Xu Hướng 3/2023 # Nuôi Gà Chọi Lai Diện Tích Nhỏ, Thu Nhập Lớn # Top 7 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nuôi Gà Chọi Lai Diện Tích Nhỏ, Thu Nhập Lớn # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Nuôi Gà Chọi Lai Diện Tích Nhỏ, Thu Nhập Lớn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ 5 hộ thí điểm nuôi gà chọi lai cho hiệu quả cao ở ấp Trùm Thuật A và Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, qua 1 năm mô hình này đã nhân rộng trên 30 hộ nuôi.

Tham gia nuôi gà chọi từ khi mô hình của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư được triển khai, chị Võ Kiều Hân, ấp Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, đã thành công trên diện tích 15 m2. Chị Hân phấn khởi: “Chỉ với 15 m2, gia đình nuôi 100 con theo hình thức thả nối vụ, gà lớn rất nhanh”.

Chị Võ Hồng Tươi, ấp Trùm Thuật A nuôi số lượng 80 con gà chọi lai chỉ trên diện tích 4 m2, nhưng gà vẫn lớn với tốc độ nhanh và tỷ lệ sống đạt 100%.

Chị Tươi cho biết: “Lúc đầu thấy anh em nuôi trên diện tích chỉ vài mét vuông mà gà vẫn lớn nhanh, khi áp dụng nuôi được gần 2 tháng, tôi nhận thấy 4 m2 vẫn nuôi được. Nhiều người dân trong xóm thấy hiệu quả nên chuẩn bị làm theo”.

Gà chọi lai có thể sống ở mật độ dày, nếu người nuôi tiêm phòng đúng thời gian và liều lượng thì gà sinh trưởng và phát triển an toàn đến thu hoạch.

Cán bộ thú y xã, đồng thời là Bí thư Chi bộ ấp Trùm Thuật B Võ Việt Anh cho biết: “Qua 1 năm nuôi thí điểm trên diện tích nhỏ, gà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt là do sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Với mô hình này, nhiều hộ ít đất và chí thú làm ăn đang chuẩn bị làm theo để tăng thu nhập cho gia đình”.

Nếu so sánh thu nhập của các đối tượng trên cùng mật độ, diện tích thì thu nhập từ mô hình gà chọi lai mang lại là khá cao. Chị Võ Hồng Tươi nhận định: “Chỉ 1 tháng 25 ngày mà gà đạt trọng lượng trung bình 1,4 kg/con.

Hiện đầu ra đã có, thương lái đến mua tại nhà với giá khoảng 75.000-80.000 đồng/kg, còn đem bán chợ thì được 85.000 đồng/kg. Nếu bán hết số lượng gà hiện có, trừ chi phí, tôi còn lãi trên 4 triệu đồng”.

Trung bình 1 m2 chỉ sau trên dưới 2 tháng cho lợi nhuận trên 1 triệu đồng. Thu nhập như thế là quá cao. Nếu tính nguồn thu từ 30 hộ thực hiện mô hình hiện tại thì mỗi mét vuông thu về trên 5 triệu đồng/4 vụ nuôi.

Để giảm chi phí thức ăn, nhiều hộ nuôi gà chọi lai thực hiện cách ủ men cho gà ăn. Anh Võ Việt Anh chia sẻ: “Từ 7 kg cám gạo, 3 kg thức ăn, 10 lít nước sạch, 100 gram men vi sinh, ủ trong 24 giờ có thể cho gà ăn được. Thực hiện theo cách này từ 8 bao thức ăn/100 con gà giảm còn 5 bao thức ăn đến khi xuất bán, nhưng thời gian nuôi dài hơn 10 ngày so với cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp”.

Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi còn đón thời điểm các ghe biển cặp bến, mang gà ra chợ bán sẽ có giá cao hơn. Vào thời điểm dịch cúm gia cầm, giá gà giảm nhưng người nuôi gà chọi lai vẫn có lãi. Mô hình này càng khẳng định hiệu quả, cho thu nhập cao, dễ thực hiện. Ngoài 30 hộ đang nuôi và duy trì, có trên 30 hộ trong toàn xã đang chuẩn bị thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Hồ Minh Chiến cho biết: “Trước đây, nhiều mô hình được triển khai, có hộ không làm được, hộ làm được nhưng không cho hiệu quả ổn định như mô hình này.

Xã đang tranh thủ các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng cho hộ nghèo, chỉ đạo hội nông dân, phụ nữ tận dụng vốn nhàn rỗi của hội để hướng dẫn hội viên thực hiện và nhân rộng, đặc biệt khuyến khích hộ ít đất, hộ nghèo chí thú làm ăn thực hiện mô hình này”.

Quỳnh Lưu: Chàng Kĩ Sư Quê Miền Biển Nuôi Gà Lai Chọi Thu Nhập Cao

Tốt nghiệp đại học, có việc làm ở thành phố, nhưng rồi anh Lê Văn Dương (27 tuổi) lại quyết định về quê xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) để nuôi gà lai chọi; nhờ đó, mỗi năm anh thu lãi 400 triệu đồng.

Năm 2014, Lê Văn Dương tốt nghiệp trường Đại học Vinh – chuyên ngành kĩ sư công nghệ thực phẩm, với tấm bằng đại học loại khá. Sau khi tìm được một công việc theo chuyên môn của mình tại thành phố Vinh, anh Dương nhận thấy đồng lương thu nhập hàng tháng quá ít ỏi, không thể đáp ứng cuộc sống cho bản thân nên anh đã xin nghỉ việc. Sau những ngày trăn trở, tìm cách làm kinh tế, anh Dương đã “nung nấu” ý tưởng về quê chăn nuôi gà. Bản thân anh nghĩ, với lý thuyết chuyên môn đã được học ở nhà trường nếu áp dụng trong ngành chăn nuôi sẽ rất thuận lợi; bên cạnh đó, gà là con vật dễ nuôi, có tính khả thi và sinh lời cao nên anh quyết định về quê lập nghiệp.

Mô hình nuôi gà lai chọi của chàng kĩ sư công nghệ thực phẩm Lê Văn Dương ở xã Quỳnh Bảng

Là một kĩ sư được đào tại hơn 4 năm tại giảng đường đại học khi quyết định về quê nuôi gà đã khiến nhiều người ngạc nhiên, đặc biệt là người bố của anh. Qua trò chuyện, anh chia sẻ: Bố là người ngăn cản việc anh về quê nuôi gà bởi lẽ lâu nay ở vùng quê biển này hiếm người học đại học, trong khí đó anh lại là kĩ sư công nghệ thực phẩm nên muốn tìm một công việc làm phù hợp với khả năng chuyên môn và công sức đã bỏ ra. Qua giải thích và đưa ra dẫn chứng và lý lẽ về hướng làm kinh tế, anh được bố chấp thuận để anh thực hiện ước mơ của mình.

Nhờ nuôi gà lai chọi, mỗi năm anh Dương thu lãi ròng khoảng 400 triệu đồng

Được sự động viên của gia đình, anh thuê máy móc tiến hành cải tạo mặt bằng để xây chuồng trại với diện tích 90 m2. Sau đó, anh mới bắt đầu đi tham quan các mô hình chăn nuôi gà ở Ninh Bình, Bắc Giang. Nhận thấy giống gà ta lai chọi có sức đề kháng tốt, nhanh lớn nên anh quyết định mua 700 con gà giống tại công ty Minh Dư (Bình Định) về nuôi thử nghiệm.

Đầu tiên do chưa có kinh nghiệm nhiều nên lợi nhuận thu về rất thấp khoảng 20 triệu đồng/ 4 tháng nuôi. Không nản chí, anh Dương tiếp tục mua thêm giống phát triển nuôi tiếp lứa thứ 2, đồng thời mở rộng diện tích chuồng trại lên 250 m2. Do rút được kinh nghiệm từ lứa đầu nên sang lứa tiếp theo, đàn gà được chăm sóc tốt, đồng thời cải tiến quy trình nuôi nên doanh thu lứa 2 đạt cao hơn rất nhiều.

Đến nay, trại gà của anh đã phát triển lên 600m2 với số lượng đàn gà lên tới 7.000 con. Bình quân gà lai chọi đến giai đoạn xuất bán thịt đạt trọng lượng từ 2,5 kg- 3 kg/con. Mỗi năm, anh Dương nuôi 8 lứa gà, mỗi lứa nuôi khoảng 2.000 con trong vòng 4 tháng; doanh thu cả năm đạt 1,4 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi khoảng 400 triệu đồng/năm.

Ngoài cung ứng gà thịt, anh còn đầu tư xây lò ấp trứng để cung cấp giống cho thị trường

Ngoài chăn nuôi gà thịt, anh đầu tư xây dựng lò ấp trứng để sản xuất con giống bán ra thị trường. Từ chuồng nuôi quy mô nhỏ, đến nay sau 2 năm phát triển, mô hình nuôi gà lai chọi của anh Dương đã thu về kết quả cao; đồng thời tạo công ăn việc cho 3 lao động với mức lương 4 triệu đồng/tháng.

Khi sản phẩm chăn nuôi được người dân biết tới và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, anh Dương tiếp tục quảng bá sản phẩm trên mạng nhằm tìm kiếm mạng lưới đầu ra. Mới đây, anh đã ký kết hợp đồng với công ty Miền Trung về việc bao tiêu đầu ra cho gà thịt với số lượng 20 tấn gà/tháng. Có được cơ hội đó, anh tiếp tục tìm đến tận các cơ sở chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện để thu mua, bao tiêu sản phẩm.

Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Dương cho biết đang có dự án mở rộng thêm chuồng trại, đầu tư nuôi gà cho ăn thảo dược, hướng tới mô hình nuôi gà sạch, chất lượng cao. Khi đó, sản phẩm chăn nuôi sẽ tiếp cận với các siêu thị, nhà hàng lớn trong và ngoài tỉnh. Lê Văn Dương là tấm gương làm kinh tế giỏi để thế hệ đoàn viên thanh niên trên địa bàn học tập, làm theo.

Việt Hùng – Bí thư Chi đoàn Đài TTTH huyện.

Nuôi Gà Lôi Cho Thu Nhập Khá

Tuổi cao gương sáng

Do tuổi cao, sức khỏe yếu nên ông Trần Văn Ngữ, ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang chọn mô hình nuôi gà lôi để phát triển kinh tế gia đình. Tuy chưa thể làm giàu, nhưng mô hình đã giúp ông có thêm thu nhập và phát triển chăn nuôi thêm heo, gà ta…

Gia đình ông Ngữ trước đây có 5ha đất ruộng để canh tác, nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn, bởi đây là vùng trũng, bị nhiễm phèn khá nặng, nên sản xuất kém hiệu quả. Nhiều năm liền thua lỗ, diện tích đất cứ “mất dần” do ông bán để trả nợ. Không còn canh tác lúa, ông chuyển sang nuôi bò, nhưng mùi hôi ảnh hưởng đến hàng xóm, rồi điều kiện gia đình không cho phép nên ông không mặn mà. Đang loay hoay tìm kiếm vật nuôi thay thế, tình cờ qua các phương tiện thông tin đại chúng, ông biết được mô hình nuôi gà lôi. Sau khi tìm hiểu kĩ, ông nhận thấy mô hình này phù hợp với điều kiện gia đình và mang hiệu quả kinh tế cao, nên năm 2011, ông đến huyện Cai Lậy (Tiền Giang) để mua 4 con gà giống (3 mái, 1 trống) về nuôi.

Đàn gà lôi chờ xuất chuồng

Thời gian đầu, ông rào lưới cạnh nhà, khi số lượng gà tăng lên, ông mượn phần đất vườn của hàng xóm để chăn thả. Sau 8 năm bám trụ với mô hình này, ông cho biết, gà lôi có nhiều ưu điểm so với gà ta, dễ nuôi, dễ chăm sóc, thức ăn chủ yếu là cơm nguội trộn cám. Đặc biệt, gà lôi thích ăn cỏ, lục bình, đây là loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên nên chi phí khá thấp. Ngoài ra, gà lôi có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh nên không phải lo khi trái gió, trở trời.

Theo ông, gà lôi nuôi khoảng 6 tháng có thể xuất bán, trọng lượng mỗi con đạt từ 4 – 6kg đối với gà trống. Nếu nuôi 1 năm, gà có thể đạt trọng lượng 8 – 10kg. Gà mái có thể trọng nhỏ hơn, chỉ khoảng 3 – 4kg, khoảng 8 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng. Gà lôi mỗi lứa đẻ từ 15 – 30 trứng và ấp nở sau 28 – 30 ngày, tỉ lệ nở và nuôi sống cao hơn gà ta. Giá bán gà lôi khoảng 120.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi con gà lãi khoảng 500.000 đồng. Bình quân mỗi năm thu nhập 30 triệu đồng.

Hiện nay, gia đình ông có khoảng 20 con (cả gà con và gà thịt). Lúc cao điểm, số lượng lên đến 60 – 70 con. Ông chia sẻ, mô hình nuôi gà lôi phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nhiều hộ dân ở vùng nông thôn có đất rộng, ít tốn công chăm sóc. Tuy nhiên, thị trường đầu ra cho gà lôi ở địa phương còn hạn chế nên chưa thực sự trở thành vật nuôi phổ biến. Nguyên nhân là do gà lôi có trọng lượng lớn, giá cao nên kén người ăn. Hiện nay, gà lôi chỉ bán được ở một số hộ dân địa phương và phục vụ đám tiệc ở các TP Long Xuyên, Cần Thơ…

Ông Ngữ cho rằng, nếu phát triển quy mô chuồng trại khoảng vài trăm con, mỗi lần xuất từ 50 – 60 con thì mô hình này hứa hẹn sẽ đem lại thu nhập khá. Hiện nay, nhu cầu đối với loại vật nuôi này là rất lớn nhưng gia đình ông không đủ số lượng để cung cấp. Thời gian tới, ông sẽ mở rộng diện tích chuồng trại nhưng đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Vì vậy, gia đình ông rất cần sự hỗ trợ để phát triển mô hình chăn nuôi giàu tiềm năng này

Bài và ảnh Trần Trọng Triết

Cùng chuyên mục

“Lớp trẻ hôm nay hãy phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ quân sự và tiếp tục chắc tay súng bảo vệ bình yên của Tổ quốc”. Lời chia sẻ giản dị tận đáy lòng của cựu chiến binh (CCB) trở về sau chiến tranh Nguyễn Chí Mão không khỏi làm lay động những đồng đội một thời cùng xông pha chiến trận và cả thế hệ trẻ như chúng tôi.

Tin khác

“Mẹ là tượng đài trong trái tim chúng con, là tấm gương ngời sáng về tình nhân ái, đức hi sinh, chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu. Cả đời mẹ tần tảo vượt qua biết bao gian khó để chúng con có ngày hôm nay. Con tự hào được làm con của mẹ”. Bà Nông Thị Phượng, 67 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Bảo tồn dân ca huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn nghẹn ngào nói về mẹ trong cảm xúc chất chứa tin yêu và niềm tự hào sâu sắc.

Ngày 15/4, tại Hà Nội, diễn ra Chương trình tọa đàm “2021 – sự thay đổi vì một cộng đồng khỏe mạnh hơn”.

Nuôi Gà Đông Tảo, Thu Nhập Cao

Ông Nguyễn Thanh Hải ở ấp Hòa Lợi, xã Lương Hòa (Giồng Trôm – Bến Tre) nuôi giống gà Đông Tảo hơn hai năm nay, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ bán gà giống và 100 triệu đồng từ gà thịt.

Trước đây, người con của ông Hải (sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh) nghe giống gà Đông Tảo quí hiếm, chất lượng thịt thơm ngon và bổ dưỡng nên xin giấy phép kiểm dịch động vật của cơ quan thú y thành phố mua đem về nuôi thử khoảng 10 con. Với lượng con giống trên, ông Hải nhen ra được 40 con gà mái giống để đẻ lấy trứng, cho ấp để nở bán gà giống con và nuôi một số gà thịt bán cho các nhà hàng ở TP. Hồ Chí Minh.

Theo ông Hải, gà Đông Tảo nuôi trong vòng 8 – 10 tháng là bắt đầu đẻ trứng, mỗi đợt đẻ khoảng 25 – 27 trứng, sau đó ngưng trong vòng 1 tuần lễ sau mới đẻ tiếp. Bình quân mỗi năm ông Hải xuất bán trên 2.000 gà con giống ba ngày tuổi, giá 100 ngàn đồng/1 con (nếu gà nuôi 4 tuần tuổi, bán 200 ngàn đồng/con), còn gà mái giống chuẩn bị rớt hột bán khoảng 2,5 triệu đồng/con và bán 70 – 80 con gà thịt. Gà nuôi trong vòng 6 tháng đạt trọng lượng 4 – 5kg, ông Hải xuất bán cho các nhà hàng giá 400 ngàn đồng/kg (bạn hàng thu mua tại nhà giá 250 ngàn đồng/kg).

Hiện nay, ngoài việc nuôi giống gà Đông Tảo, ông Hải còn kết hợp nuôi trên 180 cặp bồ câu giống, mỗi năm thu về trên 50 triệu đồng.

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi (Ngọc Châu)

Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Gà Chọi Lai Diện Tích Nhỏ, Thu Nhập Lớn trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!