Bạn đang xem bài viết Năng Suất Và Chất Lượng Thịt Của Tổ Hợp Gà Lai Rixf1(Vcn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Miền núi với mục tiêu đánh giá năng suất và chất lượng thịt của tổ hợp gà lai. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp phân lô so sánh ngẫu nhiên 1 nhân tố. Mổ khảo sát gà lúc 16 tuần tuổi cho kết quả như sau: khối lượng sống của gà lai Ri (RZL) đạt 1899,67g, gà lai Lạc Thủy (LZL) đạt 1740,29g; tỷ lệ thân thịt của gà RZL đạt 75,46%, gà LZL đạt 74,68%. Khối lượng thịt đùi + khối lượng thịt ngực của gà lai đạt khá cao, tương ứng: gà RZL là 505,33g; gà LZL là 437,0g, tương đương 35,25%, 33,62% khối lượng thân thịt. Tỷ lệ mỡ bụng rất ít, đối với gà RZL là 1,97%, gà LZL là 2,75%. Phân tích chất lượng thịt và thành phần dinh dưỡng của thịt gà lai tương đương với gà Ri và gà Lạc Thủy. Các chỉ tiêu như độ pH, độ sáng, độ đỏ, độ vàng, tỷ lệ mất nước và độ dai của thịt gà lai nằm trong giới hạn thịt gà chất lượng cao.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiến lược phát triển chăn nuôi của nước ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng về số lượng đàn gà từ 3,5-4,5%/năm và sản lượng thịt tăng từ 8-10%/năm (QĐ số 10/2008/QĐTTg). Để đạt được mục tiêu trên giải pháp về công tác giống cần được chú trọng. Trong những năm gần đây, kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh về giống gia cầm và nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao ngày càng tăng. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu lai tạo các giống gà vừa có khả năng cạnh tranh với các giống ngoại nhập, năng suất cao và chất lượng thịt thơm ngon nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đặt ra. Một trong những hướng đi hiện nay trong công tác lai tạo giống gia cầm đó là làm sao vừa phát huy được các ưu điểm giống gà bản địa vừa thừa hưởng được các đặc tính quý về năng suất các giống gà nhập nội, tạo ra các con lai phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng người Việt Nam.
Gà VCN-Z15 là giống gà lông màu nhập nội có ngoại hình đẹp, có năng suất sinh sản cao cho lai với gà mái LV tạo con lai có F1 có khả năng sinh trưởng khá, năng suất trứng cao hơn gà LV sử dụng làm mái nền cho lai với các giống gà bản địa như gà Ri, gà Lạc Thủy có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon nhưng hạn chế về năng suất nhằm tạo các tổ hợp lai có khối lượng vừa phải, ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon phù hợp với nhu cầu bữa ăn gia đình nhỏ đang là phổ biến hiện nay. Với mục tiêu đó, chúng tôi đã tiến hành lai tạo các tổ hợp lai: gà lai Ri (RZL) được lai tạo giữa gà trống Ri và gà mái lai F1(½ máu VCN-Z15, máu LV), gà lai Lạc Thủy (LZL) được tạo ra giữa gà trống Lạc Thủy và gà mái lai F1(½ máu VCN-Z15, máu LV).
Hiện nay ngoài việc xác định đặc điểm ngoại hình, đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai thì có rất nhiều nghiên cứu đánh giá về năng suất và chất lượng thịt vì nhu cầu của người tiêu dùng về các giống gà có chất lượng thịt cao ngày càng tăng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá năng suất và chất lượng thịt của gà lai RZL và LZL để từ đó khuyến cáo mở rộng trong sản xuất.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu
Gà lai Ri (RZL) được lai tạo giữa gà trống Ri và gà mái lai F1(½ máu VCN-Z15, ½ máu LV) và gà lai Lạc Thủy (LZL) được tạo ra giữa gà trống Lạc Thủy và gà mái lai F1(½ máu VCNZ15, ½ máu LV). Gà Ri, gà Lạc Thủy làm đối chứng.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2016 đến tháng 01/2017
Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Miền núi, Sông Công,Thái Nguyên; Phòng phân tích hóa học, Viện khoa học sự sống, Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Phòng phân tích, Khoa Chăn nuôi, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá năng suất thịt của gà lai RZL và LZL;
Đánh giá chất lượng thịt của gà lai RZL và LZL.
Phương pháp nghiên cứu
Gà thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh ngẫu nhiên một nhân tố. Giữa các lô có sự đồng đều về tuổi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh… chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm là giống. Gà thí nghiệm được bố trí 4 lô, mỗi lô 200 con tương ứng với 4 giống, bố trí nuôi 4 lần lặp lại, mỗi lần nuôi 50 con. Gà được nuôi nền, nuôi chung trống mái, chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên. Gà được nuôi theo quy trình nuôi gà thịt thương phẩm LV của Trung tâm thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi, theo sơ đồ bố trí thí nghiệm tại Bảng 1.
Khả năng sản xuất thịt: kết thúc giai đoạn thí nghiệm 16 tuần tuổi, gà được mổ khảo sát theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011). Mỗi lô chọn 3 gà trống và 3 gà mái có khối lượng cơ thể trung bình của đàn thí nghiệm (12 trống và 12 mái cho 1 giống thí nghiệm). Khối lượng thân thịt, thịt đùi, thịt ngực, mỡ bụng được tách riêng từng phần và cân bằng cân điện tử có độ chính xác 0,01g.
Tỷ lệ thân thịt (%) là khối lượng thân thịt sau khi cắt tiết, vặt lông, bỏ xương bàn chân, bỏ ruột, khí quản, cơ quan sinh dục, diều, phổi, bỏ thức ăn ra khỏi mề cùng lớp màng cứng. Tim, gan, mề được giữ lại chia cho khối lượng sống nhân 100.
Tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực là khối lượng thịt đùi và thịt ngực bên trái nhân 2 chia cho khối lượng thân thịt nhân với 100.
Việc lọc thịt đùi và thịt ngực được thực hiện sau khi đã đo pH 15 phút. Phần thân thịt bên phải còn lại được đựng trong túi nhựa kín và được bảo quản trong nhiệt độ 2-4°C trong 24h để xác định màu sắc và giá trị pH 24 giờ.
Tỷ lệ mỡ bụng là khối lượng mỡ bụng chia cho khối lượng thân thịt nhân với 100.
Chất lượng thịt: Để đánh giá chất lượng thịt chúng tôi tiến hành lấy mẫu thịt ngực, thịt đùi của cả 4 giống gà để phân tích thành phần hóa học và đánh giá chất lượng thịt.
Thành phần hóa học của thịt gà: Mỗi giống lấy 3 mẫu thịt đùi và 3 mẫu thịt ngực bên trái để đánh giá một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Hàm lượng vật chất khô: TCVN 8135:2009; Hàm lượng protein thô: TCVN 8134:2009; Hàm lượng mỡ thô: TCVN 8136:2009; Hàm lượng khoáng tổng số: TCVN 7142:2002; Axit amin: Theo AOAC 994.12. Mẫu được gửi phân tích tại Phòng phân tích Viện khoa học sự sống, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Các chỉ tiêu chất lượng thịt được xác định tại phòng phân tích, Khoa Chăn nuôi, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Độ pH: Cắm trực tiếp đầu đo pH thịt vào cơ ngực trái để xác định pH vào thời điểm 15 phút sau khi giết thịt (pH15) và tại thời điểm 24h sau giết thịt, được bảo quản trong nhiệt độ từ 2- 4°C (pH24) ở cơ ngực phải.
Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản và chế biến: Sau khi đo pH15, lọc cơ ngực trái, cân khối lượng được khối lượng trước bảo quản. Sau đó đưa vào bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 2-4°C trong 24h. Sau bảo quản, mẫu cơ ngực trái được làm khô bằng giấy vệ sinh mềm và cân lại khối lượng được khối lượng sau bảo quản. Tiếp tục đưa mẫu vào túi nhựa chịu nhiệt và hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 85°C trong vòng 25 phút. Sau khi hấp, túi mẫu được lấy ra và làm mát dưới vòi nước chảy ngoài túi mẫu 30 phút. Làm khô thịt bằng giấy vệ sinh mềm và cân thì được khối lượng mẫu sau chế biến.
Màu sắc thịt: (L* : màu sáng, a* : màu đỏ, b* : màu vàng): đo màu sắc thịt được thực hiện tại thời điểm 24h bảo quản ở cơ ngực phải sau giết thịt bằng máy đo màu sắc thịt.
Độ dai thịt: Được xác định bằng lực cắt tối đa đối với cơ sau khi hấp cách thủy. Mẫu cơ sau khi hấp cách thủy sẽ được làm nguội và dùng ống thép đường kính 1,25cm để khoan thịt dọc theo chiều dài của sợi cơ. Sử dụng máy xác định lực Warner Bratzer 2000D để đo lực cắt mẫu thịt vừa khoan được. Lực cắt được tính bằng đơn vị Newton. Độ dai của mỗi mẫu thịt được xác định là trung bình của 5 lần đo lặp lại.
Xử lý số liệu
Tính toán các chỉ tiêu theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011). Số liệu được xử lý trên Excel và phần mềm SAS 9.1.
Đối với các biến định lượng, các kết quả được trình bày trong các bảng biểu bằng các tham số thống kê là dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình cộng (Mean) và sai số tiêu chuẩn (SE), hệ số biến động (Cv%). Số liệu được tiến hành phân tích phương sai theo mô hình xử lý thống kê như sau: yij = μ+ Si + eij
Trong đó: yij = Tham số của gà j trong nhóm i
μ = Giá trị trung bình
Si = Ảnh hưởng của nhóm i (i= giống 1,2,3,4)
eij = sai số ngẫu nhiên
So sánh cặp giữa các giá trị trung bình bằng phương pháp Duncan.
Đối với các biến định tính, tỷ lệ (%) được xác định và so sánh sự sai khác giữa các tỷ lệ bằng phép thử 2 .
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Năng suất của gà lai RZL và LZL
Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm tại Bảng 3 và Bảng 4 cho thấy: Khối lượng thân thịt ở gà RZL là cao nhất, đạt trung bình trống mái là 1.433,42g (trong đó, gà trống đạt 1.681,75g và gà mái là 1.185,08g); cao hơn so gà lai LZL đạt 1.299,63g (gà trống đạt 1.560,67g; gà mái đạt 1.038,58g). Khối lượng thân thịt của gà Lạc Thủy là 1.180,29g (con trống đạt 1.336,83g; con mái đạt 1.023,75g) và thấp nhất là gà Ri đạt 1.132,96g (gà trống đạt 1.273,50g; gà mái đạt 992,42g); khối lượng thân thịt giữa các lô thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
Chênh lệch khối lượng thân thịt giữa gà trống và gà mái ở gà lai cao hơn gà Ri và gà Lạc Thủy. Gà lai RZL gà trống có khối lượng thân thịt cao hơn gà mái là 41,91%; gà lai LZL là 50,27%; chênh lệch của gà Ri là 28,32%, gà Lạc Thủy là 30,58%.
Tỷ lệ thân thịt của gà lai RZL là 75,46%, cao hơn với gà LZL, đạt 74,68%. Tỷ lệ thân thịt của gà lai gần tương đương với tỷ lệ thân thịt của gà Ri (76,24%) và gà Lạc Thủy (75,64%). Tỷ lệ thân thịt ở gà trống và gà mái là tương đương nhau, ở gà lai RZL là 75,19% ở gà trống và 75,84% ở gà mái; gà LZL tương ứng là 74,46% và 75,01%.
Theo Lê Xuân Sơn (2013) tổ hợp lai giữa gà Mía thuần, Mía TP3, TP3 Mía và TP3 TP3 có tỷ lệ thân thịt là 72,39%, 74,46%, 72,92%, 75,50%. Trần Thanh Vân và cs. (2007) cho biết: gà 6 ngón nuôi tại Cao Lộc – Lạng Sơn có tỷ lệ thân thịt từ 70,28% ở gà trống và 69,23% ở gà mái thì tỷ lệ thân thịt của gà lai RZL và LZL là cao hơn.
Tỷ lệ thịt đùi ở gà lai RZL là 19,68%, cao hơn gà LZL đạt 18,51%, thấp hơn tỷ lệ thịt đùi của gà Ri là 21,74% và gà Lạc Thủy là 21,62%. Tỷ lệ thịt đùi ở gà trống RZL là 19,76% cao hơn gà mái (19,56%); Gà LZL cũng có kết quả tương tự đạt 19,19% ở gà trống và 17,49% ở gà mái.
Tỷ lệ thịt ngực thấp hơn tỷ lệ thịt đùi. Tỷ lệ thịt ngực của gà lai 3 giống RZL và LZL tương đương với gà Ri và Lạc Thủy; tương ứng là 15,57%; 15,11%; 15,36% và 15,59%. Tỷ lệ thịt lườn ở gà mái cao hơn gà trống, đạt tương ứng là 17,48%; 14,23% ở gà RZL và 15,69%; 14,73% ở gà LZL.
Tỷ lệ mỡ bụng ở 4 lô thí nghiệm đều đạt thấp, trong đó lai RZL đạt 1,97% và gà LZL đạt 2,75%; tỷ lệ mỡ bụng của gà trống thấp hơn gà mái.
Trần Thị Mai Phương (2004) cho biết, giá trị pH15 và pH24 nằm trong khoảng trung bình từ 5,8 – 6,0. Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2011) nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt của tổ hợp lai kinh tế 3 giống (Mía-Hồ-LP) cho biết pH 15 phút và pH 24 giờ: ở thịt đùi là 6,04 và 5,87; ở thịt lườn các chỉ số trên là 6,07 và 5,98. Lê Thị Thắm và cs. (2016) cho biết thịt gà Đông Tảo có pH trung bình sau 15 phút và sau 24 giờ là 5,72 và 5,60 ở thịt lườn và 6,16 và 5,85 ở thịt đùi.
Về màu sắc thịt: Thịt lườn có độ sáng cao hơn thịt đùi; đối với thịt lườn đạt 53,67 ở gà LZL và 56,04 ở RZL và tương ứng 45,28 và 45,27 đối với thịt đùi. Như vậy, gà lai 3 giống có màu sắc thịt trong khoảng thịt có chất lượng tốt (theo Barbut và cs., 2005: độ sáng thịt L*thịt chất lượng tốt trong khoảng 46-53).
Tỷ lệ mất nước bảo quản ở thịt lườn cao hơn thịt đùi, ở gà RZL 0,99% ở thịt lườn và 0,38% ở thịt đùi; ở gà LZL lần lượt là 0,94% và 0,54%.
Tỷ lệ mất nước chế biến ở thịt đùi cao hơn thịt lườn, tương ứng là 19,93%; 16,82% ở gà RZL và 24,32%; 13,82% ở gà LZL.
Theo kết quả nghiên cứu của Jaturasitha và cs. (2008) cho biết gà Thái địa phương, gà Shanghai và gà lai (Thái địa phương x BPR) nuôi tại Thái Lan tỷ lệ mất nước bảo quản là 6,39%, 6,45% và 5,97%; tỷ lệ mất nước chế biến là 18,99%, 21,07% và 23,75%. Tỷ lệ mất nước bảo quản trên gà Ri và H’mông ở 14 tuần tuổi là 2,37% và 2,4%; tỷ lệ mất nước chế biến là 20,67% và 24,54% (Lê Thị Thúy và cs., 2010) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.
Về độ dai thịt: Thịt đùi có độ dai hơn so với thịt lườn; ở gà RZL độ dai thịt đùi là 27,64N, độ dai thịt lườn là 21,60N; còn ở gà LZL đạt tương ứng là 30,15N và 25,30N. Tuy nhiên cả 4 loại gà đều có thịt không quá dai (theo Schiling và cs., 2008: nếu độ dai lớn hơn 4,5 kg là thịt dai còn nếu độ dai nhỏ hơn 4,5 kg là thịt không dai).
Thành phần protein trong thịt đùi ở gà RZL và LZL tương đương nhau, và tương đương gà Ri lần lượt là 22,37% và 22,32%, tuy nhiên thấp hơn so với Lạc Thủy. Nhưng ở thịt lườn lại cao hơn so với gà Lạc Thủy và gà Ri; thành phần protein ở thịt lườn cao hơn ở thịt đùi và đạt 25,26% và 25,11%.
Thành phần Lipit trong thịt đùi ở gà LZL đạt 3,82%, cao hơn so với các giống gà khác. Chỉ tiêu này ở thịt lườn tương đương nhau giữa hai con lai, nhưng thấp hơn so với gà Ri và Lạc Thủy. Đối với chỉ tiêu khoáng không có sự sai khác đáng kể giữa các giống gà.
Hàm lượng Aspartic acid, Lysine, Leucine khá đều nhau ở các lô thí nghiệm.
Tổng khối lượng thịt đùi và khối lượng thịt ngực của gà lai 3 giống đạt khá cao tương ứng: gà RZL là 505,33g; gà LZL là 437,0g cao hơn gà Ri (420,33g) và gà Lạc Thủy (439,17g) tương ứng chiếm 35,25%; 33,62%; 37,10% và 37,20% so với khối lượng thân thịt. Tỷ lệ mỡ bụng rất ít, đối với gà RZL là 1,97%, gà LZL là 2,75%.
Thành phần hóa học: hàm lượng vật chất khô của thịt gà RZL là 24,16% ở thịt đùi và 26,27% ở thịt lườn; gà LZL tương ứng là 23,06% và 25,63%. Tỷ lệ Protein là 22,37% thịt đùi, 25,26% thịt lườn của gà RZL và tương ứng là 22,32%; 25,11% của gà LZL. Hàm lượng lipit trong thịt gà lai ở mức thấp, ở thịt đùi gà RZL là 2,43%, gà LZL 3,12%; thịt lườn tương ứng là 0,57% và 0,61%. Hàm lượng khoáng giữa 2 giống gà lai tương đương nhau ở cả thịt đùi và thịt lườn.
Hàm lượng các axit amin trong thịt gà lai RZL và LZL đạt tương đương với thịt gà Ri và Lạc Thủy. Đặc biệt, hàm lượng Axit glutamic đạt cao nhất ở gà RZL là 1642,68 mg; gà LZL đạt 1565,00 mg, gà Ri đạt 1470,33 mg và gà Lạc Thủy đạt thấp nhất 1261,33 mg. Các chỉ tiêu như pH, độ sáng, độ đỏ, độ vàng, tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến và độ dai của thịt gà lai RZL và LZL nằm trong giới hạn thịt gà chất lượng cao.
Dương Thanh Tùng và cs
Tạp chí KHCN Chăn nuôi số 105
Viện Chăn nuôi
5 Giống Gà Hướng Trứng Năng Suất, Chất Lượng Được Thị Trường Đón Nhận
Qua đó, 5 giống gà hướng trứng chủ lực Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương đang cung cấp, chuyển giao ra thị trường hiện nay gồm: Gà Ai Cập; Gà HA1, HA2; Gà GT34 và Gà VCZ16.
Trong đó, giống gà Ai Cập là kết quả thuộc đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2001 – 2005, nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất, chất lượng cao. Năng suất trứng gà Ai Cập đạt 180 – 200 quả/mái/năm, tỷ lệ lòng đỏ rất cao, đạt 31 – 32%. Ai Cập giờ trở thành giống gà hướng trứng được ưa thích trong sản xuất, đồng thời đây là nguồn gen quý để lai tạo ra các giống gà hướng trứng năng suất chất lượng sau này.
Với gà HA1 và HA2, đây là kết quả thuộc đề tài cấp ngành, nghiên cứu chọn tạo, phát triển một số dòng gà lông màu hướng trứng và thịt giai đoạn 2006 – 2010. Gà HA1 và HA2 có năng suất trứng đạt 230 – 240 quả/mái/năm, trứng gà HA có màu vỏ trắng hồng tương tự gà ri (gà ta), khối lượng trứng 47 – 48gr/quả, tỷ lệ lòng đỏ cao, đạt 30 – 31%, hiện được thị trường tiêu dùng rất ưa chuộng.
Ngoài 3 giống gà hướng trứng chất lượng ở trên, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương cũng đang cung cấp 2 giống gà hướng trứng năng suất cao khác là GT34 và VCZ16. GT34 là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu chọn tạo bốn dòng gà chuyên trứng cao sản giai đoạn 2011 – 2023. GT34 có màu lông trắng đặc trưng, tuổi thành thục 134 – 137 ngày, năng suất trứng đạt 255 – 260 quả/mái/năm, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn/10 trứng từ 1,8 – 1,9kg.
Nguyên Huân Nguồn: chúng tôi
Theo chia sẻ của bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương luôn là đối tác, địa chỉ tin cậy, uy tín đồng hành với Khuyến nông Quốc gia trong các chương trình, dự án cung cấp, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các giống gia cầm mới tới bà con nông dân.
Cho đến thời điểm hiện tại, các chương trình, dự án hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương đều đạt kết quả tốt, đặc biệt là các đề tài, dự án chuyển giao giống gà hướng trứng cho các tỉnh, thành đang thực sự trở thành điểm sáng trong công tác đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống.
Fcr Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Nuôi Gà Thịt
Kính thưa Quý khách hàng, Quý bà con,
Để đạt được FCR thấp trong chăn nuôi đòi hỏi phải có kế hoạch và quá trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt, các yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trong, lượng cám ăn vào, sự thất thoát cám đều làm cho FCR cao.
FCR (Feed conversion ratio)= tổng lượng cám sử dụng(kg)/tổng lượng thịt thu được(kg)
Để đạt được FCR thấp trong chăn nuôi đòi hỏi phải có kế hoạch và quá trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt, các yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trong, lượng cám ăn vào, sự thất thoát cám đều làm cho FCR cao.
Để tối ưu hoá FCR thì đòi hỏi phải có sự chăm sóc và nuôi dưỡng tốt từ khi úm gà cho đến giai đoạn xuất bán, quản lý tốt là làm sao cho lượng ăn vào của gà tốt nhất và lượng cám thất thoát thấp nhất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến FCR :
1.Quản lý tại nhà máy ấp:
Qúa trình ấp nở đều ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và FCR của gà. Nhiệt độ cao trong giai đoạn sau của quá trình ấp sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của ruột, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng của gà sau này.
Nếu nhiệt độ và độ thông thoáng trong quá trình vận chuyển không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của gà trong giai đoạn đầu và làm cho FCR cao
2. Chăm sóc và nuôi dưỡng
Việc úm gà trong 10 ngày đầu đóng vai trò rất quan trọng vì đây là giai đoạn hệ thống ruột phát triển rất nhanh chóng, hệ thống vi nhung mao phát triển tốt sẽ giúp gà chuyển hoá thức ăn tốt hơn
Úm gà tốt giúp cho vi nhung mao ruột phát triển, gà lớn nhanh khoẻ mạnh
Không đủ máng ăn sẽ làm khả năng tăng trọng của gà giảm, gà không đồng đều và FCR cao
Độ cao của máng ăn phải được điều chỉnh hàng ngày tuỳ thuộc vào kích cỡ của gà, điều này sẽ giúp gà có thể tiếp cận được thức ăn dễ dàng và tránh rơi vãi, việc thức ăn rơi vãi nhiều sẽ làm FCR cao. Do đó thức ăn không nên đổ đầy trong máng, thường là khoảng 2/3 của máng.
Không đủ máng ăn gà lớn nhỏ không đều
c. Hệ thống máng uống:
Phải đảm bảo đầy đủ các máng nước, các máng nước cũng phải được điều chỉnh thích hợp để gà có thể uống được.
Nước uống cho gà phải sạch và không nhiễm khuẩn, nước phải được kiểm tra định kỳ
Nếu gà ít uống nước thì lượng ăn sẽ giảm, tốc độ tăng trưởng giảm, dẫn đến FCR sẽ cao.
Không đủ nước uống gà giảm ăn và tăng trọng kém
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến lượng ăn vào, nếu nhiệt độ quá thấp gà sẽ ăn nhiều hơn hoặc nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm ăn, kết quả là FCR cao
Chuồng trại nóng gà giảm ăn, tăng trọng giảm, FCR cao
3. Thức ăn :
Đóng một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của gà, những thức ăn có dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ tối ưu hoá tốc độ phát triển của gà và lượng thức ăn sử dụng thấp, kết quả là FCR thấp
Thức ăn có hàm lượng mycotoxin cao ( aflatoxin. DON, T2…) hoặc thức ăn có chứa nhiều chất gây kích ứng đường ruột như bột lông vũ, barley…sẽ làm tổn hại đến vi nhung mao ruột, điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của gà, sẽ làm FCR cao.
Kích cỡ của viên cám cũng ảnh hưởng đến FCR, nếu thức ăn quá bột gà sẽ giảm ăn hoặc kích cỡ viên cám không phù hợp sẽ làm gà ăn ít và vẫy thức ăn ra ngoài, nên FCR sẽ cao hơn bình thường
Thức ăn có hàm lượng toxin cao sẽ làm tổn thương hệ thống tiêu hoá, sẽ làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng, FCR cao
4. Tỉ lệ chết và bệnh tật
Tỉ lệ chết cao, đặc biệt là vào giai đoạn sau sẽ ảnh hưởng lớn đến FCR, bởi vì những gà này đã tiêu thụ một lượng lớn thức ăn nhưng trọng lượng thường không được cộng vào khi tính FCR.
Một số bệnh đường ruột như : bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử, viêm ruột do virus, hội chứng còi cọc,.. đều tác động đến hệ thống đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của gà và kết quả là tăng trọng giảm, FCR cao.
Cầu trùng làm tổn thương đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, làm FCR cao
5. An toàn sinh học:
Việc vệ sinh phòng bệnh tốt sẽ giúp cho gà khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt và sẽ làm cho FCR thấp.
BBT Hatthocvang Vietnam (ST Cargill Vietnam)
Tags:
Kinh Nghiệm Nuôi Gà Trên Sân Thượng Hợp Vệ Sinh Và Cho Năng Suất Cao
by Hề Duyên on July 1, 2023
Gà nuôi ở vườn, trang trại đã quá quen thuộc nhưng nếu gia đình bạn ở thành phố thì điều này thực sự khó khăn. Nhưng nếu bạn muốn nuôi gà thì hoàn toàn có thể, không gian sân thượng là một gợi ý không tồi.
Công việc nuôi gà này cũng không hề dễ dàng. Bạn cần phải biết cách chăm sóc và giữ vệ sinh thật tốt. Nếu bạn đang không biết phải xử lý như thế nào thì cần phải học hỏi những kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng. Thông tin chi tiết được chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết.
Những điều cần chú ý khi nuôi gà trên sân thượngMuốn gà nuôi trên sân thượng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và không gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của gia đình thì bạn phải chú ý những điều sau:
Chuồng trại luôn được nhắc đến đầu tiên khi nói về kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng. Muốn nuôi gà tại khu vực này, bạn cần phải chuẩn bị chuồng trại hợp lý. Do không gian hẹp lại gắn liền với những hoạt động trong gia đình nên cần đảm bảo gà nuôi không chạy ra ngoài, bay lung tung hoặc nhảy sang nhà hàng xóm.
Chuồng nuôi thích hợp cho gà trên sân thượng là loại chuồng lưới có sàn cao. Khi lắp chuồng, phần dưới sàn nên đổ thêm một lớp cát để chân gà không bị khô và cũng dễ vệ sinh hơn. Chuồng nuôi nên đặt ở hướng hạn chế gió thổi để mùi hôi của gà không bị phát tán.
Gà là gia cầm ăn tạp, lượng thức ăn mỗi ngày của chúng khá lớn và vì thế lượng phân thải ra cũng rất nhiều. Nếu không chú ý vệ sinh thì sẽ rất dễ gây mùi khó chịu. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của bạn và thậm chí cả nhà hàng xóm.
Hãy luôn dọn phân gà thường xuyên cũng là để bảo vệ môi trường sống, ngăn chặn dịch bệnh cho gà có thể phát sinh. Kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng này bạn cần phải nhớ kĩ.
Bạn và những người trong gia đình chắc chắn sẽ không muốn những mùi lạ, hôi của gà gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình đúng không nào. Bởi vậy, để ngăn chặn nó thì phải cần sử dụng đến các men khử mùi để giữ vệ sinh chuồng nuôi, khử mùi hiệu quả.
Khi mua men vi sinh về để khử mùi cho chuồng nuôi, bạn nên rắc trực tiếp vào chuồng.
Bạn nên dành một không gian nhỏ để trồng thêm vài luống rau hay đặt các chậu canh cảnh bên cạnh chuồng gà. Điều này có lợi tốt cho việc chăn nuôi vì nhờ có cây quang hợp mà lượng khí sạch sẽ thoát ra, đồng thời làm giảm mùi hôi của gà.
Bên cạnh đó, phân gà bạn có thể tận dụng để làm phân bón cho cây trồng. Vừa tốt lại tiết kiệm chi phí. Kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng này cũng không thể bỏ qua, giúp việc nuôi gà được hiệu quả hơn.
Nuôi gà trên sân thượng là một ý tưởng tuyệt vời giúp bạn có được thực phẩm sạch cho gia đình. Hi vọng những kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn đối với công việc chăn nuôi này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Năng Suất Và Chất Lượng Thịt Của Tổ Hợp Gà Lai Rixf1(Vcn trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!