Xu Hướng 6/2023 # Những Giống Gà Nội Địa Được Nuôi Phổ Biến Ở Việt Nam Hiện Nay # Top 15 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Giống Gà Nội Địa Được Nuôi Phổ Biến Ở Việt Nam Hiện Nay # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Những Giống Gà Nội Địa Được Nuôi Phổ Biến Ở Việt Nam Hiện Nay được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Nguồn gốc: Gà ri là giống gà đẻ trứng nhỏ được nuôi rộng rãi ở Việt Nam.

– Đặc điểm: Con mái có màu lông không đồng nhất, vàng rơm, vàng đất, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Một năm tuổi, gà mái nặng 1,2 – 1,4 kg. Gà mái 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Sức đẻ năm đầu 100 – 110 trứng, trứng nặng 40 – 45 g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 – 20 trứng, nghỉ đẻ và đòi ấp. Nuôi con khéo. Gà ri thích hợp với nuôi chăn thả, chịu đựng tốt điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng. Thuộc loại gà lấy trứng, thịt. Thịt thơm ngon. Con trống lông màu đỏ tía, đuôi đen có ánh xanh, mào sớm phát triển, ba tháng đã biết gáy. Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 – 2 kg.

– Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 – 100 trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10 – 15 trứng là lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. Sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 – 3,5 kg.

2. Gà Đông Tảo

– Nguồn gốc: Tỉnh Hưng Yên Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có.

– Đặc điểm ngoại hình: Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái).

– Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (50 – 70 trứng/ năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng.

– Nguồn gốc: Gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

– Đặc điểm: Mào gà to có màu đỏ hoặc màu hồng như màu hoa mẫu đơn. Còn đuôi gà thường xòe to như cái nơm, các lông đuôi bằng nhau. Chân gà Hồ thường to, tròn (quản), vẩy chân mịn màu vỏ đỗ nành. Con gà trống có dáng to, dài, trọng lượng của một chú gà trống nuôi làm giống có khi lên đến 6 – 7 kg. Còn gà mái thường có 3 màu lông: đất thó (trắng, xanh), vỏ quả nhãn chín và màu sẻ (giống lông chim sẻ). Trọng lượng của gà mái tối đa từ 4-5 kg

– Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 trứng / năm. Thồi gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 – 8 tháng.

– Nguồn gốc: có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây (nay thuộc xã Sơn tây – Hà Tây)

– Đặc điểm: Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng, Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp

– Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5 – 3 kg, gà trống 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (55 – 60 trứng/ năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 7 tháng.

5.Gà tàu vàng

– Nguồn gốc: Chủ yếu ở phía nam và rất được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi.

– Đặc điểm: Lông màu vàng rơm, vàng sẫm, có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Chân màu vàng, da vàng, thịt trắng, mào phần lớn là mào đơn và ít mào nụ. Sức đề kháng cao, thích ứng với mọi điều kiện chăn thả địa phương. Thịt rắn chắc, thơm ngon. Thích hợp với nuôi thả vườn.

– Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,6 – 1,8 kg, gà trống: 2,2 – 2,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt là 6 tháng. Sản lượng trứng bình quân (60 – 70 trứng/ năm). Gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, gà mái có đặc tính thích ấp, nuôi con giỏi.

– Nguồn gốc: Phổ biến ở các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ

– Đặc điểm: Gà ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng tuyền; da, thịt, xương, mỏ và chân đều đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái mào cờ nhưng nhỏ và đỏ nhạt, tích màu xanh. Chân có lông và 5 ngón (ngũ trảo), nhưng cũng có một số con không có lông chân hoặc chân chỉ có 4 ngón. Gà ác có sức sống rất cao. Tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày tuổi đến 56 ngày tuổi trung bình đạt 95-98%, cá biệt có đàn đạt 100%.

– Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành con mái: 0,5 – 0,6 kg, con trống: 0,7 – 0,8 kg. Gà mái đẻ 1 – 2 trứng/ lứa, sản lượng trứng 70 – 80 quả/ năm. Người ta nuôi gà ác để làm thuốc hay chế biến như một món ăn đặc sản. Hiện nay giống gà này bị tạp pha với một số giống khác như: gà ri, gà Tàu Vàng, gà Tre…

– Nguồn gốc: Đây là một giống gà bản địa phổ biến tại khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ

– Đặc điểm: Sắc lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt thơm ngon (nhiều nơi cũng nuôi để làm cảnh).

– Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 0,6 – 0,7 kg, gà trống: 0,8 – 10 kg. Gà mái đẻ trứng trung bình (40 – 50 trứng/ năm).

– Nguồn gốc: Giống gà này có ở khắp các miền Việt Nam thường gọi là gà chọi hay gà đá…

– Đặc điểm: Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc..

– Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,0 – 2,5 kg, gà trống: 3,0 – 4,0 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt 5 tháng, sản lượng trứng bình quân (50 – 60 trứng/ năm). Thời gian bắt đầu đẻ là 7 tháng. Con trống được dùng để lai với gà Ri và các giống gà khác để sản xuất con lai nuôi thịt.

Một Số Giống Gà Nuôi Phổ Biến Ở Việt Nam (Phần 1)

1.1 Gà Ri

– Nguồn gốc: Gà Ri là giống gà được nuôi phổ biến ở nước ta

– Đặc điểm ngoại hình

+ Ngoại hình gà Ri chủ yếu thon nhỏ ,đầu thanh ,mỏ nho,mào cờ có nhiều răng cưa ,chân và da có màu vàng . Gà trống mào phát triển, tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc trắng .

Màu lông gà ri rất khác nhau song phổ bến nhất là con gà mái có lông vàng rơm vàng đốm đen xung quanh cổ đôi khi có đốm đen (đốm hoa mơ );con trống màu lông đỏ thắm ,lông cườm cổ và lưng phát triển có màu vàng òng ,lông bụng màu đỏ nhạt hoặc vàng đất

Giống gà Ri

– Các chỉ tiêu năng suất

+ Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi : trống 1.700-1.800g và mái1.200-1.300g

+ Tuổi đẻ quả trưngs đầu tiên :113 ngày tuổi

+ Sản lượng trứng 68 tuần tuổi: 124-126 quả / mái

+ Khối lượng trứng trung bình : 43,9g, tỷ lệ ấp nở :78%

+ Nuôi thịt 105 ngày tuổi : 1,2 -1,3 kg .

+ Tiêu tốn bình quân thức ăn cho một kg tăng khối lượng : 3,4-3,5 kg.

1.2 Gà Hồ

– Nguồn gốc: gà Hồ có nguồn gốc từ làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh.

– Đặc điểm ngoại hình:

+ Gà có mào nụ; da, mỏ và da chân vàng.

+ Gà trống: Đầu to, mình cốc, cánh vỏ trai, đuôi nơm, diều cân ở giữa, quản ngắn, đùi dài, vòng chân tròn các ngón tách rời nhau, màu lông mận chín, cổ và lưng có lông vàng đỏ.

+ Gà mái: Có màu đất thó hay màu quả nhãn, ngực nở, chân cao vừa phải, kết cấu toàn thân chắc chắn.

Giống gà Hồ

– Các chỉ tiêu năng suất:

+ Khối lượng cơ thể:

6 tháng tuổi: trống 2500 g, mái 1800 g.

12 tháng tuổi: trống 4100 g, mái 2900 g.

+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 240 ngày tuổi.

+ Sản lượng trứng đạt: 40-50 quả/mái/năm.

+ Khối lựợng trứng: 51 g; tỷ lệ ấp nở thấp trung bình: 50%.

1.3. Gà Mía

– Nguồn gốc: gà Mía có nguồn gốc từ xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây (nay là Hà Nội)

– Đặc điểm ngoại hình:

+ Gà trống: thân hình to dài hình chữ nhật, lông chủ yếu có màu mận chín, còn lại là màu đen. Mào cờ, tích tai chảy, chân cao, da chân màu vàng nhạt

+ Gà mái: thân hình to, lông màu lá chuối khô xám. mắt tinh nhanh, da chân vàng nhạt.

Đặc biệt sau khi đẻ 3 – 4 tháng lườn chảy xuống giống yếm bò.

Giống gà Mía

– Các chỉ tiêu năng suất:

+ Khối lượng cơ thể 6 tháng: trống 3.100 g, mái 2.400 g.

+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên từ: 165-170 ngày tuổi.

+ Sản lượng trứng đạt: 55 – 62 quả/mái/năm.

+ Khối lượng trứng: 48 – 49 gam.

+ Tỷ lệ ấp nở: 60-65 %.

1.4. Gà Đông Tảo (Đông Cảo)

– Nguồn gốc: gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Cảo, Khoái Châu, Hưng Yên.

– Đặc điểm ngoại hình:

+ Gà 01 ngày tuổi có màu lông trắng đục. Gà trống trưởng thành có màu lông mận chín pha lẫn màu đen đỉnh đuôi và cánh có lông đen ánh xanh; gà mái có màu quả nhãn hay màu đất thó.

+ Gà có mào kép, mào nụ, mào hoa hồng, mào bèo dâu.

Giống gà Đông Tảo

– Các chỉ tiêu năng suất:

+ Khối lượng cơ thể 6 tháng tuổi: trống 2450 g, mái 1900g 12 tháng tuổi: trống 4950 g, mái 3550 g.

+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 160 ngày.

+ Sản lượng trứng: 68 quả/mái/năm.

+ Khối lượng trứng trung bìn h: 48,5 gam.

+ Tỷ lệ ấp nở: 60 – 65 %.

1.5. Gà Ác

– Nguồn gốc: gà Ác được nuôi chủ yếu ở các tính đồng bằng sông Cửu Long và Miền Tây Nam Bộ. Giống gà này được coi là gà thuốc, dùng để bồi dưỡng sau khi ốm hoặc tăng sức khoẻ.

– Đặc điểm ngoại hình: gà có tầm vóc nhỏ, lông trắng tuyền; mỏ, chân da, thịt và xương đều màu đen; chân thường có 5 ngón, lông mọc ở cả ngón. Gà trống có mào cờ đỏ nhạt và pha màu xanh.

Giống gà Ác

– Các chỉ tiêu năng suất:

+ Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi: trống 290 g, mái 260 gam; lúc 16 tuần tuổi: trống 700 – 750 g, mái 550-600 g.

+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 121 ngày.

+ Sản lượng trứng trung bình: 88 quả/mái/năm.

+ Tỷ lệ ấp nở đạt: 80-90 %.

4 Giống Gà Chọi Phổ Biến Nhất Hiện Nay

1. Giống gà chọi phổ biến hiện nay – Gà chọi nòi

Gà chọi nòi là một trong những giống gà chọi hay được nhiều sư kê yêu thích và sưu tầm bởi chúng mang trong mình một nguồn sức mạnh vô tận, gà nòi với bản năng đá đòn, rất phù hợp với những trận đấu đá đòn không gắn cựa. Gà chọi nòi thường là kẻ thắng trận trong đá gà truyền thống.

Theo kinh nghiệm từ xưa truyền lại, những con gà nòi hay nhất tốt nhất thường có các màu lông như:

– Gà có màu lông đen tuyền (Gà Ô)

– Gà có màu lông đen mượt và ánh xanh trên lông (Gà Ô ướt)

– Gà có màu lông trắng (Gà Bạch Nhạn)

– Gà có màu lông đỏ pha xám (Gà Điều)

– Gà có màu lông xám tro (Gà Xám)

– Gà có lông mã, lông cánh màu đỏ sẫm và thân hình màu lông xám (Gà Xám Son)

– Gà có màu lông xám khô khốc ở toàn thân, lông mã của gà có màu lông như gà mái (Gà Xám Khô)

– Gà có màu lông lem luốc nhìn giống lông chim ó, có thể có màu hung đỏ như lông của chim diều hâu (Gà Ó)

– Gà có màu lông đen, đỏ, trắng, xám pha vào nhau (Gà Ngũ Sắc).

Trong đó phải kể đến 4 con chiến kê thuộc giống gà nòi tuyệt vời nhất Việt Nam: Gà Xám Thần, Xám Messi, Tía Kinh Kong và gà Ô Taxi được xem là chiến thần bất khả chiến bại với những chiến tích vô cùng lừng lẫy khó có con gà chọi nào làm được.

2. Giống gà chọi phổ biến hiện nay – Gà chọi Mỹ

Gà chọi Mỹ với cấu tạo nội tạng đặc biệt, ưu điểm về thể lực sung mãn, tinh thần máu lửa và sự quả cảm chiến đấu cho đến chết nên được rất nhiều sư kê cũng như người đam mê đá gà yêu thích. Do đó, những trận đá gà có gà chọi Mỹ tham gia thu hút rất đông người xem và chơi cá cược.

Gà Mỹ có nguồn gốc từ gà chọi Anh cổ và được lai tạo với các gà mái chọi hay của châu Á, châu Âu tạo thành gà chọi Mỹ hiện đại. Ngoài ra còn có gà tre Mỹ cũng vô cùng dũng mãnh. Đặc điểm tiêu biểu của gà Mỹ là có thân hình không quá to, cũng không quá bé đạt ở mức trung bình, gà chọi mỹ có tốc độ rất nhanh, ra đòn chớp nhoáng, tính hiếu chiến cực cao và rất hung dữ, đã đấu thì phải đấu đến cùng không bỏ chạy.

Tại Việt Nam giống gà chọi mỹ rất được ưa chuộng vì chúng có tốc độ ra đòn khá nhanh khiến đối thủ không kịp trở tay, những cú đá của gà mỹ được ví như những cú đấm của các võ sĩ quyền anh hạng nặng, nhược điểm của gà chọi mỹ đó là kỹ năng né thấp hơn so với gà chọi thường.

3. Giống gà chọi phổ biến hiện nay – Gà chọi Peru

Gà chọi Peru là kết quả lai tạo giữa các giống gà châu Âu tạo nên một giống gà vô cùng đẳng cấp trong làng đá gà thế giới. Gà chọi Peru là “đặc sản” của đất nước Peru với bản chất nhanh nhạy, gan lỳ mà ai ai đam mê chơi gà cũng mơ ước.

Dòng gà peru thường đi đá tại các giải đá gà cựa dao, đá gà cựa sắt để những chiến kê peru có thể phát huy uy lực của mình trong mỗi trận đấu.

4. Giống gà chọi phổ biến hiện nay – Gà chọi Asil

Gà chọi Asil xuất phát từ Ấn Độ với đặc điểm ngoại hình cao lớn, cường tráng rất phù hợp với kiểu đá đòn truyền thống của Việt Nam nhất là ở miền Bắc và miền Trung. Gà Asil có khả năng ra đòn với sức nặng của búa tạ nện thẳng vào đối thủ khiến đối phương choáng váng đồng thời với khả năng thiên bẩm nhanh nhẹn, né tốt, ra đòn uy lực chắc chắn những ai chơi gà đòn nếu không sở hữu một chiến kê Asil là một sự thiếu sót quá lớn.

Danh Sách Những Giống Gà Đá Hay Nhất Ở Việt Nam Hiện Nay

Các giống gà đá ở Việt nam hiện nay không chỉ có giống thuần, mà còn có rất nhiều giống gà nhập ngoại. Thậm chí phần lớn là những giống gà lai. Thế nhưng nếu nhắc đến những giống gà đá hay nhất thì các sư kê thường nói đến gà nòi, gà peru, gà Mỹ, gà Asil. Hay cùng tìm hiểu nhiều hơn về những giống gà này.

Giống gà đá hay nhất: Gà nòi

Gà nòi là giống gà thuần của Việt Nam. Gà nòi có đôi chân cao, mình dài, cổ cao màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ. Loại gà chọi này có sức mạnh khủng khiếp với bản năng đá đòn chuẩn xác dù có gắn cựa hay không đều vậy.

Giống gà này đấu hết sức bản năng, điều này được thể hiện ở khả năng ra đòn (có cựa sắt hoặc không cựa sắt) cực kỳ mãnh liệt, chuẩn xác. Lối đá rất bản năng đá đòn phù hợp với những trận đấu đá đòn không gắn cựa. Đây là giống gà chọi mà người chơi đá gà nào cũng muốn sở hữu lấy một con.

Giống gà đá hay nhất: Gà Peru

Gà Peru chủ yếu đá cựa dao loại gà đá này nằm trong top giống gà đá hay nhất hiện nay. Đặc điểm của giống gà Peru:

Dáng cao, lưng hơi gù (tùy vào dòng gà), chân đen (trừ dòng Navajaro Dom chân có màu trắng vàng). Móng gà Peru thường màu trắng hoặc móng chính giữa màu trắng.

Lông không đẹp, lông đuôi thường ngắn, dòng lớn con hơn thì đuôi màu ben lên như gà Mỹ nhưng không dài, xồ ra như gà Mỹ. Dòng gà nhỏ hơn đuôi ít ben lên duy nhất chỉ có 2 chiếc lông đuôi ở vị trí cao nhất dài ra. Gà Peru có khả năng chiến đấu nhanh nhẹn, đá không ngừng nghỉ. Đá ít dính cựa, đa phần đá cựa dao. Rất ít con đá cựa tròn hay.

Vì vậy gà Peru chỉ xuất hiện đá ở các trường gà cựa dao, cựa sắt chúng mới phát huy hết sức mạnh, uy lực, tính gan lỳ được.

Giống gà đá hay nhất: Gà Mỹ

Loại gà mỹ hiện nay được rất nhiều người lựa chọn bởi từ khi sinh ra chúng đã có máu hiếu chiến, máu lửa và lanh lẹ. Tốc độ ra đòn rất nhanh được xếp vào những loại gà đá nhanh nhất.

Khi đá thường đâm vào nách đối phương, gà Mỹ khá sung sức, mạnh mẽ. Đặc điểm của loại gà này là lá phổi rất nhỏ, nằm khuất sau lưng khó có cựa nào mà đâm tới tuy nhiên chúng lại không biết né chỉ giao thẳng chân.

Giống gà đá hay nhất: Gà Asil

Đây là giống gà vợ chồng, rất khó nuôi thành đàn vậy lên khi lớn dần bạn nên nhốt riêng chúng ra. Loại này có nguồn gốc từ Ấn Độ đá rất toàn diện, năng động, nhanh đặc biệt là những pha đá dứt điểm hay không tưởng.

Gà Asil có thể hình cường tráng, ra đòn hiểm hóc và đòn rất đa dạng. Loại này né đòn cực tốt, rất nhanh nhẹn loại gà cực phẩm cho những ai sở hữu giống gà này. Gà Asil hay dùng đá đòn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Giống Gà Nội Địa Được Nuôi Phổ Biến Ở Việt Nam Hiện Nay trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!