động, xử lý cả khu vực kho. -Đối với chuồng hở cần xử lý cả khu vực chăn thả gà.
Sử dụng các chất sát trùng có tính base như vôi, vôi bột rắc vào tất cả các khu vực + Làm sạch hóa học chăn nuôi gà đặc biệt là lối ra vào. Sau đó 1 – 2 ngày phun các chất có tính acid như iodine vào tất cả khu vực chăn nuôi. Đối với chuồng kín cần có thêm một bước nữa đó là sử dụng than tổ ong để xông chuồng nuôi.
Tùy vào điều kiện chăn nuôi gà mà ta có thể lựa chọn các kiểu chuồng nuôi phù hợp sau đây.
Chuồng úm đối với nuôi gà thả vườn và gà trắng công nghiệp quy mô nhỏ ta cần sử dụng kiểu chuồng úm cổ điển.
Chuồng úm truyền thống
Sử dụng quay cót đèn úm thông thường. Tùy điều kiện, quy mô và kỹ thuật mà ta có thể lựa chọn số lượng quây úm phù hợp.
– 1m2 nuôi được từ 35 – 55 con với mùa nóng, 40 – 65 với mùa lạnh. – 1m2 quây úm cần 3,5 m cót (công thức tính S= C^2/4π) – S: diện tích – C: chu vi. – Π: 3,14. – Úm 1000 gà diện tích 20 – 22m2 cần 16 – 18m cót. – Ngoài ra cần chuẩn bị dụng cụ như bài kỹ thuật úm gà đã trình bày.
“› Những lưu ý trước khi vào gà
Ta có thể sử dụng kiểu úm bằng bạt. Nhiệt úm sử dụng bằng lò than.
Đối với kiểu úm này ta cần chú ý một số vấn đề sau:
– Luôn luôn giữ chuồng nuôi thông thoáng, cần loại bỏ hoàn toàn khí than ra khỏi chuồng nuôi.
– Điều chỉnh bạt sao cho nhiệt vừa đủ mà lại giữ được tốc độ gió trong chồng nuôi.
– Cần điều chỉnh bạt sao cho phù hợp với mật độ nuôi.
Đối với những vùng chuyên nuôi gột gà có thể áp dụng kểu chuồng úm mới đang được áp dụng rộng dãi ở Bắc Giang
Xây dựng một nhà úm chuyên dụng. Có diện tích tùy thuộc và quy mô và điều kiện chăn nuôi. Thông thường làm từ 28 -30 m2 (4,5 x 6,5). Phần quan trọng của hệ chuồng úm kiểu này là có hệ thống nhiệt bên dưới nền chuồng.
Sơ đồ hệ thống nhiệt
Phần hệ thống dẫn nhiệt có thể lựa chọn kiểu 3 đường dẫn hoặc 5 đường dẫn tùy thuộc vào diện tích chuồng nuôi để đảm bảo nhiêt có thể tản đều ra các vị trí của chuồng và hệ thống này cần làm dốc về phía bầu bếp để không khi có thể dễ dàng thoát ra ngoài.
Xây dựng phần ống dẫn nhiệt
– Phần bầu bếp thiết kế sao cho thuận tiện cho việc đun các phụ phẩn nông nghiệp như củi, mùn cưa, trấu, cây ngô, . . . thường xây bầu bếp cao 1,5m chiều ngang 0.5m.
– Phần ống khói cần cao hơn mái chuồng để đảm bảo khói không được hút trở lại chuồng.
– Đảm bảo nhiệt luôn ổn định kể cả những vùng sâu vùng xa điện lưới chưa được ổn định. – Ít phụ thuộc vào điện, nhiệt được tỏa đều chuồng. – Giảm chi phí sản xuất. – Hạn chế được nhiều dịch bệnh, giảm khí thải trong chuồng nuôi. – Thuận tiện cho chăm sóc nuôi úm.
Chuồng úm trên không thể áp dụng cho chăn nuôi gà với quy mô lớn hàng vạn con.
Như vậy việc chuẩn bị chuồng nuôi để bắt đầu một lứa gà mới. Việc lựa chọn ba kiểu chuồng úm trên sao cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi, để có được hiệu quả kinh tế cao.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Thúc Trước Khi Cho Gà Chọi Đá trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!