Bạn đang xem bài viết Nuôi Gà Chọi Sinh Sản Ít Vốn, Lãi Cao được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện nay mô hình nuôi gà chọi là một trong những mô hình đem lại hiệu quả cao trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, chúng tôi tìm đến gia đình anh Khổng Văn Thế thôn Yên Phú xã Đồng Thịnh huyện Sông Lô đây là mô hình thành công trong việc chuyển đổi vật nuôi.
Dẫn chúng tôi đi thăm các lồng gà chọi và ổ úm gà con anh cho biết diện tích đất đồi của gia đình rất nhiều trước đây anh đã đầu tư chăn nuôi gà thả vườn nhưng chi phí đầu vào cao và đầu ra bấp bênh, qua tìm hiểu anh được biết nuôi gà chọi giống như nuôi gà ta không có gì phức tạp, khó khăn. Năm 2008 anh đã đầu tiên anh đầu tư 15 mái đẻ và đến nay quy mô đã lên tới hai trăm con kể cả gà trưởng thành và gà con.
Anh cho biết thêm gà chọi dễ nuôi và đầu tư thời gian ít hơn gà truyền thống, bình quân mỗi con mái đẻ khoảng 10-12 trứng, nếu gà trống giống đạt chất lượng thì tỉ lệ trứng nở đạt từ 95% trở lên, ở giai đoạn từ khi nở đến 3 tháng tuổi đầu tư thời gian nhiều hơn, ngoài 3 tháng tuổi trở đi rất dễ nuôi vì gà chọi rất khỏe khả năng chống chịu và thích nghi rất tốt, ngoài ra anh thực hiện các biện pháp phòng bệnh đúng quy trình kỹ thuật, thức ăn cho gà chủ yếu là ngô và lúa.
Anh chia sẻ chủ yếu anh bán con giống gà chọi , ngoài ra gà chọi thương phẩm thì bán cho các nhà hàng với giá 160 – 180 nghìn đồng/kg thị trường tiêu thụ chủ yếu là thành phố Việt Trì.
Nuôi gà chọi cho giá trị kinh tế cao hơn nuôi gà truyền thống, sau khi trừ đi các khoản chi phí cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm.
Kỹ thuật nuôi gà chọi
– Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi).
– Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 – 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn. – Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối. – Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng). – Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.Thức ăn và dinh dưỡng cho gà chọi Theo truyền thống, gà chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,…. Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,…. khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sdáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò. * Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do): – cám gạo : 10% – bắp : 20% – lúa : 30% – Cá tươi nấu chín : 20% – Rau( muống, cải, xà lách) : 20%. * Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày: – Lúa : 0.25 kg. – Rau, giá : 0.10 kg. – Lươn, thịt bò : 0.10 kg. Quản lý huấn luyện gà thi đấu – Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi. – Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy. – Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích. – Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt. – Huấn luyện gà chọi bằng các việc chính: + Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày. + Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu. + Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân. – Tổ chức thi đấu gà chọi: + Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung (3.0 – 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên. + Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà. – Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được. Đặc điểm ngoại hình gà chọi Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa. Màu sắc của lông, da Nhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tie lệ 50 – 60%.* Các Màu lông gà chọi + Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ cao nhất. + Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía. + Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám. + Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó. + Gà có màu lông trắng roàn thân, gọi là gà Nhạn. + Gà có lông 5 màu ( đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc. Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có chấm trắng… * Màu mỏ gà chọi: Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối). * Màu chân gà chọi: Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu. * Màu da gà chọi: Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc trắng và da mỏng. Tầm vóc gà chọi Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10 – 13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp (1.5 – 3.0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tới 30 cm). Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 – 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 – 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 – 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.Một số đặc điểm ngoại hình khác của gà chọi – Gà chọi Bình Định có ít lông, lông to, dài, cứng và dòn (rất dễ gãy). – các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá. – Mặt gà gọn gàng, thường khômg có tích, tai ít phát triển. – Mồng nhỏ và thấp, có 3 loại mồng (lá, dâu, cục) – Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ. – Mắt thường nhỏ và sâu. mí mắt dầy, màu mắt đa dạng: mắt bông (màu đen pha trắng), mắt hạt cau (màu nâu có tia phát từ đồng tử ra xung quanh), có con mắt màu đồng thau hoặc mắt đen, xanh. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và sinh sảngà chọi Phát dục Gà trống 06 tháng tuổi biết gáy, đến 07 tháng tuổi thì gáy rõ tiếng và có khả năng đạp mái. Gà mái 06 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 07 tháng thì chịu trống và đẻ trứng lứa đầu. Gà chọi Bình Định thay lông theo mùa, quá trình thay lông diễn ra từ tháng năm, tháng sáu đến tháng mười một âm lịch. Lần thay lông thứ nhất bắt đầu từ lúc gà được 4 – 5 tháng tuổi, và đến 16 tháng thì thay lông lần thứ 2. Trong mùa thay lông, gà xuống sức, đồng thời do lông cánh bị rụng nên gà khó có thể bay lên để tung đòn và đỡ đòn nên người ta không cho gà thi đấu vào thời gian này mà để dưỡng gà cho mùa đấu năm sau.Sinh sản gà chọi Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 192 ngày. Khối lượng trứng : 52 – 0,55 gam/quả. tỷ lệ trứng có phôi : 91,6%. Tỷ lệ nở/trứng : 85%. Số trứng đẻ/lứa : 8 – 12 quả. Thời gian gà mẹ nuôi con : 3 tháng. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ : 5 tháng. Mục đích chính của việc nuôi gà chọi sinh sản là sản xuất ra gà trống có khả năng thi đấu. Trong thời gian theo mẹ, gà con học được ở gà mẹ khá nhiều thế đánh. Chính vì vậy, thời gian gà mẹ nuôi con phải kéo dài đến 3 tháng. Mỗi năm, gà mẹ chỉ sản xuất được vài ổ gà con và tuổi khai thác kéo dài đến 9 – 10 năm. Gà mẹ có khả năng kiếm mồi khá, song lại vụng nuôi con.Các tính trạng đặc biệt của gà chọi Gà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Nhiều gà chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,…nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. Gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thống tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034g con trống và 2.870 g ở con mái.
Kỹ Thuật Nuôi Dúi Sinh Sản. Cách Nuôi Dúi Sinh Sản Năng Suất Cao
Dúi là vật nuôi còn khá mới mẻ với đa số vùng nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, mô hình nuôi dúi đang phát triển rất mạnh mẽ, trở thành hướng chăn nuôi tiềm năng mới cho bà con nông dân. Kiến thức quan trọng nhất khi phát triển số lượng đàn dúi là kỹ thuật nuôi dúi sinh sản, tuy không khó nhưng có nhiều điểm cần phải lưu ý. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con cách chọn dúi giống, làm chuồng nuôi và thức ăn cho dúi sinh sản.
1. Chuồng nuôi dúi sinh sản
Với tính thích đào bới và sống ở những chỗ hẹp, kín đáo thì làm nơi trú ẩn cho dúi không quá quy mô, chỉ cần 50-60 cm. Vật liệu xây chuồng nên sử dụng gạch (để lát nền, hình vuông khoảng 50cm, 30cm và xây tường), cát, xi măng, lưới. Xây ô phối giống kích thước 50x60x24cm. Kích thước ô nhỏ 30x60x24cm, ngăn làm 2 ngăn để làm tổ đẻ, đối với dúi sinh sản làm 2 ô, ô bên trong để sinh sản, ô bên ngoài để thức ăn và là sân chơi thông qua một lỗ 16x11cm. Dùng lưới để làm cửa, có thể làm 1 cánh cửa cho 6 ô, 4 ô hoặc 2 ô, cắt một đoạn ở phần dưới đáy ô để bỏ thức ăn vào và cũng là lối thoát phân cho dúi mỗi khi chúng đùn phân ra ngoài, yêu cầu ô lưới phải đạt 2 ly trở lên, không được nhỏ quá phân sẽ không thoát ra ngoài được. Chuồng có thể làm nhiều tầng, mỗi tầng có nhiều ô, mỗi ô có thể thả từ 2-3 con dúi. Xung quanh chuồng nên xây bờ bao, phòng khi con dúi xổng chuồng không thể thoát ra ngoài được, chiều cao bờ bao khoảng 50cm. Phải có mái che để dúi tránh bị nắng trực tiếp và nước mưa dính vào người. Nếu ở miền Bắc, mùa đông có thể dùng miếng vải hoặc rèm che chuồng để giữ ấm cho dúi.
Cách phân phân biệt dúi đực và dúi cái:
Dúi đực: quan sát bộ phận sinh dục của dúi, nếu là con đực dúi sẽ có 2 tinh hoàn tương tự như của chó, và không có vú.
Dúi cái: nhìn phần bụng sẽ thấy 2 hàng vú ở hai bên bê sườn như lợn.
Chọn con dúi đực khỏe mạnh, không dị tật, tương đương hoặc to hơn dúi cái. Một con dúi đực có thể cho phối giống với 4- con dúi cái. Dúi cái nếu có thể biết nguồn gốc bố mẹ thì tốt, lựa chọn nguồn theo bố mẹ khỏe mạnh, nuôi con mau lớn. Nếu không biết nguồn gốc thì ngoại hình phải to vừa, không quá nhỏ, có hàng vú đều hai bên, lông mượt, chạy khỏe. Chu kỳ sinh sản của dúi cái là khoảng 8 tháng.
3. Thức ăn cho dúi sinh sản
Đặc điểm sinh học của dúi: dúi có tuổi đời trung bình khoảng 6 năm. Số lần để trong năm khoảng 3-4 lần, 3-5con/lần đẻ.Dấu hiệu nhận biết dúi cái đến thời kỳ động dục: Từ lúc sinh ra cho tới khi đến thời điểm động dục là khoảng 6 tháng (dúi cái thường mang thai trong vòng 45 ngày).Biểu hiện muốn động dục: dúi cái thường bỏ ăn hoặc ăn ít, sục sạo tìm gì đó như tìm đực, bộ phận sinh dục chuyển sang màu đỏ hồng. Thời điểm này, nếu cho dúi cái sang ô dúi đực, chúng sẽ phát ra tiếng kêu đặc trưng, và chủ động cho dúi cái phối giống.Cách ghép đôi: Bắt dúi cái cho vào ô dúi đực, đừng thả gần dúi đực tránh trường hợp cắn nhau, nếu cho chúng ở chung một ô mà không cắn nhau là được.Dúi giao phối: Thời gian giao phối giữa dúi cái và dúi đực khoảng 1,5-2 phút. Sau khi phối xong, quan sát thấy cả dúi đực và dúi cái cùng liếm bộ phận sinh dục tức là dấu hiệu giao phối thành công, nếu dúi cái không thực hiện hành động này tức là giao phối không thành công. Chu kỳ giao phối của dúi đực là từ 7-10 ngày. Dúi cái sau 2-3 ngày giao phối đưa đến tổ đẻ để chuẩn bị cho sinh sản. Cho rơm, hoặc rác mềm vào để dúi bện tổ nuôi con.
Dúi con mới đẻ ra không có lông, mắt chưa mở, chỉ mở mắt khi đã đủ 14 ngày tuổi, lúc này lông cũng bắt đầu mọc. Sau 20 ngày tuổi, dúi con có thể tập ăn các loại thức ăn như mía, tre. Cho dúi con lẻ mẹ khi được 1,5 tháng. Khi dúi được khoảng 1.2 – 1.3kg thì có thể xuất bán.* Lưu ý: Dúi cái có đặc điểm, sau khi sinh con, nếu có người xem thường xuyên chúng sẽ tha con ra ngoài tổ, vì thế không nên thăm tổ đẻ nhiều, để dúi mẹ tự chăm sóc cho dúi con đến khi dúi con được 2 tuần tuổi.
Theo chúng tôi
Ngã Năm: Nuôi Gà Nòi Sinh Sản Theo Hướng An Toàn Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao
Để phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ dân tại các vùng nông thôn đã chọn một số vật nuôi phù hợp như chăn nuôi bò, nuôi heo và nhiều hộ nuôi gà, vịt… thì với con gà đây được xem là vật nuôi nhẹ chi phí đầu tư, nhẹ công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn nếu thuận lợi trong khâu tiêu thụ sẽ cho lợi nhuận khá tốt. Chính vì cùng suy nghĩ với các hộ dân về chăn nuôi gà sẽ thuận tiện hơn cho chăm sóc gà, đặc biệt là khi được Trạm Khuyến nông TX. Ngã Năm hướng dẫn triển khai mô hình nuôi gà nòi sinh sản theo hướng an toàn sinh học, ông Nguyễn Văn Sinh – Khóm 7, Phường 1 (TX. Ngã Năm) rất hào hứng thực hiện mô hình và qua gần 4 năm nuôi gà nòi sinh sản theo hướng an toàn sinh học đã góp phần tăng thu nhập tại hộ, đảm bảo môi trường xung quanh, đặc biệt là đầu ra của trứng gà ổn định, kèm giá bán tốt.
Chúng tôi tham quan chuồng gà phía sau nhà, ông Nguyễn Văn Sinh nhanh chân đi lấy thức ăn cho đàn gà để “tập hợp” đàn gà vào chuồng cho khách nhìn ngắm, sau một hồi rải thức ăn dẫn dụ đàn gà vẫn không dám tới gần máng thức ăn vì thấy nhiều người lạ. Ông Sinh bộc bạch: “Giờ này, đàn gà ăn no nên chúng và ra phía sau vườn nên khó gọi về ăn”.
Ông Sinh bộc bạch thêm: “Hơn 20 năm gắn bó với con heo nái sinh sản, rồi chuyển sang nuôi heo thịt nhưng đời sống gia đình không mấy phát triển bởi heo gặp dịch bệnh, giá cả bấp bênh, tính ra mỗi năm nuôi đến hàng chục con heo nhưng lợi nhuận thu về không đáng kể, gặp năm heo bị dịch bệnh xem như mất trắng và còn mắc nợ số tiền thức ăn. Thấy nuôi heo vất vả, không có lời tôi chuyển sang nuôi gà thả vườn thông qua các phương tiện truyền thông. Tôi tự tìm tòi tài liệu trên google rồi học hỏi kỹ thuật nuôi gà nòi thịt, đợt đầu nuôi 300 con, chăm sóc thời gian tầm 4 tháng, xuất bán đàn gà nòi thịt thu về lợi nhuận khá. Qua đó, tôi suy nghĩ muốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong nuôi gà, không còn cách nào tốt hơn là nuôi gà nòi sinh sản nên đã mua 100 con gà nòi sinh sản về nuôi, với số lượng gà trên, thu 40 quả trứng/ngày, trứng gà nòi được bán cho cơ sở ấp trứng giá 5.000 đồng/trứng. Theo đó, nhằm đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, mỗi ngày 2 lượt phải giặt miếng bạt lót dưới nền đất chứa đầy phân gà. Tôi đang suy nghĩ cách để làm thế nào không phải giặt miếng lót chuồng gà mỗi ngày, thì được Trạm Khuyến nông TX. Ngã Năm hỗ trợ đầu tư mô hình chăn nuôi gà nòi sinh sản theo hướng an toàn sinh học, Trạm Khuyến nông đã hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chuồng chăn nuôi gà, kể từ đó chuồng gà luôn sạch sẽ đàn gà phát triển rất tốt”.
Ông Sinh bên trong chuồng gà nòi sinh sản nuôi theo hướng an toàn sinh học. Ảnh: Thúy Liễu
Hiện tại đàn gà nòi sinh sản tại hộ ông Sinh là 200 con, sản lượng trứng thu về 6.000 trứng/tháng. Để tăng thêm đàn gà nòi sinh sản, ông phát triển thêm 200 con gà mái sinh sản, khi đàn gà tăng lên 400 con, chắc chắn lượng trứng sẽ nhiều, do đó ông Sinh sẽ giữ số lượng trứng gà ấp để bán con giống. Theo ông Sinh chia sẻ, kể từ lúc áp dụng chăn nuôi gà nòi sinh sản theo hướng an toàn sinh học do Trạm Khuyến nông thị xã triển khai thì lượng trứng do gà đẻ tăng lên, nếu như trước đây 100 con gà chỉ đẻ được 40 trứng/ngày, nhưng khi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học 100 con gà đẻ 60 trứng/ngày, việc cho gà ăn cũng thay đổi bằng việc dùng máng ăn, cho ăn đúng giờ, bổ sung các loại vitamin cần thiết, tiêm phòng vắc xin đầy đủ nên gà luôn khỏe mạnh.
Cán bộ Trạm Khuyến nông TX. Ngã Năm Huỳnh Phương Khanh chia sẻ: “Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học góp phần cải thiện môi trường sống cho người chăn nuôi, bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi nơi dân cư đông đúc, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi trên cùng diện tích tạo ra việc làm cho bà con trong thời gian nhàn rỗi, thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn TX. Ngã Năm. Đồng thời để chọn được gà nòi sinh sản tốt người chăn nuôi nên chọn gà mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao vừa phải, mắt sáng, mồng đỏ tươi, bụng mềm, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng, cổ cao, thịt rắn chắc, gà mái trưởng thành có trọng lượng 1,6 kg – 1,8kg. Đối với gà trống lựa chọn gà có màu đặc trưng của giống, vóc dáng to, chân cao, mắt sáng, mồng đỏ tươi và dựng đứng, vảy mịn và có màu sáng, vai nở, ức rộng, năng động, hăng hái, trọng lượng gà trưởng thành gà từ 2,5 kg – 3kg. Theo đó, mô hình nuôi gà nòi sinh sản theo hướng an toàn sinh học là mô hình hiệu quả tại hộ nuôi, tới đây đơn vị sẽ nhân rộng cho hộ chăn nuôi trên địa bàn toàn thị xã…”.
Thúy Liễu
Nuôi Gà Nòi Sinh Sản Theo Hướng An Toàn Sinh Học
Nhiệt tình mời chúng tôi ra tham quan chuồng gà phía sau nhà, ông Nguyễn Văn Sinh nhanh chân đi lấy thức ăn cho đàn gà để “tập hợp” đàn gà vào chuồng cho khách xem. Nhìn đàn gà nòi sinh sản, ông Sinh bộc bạch: “Hơn 20 năm gắn bó với con heo nái sinh sản, rồi chuyển sang nuôi heo thịt nhưng đời sống gia đình không mấy phát triển bởi heo gặp dịch bệnh, giá cả bấp bênh. Tính ra mỗi năm nuôi đến hàng chục con heo nhưng lợi nhuận thu về không đáng kể, gặp năm heo bị dịch bệnh xem như mất trắng số tiền, còn mắc nợ tiền mua thức ăn. Thấy nuôi heo vất vả, không có lời, tôi chuyển sang nuôi gà thả vườn. Bởi nhờ thông qua các phương tiện truyền thông, tôi biết nhiều mô hình chăn nuôi gà hiệu quả. Tôi tự tìm tòi tài liệu trên google rồi học hỏi kỹ thuật nuôi gà nòi thịt. Đợt đầu tôi nuôi 300 con, chăm sóc tầm 4 tháng tôi xuất bán đàn gà nòi thịt, thu về lợi nhuận khá. Qua đó, tôi suy nghĩ muốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong nuôi gà, phải nuôi gà nòi sinh sản nên tôi đã mua 100 con gà nòi sinh sản về nuôi, với số lượng gà trên, thu 40 quả trứng/ngày, trứng gà nòi được bán cho cơ sở ấp trứng, giá 5.000 đồng/trứng. Theo đó, nhằm đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, mỗi ngày 2 lượt, tôi phải giặt miếng bạt lót dưới nền đất dầy phân gà. Tôi đang nghĩ cách để làm thế nào không phải giặt miếng lót chuồng gà mỗi ngày, thì được Trạm Khuyến nông TX. Ngã Năm hỗ trợ đầu tư mô hình chăn nuôi gà nòi sinh sản theo hướng an toàn sinh học. Trạm Khuyến nông thị xã đã hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chuồng chăn nuôi gà, kể từ đó chuồng gà luôn sạch sẽ, đàn gà phát triển rất tốt”.
Theo ông Sinh, kể từ lúc áp dụng chăn nuôi gà nòi sinh sản theo hướng an toàn sinh học do Trạm Khuyến nông thị xã triển khai thì lượng trứng do gà đẻ tăng lên. Nếu như trước đây 100 con gà chỉ đẻ được 40 trứng/ngày, thì khi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, 100 con gà đẻ 60 trứng/ngày. Việc cho gà ăn cũng thay đổi bằng việc dùng máng ăn, cho ăn đúng giờ, bổ sung các loại vitamin cần thiết, tiêm phòng vắc xin đầy đủ nên gà luôn khỏe mạnh.
Cán bộ Trạm Khuyến nông TX. Ngã Năm Huỳnh Phương Khanh chia sẻ: “Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học góp phần cải thiện môi trường sống cho người chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi nơi dân cư đông đúc, nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi trên cùng diện tích, tạo ra việc làm cho bà con trong thời gian nhàn rỗi, thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn TX. Ngã Năm”. Đồng thời, để chọn được gà nòi sinh sản tốt, người chăn nuôi nên chọn gà mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao vừa phải, mắt sáng, mồng đỏ tươi, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng, cổ cao, thịt rắn chắc, gà mái trưởng thành có trọng lượng 1,6kg – 1,8kg. Đối với gà trống, lựa chọn gà có màu đặc trưng của giống, vóc dáng to, chân cao, mắt sáng, mồng đỏ tươi và dựng đứng, vảy mịn và có màu sáng, vai nở, ức rộng, năng động, hăng hái, trọng lượng gà trưởng thành từ 2,5kg – 3kg. Theo đó, mô hình nuôi gà nòi sinh sản theo hướng an toàn sinh học là mô hình hiệu quả qua thực tế tại hộ nuôi. Tới đây, đơn vị sẽ nhân rộng cho hộ chăn nuôi trên địa bàn toàn thị xã – ông Huỳnh Phương Khanh cho biết thêm.
THÚY LIỄU
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Gà Chọi Sinh Sản Ít Vốn, Lãi Cao trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!