Xu Hướng 6/2023 # Nước Mắt Làm Giàu: Bao Lần Trắng Tay Mới Thành Tỷ Phú Gà Lôi # Top 15 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nước Mắt Làm Giàu: Bao Lần Trắng Tay Mới Thành Tỷ Phú Gà Lôi # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Nước Mắt Làm Giàu: Bao Lần Trắng Tay Mới Thành Tỷ Phú Gà Lôi được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xuất thân tại một vùng quê nghèo, vùng sâu vùng xa của thôn Trại Mít xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, ông Luyến quyết tâm làm giàu từ kinh tế trang trại. Ông Lê Văn Luyến đã nhiều lần trắng tay nhưng hiện nay cơ ngơi của ông cũng đáng để nhiều người mơ ước. Làm được điều này chính là nhờ 10 con gà lôi mua về nuôi thử của ông Luyến trước đây.

Năm 2008 trước trận lũ lịch sử, 300 lợn thịt ở trang trại của gia đình ông Luyến đứng trước nguy cơ mất trắng. Nhờ hàng xóm láng giềng và lực lượng bộ đội địa phương giúp đỡ 300 lợn thịt của gia đình chỉ vớt vát được vài chục con. Nhưng nước lũ ngập trắng số tài sản đó ông cũng chẳng giữ nổi. Nước lũ cuốn phăng cả sản nghiệp nhưng người nông dân ấy vẫn không nản chí, quyết tâm làm lại từ đầu.

Bỏ nuôi lợn ông chuyển sang nuôi gà, với ý tưởng làm thuyền để chăn nuôi khiến nhiều người cho là “gàn dở”, năm 2011 vay vốn ngân hàng và anh em họ hàng xây dựng chuồng trại nuôi gà, lại 1 lần nữa đầu tư tiền của nuôi 700 gà ta và 10 con gà lôi lại mất trắng vì dịch bệnh, kéo theo khoản nợ hơn 120 triệu đồng. Nhìn số nợ và tài sản còn lại chỉ còn 10 con gà lôi vẫn sống khỏe mạnh ông Luyến lại manh nha hướng làm giàu mới và từ đó quá trình làm giàu của gia đình ông bắt đầu.

Qua tìm hiểu thông tin trên mạng internet, trên các kênh đài, báo, đi thăm tận nơi các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai có chăn nuôi gà lôi nhiều, ông Luyến mới vỡ lẽ gà lôi là giống hoang dã, nuôi nhiều gây tiếng ồn lớn nên không chăn thả được ở gần khu dân cư, phải chăn thả nơi đất rộng.

Tuy nhiên giống gà lôi lại không cầu kỳ chăm sóc, khi nuôi thực tế ông Luyến thấy rất ít bệnh tật, chăn nuôi dễ chỉ ăn chủ yếu cám gạo, ngô, rau, bèo, thịt ăn lại đặc biệt thơm ngon. Tỷ lệ ấp nở gà lôi đạt khoảng 90% trong khi ấp nở gà ta vào khoảng 60%, tỷ lệ sống cũng cao hơn so với các giống gà thông thường. Ông cũng cho biết theo tính toán của ông chỉ cần nuôi 1.000 gà lôi lãi suất bằng với nuôi 2.000 gà ta mà công bỏ ra ít và lại nhàn hơn nhiều.

Gà lôi bố mẹ được nuôi nhốt tập trung để cho đẻ lấy trứng phục vụ công tác làm giống của trang trại gia đình ông Luyến.

Từ khi nắm bắt được tập tính sinh trưởng của gà lôi, từ 10 con gà lôi ban đầu sau 2 lứa đẻ gia đình ông Luyến đã có 8.00 gà lôi thế hệ con. Ông sàng lọc để lại 400 gà lôi giống để duy trì số còn lại nuôi thịt để bán, từ đó gia đình ông vừa sản xuất giống gà lôi và gà lôi thịt.

Không dừng lại ở đó, ông Luyến tiếp tục nghiên cứu và ấp nở thành công giống vịt trời, ngan, ngỗng. Giá bán giống tùy thời điểm, gà lôi 20.000 – 30.000 đồng/con giống, giá bán ngỗng 100.000 đồng/con, vịt trời giống 80.000 – 120.000 đồng/con…

Với 3 trang trại quy mô trên 12ha vừa làm giống gia cầm, chăn thả gia cầm thịt tổng hợp, vừa thả cá tăng thu nhập, mở rộng quy mô có những lúc đỉnh điểm gia đình ông chăn thả lên tới 20.000 gà lôi thịt, 30.000 vịt trời, hàng nghìn ngỗng thịt các loại,… Hàng năm trang trại chăn nuôi gia cầm đặc sản tổng hợp của gia đình ông Luyến thu lãi tiền tỷ. Tính ra hàng tháng thu nhập của gia đình ông trên 100 triệu đồng/1 tháng là điều không khó. Đây cũng chính là mức thu nhập đáng mơ ước của nhiều gia đình chốn thôn quê.

Bà Trương Thị Loan vợ ông Lê Văn Luyến đang làm vacxin cho lô gà lôi giống chuẩn bị xuất bán.

Thành công đến với ông Luyến tưởng chừng rất dễ ràng, tuy nhiên thành công này phải đánh đổi bằng bao lần trắng tay bởi thiên tai dịch bệnh. Thế nên giờ đây, ngồi ngẫm lại ông Luyến chia sẻ: “Phải kiên trì thì việc gì cũng thành và chỉ có chăn nuôi an toàn sinh học mới có hiệu quả cao, khi chăn nuôi thì chuồng trại phải sạch sẽ, sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để cho ăn và làm đệm lót sinh học để chăn nuôi”.

Biết được các kiến thức này là do ông cần mẫn tham gia nhiều lớp học, thường xuyên trao đổi với cán bộ Khuyến nông và cán bộ thú y về tình hình chăn thả của trang trại. Hiện tại, ông đã có chứng chỉ sơ cấp nghề chăn nuôi thú y, có nhiều chứng nhận tham gia lớp chăn nuôi an toàn sinh học do nhà nước cũng như tổ chức thế giới FAO tổ chức.

Ông Luyến khẳng định, nếu trong chăn nuôi làm tốt công tác vệ sinh, chuồng trại đảm bảo sạch sẽ thoáng mát đã tránh được 80% dịch bệnh. Nếu như trước đây chăn nuôi không theo phương pháp an toàn sinh học mỗi năm gia đình ông phải chi phí riêng tiền thuốc và kháng sinh lên tới 150 triệu đồng.

Từ khi chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học và sử dụng đệm lót chi phí thuốc chỉ còn khoảng 40 triệu đồng/năm, kháng sinh gần như gia đình ông không phải sử dụng, công chăm sóc giảm xuống rất nhiều.

Ở cái tuổi thấp thập, ông Luyến làm giàu nhưng vẫn tâm niệm để chữ “Tâm” trong chăn nuôi, ông muốn người mua được sử dụng những sản phẩm sạch, chất lượng. Chính vì vậy, trang trại của gia đình ông chăn nuôi hoàn toàn không có cám công nghiệp, toàn bộ sản phẩm nuôi thịt đều chăn nuôi theo hướng an toàn, sử dụng cám ngô, cám gạo, và rau bèo trộn với men vi sinh để chăn nuôi.

Giá bán gà lôi và gà ta của gia đình ông luôn duy trì ở mức 120.000 – 130.000 đồng/kg. Thương lái tìm đến tận nơi thu mua, sản phẩm làm ra dân trong và ngoài vùng đều ưa chuộng và tin dùng. Ngoài chăn nuôi gia cầm, ông Luyến chia sẻ thời gian tới ông nhất định mở rộng thêm quy mô nuôi thịt lợn sạch.

Ông cũng cho biết ông đã tìm hiểu trên internet và biết đến thầy Nguyễn Khắc Tuấn giảng viên trường Học viện nông nghiệp Việt Nam về chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học có sử dụng men vi sinh trong thức ăn. Sắp tới ông sẽ tìm hiểu sâu hơn và hiện thực hóa mô hình.

Ông Phạm Hải Dương Chủ tịch UBND xã Đông Hưng cũng đánh giá cao mô hình chăn nuôi trang trại tổng hợp của ông Luyến là mô hình điểm của xã, qua nhiều năm phấn đấu làm kinh tế trang trại là nhiều năm ông Luyến tham gia tích cực vào các phong trào của thôn xã như hỗ trợ làm đường, làm nhà văn hóa thôn cũng như các hoạt động khuyến học tại địa phương. Mô hình trang trại của gia đình ông Lê Văn Luyến chính là tấm gương sáng về ý trí vươn lên làm giàu để nhiều người dân địa phương trong vùng học tập và làm theo.

Minh Nga (TTKN Bắc Giang)

Nuôi Gà Tây, Hải Xe Ôm Thành Tỷ Phú

Hơn 20 năm trước, gia đình anh Hải rời quê Hậu Giang lên TP Đà Lạt kiếm sống. Gom góp toàn bộ gia sản cũng chỉ mua được vài sào đất ruộng trong hẻm sâu đường Phạm Hồng Thái. Dựng căn nhà bằng gỗ tạm bợ làm nơi trú mưa, tránh nắng, bắt đầu những ngày tháng tất bật mưu sinh. Trồng xà lách xoong mang ra chợ bán, chẳng lãi là bao, anh Hải còn làm nghề xe ôm.

Anh Hải lùa gà tây ra vườn (ảnh lớn) Gà trống xòe đuôi ve vãn gà mái

Một lần về thăm quê, thấy gà tây to lớn, lạ mắt, anh liền mua 3 con mang về khu vườn nuôi làm cảnh. Ban ngày nhặt rau, cỏ ngoài vườn, tối đến chỉ cần ăn thêm một ít cám, lúa, ngũ cốc, gà lớn rất nhanh. Thấy chúng thích hợp với khí hậu mát mẻ, anh quyết định gây đàn lên 70 rồi 100 con.

Gà tăng đàn rất nhanh, nhưng người dân nơi đây chưa biết đến loại thịt gia cầm này. Anh Hải học hỏi cách chế biến gà tây từ một số đầu bếp và trên sách báo, tạp chí để chiêu đãi người quen rồi mang đến các nhà hàng, quán ăn để tiếp thị. Gà của anh được nuôi theo phương thức thả vườn: 70% lượng thức ăn là rau, cỏ có sẵn trên ruộng, 30% còn lại là cám, ngô, lúa nên thịt săn chắc, thơm ngon hơn nhiều nơi khác, do đó khách nước ngoài rất ưa chuộng. Dần dà khách trong nước cũng thường xuyên đặt món gà tây trong dịp Noel, Tết Nguyên đán, lễ Tạ ơn bởi chất lượng thịt ngon, tỷ lệ protein cao, tỷ lệ mỡ rất thấp. Một số nhà hàng lớn tại Lâm Đồng và TPHCM đã đưa gà tây vào thực đơn hằng ngày cho khách lựa chọn…

Chế tạo lò ấp trứng

“Gà tây kềnh càng, nặng nề nên rất vụng về trong việc ấp trứng khiến số lượng gà con được ấp nở không cao. Gà tây nuôi con cũng không tốt như gà ta. Khi dẫn đàn đi kiếm ăn, nhiều lúc giẫm chết con, không biết cách phát tiếng kêu gọi các con đến nơi có nhiều thức ăn. Gặp trời mưa, ít khi giang đôi cánh thật rộng để che cho con khỏi ướt… Bởi thế, tôi quyết định sáng chế ra máy ấp trứng bằng điện thay cho gà mẹ”, anh Hải cho biết.

Gà tây có nguồn gốc ở Bắc Mỹ và Mêxicô, là loài thú hoang đã được thuần hóa và nuôi dưỡng như gia cầm. Gọi là gà tây vì được nhập vào Việt Nam từ các nước phương Tây.

Anh dùng nhiệt kế đo biên độ thay đổi từng phút của ổ trứng suốt thời gian từ khi gà mẹ bắt đầu ấp đến lúc gà con mổ tách vỏ làm đôi để ra ngoài. Sau đó anh sáng chế máy ấp trứng bằng cách lắp ráp đoạn dây dẫn đốt nóng với công tắc tự động điều chỉnh theo biên độ nhiệt mà anh đo được từ ổ trứng gà ấp. Đưa máy vào ấp mẻ đầu tiên với 100 trứng trong gần một tháng nhưng tỷ lệ nở gà con chưa tới 80%.

Tiếp tục theo dõi anh phát hiện tập tính giải nhiệt trứng ấp của gà: nửa tháng đầu, cách 3 – 4 ngày là gà rời khỏi ổ khoảng 10 – 15 phút; nửa tháng sau, mỗi ngày gà rời khỏi ổ một lần cũng với thời gian hơn 10 phút. Anh liền gắn thêm hai chiếc quạt gió thổi hơi nước để giải nhiệt. Chiếc lò ấp trứng dần hoàn thiện với công suất 500 trứng/28 ngày, đạt tỷ lệ gà nở 95% trở lên.

Nếu so với công suất ấp chưa tới 20 quả của một con gà với tỷ lệ ấp nở 65 – 70% thì chiếc máy này hiệu quả gấp nhiều lần. Đó là chưa kể nếu không phải ấp trứng thì số lần đẻ trong năm của gà mái tăng lên. Nhiều người tìm đến đặt mua loại lò ấp trứng này với giá từ 3 – 5 triệu đồng/chiếc.

Gần một tháng tuổi gà tây được bán làm con giống hoặc nuôi đại trà lấy thịt. Ngoài 2 tháng tuổi, gà sẽ lớn rất nhanh, hầu như không bị dịch bệnh. Sau 5 tháng, gà trống có trọng lượng từ 6 – 7kg; gà mái khoảng 4kg, có thể xuất chuồng với giá trên dưới 200 ngàn đồng/kg. Khoảng 7 tháng tuổi, gà mái bắt đầu đẻ trứng (mỗi lứa một con gà đẻ từ 20 – 40 quả trứng) và ấp nở thành gà con được bán rất chạy.

Thấy nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực khách, anh Hải cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi gà tây cho 15 cơ sở vệ tinh rồi bao tiêu toàn bộ sản phẩm của họ; đồng thời xúc tiến lập 3 trang trại gà tây tại một số huyện của Lâm Đồng và Đồng Nai.

Hiện anh Hải có hàng ngàn con gà thịt, gà giống, gà con; đồng thời còn nuôi chim công, gà rừng, trĩ đỏ, trĩ 7 màu quý hiếm; trị giá đất đai và các tài sản khác lên đến vài tỷ đồng. Nguồn thu của gia đình anh từ trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán… lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.

Kim Anh

Con Gà Chọi Giá Nửa Tỷ Đồng Của Tay Chơi Hà Thành

Chọi gà hay còn gọi đá gà đã trở thành thú vui dân gian từ nhiều thế kỷ. Đó là trò chơi mang đậm nét văn hóa của người Việt để giải trí về đấu pháp, tài nghệ của gà.

Thú chơi gà chọi hiện cũng đang được khá nhiều bạn trẻ Hà thành xem là một thú chơi thời thượng, đặc biệt với nhiều bạn trẻ, đó còn là niềm đam mê, ước mơ lớn.

“Say” gà từ lúc 6 tuổi

Gặp Nguyễn Hoài Nam (số 19, ngõ 561 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) lần đầu, có lẽ ít ai nghĩ người đối diện thuộc thế hệ 9X bởi chàng trai Hà thành này tỏ ra ra khá am hiểu và kinh nghiệm về thú chơi gà chọi.

Theo Nam, một con gà chọi đẹp sau khi lựa chọn tông dòng (nguồn gốc), thì người nuôi bắt đầu tiến hành xem tướng gà chọi để chọn được một “chiến kê” (gà chọi hay) giỏi gồm có 4 yếu tố cần xem xét như “Nhất thủ, nhì vĩ, tam hình, tứ túc” tức là xem đầu, lông, hình dáng và chân vảy đẹp.

“Một con gà chọi đẹp toàn diện phải là con gà mặt công, mình cốc, cánh vỏ chai, mình như chim cốc, cánh dài ôm sát vào người. Màu mã một con gà đẹp như màu ô tía (màu lông đen phảy đỏ), chân vàng, mào công, mắt trắng người ta thường nói ‘Nhất điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt’.

Về đường nét, gà chọi đẹp là con gà mào công, mắt trắng, mỏ ba soi chiều cao khoảng 40-50 cm tính từ chân đến cánh vai, khung bệ tốt. Đặc biệt gà chọi rất quan trọng ở cặp chân, cặp chân đẹp như chân vàng điểm mực, hậu độ nổi phồng lên.

Ngoài hình dáng thì một con gà chọi ‘thông minh’ là điều quan trọng không kém. Đó là một chú gà có thế võ hay và chiến thuật, ít để đối phương đánh vào đầu”, Nam say sưa tả.

Hồ hởi trò chuyện, Nam cho biết từ lúc nhìn thấy con gà chọi Nam đã “say” ngay và luôn mơ ước được sở hữu một chú gà chọi thực thụ. Tính từ thời điểm đó đến nay cũng đã ngót hơn 20 năm, chàng trai trẻ 9X này gắn bó với những chú gà chọi.

Nhìn trong chuồng phân không tốt là rất lo

Nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ với những “đấu sỹ” này, Nam còn tiết lộ lúc bé vì mê gà quá mà lãnh bao nhiêu trận rầy la của bố mẹ bởi cái tội “cầm” xe đạp để mua được con gà về nuôi.

“Bắt đầu nuôi gà lúc 6 tuổi nhưng hồi đó chỉ đi xin gà về nuôi thôi chứ làm gì có tiền mà mua gà. Đến năm học cấp 2 đã tự cho gà ra xới chọi rồi. Cũng phải bán mấy cái xe đạp để ‘đầu tư’ mua gà chứ không ít đâu. Thậm chí còn xin đi rửa xe máy thuê để lấy tiền mua gà,” Nam cười tít mắt chia sẻ.

Nam cũng cho biết nhà không có sân vườn vì thế sân thượng chính là “trang trại mini” của những chú gà chọi anh nuôi. Không gian không rộng nhưng Nam cũng đã khéo léo tự thiết kế để đặt các chuồng nuôi những chú gà chọi và còn không quên bố trí khu vực sân tập thể dục cho các “đấu sỹ” này. Hàng ngày anh khá bận rộn và tiêu tốn khá nhiều thời gian ở trên khu vực sân thượng này.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho những chú gà chọi của mình, Nam còn lắp đặt hệ thống điều hòa hai chiều ngay tại chuồng nuôi gà, không để gà chịu quá lạnh cũng như quá nóng.

“Chăm sóc con gà như chăm sóc đứa trẻ con, phải để ý nó ăn uống, ngủ nghỉ như thế nào. Một ngày chế độ ăn ba bữa: sáng phải dậy từ 4-5 giờ sáng để cho gà ăn một bữa thóc chứ dậy muộn thì gà bị đói, khoảng 12 giờ trưa thì cho ăn một bữa gồm có đồ tươi như thịt cá, tôm, cua, rau muống, rau cải, cà chua và khoảng 4 giờ chiều phải cho gà ăn bữa tối. Đó là chưa kể thời gian cho gà tập luyện.

Ngoài ra, còn phải có thêm một số thuốc bổ trợ nữa như bổ xương, bổ nội tạng, bổ máu. Những con gà bị ốm uống kháng sinh xong thì phải cho uống thuốc bổ gan để nó thải độc ra ngoài. Cho gà uống vitamin để cho nó kích ăn. Nuôi con gà chọi như chăm trẻ con phải để ý từ… bãi phân nó như thế nào. Sáng dậy nhìn trong chuồng phân không tốt là rất lo,” Nam chép miệng nói.

Nam tâm sự anh “cuồng” gà đến mức hôm nào nếu có chú gà bị ốm, Nam sẽ mất ngủ, nằm cứ trằn trọc thương con gà. Hoặc khi có con gà mình thích mà không bắt được thì trong người cứ cảm thấy bứt rứt nghĩ cách để chuộc (mua) bằng được.

Nói đến đam mê này, anh Bùi Quang Tuấn (Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) cũng đang sở hữu 5 con gà chọi thuộc hàng “đỉnh,” trong đó có “chiến binh” còn được định giá ngót trăm triệu nhưng anh nhất quyết không bán. Mặc dù không có sân vườn nên anh cũng vừa nuôi ở nhà vừa đi gửi.

“Từ năm 6 tuổi, thấy con gà là mình đã thích mê. Nên việc nuôi gà chỉ để thỏa chí đam mê, lúc nhỏ tôi còn bế cả chó để đổi lấy gà chọi về nuôi trong nhà, ăn ngủ với nó. Thậm chí giờ nhiều hôm đi làm về căng thẳng nhưng chỉ cần nhìn thấy chú gà chọi ‘kiêu hãnh’ vươn mình vỗ cánh là mình đã thấy xua tan mọi ưu phiền,” anh Tuấn cười thích thú.

Anh Tuấn cũng cho biết với nhiều thanh niên, đá gà là thú chơi lành mạnh, giúp bỏ được nhiều cám dỗ không tốt như chơi điện tử hay là những tệ nạn xã hội khác, vì hầu như thời gian đều dành cho gà, không tâm trí nào để chơi bời những thứ khác.

Gà chọi nửa tỷ

Hiện nay, “trang trại mini” của Hoài Nam có khoảng vài chục con gà chọi. Ngoài ra, Nam còn có một trại “đúc” (nơi nhân giống gà) ở tỉnh Bình Định.

Mỗi con gà của Nam đều có những tâm đắc khác nhau, được anh coi như những “bảo bối” vô giá của mình. Vì đó đều là những chú gà được anh chăm bẵm hàng ngày, xem như những đứa con tinh thần của mình.

“Dân chơi gà thường rất ít khi bán gà mà chỉ tặng gà thôi. Song có những người họ cũng nuôi để bán. Đây cũng là một hướng để làm kinh tế vì có những con gà chọi có giá khoảng 200-300 triệu đồng, thậm chí có con gà chọi còn được định giá khoảng nửa tỷ, đắt bằng cả cái nhà, cái ôtô. Còn gà chọi thông thường cũng dao động từ 1 triệu đến 50-60 triệu đồng/con”, Nam cho hay.

Nói đến những chú gà của mình, Nam còn đặt tên thân thiết cho từng con như gà Tôn Ngộ Không (nhìn nó tinh nhanh như Tôn Ngộ Không và có những đòn đánh, lối chiến đấu sắc bén, đặc biệt không cho đối thủ đánh vào đầu), gà Ma tốc độ (đá nhanh mạnh, chính xác), Tía thằn lằn (nhìn màu tía và có cổ như con thằn lằn); gà Ô bom (màu đen và có lối đá như dội bom), gà Ô con (màu đen và rất nhỏ con)….

Nam còn hồ hởi liệt kê những con gà chọi “danh thủ” nhất nhì Việt Nam mà chỉ cần nhắc tên gà, dân chơi sẽ biết ngay chủ nhân của nó như: Xám Messi (của anh Bình Vổ ở Thái Bình); Ô taxi (anh Chỉnh ở Trung Kính, Hà Nội); Tía Liên Chu (anh Thành ở phố Vọng, Hà Nội); Xám Thần (anh Thơ ở Sơn Tây); Nhạn Yến Thanh (bác Hiển ở Nhân Chính, Hà Nội); Ô Điên (người có biệt danh Cáo Chạy Kêu – Thái Nguyên); Gà Peter Ground (biệt danh Trung Càphê ở Bưởi, Hà Nội)….

“Những con gà này đều có giá từ 300-500 triệu đồng. Những con gà này ăn giải nhiều kỳ, đòn lối hay, độc chân. Tuy nhiên, chủ nhân của những chú gà này không bán vì họ cũng là những người say mê với gà chọi, mỗi con gà đã tạo nên thương hiệu, hễ nhắc đến tên gà thì người ta biết đến tên chủ”, Nam cho biết.

Nam cũng cho hay dịp ra Tết anh thường hay cho những chú gà của mình tham gia các lễ hội đình-làng, hoặc các cuộc thi để chọi thi. “Nuôi con gà thành công thích lắm. Xem gà thi đấu mà con nào có thế võ hay là ấn tượng mãi, cảm giác như xem một trận bóng sau đó đội tuyển mình thắng vậy thôi, đá gà thắng rất sướng”, Nam cười giòn tan.

“Hiện nay, dân chơi gà chọi rất đông, chọi gà không chỉ là thú chơi mà còn là niềm đam mê cho tất cả những ai muốn gắn bó với con vật này và phải là người yêu gà thì mới đào tạo ra được một con gà đá hay, có tên tuổi trong giới”, Nam cho hay.

Làm Giàu Thành Công Từ Nuôi Gà “Lạ”

Tuy ở miền rừng núi, nhưng anh Đoàn Văn Hưng, 1991, thôn 10, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã tìm được cách làm giàu ở nông thôn với mô hình chăn nuôi gà Phùng Dầu Sơn. Từ mô hình nuôi giống gà “lạ” này, mỗi năm anh Hưng đút túi tới 500 triệu đồng.

Làm giàu từ nuôi gà “lạ”

Hỏi tìm gia đình anh Hưng nuôi giống gà “lạ”, hầu như ai ở xã Quy Mông này đều biết. Băng qua những cung đường dài đồi núi trập trùng, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đến nhà anh.Thấy có khách, anh Đoàn Văn Hưng niềm nở dẫn đi thăm mô hình nuôi gà Phùng Dầu Sơn của gia đình.

Anh Hưng chia sẻ: ” Trước đây, bà con nông dân trên địa bàn thường nuôi gà thả vườn cho ăn thóc, ngô. Tuy nhiên, với hình thức này mỗi năm chỉ bán được 2 lứa với số lượng nhiều lắm là mấy chục con/lứa mà thôi. Năm 2023, nhiều lần tìm hiểu trên sách báo, ti vi, tham gia các nhóm, hội về nuôi gà trên mạng xã hội, mình thấy mô hình chăn nuôi gà bán công nghiệp kết hợp chăn thả phù hợp với điều kiện của địa phương… “.

Mới đầu, anh Hưng nuôi 2.000 con gà Phùng Dầu Sơn. Ngày đó, kinh nghiệm chưa nhiều nên việc chăm sóc gà gặp không ít khó khăn. Thế nhưng nhờ sự ham học hỏi, ý chí quyết tâm nên việc chăn nuôi của gia đình anh Hưng ngày một đi vào ổn định hơn. Hiện diện diện tích chăn nuôi gà của gia đình anh Hưng đã mở rộng lên tới 6.000m2, với số lượng gà lên tới 5.000 con…

Được biết, giống gà mà gia đình anh Hưng chọn nuôi trong trang trại là gà Phùng Dầu Sơn. Đây là loại gà bản địa của tỉnh Khánh Hòa và được nhà nước công nhận nằm trong “Bộ giống Quốc gia”. Gà Phùng Dầu Sơn thịt thơm ngon, có độ đồng đều khá cao và đặc biệt thích hợp với mô hình chăn nuôi thả vườn.

Anh Hưng cho hay giống gà Phùng Dầu Sơn có thời gian sinh trưởng từ 3.5-4 tháng. Khi gà đạt trọng lượng khoảng 2.5 kg sẽ được xuất bán. Mỗi năm gia đình anh Hưng bán được khoảng trên dưới 40 tấn gà thịt với mức giá ổn định 60.000/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi con gà cho lãi khoảng 35.000 đồng. Như vậy, chỉ riêng việc nuôi gà Phùng Dầu Sơn, mỗi năm gia đình anh Hưng đút túi không dưới 500 triệu đồng…

Chính vì thế, mức giá bán gà Phùng Dầu Sơn bao giờ cũng cao hơn 20-25.000 đồng/kg so với gà thông thường. Điều quan trọng là bán ở mức giá cao nhưng chưa bao giờ anh Hưng “ế hàng”. Thậm chí, có những lúc cao điểm, trang trại của anh còn chẳng đủ gà bán.

Lập hội nuôi gà

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi gà Phùng Dầu Sơn, anh Hưng cho hay: ” Gà là loài vật nuôi rất mẫn cảm với thời tiết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Chính vì thế, công tác phòng chống dịch bệnh cho gà cần được thực hiện thật tốt. Trước khi thả giống phải rửa sạch nền chuồng, sát trùng. Sau mỗi đợt xuất chuồng phải tiến hành vệ sinh chuồng, vườn, rải vôi bột khử trùng mới bắt đầu thả gà cho vụ nuôi kế tiếp… “.

Anh Hưng lý giải, loài gà vốn có thân nhiệt cao, không may gặp trời mưa hoặc lúc nhiệt độ giảm đột đột rất dễ bị tiêu chảy hoặc sốt. Thời điểm nên thả gà nhiều nhất chính là vào tháng cuối trước khi xuất chuồng. Làm điều này giúp gà khỏe mạnh, đủ sức đề kháng, mẫu mã đẹp và thịt săn chắc hơn.

Mô hình nuôi gà bán công nghiệp kết hợp chăn thả phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên những năm gần đây, xã Quy Mông đã vận động bà con nông dân mạnh dạn phát triển mô hình này. Và anh Hưng là 1 trong những hộ tiên phong nuôi gà Phùng Dầu Sơn-giống gà ban đầu dân địa phương cho là gà “lạ”.

Anh Hưng cho biết: “Nông dân trong thôn chăn nuôi theo mô hình gà bán công nghiệp kết hợp chăn thả đã thành lập hội nuôi gà để có thể dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời…Hiện trong thôn 10 đã có 6 hộ chăn nuôi gà Phùng Dầu Sơn với quy mô từ 2.000 đến 5.000 con.

Tựa bài do enternews đặt

Cập nhật thông tin chi tiết về Nước Mắt Làm Giàu: Bao Lần Trắng Tay Mới Thành Tỷ Phú Gà Lôi trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!