Bạn đang xem bài viết Nuôi Gà Cảnh, Thú Chơi Mới được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giống gà thường chọn để làm cảnh là gà Tre. Chúng có vóc dáng gần giống với gà rừng như nhỏ con, thấp, trọng lượng tối đa chỉ đạt mức 700 – 800g đối với con trống và 600 – 700g đối với con mái. Tuy nhỏ con nhưng gà Tre lại có giá trị khá cao trên thị trường bởi những nét độc đáo riêng của nó.
Gà cảnh có nhiều chủng loại và xuất xứ khác nhau. Tuy nhiên, giới đam mê gà cảnh thường chơi gà Tre Tân Châu bởi đây là giống gà thuần Việt, có hình dáng nhỏ nhắn, dễ nuôi. Gà được chọn làm cảnh thường là gà trống bởi hình dáng oai vệ. Một con gà Tre trống đẹp phải hội tụ được nhiều đặc điểm như đầu nhỏ, hai mắt nhỏ và lanh lợi, thân hình thẳng, lông cổ phủ lưng, cánh hơi xệ dài chấm chân, phao câu lớn và liền vào thân, gà lùn, chân vuông, lông đuôi cong xòe đều mọc chênh chếch khoảng 45 độ. Người chơi mê gà Tre bởi chúng có khá nhiều màu: ô (đen), bạch nhạn, chuối, khét, tía và có tiếng gáy nhẹ nhàng. Gà Tre có điểm hay là đúng 3 giờ sáng mới gáy, sau đó cứ cách một giờ đồng hồ lại cất tiếng gáy, mỗi lần gáy vài phút liên tục.
Nuôi gà Tre không khó, có thể tận dụng những khoảng trống trong nhà như góc sân, mái hiên… Chỉ cần đóng một chiếc chuồng được bao lưới thép mắt cáo nhỏ với chiều dài 1,5m và chiều rộng cỡ 1m, chia thành ngăn, lót ổ rơm cho gà mái đẻ là có thể nuôi một đàn 5 – 7 con.Thức ăn chủ yếu là thóc, cám ngô, cám gạo, thường xuyên thêm các loại rau xanh. Nếu có điều kiện, bổ sung thêm giun đất hay tép tươi… Khả năng miễn dịch của gà Tre khá cao nên rất ít bị bệnh tật, tuy nhiên, người chơi vẫn phải theo dõi để tiêm phòng vắc – xin định kỳ cho chúng. Với gà Tre, ngoài gà trống được nuôi làm cảnh và chọi, gà mái còn được nuôi để lấy trứng và tăng thêm nguồn thực phẩm cho gia đình. Thịt gà Tre nạc, săn chắc, thơm ngon, xương nhỏ. Trứng gà Tre chỉ nhỏ như trứng gà so, lòng đỏ có màu đậm và chiếm tỷ lệ cao hơn so với trứng gà thường.
Gà Tre rất mắn đẻ, tuy nhỏ nhưng trái lại rất khéo léo và chịu khó ấp trứng nên tỷ lệ trứng nở rất cao, thường đạt 100%, hiếm khi thấy gà mẹ phá ổ trứng, thường mỗi lứa cho từ 10 – 12 trứng. Sau khi đẻ, nếu nhốt trong chuồng không cho ấp thì cũng chỉ sau độ mươi hôm được chăm sóc đầy đủ lại tiếp tục đẻ
Tuy nuôi gà Tre dễ hơn so với các loại chim, cá cảnh bởi không tốn nhiều công chăm sóc nhưng muốn có một chú gà ưng ý, người chơi cũng phải đầu tư khá nhiều thời gian. Để chọn được một cặp gà giống đẹp (gồm con trống và con mái) có nhiều cách, người chơi có thể mua lại, trao đổi với những người cùng chơi hoặc tự tay cho ấp trứng, sau đó chọn ra những con tốt để chơi và làm giống. Người đam mê gà thực thụ thường chọn cách thứ hai, bởi ai cũng muốn tự tay nuôi nấng, chăm sóc những chú gà “cưng” theo sở thích ngay từ khi chúng chào đời.
Sau khi chọn được giống gà tốt, việc lai tạo thế nào để giữ giống và làm cho giống ngày càng tốt hơn cũng không phải là việc đơn giản. Sau nhiều đời lai tạo, gà con cháu sẽ không còn mang nhiều đặc tính quý của gà bố mẹ. Để duy trì những đặc tính tốt của gà, người chơi phải cho các con cùng lứa lai với nhau. Việc này làm cho gà con đời sau mang nhiều dị tật, sức khỏe kém… nhưng trong đó có vài con khỏe mạnh, mang đầy đủ các đặc tính của gà bố mẹ. Thông thường những lứa thế này thì 40 – 50 con mới lựa được một cặp ưng ý để làm giống.
Gà Tre không chỉ là niềm vui nuôi vật cảnh của người có mảnh vườn rộng để thoải mái thả gà mà tại ngay những thành phố đông đúc, gà cảnh lại trở thành phong trào sôi nổi vì việc chơi gà càng trở nên đặc biệt trong đời sống của một bộ phận người dân thành thị. Càng sống chật chội, người ta lại càng khát khao những thú vui gắn với thiên nhiên, mang cảm giác thư thái.
Để giúp nông dân làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi gà, trong đó có gà Tre, Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và Đào tạo nghề cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã mở các lớp tập huấn giúp bà con có thêm kiến thức, làm giàu từ nghề nuôi gà cảnh.
Tản Mạn Về Thú Chơi Gà Cảnh
Gà cảnh là những loại gà có hình dáng đẹp và gáy hay. Gọi là gà cảnh vì người chơi thường chú trọng đến màu sắc, hình dáng và tiếng gáy mà không quan tâm đến chất lượng thịt. Bình quân một con gà cảnh trưởng thành chỉ nặng từ 400 – 800g nhưng giá trị kinh tế lại rất cao. Tùy theo hình thể và sắc màu mà người nuôi đặt cho chúng nhiều tên gọi khá ấn tượng như: chuối tuyết, chuối vàng, chuối ô, chuối bông, chuối tuyết bướm, nhạn Thái, cú Thái, nhạn Mã Lai, điều, lửa, bông đen, tàu vàng…
Nội dung trong bài viết
Chăm sóc bộ lông cho gà cảnh
Cách giống gà cảnh được nhiều người ưa chuộng
Phòng trị bệnh cho gà cảnh
Bệnh tích
Bệnh thương hàn
Bệnh Cầu trùng
Bệnh dịch tả
Đa phần người chơi gà cảnh hiện nay thường sưu tầm và phát triển các giống gà có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, đặc biệt là gà Tân Châu – Việt Nam.
Hiện nay, đa số người nuôi đều thích con chuối tuyết (mình trắng, đuôi đốm đen); chuối ô; điều Tân Châu và nhạn Mã Lai. Đây là những giống có màu lông trắng muốt, đen, tía, bông, vàng hoặc pha trộn, chân lùn, mào to, tích to, đuôi xòe và thẳng đứng. Đặc biệt những con trống có cựa dài, linh hoạt, háo chiến và tiếng gáy lảnh lót, vang xa, cao vút.
Cách chăm sóc gà cảnh cũng giống như gà tre. Thức ăn chính của chúng là lúa hoặc thực phẩm hỗn hợp và bổ sung thêm rau xanh. Chuồng nuôi phải cao ráo, đủ ánh sáng và bảo đảm vệ sinh an toàn. Trứng gà sau khi đẻ có thể cho ấp bằng máy cải tiến hoặc nhờ những con gà ấp giỏi ấp thay. Đặc biệt gà con mới nở phải được chủng ngừa và sưởi ấm. Tốt nhất là nên cho ăn thêm mối hoặc côn trùng để tăng sức đề kháng.
Việc nuôi gà cảnh trở nên gắn bó và hình thành nên một nét riêng trong văn hóa dân gian. Nhất là trong các dịp lễ Tết, ngày hội. Một số nhóm người thường tổ chức các cuộc thi gà cảnh để làm thú vui. Việc nuôi gà làm cảnh ở nước ta chủ yếu là gà tre. Vì vậy, việc thuần dưỡng gà tre thành một con gà đẹp, độc đáo hoặc đấu giỏi là một nghề mang tính nghệ thuật.
Ngày nay, nhiều nhà nuôi gà tre như một loại hình sinh vật cảnh. Người nuôi có thể thả chúng đi trong sân, vườn, cho chúng đậu trên một cành cây hoặc nhốt trong chiếc lồng treo trước sân nhà để nghe chúng gáy và xem chúng nhảy nhót như chim.
Nuôi gà cảnh vừa là một thú vui nhàn rỗi vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình. Do vậy mà hiện nay nhiều người đã tận dụng đất trông để làm chuồng trại nuôi với quy mô từ vài chục đến hàng trăm con.
Chăm sóc bộ lông cho gà cảnh
Bộ lông có vai trò quyết định đối với vẻ đẹp gà cảnh. Thực tế cho thấy để gà có bộ lông đẹp (màu sắc sáng sủa, óng mượt và dài) ngoài yếu tố bẩm sinh thì kỹ thuật chăm sóc có vai trò rất lớn. Ví dụ điển hình nhất là gà mua từ chủ trước lông rất đẹp, sang chủ sau lông bèo nhèo hoặc lông mùa sau lại kém hơn lông mùa trước (trừ vài trường hợp ngoại lệ: bệnh tật, chấn thương, hay quá già).
Kinh nghiệm về chăm bộ lông gà chọi thì có nhiều, tuy nhiên kinh nghiệm việc chăm bộ lông gà cảnh hiện rất ít và tản mác. Bên cạnh đó việc chăm bộ lông gà cảnh và gà chọi có nhiều điểm khác nhau.
– Cần có chế độ dinh dưỡng hằng ngày, chế độ dinh dưỡng lúc thay lông, lúc gà đạp nhiều mái một cách phù hợp. Xem xét loại thức ăn có lợi cho sự phát triển của bộ lông và cách dùng.
– Xem xét các yếu tốvận động, ánh sáng đã phù hợp hay chưa.
– Gà trống nuôi nhốt hay gặp hiện tượng lông cổ bị xoăn, và lông đuôi có “ngấn”, vì vậy cần chú ý tới chuồng nuôi sao cho gà cảm thấy thoải mái nhất.
– Biết cách tắm cho gà.
Cách giống gà cảnh được nhiều người ưa chuộng
– Gà sao: Mình gà màu đen tuyền, điểm chấm trắng tròn đều đặn, trải dọc từ cổ xuống đuôi; dáng vừa phải.
– Gà tre Thái Lan: nhỏ hơn cả gà tre Việt Nam, mỗi con chỉ nặng 500 – 800g. Thoạt nhìn, loại gà này hơi giống gà trống Việt Nam nhưng dáng thanh, gọn hơn; bộ lông rất óng, mượt. Cựa gà có 2 màu đen hoặc vàng.
– Gà tre Tân Châu: có vóc dáng gần giống với gà rừng như nhỏ con, thấp, trọng lượng tối đa chỉ đạt mức trên dưới 700 – 800g.
– Gà Tây Ban Nha: đầu có bông, là một nhúm lông xù lên rất đẹp; lông trên thân có 2 màu trắng hoặc trắng điểm bông vàng. Trọng lượng trung bình 700g.
– Gà chabo Nhật Bản: chân ngắn và thân tròn, đuôi hướng thẳng lên trên một cách duyên dáng phía sau đầu.
– Gà lông xù Nhật Bản: mình khá nhỏ, chỉ khoảng 500g; bộ lông màu trắng lúc nào cũng dựng nghiêng một góc chừng 45 độ, y như chó xù Nhật, có thể nuôi trong nhà.
– Gà phượng hoàng: là giống gà đuôi dài, chiều dài của đuôi ít nhất cũng phải 2m. Gà trống nặng khoảng 1800g, gà mái 1350g. Có thể nói rằng đây là giống gà đẹp nhất trong số các giống gà cảnh.
– Gà Châu Phi: màu sắc sặc sỡ, cựa xanh, có 2 sọc đỏ, hai bên mép có những chòm râu dài. Trọng lượng khoảng 1,2 – 1,5kg.
Ngoài ra còn một số giống khác như gà Angola lông đen tuyền; gà Indonesia lông đuôi đứng thẳng, cao gần bằng đầu; gà New Zealand…
Phòng trị bệnh cho gà cảnh
Bệnh tích
Manh tràng sứng to, chân đầy máu. Ruột sưng to. Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.
Cần vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt. Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước, uống cho gà. Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày) Anticoc 1g/1 lít nước. Baycoc 1ml/ 1 lít nước.
Bệnh thương hàn
Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con và cũng có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Triệu chứng, gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối. Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo.
Bệnh Cầu trùng
Nguyên nhân gây bệnh do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ nơi này sang nơi khác do người, súc vật… vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.
Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác. Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi.
Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi.
Để phòng ngừa bệnh cần cho gà ăn uống hợp vệ sinh.
Bệnh dịch tả
Bệnh do virus gây ra, lây lan mạnh. Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi. Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.
Trong giai đoạn đầu bệnh xuất hiện đột ngột, gà chết nhanh không biểu hiện rõ triệu chứng. Thường rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man bất tỉnh, sau đó chết. Khó thở, nhịp thỏ tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở). Tiêu chảy phân màu xanh – trắng, diều căng đầy hơi. Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi. Tích, mào tím xanh. Nếu sau 4 – 5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gà vận động tròn theo một phía, đi đứng không vững.
Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ… Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.
Phòng bệnh chủ yếu là bằng vắc xin. Để điều trị bệnh dùng các thuốc tăng sức đề kháng như vitamix, vit-plus, …
Bảng Giá Dịch Vụ Vận Chuyển Thú Cưng, Con Giống Vật Nuôi, Sinh Vật Cảnh, Chim Cảnh, Gà Cảnh, Chó, Mèo
Với mục tiêu tăng tiện ích cho khách hàng khi mua hàng hóa con giống tại Hatthocvang Vietnam, đồng thời phục vụ những khách hàng có nhu cầu về dịch vụ vận chuyển hàng hóa động vật, thú cưng, con giống vật nuôi, chó mèo, sinh vật cảnh, gà con mới nở, vịt con, cá cảnh, chim cảnh, hoa lan…. giữa các vùng miền, tỉnh thành trên cả nước. Tùy theo nhu cầu và tính cấp bách của Khách hàng hoặc do đặc thù hàng hóa cần có chế độ bảo quản riêng, chăm sóc đặc biệt vv…
Khách hàng vui lòng gọi điện tới:
Tổng đài: 1900.54.54.83 hoặc
Hotline 1: 0919.54.54.83
Hotline 2: 0936.54.54.83
Hotline 3: 0963.83.54.83
Để được tư vấn miễn phí (chọn phương án tối ưu) và hướng dẫn quy trình, thủ tục gửi hàng, giao nhận hàng đảm bảo và an toàn, tiết kiệm nhất.
CHÓ MÈO CẦN VẬN CHUYỂN?… KHÔNG PHẢI LO, HATTHOCVANG VIETNAM SẼ GIÚP BẠN!
GÀ GIỐNG CẦN VẬN CHUYỂN?… HÃY YÊN TÂM, HATTHOCVANG VIETNAM RẤT CHUYÊN NGHIỆP!
(Vận chuyển: Chó, Mèo, Gà giống, Sinh vật cảnh, Thú cưng,…An toàn tuyệt đối)
1. CHI PHÍ VẬN CHUYỂN BẰNG – MÁY BAY:
– Ga Nội Bài, Hà Nội – TP. HCM (hoặc ngược lại). Giá: 45.000 VND/Kg Tiêu chuẩn. Giá vận chuyển 01 hộp gà giống (quy cách: Cao 15 cm, rộng 52 cm, dài 62 cm) quy đổi: 320.000 VND/hộp.
– Ga Nội Bài, Hà Nội – Cần Thơ, Phú Quốc (hoặc ngược lại). Giá: 48.700 VND/Kg Tiêu Chuẩn. Giá vận chuyển 01 hộp gà giống (quy cách: Cao 15 cm, rộng 52 cm, dài 62 cm) quy đổi: 350.000 VND/hộp.
– Ga Nội Bài, Hà Nội – Liên Khương, Buôn Mê Thuột, PleiKu, Cam Ranh, Tuy Hòa…và các tuyến nội địa (hoặc ngược lại). Giá: 27.000 VND/Kg Tiêu Chuẩn. Giá vận chuyển 01 hộp gà giống (quy cách: Cao 15 cm, rộng 52 cm, dài 62 cm) quy đổi: 220.000 VND/hộp.
– Tùy theo đặc thù hàng hóa và động vật cần chuyển sẽ có báo giá phát sinh chi tiết sau. (Ví dụ: Giá chăm sóc đặc biệt, Dịch vụ kiểm dịch, Chi phí phụ trội DIMS phụ do không gian đóng hộp rộng mà hàng có trọng lượng quá nhẹ).
– Phí trên chưa bao gồm phí vận chuyển hàng Từ Nội Thành Hà Nội đi Sân Bay Nội Bài và các phí từ Sân Bay đến và đi giao hàng tận nơi theo địa chỉ của Khách hàng yêu cầu.
2. CHI PHÍ VẬN CHUYỂN BẰNG – TÀU HỎA:
Điểm đầu Ga Hà Nộ i – đi tới Ga các Tỉnh/Thành (dọc Quốc Lộ 1A, Tuyến Bắc – Nam) – Điểm cuối Ga TP HCM.
– Giá vận chuyển trung bình 01 kiện hàng: 270.000 VND – 450.000 VND/Kiện hàng tiêu chuẩn (Rộng 30, Cao 25, Dài 40).
– Giá vận chuyển 01 hộp gà giống (quy cách: Cao 15 cm, rộng 52 cm, dài 62 cm). 150.000 – 180.000 VND/hộp (tùy điểm cuối nhận ở xa hoặc gần).
Lưu ý: Tùy theo đặc thù và quy cách kiện hàng cụ thể, và điểm đầu điểm cuối cụ thể sẽ có báo giá trong hạn mức.
3:.VẬN CHUYỂN BẰNG – Ô TÔ:
– Điểm đầu các Bến xe (Mỹ Đình, Nước Ngầm) Hà Nội – đi các tỉnh dọc Quốc Lộ 1A – Điểm cuối TP. Quảng Ngãi (hoặc ngược lại). Giá vận chuyển 01 hộp gà giống (quy cách: Cao 15 cm, rộng 52 cm, dài 62 cm) quy đổi: 50.000 – 70.000 VND/hộp.
– Điểm đầu các Bến xe (Mỹ Đình, Nước Ngầm) Hà Nội – đi các tỉnh dọc Quốc Lộ 1A – đi các tỉnh Tây Nguyên (TP. Pleiku, TP.Buôn Mê Thuột, Đăk Nông, Lâm Đồng). Giá vận chuyển 01 hộp gà giống (quy cách: Cao 15 cm, rộng 52 cm, dài 62 cm) quy đổi: 80.000 – 100.000 VND/hộp.
– Điểm đầu 181 Đình Thôn, Mỹ Đình – đi các Bến xe (Mỹ Đình: 30K, Nước Ngầm: 105K, Giáp Bát: 105K, Yên Nghĩa: 105K, Gia Lâm: 105K) – đi các tỉnh phía bắc. Giá vận chuyển 01 hộp gà giống (quy cách: Cao 15 cm, rộng 52 cm, dài 62 cm) quy đổi: 30.000 – 100.000 VND/hộp (giá cước do nhà xe thu, tùy theo từng tuyến), phổ biến 50.000 VND/hộp.
Lưu ý: Phí vận chuyển Ô tô ở trên chưa bao gồm các phụ phí Vận Chuyển ra Bến Xe, Phụ phí mua vé vào bến.
4. VẬN CHUYỂN BẰNG – XE MÁY (áp dụng với phạm vi: < 60 km).
– Điểm đầu 181 Đình Thôn, Hà Nội – đi các vùng lân cận.
– Điểm đầu 442A Nguyễn Sơn, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, TP. HCM – đi các vùng lân cận.
– Điểm đầu 73 Lê Lợi, Hải Châu, TP. Đà Nẵng – đi các vùng lân cận.
Giá: 6.000 – 9.000 VND/Kg tủy theo khối lượng hàng hóa nặng hoặc nhẹ, hàng hóa gọn gàng hoặc cồng kềnh.
Phòng Quản lý giá Hatthocvang Vietnam.
Tags:
“Sang Chảnh” Chơi Gà Cảnh
TTH – Nếu như giới chơi chim cảnh khoái chí với tiếng hót, chơi cá cảnh tấm tắc với những chiếc đuôi óng ánh như tia sáng mặt trời thì dân chơi gà cảnh lại hả hê với phong thái oai vệ, ưỡn ngực hiên ngang, bộ lông óng mượt của chú gà mà họ sở hữu.
Trong số các loại gà cảnh, giống gà Serama có giá trị nhất
Nhìn dáng gà, đoán tính người
Sau một cái hẹn chớp nhoáng, anh Nguyễn Văn Đoàn (33 tuổi, phường Tây Lộc, TP. Huế) cùng các thành viên trong CLB gà cảnh Huế đã tạo điều kiện để tôi có thể tận thấy đàn gà có giá hàng chục triệu đồng. Tại buổi “offline” thu nhỏ, khoảng chục con gà với đủ màu sắc sặc sỡ, lông mượt, đuôi xòe tranh nhau tiếng gáy.
Trong số những người chơi gà cảnh ở Huế, Đoàn thuộc dạng có “số má”. Anh chơi gà cảnh từ năm 2010 với giống gà tre Bắc, rồi chuyển sang gà rừng. Sau đó, giống gà Serama được nhập khẩu từ Malaysia với giá hơn chục triệu đồng/con trở nên phổ biến thì Đoàn chuyển hẳn sang chơi loại gà được xem là nhỏ nhất thế giới này.
Bây giờ đàn gà cảnh của anh Đoàn khoảng gần 30 con chủ yếu là gà Serama, trong đó có 12 con bố, mẹ, tính sơ sơ có giá gần cả trăm triệu đồng. Anh Đoàn chia sẻ: “Hiện ở Huế, gà Tân Châu (An Giang), Serama, Phoenix được dân chơi lựa chọn. Trong số đó gà Serama có giá đắt nhất, tầm từ 10-20 triệu đồng/con. Các loại gà khác giá dao động từ vài triệu đồng. Đa phần gà được dân chơi mua từ các tỉnh, thành khác”.
Gà Tân Châu được đa số dân chơi gà cảnh lựa chọn
Theo dân chơi gà cảnh, tiêu chí để đánh giá một con gà đẹp dựa vào hình dáng. Thông thường gà cảnh có nhiều dáng, như dáng táo, dáng rồng… Mỗi loại gà có một vẻ đẹp đặc trưng riêng. “Nếu như chơi gà đá đánh giá qua đòn thế, chim cảnh qua tiếng hót, thì gà cảnh được gọi là đẹp nếu có bộ lông mượt, nhiều màu và dày, nhìn vào bộ lông gà sẽ không thấy ánh sáng từ phía bên kia. Phan Quốc Bửu Long (24 tuổi, phường Tây Lộc, TP. Huế), một tay chơi gà cảnh lão luyện nói.
“Người chơi gà cảnh chuyên nghiệp, chỉ cần nhìn gà có thể đoán được tính cách của chủ nhân. Nếu một con gà được chăm sóc tỉ mỉ sẽ có một bộ lông óng mượt, điều đó chứng tỏ chủ nhân là người cẩn thận, kiên nhẫn và khéo tay. Còn ngược lại, thì đó là những người cẩu thả”, Long bày tỏ.
Phải có con mắt “nghề”
Nuôi gà cảnh nghe qua cảm thấy đơn giản, nhưng để tạo ra một chú gà cảnh ưng ý, chủ nhân phải lao tâm khổ tứ, đầu tư cả công sức lẫn tiền bạc. Riêng đối với khoản thức ăn, Nguyễn Thanh Tiến (27 tuổi, phường Thuận Hòa, TP. Huế) bảo rằng: “Gà thường được cho ăn ngày 3 bữa. Bữa sáng và tối cho ăn lúa hay bột, riêng bữa trưa phải cho ăn rau, cà, giá, tôm, thịt, dế, ngũ cốc, vitamin và tiêm vắc xin phòng dịch… để bổ sung dinh dưỡng và giúp gà có sức đề kháng tốt. Ngoài ra, chuồng trại cũng phải được đảm bảo khô ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ để hạn chế tối đa bệnh nấm ở chân gà”.
Khác các loại gà thông thường, gà cảnh có sức đề kháng rất yếu. Do vậy, khó khăn lớn nhất với dân chơi là khi thời tiết phức tạp. Những lúc “trái gió trở trời”, có người thiệt hại cả chục triệu bạc chỉ trong nháy mắt. “Đối với những người mới chơi nên chọn gà có giá thấp, tập nuôi để lấy kinh nghiệm. Bởi nuôi gà cảnh sợ nhất chăm sóc không đúng quy trình, lúc giao mùa gà dễ mắc bệnh, chết. Để có bộ lông đẹp, mượt gà cần phải được tắm xà phòng. Mùa hè tắm từ 1-2 lần/tuần, mùa đông khoảng 1 tháng tắm một lần, chỉ tắm từ bờm xuống đuôi, tránh nước tiếp xúc vào mắt gà, tắm xong phải sấy khô lông gà”, Tiến chia sẻ.
Đối với dân chơi gà chuyên nghiệp, ngoài tìm được một con gà ưng ý người chơi phải biết cách tự mình lai tạo, phối giống để có được một sản phẩm riêng biệt. Hiện, trên thị trường, gà cảnh thuần chủng, cổ điển hầu như rất ít, chủ yếu được dân chơi lai tạo từ các giống khác nhau. Tùy theo từng loại gà cảnh mà có thời gian nuôi thích hợp, như: gà Serama nuôi khoảng 7 tháng mới có thể tạo dáng, hay gà Tân Châu thời gian nuôi ít nhất 15 tháng mới có bộ lông ưng ý mà dân chơi gọi là “đỉnh phong”.
Anh Nguyễn Văn Đoàn cho biết: “Hiện, việc mua bán thường diễn ra qua mạng, do vậy người chơi gà cần phải có con mắt “nghề”. Trước khi mua, ngoài xem hình ảnh của gà thì phải thấy được ảnh của bố, mẹ chúng. Mỗi loại gà có một ưu điểm riêng, gà Phoenix có đuôi dài, rộng thì phối giống với các loại gà khác như Tân Châu, Ohiki để tạo ra một con gà ưu việt nhất”.
Bài, ảnh: Lê Thọ
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Gà Cảnh, Thú Chơi Mới trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!