Xu Hướng 6/2023 # Năm Dậu Nói Chuyện Gà # Top 15 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Năm Dậu Nói Chuyện Gà # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Năm Dậu Nói Chuyện Gà được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài giảng của Thượng tọa Tiến sĩ Thiện Minh ngày 12/2/2017 (16 tháng giêng Đinh Dậu) tại chùa Bửu Quang, sinh hoạt Đạo tràng Giác Bảo Hoa lần 84.

NAM MÔ THẾ TÔN ỨNG CÚNG CHÁNH BIẾN TRI

NĂM DẬU NÓI CHUYỆN GÀ

Kinh thưa toàn thể đại chúng,

Hôm nay là ngày sinh hoạt đầu tiên trong năm mới của đạo tràng Giác Bảo Hoa do cô Nguyễn Thị Cúc làm trưởng đạo tràng, là ngày sinh hoạt lần thứ 84. Năm rồi chúng ta tất niên là lần thứ 83, như vậy là chúng ta đã trải qua một chặng đường khá dài trong việc lập đạo tràng tổ chức nghe thuyết pháp và đã tồn tại cho tới năm Đinh Dậu. Cho nên, công đức của Phật tử Nguyễn Thị Cúc quả thật là vô lượng vô biên đã gieo duyên lành rất lớn cho toàn thể anh chị trong công ty giày da Thái Bình. Xin quý vị cho tràng pháo tay tán dương công đức của cô. Và xin cho tràng pháo tay nữa để tự tán dương công đức mà mình đến đây nghe thuyết pháp để làm thiện sự trong cuộc sống.

Cuộc sống của chúng ta ai cũng phải bận rộn công việc, và đôi lúc mình bận rộn quá, cực nhọc quá nên phải nổi cáu. Con người mình càng giận dữ, càng nổi cáu, càng bực chừng nào thì chúng ta hỏng việc chừng đó. Mà nếu trong đời sống gia đình chúng ta nổi cáu hoài thì cũng có lúc sẽ ra tòa ly dị. Cho nên, những giây phút chúng ta trở về mái chùa thân thương để tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, nghe thuyết pháp là giây phút chúng ta lắng lòng thanh tịnh. Chính những giây phút đó là cực kỳ quý cho đời sống tâm linh hằng ngày của chúng ta tại cơ quan và gia đình. Có như vậy thì chúng ta mới có sự bình tĩnh, sáng suốt, thông cảm và tha thứ cao. Cuộc sống này có thông cảm, tha thứ nhiều thì cuộc đời đầy ý nghĩa và vô cùng quý giá. Năm nay là năm Đinh Dậu nên tôi giảng về đề tài: năm Dậu nói chuyện gà.

Con gà nằm trong 12 con giáp theo văn hóa dân tộc của Trung Hoa và Việt Nam. Nền văn hóa Á đông của chúng ta có cái ngộ là chúng ta là con người nhưng mà tuổi của tất cả chúng ta đều tính theo con thú. Năm nay là năm con gà cũng là con thú. 12 con giáp bắt đầu từ con chuột tới con heo. Đầu tiên là con chuột, thứ 2 là con trâu, thứ 3 là con hổ, cọp, thứ 4 là con mèo, thứ 5 là con rồng, thứ 6 là con rắn, thứ 7 là con ngựa, thứ 8 là con dê, thứ 9 là con khỉ, thứ 10 là con gà, thứ 11 là con chó, thứ 12 là con lợn. Miền Nam nói con heo, miền Bắc nói lợn. Thì như vậy, tất cả chúng ta là người mà tất cả các anh chị đây đều tuổi con thú. Thầy tuổi con chó. Nói tuổi chó thì kỳ nên nói văn hoa là tuổi Tuất chứ thực ra là tuổi con chó. Ở đây anh chị nào tuổi con gà xin giơ ngón tay lên. Con gà thường gọi là Dậu. Dậu cũng là gà thôi. Nói bóng bẩy là Dậu.

Trong văn hóa của Việt Nam, quý vị thấy con gà cũng xuất hiện trong văn hóa dân gian rất nhiều. Chẳng hạn chúng ta thấy thời Thục Phán An Dương Vương cứ xây thành lên là đổ, cứ xây lên là đổ, rồi người ta nói ở trong núi có con gà trắng lâu năm, phải giết con gà đó vì nó làm thành đổ. Trong truyện vua Hùng, quý vị thấy chuyện các vị thần đến cầu hôn Mỵ Nương, vua Hùng kêu người nào lấy Mỵ Nương phải đem đến voi 9 ngà, gà 9 cựa. Con voi làm sao có 9 ngà, gà làm sao có 9 cựa. Hay trong trống đồng Đông Sơn cũng thấy xuất hiện gà. Trong dân gian, ai sinh tuổi con gà vào thời khắc ban ngày thì sướng, ai sanh ban ngày thì cực vì con gà vào ban ngày bươi bươi kiếm mồi nên cực. Chuyện đó đúng hay không là chuyện của dân gian. Con gà còn có cái tên hoa mỹ nữa là kê. Kê là gà.

Cuộc sống hằng ngày, ở thành thị chúng ta thì gà không có giá trị, nhưng ở miền quê hẻo lánh thì gà rất có ý nghĩa. Đa số người sống ở quê cái thời đồng hồ không có thì phải nhờ tiếng gà gáy. Gáy hiệp 1, hiệp 2, hiệp 3 thì thức dậy để ra đồng. Mình phải đi về dưới quê thấy mấy con gà gáy, mà đồng ruộng xa xa, gáy nghe mát trời ông địa, yên ả, lanh lót. Mà con gà gáy là con gà trống chứ gà mái không gáy. Năm nay chính quyền, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương vào cuối năm có mời các vị giáo phẩm cấp cao của Tôn giáo về ủy ban để tặng một món quà là con gà trống màu trắng nhưng hai cái chân và cái mồng bằng vàng thiệt. Chúng tôi cũng được mời đến nhận con gà trống. Chúng tôi để trong phòng thỉnh thoảng ngó con gà trống mà hoan hỷ thành quả mình đạt được.

Trong Phật giáo có kể lại một câu chuyện trong Bổn sanh, có con gà gáy phi thời nên nó phải chết. Con gà có những lúc cũng khùng, nhiều khi sau 12h mới gáy, nhưng con này khoảng 10h gáy nên gọi là gáy phi thời. Cũng có những con gà gáy bậy, nhiều khi ngủ giựt mình thức dậy thấy trăng sáng quá nên gáy, con gà này gọi là gáy phi thời. Cho nên nhiều khi chết sớm vì gáy bậy làm người ta ngủ không được, nên đập nó chết. Thứ hai nữa là nhiều khi người ta sống nhờ tiếng gà báo thức mà bây giờ anh gáy bậy hoài nên chết sớm. Thời đó, có con gà gáy phi thời làm cho nhóm học sinh học bài không được nên họ nghiên cứu giết con gà gáy bậy. Điều đó nói lên điều gì? Chúng ta sống trong xã hội này, công ty này, mái nhà này thì chúng ta phải thận trọng trong lời nói. “Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo, miệng không vành thì méo lung tung”. Cho nên, trong cuộc sống phải có chân thật ngôn. Có nhiều người sống trong đời này thích nổ, thích đi moi móc chuyện người khác, thích nói xấu về công ty mình, về bạn mình, về người thân mình, nhiều khi họ nói cho nó đã. Con gà gáy phi thời trong kinh để nhắc chúng ta biết rằng nói phi thời dễ chết. Con người chúng ta sống không thật, nói lung tung về chuyện của người khác, nói không đúng sự thật cũng giống gà gáy phi thời. Quý vị thấy bây giờ có mạng internet, facebook, viber, zalo, mình tưởng đất trời mênh mông nên muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi, muốn nói xấu ai thì nói. Thì những người có những thái độ, tư tưởng, hành động đó thì phải sửa ngay nếu không là coi chúng ta như con gà chết vì gáy phi thời trong kinh điển của Phật giáo.

Trong kinh Tứ niệm xứ, Đức Phật có sử dụng hình ảnh về con gà mái. Quý vị biết là con gà mái có nhiệm vụ đẻ và ấp trứng, và có một sự bao dung che chở đàn con. Tình thương của nó cũng dạt dào như người mẹ thương con. Quý vị thấy khi con gà con đang ăn mà mình xăm xăm tới là con gà con chạy vô mẹ, là gà mẹ xòe hai cánh ra bảo vệ con. Hình ảnh trong kinh có nói con gà này đẻ trứng. Sau khi nó đẻ 6 trứng, 10 trứng hay 12 trứng, và khi con gà mái đẻ đủ trứng thì nó phải ấp. Mà con gà ấp trứng đủ ngày, đủ tháng rồi nở. Chẳng hạn ấp 8 trứng mà nở 8 con thì con gà mái đó rất chuẩn, rất đàng hoàng tức là độ ấp của chị ta là đúng độ. Còn có con ấp mà chỉ nở 4 trứng, còn lại bị thúi vữa, còn lại không nở con được. Lý do là con gà này làm biếng ấp, ấp không đều, không phủ cánh đều đủ che chắn cho phủ kín thì cái trứng còn lại bị thúi, chết trong trứng. Đức Phật lấy hình ảnh đó ví dụ người tu trong giáo pháp của Ngài. Nếu người tu trong giáo pháp của Ngài thực hành giáo pháp của Ngài, tu thiền quán tứ niệm xứ mà không thực hiện tròn đủ pháp độ, không thực hiện đúng phương pháp tứ niệm xứ, không có vị thầy khả kính khả ái, không chuyên cần trong pháp môn thì không đạt đạo quả, và có thể giữa chừng gãy gánh, giữa chừng không bình thường. Lúc tu thì bình thường mà càng tu tâm linh không bình thường giống như con gà ấp không đúng cách, không điều độ, không đúng thời lượng thì bị hư. Còn nếu con gà mái mà ấp đúng độ, đúng lúc, đúng thời, đúng phương pháp thì nở con tốt. Pháp môn chúng ta tu, pháp thiền tứ niệm xứ chúng ta tu có mục tiêu là sát trừ phiền não, bớt tham lam, sân hận và si mê. Nếu mà tu pháp môn này mà tham sân si không giảm thiểu, trái lại gia tăng có nghĩa là mình bị sai phương pháp, sai đường lối nên phải điều chỉnh lại.

Quý vị thấy trong thời Đức Phật có ông Cấp Cô Độc, là người mua đất xây dựng chùa Kỳ Viên bên Ấn Độ cúng cho Đức Phật. Đức Phật an cư kiết hạ và ở đó 19 năm. Đa số kinh điển Đức Phật giảng tại Kỳ Viên tịnh xá. Cho nên, thường thường quý vị đọc thấy mở đầu các bài kinh có câu: “Như vầy tôi nghe, một thời Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên tịnh xá của Trưởng giả Cấp Cô Độc…” là Phật giảng tại chùa Kỳ Viên tịnh xá. Ông này có phước giàu trên vua dưới ổng. Đây là phước đặc thù tiềm ẩn trong con người của ông. Tài sản, của cải của ông chỉ có ông hưởng, không một ai cướp đoạt được. Một hôm, có ông bà-la-môn vào nhà ông Cấp Cô Độc tìm hiểu của quý của ông ta, lộc của ông Cấp Cô Độc ở đâu. Bằng phép thuật của ổng, ổng thấy ông Cấp Cô Độc có con gà trên gậy của ông ta nên nghĩ con gà là lộc của ông này. Nên bà-la-môn xin cây gậy vì trên cây gập có con gà. Ông Cấp Cô Độc rộng rãi, bao dung nên ổng cho cây gập. Vừa cho cây gập thì con gà bay ra chỗ khác. Ông xin cái khác thì con gà bay lên búi tóc ông Cấp Cô Độc. Nên ông bà-la-môn nghĩ ra một điều là cái này là cái lộc của ổng rồi, mình cũng không chiếm đoạt được, không lấy được. Câu chuyện nghe qua cảm thấy khó hiểu tại vì tự nhiên lộc nằm trên cây gập là sao, xin cây gập là bay qua búi tóc là sao. Trong cuộc sống hằng ngày, có gia đình cực kỳ khó khăn, tự nhiên sanh đứa con ra lại trở nên giàu. Nhưng cũng có gia đình đang giàu có mà sanh đứa con ra thì tự nhiên cuộc sống đi xuống. Cũng có gia đình đang nghèo khó tự nhiên mua cái nhà đó, miếng đất đó thì giàu lên, đẻ ra bốn năm cái nhà, bảy tám miếng đất. Cho nên, họ xem cái nhà đầu tiên đó, miếng đất đầu tiên đó là lộc, là tài sản của họ nên không bao giờ bán. Giống như bên chùa Bát Chánh Đạo ở Tam Bình này nè, ở đằng trước có miếng đất ngang 4m, dài 12m. Chùa ngó ra thấy miếng đất đó trống, bỏ hoang, lúc đó họ cũng quăng rác tùm lum nên mình thấy xót xa nên nhiều lần bên chùa đi thương lượng với bà chủ đất để mua cho chùa có cái mặt tiền. Nhưng nhiều người đến hỏi mà bà không bán. Bà này rất quý chúng tôi. Ở nhà có lễ gì thì mời chúng tôi. Chúng tôi cũng chưa bao giờ mở miệng xin mua. Có một hôm, bà qua thăm chúng tôi ở chùa Bửu Quang, tôi hỏi thiệt bà: Tại sao bà giàu, khá giả, của nhiều, đất đai nhiều mà bên chùa Bát Chánh Đạo yêu cầu bán miếng đất có 4m, 12m mà tại sao không bán. Bả nói: Thầy hỏi thiệt thì con trả lời thiệt, gia đình nhà con hồi xưa nghèo lắm, con mua miếng đất đó đẻ ra nhiều căn nhà, ăn nên làm ra, con không biết có mê tín dị đoan không nhưng con sợ bán thì con tiêu. Bả nói vậy thôi thì mình im chứ có chuyện gì thì bả đổ thừa mình sao.

Nhưng trong đời sống xã hội, mỗi người đều có phước. Chẳng hạn như bây giờ, mình đi chùa, mình làm phước, mình làm lành lánh dữ, hiếu thảo với cha mẹ, giúp đỡ anh em v.v… và làm điều tốt thì mỗi người chúng ta có một tiềm ẩn công đức. Ông bà nói: “Đức trọng quỷ thần kinh”. Có những người đức trọng không phải là ông thầy tu hay người xuất gia mà ngay cả quý vị cũng vậy. Đức của quý vị đủ trọng rồi thì dù đi đến đâu là thông đến đó, dù nơi đó tà ma hắc ám, không có ai ở được mà mình đến ở đó bình thường, nơi nào mình đến là nơi đó thông, việc của mình muốn làm là tự nhiên thành. Còn người kém phước, kém đức tự động mình ngó hành động và việc làm của mình, nhiều khi mình làm thì thất bại. Thấy người ta buôn bán đắt, mình mở cửa hàng ra bán cái này cái nọ, rồi xong, tháng sau dẹp. Rồi có người bán gì đâu đắt bán không kịp, khách vô ào ào trong khi có người cũng bán nhưng ngồi thấy tội. Nhiều khi người ta mát tay, có phước, chẳng hạn như mình đi buôn bán mà nhiều khi sáng sớm họ mở hàng cái là bán lẹ thiệt lẹ, nhanh thiệt nhanh, được về sớm. Còn bữa nào gánh hàng xôi đi mà gặp cái ông lù khù, bà hắc ám mua, cái rồi trời ơi, gánh oằn vai mà không hết. Giống như bây giờ chùa chiền mở đạo tràng thì ai cũng mở nhưng được một tháng thì đóng cử, lý do không có giảng sư, không có ai đến nghe. Còn đạo tràng Giác Bảo Hoa này, 84 kỳ vẫn chưa đóng cửa, vẫn còn ngồi đông chứng tỏ cô Cúc này mát tay, phước báu nhiều. Có kỳ, chúng tôi đi giảng pháp bên chùa quận 3, có ông thầy hồi xưa đi học ở học viện, giờ tốt nghiệp rồi. Chúng tôi qua bên đó giảng pháp thấy ổng ngồi trong phòng khách. Khách vô ổng tiếp. Người ta cúng dường thì ổng ghi. Chúng tôi hỏi: Thầy tốt nghiệp xong thì thầy còn nhiều chuyện cao siêu làm hơn nữa chứ sao giờ thầy ngồi tiếp khách hoài. Ông thầy nói: Con đâu có muốn ngồi đây đâu, con ngồi đây thì đông, người ta cúng dường nhiều, mà đưa ông khác ngồi thì người ta cúng dường ít, nên mấy thầy kêu con ngồi đây hoài. Cho nên nhiều khi ông này có phước, có đức gọi là mát tay.

Trong kinh Mi Tiên vấn đáp có đề cập đến 5 đặc tính con gà trống. Điều thứ nhất là đi nghỉ đúng lúc. Người ta nói: ngủ sớm như gà. Người nào ngủ sớm người ta nói ngủ như gà. Chẳng hạn 7 giờ nó ngủ là ngủ, 9 giờ ngủ là ngủ. Con gà trống ngủ đúng lúc.

Trong bộ kinh này Đức Phật ám chỉ người tu chúng ta hằng ngày phải siêng năng việc quét dọn lau chùi. Giống như ở chùa, ở nhà mà không quét không dọn thì hầm bà lằng. Cái chùa có quét, có dọn, có lau chùi thì vô thấy sạch sẽ tươm tất. Trong nhà mà chủ nhà có quét dọn, có lau chùi thì nhà ngăn nắp, sạch sẽ. Và thêm một vấn đề nữa về ẩn dụ trong việc con gà trống đi ngủ đúng lúc là người tu phải có truyền thông qua lại lẫn nhau. Chúng ta phải thăm hỏi, nói chuyện đàm đạo với bậc trưởng lão, người bạn hữu gần gũi chúng ta để ta cần thông tin, cần sự liên hệ, cần kiến thức trong đời sống.

Điều thứ hai là con gà gáy đúng lúc, thức dậy đúng lúc. Ví dụ đúng 12 giờ gáy là nó phải gáy chứ gáy bậy là con gà này gáy phi thời. Đức Phật dạy người tu phải siêng năng. Chẳng hạn ở chùa phải siêng năng quét dọn chùa, bảo tháp, trú xứ chứ không phải đi tu mà làm biếng, quanh năm suốt tháng không dám cầm chổi lên là không được. Và đồng thời Đức Phật cũng ám chỉ mình phải quan tâm cơ thể mình. Trong một ngày mình phải quan tâm, phải theo dõi nó chứ bịnh hồi nào không hay. Cơ thể chúng ta có báo hiệu hết như tay chân thường nhức, hết nhức thì chuyển qua tê, tê chuyển qua mất cảm giác thì đi bịnh viện ngay lập tức, chứ không là bán thân bất toại. Cho nên, mỗi ngày mình phải quan tâm đến cơ thể của mình.

Điều thứ ba là con gà trống mà nó đi tìm ăn thì nó bươi dữ lắm. Nó bươi khí thế hơn con gà mái để tỏ vẻ mình là trống. Đức Phật nói người tu chúng ta lúc ăn cần phải quán chiếu cái thức ăn mà mình đang ăn giống như người tu quán tưởng thức ăn này, món ăn này, vật thực này ăn để nuôi mạng sống này, ăn để bảo vệ mạng sống này ngày nay và đêm nay để đủ sức khỏe, để sống đời sống phạm hạnh, để phục vụ cho cộng đồng, lợi ích cho chúng sinh. Mặc dù con gà trống bươi bươi nhưng gặp thứ nó ăn, thứ nó không ăn. Thì chúng ta cũng vậy, mặc dù thức ăn quá nhiều, thức uống quá nhiều nhưng phải biết ăn cái nào, uống cái nào. Chúng tôi có quen gia đình đó, có đứa nhỏ mới 6 tuổi mà bị bịnh tiểu đường rồi vì sáng nó đòi xì tin, trưa đòi xì tin, chiều đòi xì tin, đưa nước trắng nó không uống. Mẹ cha chiều, ngày đến đêm cho uống xì tin cho nên tiểu đường. Lỗi do ai. Do đứa nhỏ hay do bố mẹ nó. Cơ thể chúng ta là cơ thể sinh học. Chúng ta phải biết ăn cái gì, uống cái gì để phù hợp cơ thể này, chứ đàn ông cứ nhập rượu bia hoài thì gan tanh bành, thay vì hưởng thọ 80 mà giờ hưởng dương 45 tuổi. Thời buổi này ốm thì khó, người nào ốm là người biết sống. Thời buổi này biết uống nước suối là người đó khôn. Phụ nữ mà cứ đói là ăn, đói là ăn rồi mai mốt đi không nổi, ú quay. Có kỳ chúng tôi ở bên Mỹ, có người dẫn chúng tôi ăn buffe, ăn có 1 đĩa là no cành hông rồi vì bên đó đồ ăn có 12$ mà 80 món. Mình ăn xong ngưng rồi, ngó qua bên bàn kia thấy bà Mỹ đen ăn hết đĩa này đến đĩa kia, để trên bàn 5 đĩa rồi mà còn ăn. Mình thấy vậy dường như kích thích mình nên mình đứng lên lấy ăn tiếp. Mình ăn xong thì ngó qua thấy bả ăn nữa. Nhưng mà lần này mình thấy bả mập quá chừng mập, mập kiểu này ăn nhiều là phải rồi, mình mà ăn nhiều chắc mai mốt mập giống như bả. Mình mà mập chắc người ta nói mình đại sư phụ Trư Bát Giới. Cho nên mình phải biết vừa đủ và biết dừng đúng lúc. Bây giờ ăn uống nhiều quá nhiều nhưng mình phải biết dừng lại.

Điều thứ tư là con gà trống có mắt tuy sáng nhưng về đêm sẽ mờ và mù. Đức Phật dạy người tu chúng ta đôi lúc cũng phải mù, câm và điếc. Người ta nói là: Muốn tu thì phải giả ngu, có mắt cũng như mù, có tai như điếc đành câm lặng. Đối với người tu chúng ta, đôi lúc mình phải mù, điếc đối với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Tại sao. Tại vì những phiền não, cấu uế phát sanh từ mắt thấy cảnh sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm. Tự nhiên có nhiều người quýnh nhau đổ máu. Những nhà chức trách hỏi tại sao quýnh. Trả lời vì nó nhìn tui mà nhìn đểu. Không hiểu nhìn đểu là nhìn sao, sao là nhìn đểu. Cho nên, phiền não cấu uế. Nhiều khi mình nghe người ta nói sầm xì cái bắt đầu mình nổi máu anh hùng lên. Phiền não, cấu uế, phức tạp mà nó phát sanh lên từ mắt thấy cảnh sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm. Nhiều khi mình ghét cái mùi dầu thơm mà người ta xức thì mình chửi thề liền. Vô duyên, người ta xức mùi gì kệ người ta chứ, đâu có dính dáng gì đến mình. Cho nên, đối với người tu là phải mù, điếc đối với mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm vì phiền não cấu uế phát sanh từ đó.

Và cái điều thứ năm là con gà trống thường xuyên bị tấn công bởi những con gà bạn của nó, bởi những người không ưa nó dùng gậy, dùng đá chọi nó nhưng nó vẫn quân bình, vẫn điều hòa, vẫn trốn tránh. Đức Phật dạy con người chúng ta hằng ngày va chạm rất nhiều, công việc áp lực rất nhiều, Phật sự rất nhiều, xây dựng rất nhiều, lo toan rất nhiều nhưng chúng ta phải khéo tác ý, phải khéo giữ tâm của chúng ta tịnh. Đó là năm đặc tính của con gà và đặc tính của người tu.

Có một truyền thuyết của người Trung Hoa nói là có người đó sống thọ 200 tuổi, ông đó có để lại một bí quyết sống thọ 200 tuổi: 1 là tập tâm tĩnh lặng, 2 là ngồi thẳng, 3 là đứng ngay, 4 là đi như gà, 5 là ngủ như chó. Tâm tĩnh lặng thì dễ hiểu rồi. Ngồi phải thẳng vì ngồi gù là 60 tuổi thành bà lão. Đi như gà là đi sao? Ngủ như chó là sao? Ai biết trả lời đúng có thưởng. Thưởng tiền 100 ria, tiền Campuchia có tượng Phật, có cái chùa. Ở đây mình không hiểu ý sao nhưng thường thường mình thấy con chó nằm đâu ngủ đó nhưng ngủ rất tỉnh. Chẳng hạn bây giờ nó đang ngủ mà quý vị đi ình ình vô là nó thức dậy sủa. Cho nên, mình phải tỉnh. Đức Phật Thích Ca ngủ rất tỉnh trong tư thế nằm nghiêng, mà nghiêng bên phải chứ không nằm trên trái vì sẽ bị ép tim.

Thời pháp đến đây cũng vừa phải lẽ với thời gian, trước khi dứt lời cầu nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ cho các anh chị em trong công ty giày da Thái Bình, cũng như thành tâm cầu nguyện cầu an cho ông tổng giám đốc, Nguyên Đức Thuấn cũng như cô Nguyễn Thị Cúc, toàn thể thân quyến, cán bộ công nhân viên, ban giám đốc luôn có nhiều sức khỏe và công ty phát triển tốt, mọi việc được hanh thông. Xin cầu siêu cho chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, những chúng sinh khuất mặt khuất mày thọ lãnh phần phước này được an vui trong nhàn cảnh

NAM MÔ PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO.

Đón Năm Dậu, Nói Chuyện Gà Trong Thành Ngữ Tục Ngữ

Có lẽ vì thế, từ xa xưa, hình ảnh con gà đã trở nên thân thiết với đời sống của người dân. Và từ cuộc sống, gà bước vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua việc đúc kết những kinh nghiệm sống.

Từ xưa trong những bức tranh dân gian Đông Hồ, tranh gà, tranh lợn với màu sắc đường “nét tươi trong” đã từng là nơi gởi gắm những ước mơ giản dị của nhân dân về một cuộc sống ấm no, sung túc. Ngay trong những hoàn cảnh nghèo khó nhất, việc gây dựng lại cơ nghiệp cũng thường bắt đầu từ việc “đi vay đi dạm được một quan tiền – Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái về nuôi”. Thế mới biết ở một đất nước nông nghiệp trồng lúa nước như ở ta, việc tăng gia thêm một đàn gà để nhặt thóc dư gạo thừa sau mùa vụ là rất phổ biến. Có lẽ vì thế, từ xa xưa, hình ảnh con gà đã trở nên thân thiết với đời sống của người dân. Và từ cuộc sống, gà bước vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua việc đúc kết những kinh nghiệm sống. Thử làm một cuộc khảo sát nho nhỏ trong kho tàng thành ngữ tục ngữ dân gian, ta thấy gà chiếm một vị trí không phải nhỏ.

Đó là sự quan sát liên hệ đặc tính, hoạt động của gà với tự nhiên để đoán định thời tiết khí hậu, mùa màng: Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa, Ráng mỡ gà có nhà thì chống, Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa…

Bên cạnh đó, hình ảnh con vật này được dân gian quan sát và khai thác rất chi tiết ở nghĩa đen để truyền tụng kinh nghiệm chăn nuôi:

Nuôi gà phải chọn giống gà Gà di bé giống nhưng mà đẻ mau Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều Đẻ nhiều trứng lớn con vừa khéo nuôi Chả nên nuôi giống pha mùi Đẻ không được mấy con nuôi vụng về Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua; Gà trắng chân chì mua chi giống ấy

Cùng với các con vật quen thuộc khác như trâu bò, chó lợn; gà luôn được chăm chút và đúc kết nhiều kinh nghiệm quý để làm sao cho việc chăn nuôi chúng thật sự đem lại kết quả tốt, mong có thể cải thiện phần nào đời sống kinh tế vốn chật vật vất vả của người lao động thời xưa: Con chó huyền đề, con gà năm móng đem về mà nuôi – Chó quen nhà gà quen chuồng – Chó liền da, gà liền xương – Thưa con nhớn trứng – Chó giữ nhà, gà gáy trống canh -Lợn nhà gà chợ – Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm – Cau hoa gà giò – Vịt già gà tơ – Gà lấm lưng chó sưng đồ – Chó già gà non – Ếch tháng ba gà tháng bảy – Con gà tốt mã về lông, răng đen về thuốc rượu nồng về men – Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn – Lợn thả, gà nhốt – Vịt rau gà cúp chớ nuôi – Cơm đâu no chó thóc đâu no gà – Một tiền gà ba tiền thóc – Thương con thì cho ăn quà, nuôi gà phải tốn thóc – Chớ bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa….

Nhưng phong phú và đa dạng hơn cả vẫn là mảng tục ngữ mà ở đó hình ảnh con gà như một cái cớ để dân gian thể hiện cái nhìn sâu sắc, thâm thúy và rất tinh tế của mình về cuộc sống, về con người. Trong trường hợp này, con gà dùng để so sánh, liên hệ, liên tưởng. Gà trở thành phương tiện để triết lý về nhân tình thế thái nhưng không phải là thứ triết lý khô khan thường thấy. Triết lý dân gian luôn đồng hành cùng với cái nhìn thể hiện tình cảm, thái độ, cảm xúc của tác giả dân gian:

Có cái nhìn mô tả khách quan như Cơm gà cá gỏi (Món ăn ngon như cơm thịt gà và gỏi cá) – Đông như đám gà chọi – Chó ăn đá gà ăn sỏi (nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọc và nghèo khổ) – Đẻ như gà – Trứng gà trứng vịt (Suýt soát như nhau không thua kém là bao) – Thứ nhất phao câu thứ nhì đầu cánh – Ngủ gà ngủ vịt…

Có cái nhìn tích cực như Con tông gà nòi (Con nhà truyền thống học giỏi, tài cao) – Con cha gà giống – Da trắng như trứng gà bóc (ngoại hình đẹp) – Đầu gà còn hơn đuôi trâu – Đầu gà má lợn…

Cái nhìn thương cảm thở than như Gà sống (trống) nuôi con – Mẹ gà con vịt – Vạ vịt chưa qua vạ gà đã đến (Liên tiếp gặp rủi ro rắc rối, thoát điều không may, tai họa này, lại gặp điều không may tai họa khác)…

Cái nhìn chê trách nhẹ nhàng như một nụ cười rộng lượng: Lúng túng như gà mắc tóc – Mặt tái như gà cắt tiết – Run như gà bị cắt tiết – Nháo nhác như gà phải cáo (như gà lạc mẹ) – Te tái như gà mái nhảy ổ – Dáo dác (Rối) như gà mắc đẻ – Trói gà không chặt – Thóc chắc nuôi gà rừng – Trông (nghe) gà hóa cuốc – Ăn cơm gà gáy cất binh nửa ngày (tác phong, lối làm ăn lề mề, chậm chạp trong mọi công việc, từ những việc sinh hoạt hàng ngày đến những việc quan trọng cần kíp như việc nhà binh) – Con cà con kê (Lan man và dông dài hết chuyện này sang chuyện khác) – Đá gà đá vịt (thỉnh thoảng mới ghé vào hoặc tham dự gọi là cho có mặt) – Đầu gà đít vịt (Cọc cạch, chắp nối, không đồng bộ, không tương hợp) – Hăng máu gà – Học như gà đá vách – Lộp bộp như gà mổ mo (Bộp chộp không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chín chắn trong suy nghĩ, nói năng) – Lờ đờ như gà ban hôm (có dị bản: “như gà mang hòm”: Ngờ nghệch chậm chạp, kém tinh khôn ví như trạng thái lờ đờ của gà bị bỏ trong bồ đựng kín, mang đi đường dài) – Rũ như gà cắt tiết – Vắng chúa (chủ) nhà gà mọc đuôi tôm (hay: vọc niêu tôm, gà bươi bếp) – Xua gà cho vợ – Ông nói gà bà nói vịt – Phù thủy đền gà…

Nhưng cũng có cái nhìn hàm ý phê phán, lên án nặng nề như Chó săn gà chọi, Cõng rắn cắn gà nhà, Mèo mả gà đồng, Chân gà lại bới ruột gà, Gà tức nhau tiếng gáy…

Và thuyết phục hơn cả là những lời răn dạy đạo đức đối nhân xử thế. Hình ảnh giản dị gần gũi của con gà đã làm cho những lời khuyên bảo ấy không hề tỏ ra “lên giọng” dạy đời mà thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng đi sâu vào lòng người bao thế hệ: Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau – Gà khôn dấu đầu chim khôn dấu mỏ – Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm (khuyên con người biết chắt chiu cần kiệm) – Gà cỏ trở mỏ về rừng (biết nguồn gốc, thân tộc, họ hàng) – Còn con gà trống gà mái thì còn gà giò – Gà đẻ thì gà cục tác – Một tiền gà ba tiền thóc – Tiền trao gà bắt lấy – Thịt gà, cá chép, ba ba, trong bấy nhiêu thứ liệu mà phải kiêng – Mẹ gà con vịt chắt chiu, Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng – Gà chê thóc chẳng bới (thì) người mới chê tiền – Gà ăn hơn công ăn – Cơm đâu no chó, thóc đâu no gà (lời khuyên về sự chừng mực có mức độ)…

Đôi khi con gà lại mang đến những ý tưởng hài hước, hóm hỉnh về con người như một nụ cười ý nhị của dân gian: Gà già khéo ướp lại tơ, Nạ dòng trang điểm gái tơ mất chồng – Trai thấy gái lạ như quạ thấy gà con – Gà béo thì bán bên Ngô, gà khô thì bán láng giềng – Hóc xương gà, sa cành khế – Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng – Bé ăn trộm gà, cả ăn trộm trâu, lâu lâu làm giặc…

So với những câu tục ngữ có hình ảnh gà đơn nghĩa nói về thời tiết, kinh nghiệm chăn nuôi, ở đây, dân gian – những tác giả đầy trí tuệ của thành ngữ, tục ngữ đã nhìn xuyên qua những đặc điểm sinh học của gà để tìm thấy ở đó những mối quan hệ phong phú và cũng lắm phức tạp giữa người với người. Ở trường hợp này, hình ảnh gà luôn luôn đa nghĩa. Chẳng hạn mượn khả năng bới đất tìm mồi của gà để sáng tạo ra câu Chân gà lại bới ruột gà – tức là tự mình vạch áo cho người xem lưng, bới móc chuyện nhà mình, hoặc làm hại chính những người thân quen, ruột thịt của mình. Hay từ chuyện gà trống hay đá nhau lại liên hệ đến những mối mâu thuẫn không đối kháng cần hóa giải giữa những người có chung một mối liên hệ nào đó (gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau). Tương tự, tiếng gáy của gà cũng được ví von thành thói cạnh tranh không lành mạnh, tật đố kỵ nhỏ nhen do ham danh háo lợi. Thói quen kiếm ăn của gà lại được khái quát thành những loại người hèn kém chỉ biết làm ăn, kiếm chác nhỏ nhặt ở nơi quen thuộc không biết nhìn xa trông rộng (Gà què ăn quẩn cối xay)…

Sự tinh tế trong quan sát, sự thâm thúy trong những liên hệ bất ngờ, hiệu quả diễn đạt và sức tác động ý nghĩa của những thành ngữ tục ngữ (về gà nói riêng) vì thế tăng lên đáng kể. Ta có thể thống kê ra đây những đặc điểm ấy. Về chủng loại như gà giò, gà tre, gà di, gà ác, gà trống, gà mái… Vềđặc điểm sinh học như lông, đầu, da, xương, cánh, ruột, phao câu…; như ăn thóc gạo, sinh sống ở chuồng trại, đẻ trứng và giữ con, (gà mái), gáy và đá (gà trống)…Và từ đó mà khái quát lên đủ mọi vấn đề về con người như tính cách và bản chất; phẩm chất và đạo đức; thói quen sinh hoạt và các mối quan hệ…Và những câu tục ngữ, thành ngữ sưu tầm chưa đầy đủ nêu trên cũng là một minh chứng sinh động cho sự đa dạng trong việc khai thác một con vật quen thuộc để chuyển tải túi khôn kinh nghiệm của quần chúng nhân dân.

Năm mới đến, trước dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát, một lần nữa thấy rằng con gà – cùng với số phận của những người dân quê cũng chịu lắm long đong vất vả. Mong rằng con gà – con vật quen thuộc với đời sống nhân dân – sẽ mang trở lại niềm hy vọng không bao giờ lụi tắt dù cuộc sống có dồn đẩy con người vào bước đường cùng. Như bài ca dao “Mười cái trứng”, từng cái trứng của con gà mái Kẻ Diên đẻ ra bị thối ung như từng niềm hy vọng bị dập tắt phủ phàng, rồi khi ba con gà con – ba niềm vui mới bừng nở thì “con diều tha, con quạ bắt, con cắt xơi”. Những tưởng bài ca ấy sẽ kết thúc bằng tiếng kêu thét tuyệt vọng cho cuộc sống quá đỗi bất công đau đớn. Nhưng không, thật bất ngờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cuộc sống vẫn tiếp diễn và con người vẫn cứ tràn đầy một niềm tin tưởng lạc quan:

Còn da lông mọc, còn chồi lên cây… Trần Tùng Chinh

Năm Dậu Nói Chuyện Con Gà Trong Kho Tàng Văn Hóa Việt Nam

. Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Một trong những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam và nhiều nước châu Á là hệ thống lịch lấy 12 con vật làm biểu tượng cho các năm trong chu kỳ 12 năm.

Theo đó, năm nay là năm Dậu – năm con Gà, loài vật nuôi gần gũi. Hình ảnh con gà đã đi vào thơ, ca dao, hội họa, là biểu tượng của văn hóa, tâm linh.

Hiện nay trên thế giới, người ta thống kê có tất cả 150 giống gà khác nhau, và tất cả đều xuất thân từ loài chim màu đỏ có tên là Red Jungle Fowl, và tên khoa học là Gallus gallus.

Đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện tượng gà bằng đất nung trong di chỉ khảo cổ học Văn Điển (Hà Nội) thuộc văn hóa khảo cổ học Phùng Nguyên, có niên đại cách ngày nay khoảng 5.000 năm.

Gà trong đời sống tâm linh

Đối với mọi cư dân thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước trong đó có người dân Việt Nam, con gà (gà trống) là biểu tượng của mặt trời-biểu tượng của thần linh. Chính vì vậy trong mâm lễ vật cúng tế (ma chay, hiếu, hỉ…) không thể thiếu được con gà sống hoa bẻ cánh bát tiên hoặc đĩa thịt gà bày úp.

Theo quan niệm dân gian, cúng gà là biểu thị việc cầu mong điều cát/kiết tường, là cách để liên lạc với tổ tiên.

Gà trong ca dao, tục ngữ Việt Nam

“Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” “Con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn, mua hành cho tôi” “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” “Hóc xương gà, sa cành khế” “Gà què ăn quẩn cối xay” “Con gà tức nhau tiếng gáy” “Đầu gà hơn má lợn” “Chó liền da, gà liền xương” “Bút sa gà chết” “Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” “Khôn ăn miếng thịt gà/ Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu” “Chớ thấy áo rách mà cười/ Cái giống gà nòi, lông nó lơ thơ” “Chớp Đông nháy nháy, gà gáy thì mưa” “Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn” “Ếch tháng ba, gà tháng bảy” “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”…

Gà trong tranh dân gian Việt Nam

Tết Gà, làm sao thiếu được tranh gà! Mà chẳng phải Tết Gà, cứ tết đến thì theo truyền thống là phải có tranh gà treo trong nhà. Tranh gà màu sắc tươi rói-đúng là mầu tết. Hình tượng gà có mặt trong hầu hết các dòng tranh dân gian Việt Nam.

– Gà trong tranh Đông Hồ: Tranh “Đại cát” vẽ gà Trống một mình oai vệ ngẩng cao đầu, mào đỏ thắm, cựa sắc nhọn, ngực ưỡn, đuôi xoè… mang tới điềm lành, đón xuân; Tranh “Vinh hoa” là hình tượng một bé trai bụ bẫm ôm gà trống; Tranh “Gà mẹ-gà con” là một trong những bức tranh đẹp nhất của dòng tranh Đông Hồ. Bức tranh thể hiện tình mẫu tử, gắn bó thân thiết.

– Gà trong tranh Hàng Trống: Gà trống oai phong, che chở, đứng bên khóm mẫu đơn lộng lẫy, mấy chú gà con quanh quẩn bên cạnh, trông dáng một ông chủ quyền thế, trách nhiệm.

– Gà trong tranh Kim Hoàng: Đó là gà trống – Gà Thần và bao giờ cũng có thêm chữ “Thần kê trừ tà.” Ngày tết treo tranh gà trống là để cầu mong an lành, hạnh phúc.

Gà trong trò chơi

Trong dịp Tết đến, xuân về, chọi gà là tục lệ truyền thống giúp vui cho lễ hội. Chọi gà là để thi thố tài năng, nghệ thuật chọn giống, chăm sóc, rèn luyện gà, để phỏng đoán vận hạn, mùa màng xứ sở. Việc tuyển chọn, nuôi dưỡng, huấn luyện gà đá là cả một quá trình tốn công nhọc sức.

Khi chọn gà phải theo các tiêu chuẩn: Dáng oai vệ, bước đi hơi kiễng, ôm gà lên hai chân cum lại, bộ ức nở, cần khoẻ (cổ to), đùi dài, khoản (chân) ngắn, đầu nhỏ vừa phải, mắt màu hung nhỏ, mi mắt dày, gáy dầy, má bống, thân trường, lỗ van gần phao câu phải khít, vảy mỏng đều, cựa vểnh, ngón chân chắc, ngón thái không có vảy dắt, tiếng gáy âm vang, mào dựng và công ba (có 3 lớp chập vào nhau).

Luyện gà và chăm gà chọi là quá trình công phu. Lúc mới biết gáy phải cắt tai, gáy gần thoát tiếng phải cắt lông ngực, lông đùi. Vỡ tiếng rồi thì cho đi vần hơi, quen rồi thì cho đi vần đòn; sau mỗi lần vần về phải lấy lá tre, vỏ cây gạo, bã chè, lá thì-bi, nghệ muối… đun sôi lên thành thứ nước bóp cho gà tan đòn.

Gà đá có thể phân loại: Thần kê (gà có vảy án thiên, suốt một đời không bao giờ thua trận); sư kê (gà có vảy phủ địa, đứng sau loại án thiên); linh kê (tức là gà tử mị, lúc ngủ nằm ngay cổ, sải cánh, duỗi thẳng chân tựa một con gà đã chết); dũng kê (là loại gà chân xanh, mắt ếch, vảy hảy hai hàng trơn, vào trận chiến đấu đến cùng).

Nuôi quân ba năm, một giờ xung trận – đó là chọi gà. Đấu trường của các “Thân kê” chỉ cần một bãi đất nhỏ, rộng chừng dăm bảy mét vuông, vẽ một vòng tròn làm sới, hoặc cắm cọc chăng dây, hoặc quây cót hay dùng vải thô căng cao. Thời gian của một hiệp đấu (một hồ) chừng 15-20 phút.

Số lượng “hồ đấu” phụ thuộc vào chủ gà. Thời gian nghỉ giữa hai hồ khoảng 10-15 phút, là lúc để gà được phục hồi sức lực. Chỉ thế thôi, nhưng chọi gà khiến cho người xem cũng như chủ gà quên ăn quên ngủ đến mê mẩn cả người./.

Năm Đinh Dậu Kể Chuyện Phá Án… Chọi Gà

Tuy nhiên ngày nay, trò chơi này dần bị biến tướng khi những sới gà trở thành “trường đấu” của những con bạc. Chỉ riêng ở vùng đất Cố đô Huế, lực lượng công an đã liên tiếp triệt phá nhiều trường gà quy mô lớn, bắt giữ hàng trăm đối tượng cá độ chọi gà…

Trò chơi dân gian bị biến tướng

Ông Nguyễn Hiền, ở Cồn Hến, phường Vỹ Dạ, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế – một trong những tay chơi gà chọi có tiếng một thời ở khu vực này kể về sự tích bài võ này:

“Nghe các bậc tiền bối trong giới chơi gà chọi đi trước kể lại rằng, vào thời điểm 3 anh em nhà Tây Sơn chiêu binh mãi mã, đúng dịp Tết, Nguyễn Lữ mời Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đến xem trận chọi gà. Khi thấy 2 chú gà tung đòn đá, bằng thiên tài võ học, Nguyễn Lữ đã quan sát rồi nghiên cứu các thế đá tấn công của chú gà lớn đến các thế tránh né, xỏ vỉa và phản công của chú gà nhỏ. Qua chắt lọc và sáng tạo, ông đã tạo ra bài võ mang tên “Hùng kê quyền” với lối đánh nhu cương linh hoạt và được nghĩa quân Tây Sơn ứng dụng tập luyện để đánh giặc ngoại xâm, lập nên những chiến công hiển hách”.

Đến thời triều Nguyễn, ngoài xây dựng đấu trường “hổ quyền” tại khu vực Trường Đá (phường Thủy Biều, TP.Huế) để tổ chức những trận đấu giữa voi và hổ; hoặc tổ chức chọi trâu thì vào dịp Tết, các vua chúa, quan lại và người dân còn lấy trò chọi gà để giải trí, mua vui. Trò chơi này thường được người xưa tổ chức kéo dài từ dịp Tết cho đến hết tháng Giêng âm lịch.

Sới gà được lập ngay giữa khu chợ có đông người qua lại đến reo hò, cổ vũ cho những chú gà chọi hăng máu đá… Ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu chơi gà chọi, nhiều lò gà nổi tiếng trên mọi vùng miền cả nước lần lượt ra đời.

Riêng ở miền Trung có các lò gà tên tuổi như tỉnh Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dút; tỉnh Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh. Đặc biệt, ở đất võ Tây Sơn, Bình Định có gà Bắc Sông Kôn, là dòng gà được võ tướng Nguyễn Lữ lưu truyền. Mặc dù đã giải nghệ nhiều năm, song ông Hiền vẫn rất “máu” khi mỗi lần có người nhắc đến gà chọi.

Ông Hiền cho biết, do đam mê nên ngày trước, “bộ sưu tập” gà chọi của ông có đến 20 chú gà “chiến” thường được nhốt trong những chiếc lồng sắt lớn. Đối với ông và nhiều người dân xứ Huế, chọi gà là một thú vui tao nhã, người chơi gà để rèn luyện tính kiên nhẫn, điềm đạm. Tuy nhiên, càng về sau, trò chơi dân gian này càng bị biến tướng và không ít trường gà trở thành những sới bạc cá cược đỏ đen, rơi vào “tầm ngắm” của lực lượng công an…

Triệt phá những sới bạc trong trường gà

Nếu nói đến giới “mê” gà chọi ở Huế, không ai không biết đến Năm Lửa (tên thật Đỗ Thanh Hồng, SN 1963). Từ những năm 2002, vào những ngày thứ 7 và chủ nhật, sới gà của Năm Lửa nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hậu thu hút hàng trăm người đến xem đá gà, trong đó có không ít con bạc là những tay anh chị có máu mặt.

Để phục vụ nhu cầu cá độ, Năm Lửa cho xây một trường gà lớn, bên trong có 2 sới và có cả dịch vụ cho vay nóng, đổi ngoại tệ. Có thời điểm, nhiều chủ gà ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên thường xuyên mang “thần kê” của mình đến trường gà Năm Lửa để thách đấu, đặt cược với số tiền từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng cho mỗi trận chọi gà.

Sau khi trường gà Năm Lửa bị triệt phá, các chủ sới gà khác ở địa bàn TP.Huế “đóng sới, quy ẩn” vì sợ bị công an “sờ gáy”. Tuy nhiên, vì lợi nhuận được hưởng trong tổng số tiền tham gia cá cược của con bạc nên chỉ một thời gian ngắn sau, nhiều sới gà ở Huế lại ồ ạt mọc lên.

Điển hình như từ khoảng cuối năm 2023, Võ Đình An Mãn (SN 1982, trú số 13/77 Thiên Thai, phường An Tây, TP.Huế) tổ chức một sới gà lớn ngay tại vườn nhà mình, vào những ngày cuối tuần, thu hút rất đông người đến xem chọi gà, đặt cược và chung độ bằng tiền mặt. Với quyết tâm triệt phá điểm tụ điểm cá độ này, một ngày trung tuần tháng 5.2016, hàng chục cảnh sát hình sự, Công an TP.Huế đã ập vào sới và bắt quả tang 48 đối tượng, trong đó có 10 đối tượng trực tiếp tham gia cá độ…

Theo thượng tá Võ Văn Sáu, Phó trưởng Công an TP.Huế – người chỉ huy triệt phá nhiều trường gà trên địa bàn TP.Huế, để tránh bị cơ quan công an phát hiện, nhiều chủ trường gà đã nghĩ ra nhiều chiêu bài như liên tục thay đổi thời gian chọi gà; sới gà được xây dựng ở địa điểm kín đáo với quy mô “khép kín” đầy đủ các dịch vụ như cơm, nước giải khát, cà phê, cho vay nóng và bố trí người đứng bên ngoài để cảnh giới. Nếu có động tĩnh, các đối tượng sẽ hô hoán nhau tháo chạy ở cửa sau nhằm tránh bị bắt.

Tuy nhiên, dù các chủ trường gà có ma mãnh đến đâu vẫn không thể thoát khỏi tai mắt cảnh giác tội phạm của quần chúng nhân dân nên không thoát khỏi “tầm ngắm” của lực lượng công an. Bằng chứng là vụ xóa sổ trường gà do Phạm Tiến Dũng (SN 1975, trú ở 35 Trần Nhật Duật, phường Tây Lộc, TP.Huế) làm chủ vào một ngày đầu tháng 3.2015. Ngoài Dũng và 50 đối tượng bị bắt giữ, Công an TP.Huế còn thu giữ 100 triệu đồng tiền mặt, nhiều biên lai tờ tịch cá độ và 8 con gà đá.

Trường gà của Dũng được xây dựng từ năm 2014 và thường tổ chức chọi gà để các con bạc cá độ vào những ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Tuy nhiên, vì nhu cầu của người chơi và để “né” công an nên sau đó Dũng chuyển sang tổ chức chọi gà bất cứ các ngày trong tuần, miễn sao có người bắt độ.

Bình quân mỗi ngày, trường gà của Dũng có đến trăm người ở Huế và các địa phương lân cận như Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc đến cá cược ăn tiền. Mỗi độ cá cược thường từ vài trăm nghìn đồng tới gần chục triệu đồng. Mặc dù nắm rõ phương thức hoạt động trường gà của Dũng, song vì các đối tượng cá độ rất ma mãnh nên phải đến lần vây bắt thứ 3, Công an TP.Huế huy động 50 cảnh sát hình sự phối hợp với Công an phường Tây Lộc, trong đó có nhiều cảnh sát mặc thường phục, thì mới khống chế được các đối tượng, qua đó xóa sổ trường gà này.

Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế nhận định, trước sự biến tướng của trò chơi chọi gà thành những tụ điểm đánh bạc quy mô lớn nên thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh và Công an TP.Huế đã phối hợp với công an các địa phương đã liên tiếp triệt phá nhiều trường gà tổ chức cá cược ăn tiền, qua đó nhận được nhiều khen ngợi từ phía người dân khi đã xóa sổ được các “trường đấu” cá cược, góp phần giữ gìn sự bình yên trên vùng đất Cố đô.

Cập nhật thông tin chi tiết về Năm Dậu Nói Chuyện Gà trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!